Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023

- Đọc thầm bài trả lời được các câu hỏi trong bài: Đường đua của niềm tin

 - Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy, KN dùng từ đặt câu

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Yêu thích môn học.

 

doc 33 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 19 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Soạn: 7/1/2022
Thứ hai ngày 10 tháng 01 năm 2022
Tiết 3: Tiếng việt
Đề ôn tâp Tiếng việt ( đọc hiểu)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu, biết đăt câu có sử dụng quan hệ từ, xá định được chủ ngữ, vị ngữ trong các câu ghép 
- Đọc thầm bài trả lời được các câu hỏi trong bài: Đường đua của niềm tin
 - Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy, KN dùng từ đặt câu
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng phụ 
 	- HS: SGK, vở
2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học
 	- Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải
*Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi
ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN
Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tan-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-píc với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi Ma-ra-tông năm ấy.
Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Grin-xpan bước tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa.
Giôn Xti-phen Ác-va-ri trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.”
Theo Bích Thủy
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã là người đất nước nào?
A. Ác-hen-ti-na
B. Tan-da-ni-a
C. Mê-xi-cô
Câu 2. Khi Ác-va-ri cố gắng chạy những vòng cuối cùng để về đích thì khung cảnh sân vận động lúc đó như thế nào?
A. Sân vận động rộn ràng tiếng hò reo
B. Sân vận động còn rất đông khán giả
C. Sân vận động hầu như vắng ngắt
Câu 3. Điền cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản vào câu ghép sau:
Tuy là người về đích cuối cùng nhưng Ác-va-ri vẫn rất hạnh phúc.
Câu 4. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào?
A. Anh là người về đích cuối cùng
B. Anh bị đau chân
C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi đã kết thúc từ lâu.
Câu 5. Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua?
A. Vì đó là quy định của cuộc thi, phải hoàn thành bài thi dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
B. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của một vận động viên với đất nước mình.
C. Vì anh muốn gây ấn tượng với mọi người.
Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép?
A. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc.
B. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi ma-ra-tông năm ấy.
C. Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình.
Câu 7: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Phóng viên hỏi: □“Tại sao anh lại cố vất vả chạy về đích khi cuộc đua đã kết thúc 
vậy ? □”
Câu 8. Gạch chân dưới cụm từ dùng để thay thế cho từ in đậm trong câu sau và đặt câu với cụm từ đó:
Dù về cuối nhưng tôi đã hoàn thành chặng đua của mình, tôi tự hào về điều đó.
Câu 9. Nội dung của câu chuyện trên là gì?
Câu 10. Nếu là một khán giả chứng kiến phần thi hôm của vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri em sẽ nói điều gì với Ác-va-ri? Là người học sinh sắp bước vào bậc THCS em thấy mình có trách nhiệm gì với quê hương, đất nước?
Tiết 4: Tập làm văn
ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cách lập dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
- Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
 - Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy, KN viết văn và diễn đạt câu.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích văn miêu tả.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Tranh ảnh 1số đồ vật, phiếu học tập 
 	- HS : SGK, vở viết
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp
- Mời học sinh đọc đoạn văn tả hình dáng, công dụng của một đồ vật gần gũi.
- Gv nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS đọc
- HS nhận xét.
- HS mở sách, vở
2. Hoạt động thực hành: KT trình bày 1 phú, động não
* Mục tiêu: 
 - Lập được dàn ý bài văn miêu tả đồ vật.
 - Trình bày bài văn miêu tả đồ vật theo dàn ý đã lập một cách rõ ràng, đúng ý.
* Cách tiến hành:
Bài 1 : HĐ nhóm
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
+ Em chọn đồ vật nào để lập dàn ý ? Hãy giới thiệu để các bạn được biết.
- Gọi HS đọc gợi ý 1 
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Yêu cầu HS làm vào bảng nhóm gắn lên bảng đọc bài của mình
- GV cùng cả lớp nhận xét để có dàn ý chi tiết đầy đủ
- Yêu cầu HS rút kinh nghiệm từ bài của bạn để sửa chữa dàn bài của mình theo hướng dẫn của GV
- Gọi HS đọc dàn ý của mình
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- Gọi HS đọc gợi ý 1
- GV yêu cầu HS dựa vào gợi ý 1 để lập dàn ý. 
- GV cùng HS cả lớp nhận xét và bổ sung
 - Yêu cầu HS sửa vào dàn ý của mình
 - Gọi HS đọc gợi ý 2
 - Tổ chức cho HS trình bày miệng theo nhóm 
- Gọi HS trình bày miệng trước lớp 
- Nhận xét khen HS trình bày tốt 
- HS đọc yêu cầu của bài, HS khác lắng nghe 
- HS nối tiếp nhau nói tên đồ vật mình định chọn để lập dàn ý 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp
- HS làm bài vào vở. Sau đó HS làm vào bảng nhóm, chia sẻ trước lớp
- HS theo dõi
- HS sửa bài của mình
- 3 đến 5 HS đọc dàn ý của mình
- HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS đọc, HS khác lắng nghe. 
- HS làm bài vào vở . 
- HS đọc bài, chia sẻ trước lớp
- Từng HS dựa vào dàn ý đó lập trình bày bài trong nhóm của mình.
 - Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. 
- Sau mỗi HS trình bày, cả lớp thảo luận trao đổi bài .
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT Trình bày 1 phút, KT động não
- Chia sẻ với mọi người về cách lập dàn ý bài văn tả đồ vật
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà chọn một đồ vật khác để lập dàn ý.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Soạn: 8/1/2022
Thứ ba ngày 11 tháng 01 năm 2022
Tiết 1:Toán
Tiết 116: THỜI GIAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
	- Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.
	- HS làm bài 1(cột 1,2), bài 2.
 - Kĩ năng Rèn KN quan sát, KN lắng nghe, KN tư duy tính toán, KN thực hành, chia sẻ, tự xác định kiến thức.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
2. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ 
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu: KT động não
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"để: Nêu cách tính vận tốc, quãng đường.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: KT thảo luận nhóm, động não
*Mục tiêu: Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.
*Cách tiến hành:
Bài toán 1: HĐ nhóm
- GV dán băng giấy có đề bài toán 1 và yêu cầu HS đọc, thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:
+ Vận tốc ô tô 42,5km/giờ là như thế nào ?
+ Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ?
+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi được 170km. Hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó ?
+ 42,5km/giờ là gì của chuyển động ô tô ?
+ 170km là gì của chuyển động ô tô ?
+ Vậy muốn tính thời gian ta làm thế nào ?
- GV khẳng định: Đó cũng chính là quy tắc tính thời gian. 
 - GV ghi bảng: t = s : v
 Bài toán 2: HĐ nhóm
- GV hướng dẫn tương tự như bài toán 1.
- Giải thích: trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất; đổi số đo thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường.
- GV cho HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu Công thức tính thời gian, viết sơ đồ về mối quan hệ giữa ba đại 
lượng : s, v, t
- HS đọc ví dụ
+ Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.
+ Ô tô đi được quãng đường dài 170km.
+ Thời gian ô tô đi hết quãng đường đó là :
 170 : 42,5 = 4 ( giờ )
 km km/giờ giờ
+ Là vận tốc ô tô đi được trong 1 giờ.
+ Là quãng đường ô tô đã đi được.
- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
- HS nêu công thức
- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
 Giải
 Thời gian đi của ca nô
 42 : 36 = (giờ)
 giờ = 1 giờ = 1 giờ 10 phút.
 Đáp số: 1 giờ 10 phút 
- HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức.
3. HĐ luyện tập, thực hành: KT động não, trình bày 1 phút
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng cách tính thời gian của một chuyển động đều để giải các bài toán theo yêu cầu.
 - HS làm bài 1(cột 1,2), bài 2.
*Cách tiến hành:
Bài 1(cột 1,2): HĐ cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính thời gian 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tóm tắt từng phần của bài toán, chia sẻ cách ... Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Thể hiện trách nhiệm của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, 
 - HS: Phiếu học tập cá nhân , VBT
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: KT động não
- Cho HS hát bài hát "Em yêu hòa bình" 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: K thuật luận nhóm, Kt động não
* Mục tiêu: 
 - Nêu được những điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho trẻ em.
 - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
* Cách tiến hành:
HĐ1:Tìm hiểu thông tin(sgk trang 37):
- HS quan sát tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở những vùng có chiến tranh về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
- Em thấy những gì trong các tranh ảnh đó?
- HS đọc sgk trang 37,38 và thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong sgk.
- Các nhóm thảo luận.--> Đại diện nhóm trả lời.
- GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát ,đau thương, chết chóc, đói nghèoVì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
HĐ2:Bày tỏ thái độ(BT1,sgk)
- Cho HS thảo luận nhóm:
- Nhóm trưởng lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay.
- Mời HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến a, d là đúng.Các ý kiến b,c là sai.Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
HĐ3:Làm bài tập 2:
- HS làm BT 2 cá nhân.
- HS trao đổi với bạn 
- Cho HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
HĐ4:Làm bài tập 3
- HS làm việc theo nhóm à Đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
Ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS hoạt động theo nhóm và trả lời.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS giơ tay bày tỏ thái độ.
- Một số HS giải thích lí do.
- HS làm bài.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- HS lắng nghe.
- HS trình bày
- 2 HS đọc
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT động não
- Sưu tầm tranh,ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới; sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện về chủ đề Em yêu hoà bình.
- HS nghe và thực hiện
- Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Khoa học
SỰ SINH SẢN VÀ NUÔI CON CỦA CHIM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết chim là động vật đẻ trứng.
	- Nêu được một số biện pháp bảo vệ loài chim.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, có ý thức bảo vệ, chăm sóc loài chim tự nhiên.
- KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, lắng nghe, hợp tác chia sẻ, tư duy, KN thảo luận nhóm, KN thực hành
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Tranh ảnh về chim. Hình trang 118, 119 SGK
 	- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là:
+ Trình bày chu trình sinh sản của ếch? + Nêu lợi ích của ếch?
- Nhận xét, đánh giá.
- GV giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: KT thảo luận nhóm, động não
* Mục tiêu: Biết chim là động vật đẻ trứng.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Biểu tượng về sự phát triển phôi thai của chim trong quả trứng.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn.
- GV yêu cầu các nhóm quan sát hình minh họa trang 118 SGK.
+ So sánh, tìm ra sự khác nhau giữa các quả trứng ở hình 2?
+ Bạn nhìn thấy bộ phận nào của con gà trong các hình 2b, 2c, 2d?
 Hoạt động 2: Sự nuôi con của chim
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họa 3,4,5 trang 119.
+ Mô tả nội dung từng hình?
+ Bạn có nhận xét gì về những con chim non, gà con mới nở?
+ Chúng đã tự kiếm ăn được chưa? Tại sao?
 Hoạt động 3: Giới thiệu tranh ảnh về sự nuôi con của chim
- GV kiểm tra việc sưu tầm tranh, ảnh về sự nuôi con của chim
- Yêu cầu HS giới thiệu trước lớp
- GV tổ chức HS bình chọn bạn sưu tầm bức ảnh đẹp nhất, bạn hiểu về sự nuôi con của chim nhất.
- GV nhận xét chung 
- Các nhóm thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV
- HS quan sát
+ Quả a: có lòng trắng, lòng đỏ.
 Quả b: có lòng đỏ, mắt gà.
 Quả c: không thấy lòng trắng, 
 Quả d: không có lòng trắng, lòng đỏ, chỉ thấy một con gà con.
+ Hình 2b: thấy mắt gà.
 Hình 2c: thấy đầu, mỏ, chân, lông gà.
 Hình 2d: thấy một con gà đang mở mắt.
- HS quan sát tranh và thảo luận theo cặp
+ Hình 3: Một chú gà con đang chui ra khỏi vở trứng.
+ Hình 4: Chú gà con vừa chui ra khỏi vở trứng được vài giờ. Lông của chú đã khô và chú đã đi lại được.
+ Hình 5: Chim mẹ đang mớm mồi cho lũ chim non.
+ Chim non, gà con mới nở còn rất yếu.
+ Chúng chưa thể tự đi kiếm mồi được vì vẫn còn rất yếu.
- HS báo cáo về sự chuẩn bị của mình
- HS giới thiệu trước lớp về tranh ảnh mình sưu tầm được.
- HS bình chọn 
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS liên hệ: Các loài chim TN có ích lợi gì? Em thấy hiện nay nạn săn bắn như thế nào? Em cần làm gì để bảo vệ loài chim tự nhiên .
- HS nêu
- Hãy tham gia chăm sóc các loài vật nuôi trong gia đình(nếu có)
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Địa lí
CHÂU PHI (Tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: 
 	+ Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen.
 	+ Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản.
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
- Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập.
- Giáo dục HS ham tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh.
 - Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: Bản đồ kinh tế châu Phi, tranh ảnh hoặc tư liệu về dân cư, hoạt động sản xuất của người dân châu Phi.
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" nêu đặc điểm địa hình châu Phi(Mỗi HS nêu 1 đặc điểm)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: 
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
3. Dân cư châu Phi.
+ Châu Phi đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục?
+ Người dân châu Phi chủ yếu là người da màu gì?
+ Dân cư châu Phi sống tập trung chủ yếu ở đâu? Vì sao?
- GV hệ thống lại nội dung: Châu Phi đứng thứ ba về dân số trong các châu lục và hơn 1/3 dân số châu Phi là người da đen.
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm. 
4. Hoạt động kinh tế. 
- Bước 1: HS quan sát hình 4 SGK thảo luận các câu hỏi:
+ Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?
+ Đời sống người dân châu phi có gì khó khăn? Vì sao?
+ Kể tên và chỉ bản đồ các nước có nền kinh tế phát triển hơn cả châu Phi?
- Bước 2: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
 - GV giảng kết luận: Châu Phi có nền kinh tế phát triển chậm nên tình trạng người dân châu Phi còn nhiều khó khăn.
Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân
5. Ai Cập
+ Nêu vị trí địa lí của Ai Cập?
+ Sông ngòi, đất đai của Ai Cập như thế nào?
+ Kinh tế của Ai Cập ra sao? Có các ngành kinh tế nào?
 + Dựa vào hình 5 và cho biết Ai Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào?
- HS tự trả lời câu hỏi:
+ Châu Phi đứng thứ ba về dân số trong các châu lục.
+ Chủ yếu là người da đen.
+ Chủ yếu sinh sống ở vùng ven biển và các thung lũng sông, còn các vùng hoang mạc hầu như không có người ở. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận bài.
+ Châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển.
+ Họ thiếu ăn, thiếu mặc, dịch bệnh nguy hiểm xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt là dịch HIV/ AIDS.
+ Các nước: Ai Cập, Cộng hòa Nam Phi, An- giê- ri.
- Đại diện nhóm trả lời 
- HS trả lời câu hỏi:
+ Ai Cập nằm ở Bắc Phi, cầu nối giữa 3 châu lục Á, Âu, Phi.
+ Có sông Nin, là một con sông lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất. Đồng bằng được sông Nin bồi đắp nên rất màu mỡ.
+ Kinh tế tương đối phát triển, có các ngành như: khai thác khoáng sản, trồng bông, du lịch, 
+ Kim tự tháp Ai Cập, tượng nhân sư là công trình kiến trúc cổ vĩ đại.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Khi học về châu Phi, điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi. Hãy sưu tầm thông tin về vấn đề em quan tâm.
- HS nghe và thực hiện
- Chia sẻ những gì em biết về châu Phi với các bạn trong lớp.
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_19_nam_hoc_2022_2023.doc