a) Tính diện tích hình thang ABCD đã cho.
- Dẫn dắt để HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt hình tam giác ABM ; sau đó ghép lại để được hình tam giác ADK.
THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 19 Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2023 TIẾT 91 DIỆN TÍCH HÌNH THANG A. MỤC TIÊU - HS biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan. - Làm BT 1a, 2a. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bộ đồ dùng Toán 5 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Hình thang Cho HS làm lại BT 1 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay giúp các em hình thành công thức tính diện tích hình thang và biết vận dụng công thức vừa tìm để tính diện tích hình thang. 2) Tiến hành bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Hình thành công thức tính a) Tính diện tích hình thang ABCD đã cho. - Dẫn dắt để HS xác định trung điểm M của cạnh BC, rồi cắt hình tam giác ABM ; sau đó ghép lại để được hình tam giác ADK. - Cho HS nhận xét về diện tích hình thang ABCD và diện tích hình tam giác ADK. - Tính diện tích tam giác ADK? - So sánh độ dài của DK với DC và CK? - So sánh độ dài CK với độ dài AB? - Vậy độ dài của DK như thế nào so với DC và AB? - Biết DK = (DC + AB) em hãy tính diện tích tam giác ADK bằng cách khác thông qua DC và AB? => Vì diện tích ABCD bằng diện tích tam giác ADK nên diện tích hình thang ABCD là: b) Công thức và quy tắc tính diện tích hình thang - DC và AB là gì của hình thang ABCD? - AH là gì của hình thang ABCD? - Muốn tính diện tích hình thang ta làm như thế nào? GV giới thiệu công thức - Gọi diện tích là S - Gọi a, b lần lượt là 2 đáy của hình thang - Gọi h là đường cao của hình thang Từ đó ta có công thức tính diện tích hình thang? Hoạt động 2 : Thực hành Bài 1: Cho HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang, tính rồi sửa bài. Bài 2: Cho HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang, tính rồi sửa bài. IV) Củng cố : Gọi HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang, + HS lắng nghe. + HS làm việc dưới sự hướng dẫn của GV. A B M D H C A M D H C K (B) (A) + HS nêu nhận xét: Diện tích hình thang ABCD bằng diện tích hình tam giác ADK. + HS nêu cách tính. S + Độ dài DK = DC + CK + CK = AB + DK = (DC+AB) +Diện tích tam giác ADK là: S - Nhắc lại: Diện tích hình thang ABCD là: - Là đáy lớn và đáy bé của hình thang - Là đường cao của hình thang - Lấy tổng độ dài 2 đáy nhân với chiều cao (cùng 1 đơn vị đo) rồi chia cho 2 + HS nhắc lại + HS làm bài rồi sửa bài: a) + HS làm bài rồi sửa bài: a) V) Dặn dò: Chuẩn bị bài : Luyện tập THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 19 Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2023 TIẾT 92 LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU - Biết tính diện tích hình thang. - Làm BT 1, 3a. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ ghi bài giải BT2 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Diện tích hình thang - Gọi 1 HS nhắc lại công thức tính diện tích hình thang. - Cho HS làm lại BT1 III) Bài mới 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình thang (kể cả hình thang vuông) trong các tình huống khác nhau. 2) Tiến hành luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài 1: Cho HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình thang và củng cố kĩ năng tính toán trên các số tự nhiên, phân số và số thập phân. Bài 3 GV yêu cầu HS quan sát và tự giải bài toán rồi nêu kết quả. IV) Củng cố: GV nhận xét tiết học a) (cm 2) b) (m 2) (=1,3125 (m 2) ) c) (m 2) Câu a : Đ V) Dặn dò: Chuẩn bị bài : Luyện tập chung THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 19 Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2023 TIẾT 93 LUYỆN TẬP CHUNG A. MỤC TIÊU HS biết: - Tính diện tích hình tam giác vuông, hình thang. - Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. - Làm BT 1, 2. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 1 số vở BT của HS. III) Bài mới 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố kĩ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang và giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số phần trăm. 2) Tiến hành luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài 1: Cho HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác để tính, tính vào vở rồi sửa bài. Bài 2 Cho HS trao đổi tìm cách giải , giải bài toán rồi sửa bài. IV) Củng cố: GV nhận xét tiết học + HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình tam giác để tính. a) b) c) S = (dm2). + HS vận dụng công thức tính diện tích hình thang và diện tích hình tam giác để tính Bài giải Diện tích hình thang ABED là : (dm 2) Diện tích hình tam giác BEC là : (dm 2) Diện tích hình thang ABED lớn hơn diện tích hình tam giác BEC là : 2,46 - 0,78 = 1,68 (dm 2) Đáp số : 1,68 dm 2 V) Dặn dò: Chuẩn bị bài : Hình tròn , đường tròn THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 19 Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2023 TIẾT 94 HÌNH TRÒN , ĐƯỜNG TRÒN A. MỤC TIÊU Giúp HS : - Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn. - Biết sử dụng compa để vẽ hình tròn. - Làm BT 1, 2. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 1 số vở BT của HS III) Bài mới 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nhận biết về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.Biết sử dụng compa để vẽ hình tròn 2) Tiến hành bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Giới thiệu về hình tròn, đường kính - GV đưa ra 1 tấm bìa hình tròn, chỉ tay trên mặt tấm bìa và nói “ Đây là 1 hình tròn” - GV dùng compa vẽ trên bảng 1 hình tròn rồi nói: “Đầu chì của compa vạch ra 1 hình tròn” - Yêu cầu HS dùng compa vẽ trên giấy 1 hình tròn - GV giới thiệu cách tạo dựng 1 bán kính hình tròn “ Lấy 1 điểm A trên đường tròn nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn - Các bán kính của hình tròn có đặc điểm gì ? - Giới thiệu cách tạo dựng 1 đường kính của hình tròn - Đường kính hình tròn có đặc điểm gì ? Hoạt động 2 : Thực hành Cho HS tự làm các BT 1, 2. IV) Củng cố : Gọi HS nhắc lại đặc điểm của bán kính và đường kính hình tròn + HS quan sát, lắng nghe + HS quan sát, lắng nghe + HS vẽ hình tròn + HS quan sát, lắng nghe + Tất cả các bán kính của 1 hình tròn đều bằng nhau + HS quan sát, lắng nghe + Trong 1 hình tròn, đường kính dài gấp 2 lần bán kính + 1 HS nhắc lại nội dung bài. V) Dặn dò: Chuẩn bị bài : Chu vi hình tròn THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 19 Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2023 TIẾT 95 CHU VI HÌNH TRÒN A. MỤC TIÊU - Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vận dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn. - Làm BT 1(a, c), 2c, 3. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bộ đồ dùng Toán 5 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Gọi vài HS nêu 1 số yếu tố của hình tròn III) Bái mới 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn. 2) Tiến hành bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn. - GV giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn ( SGK ) - Nêu ví dụ cho HS vận dụng công thức để tính Hoạt động 2 : Thực hành Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi sửa bài. Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi sửa bài. Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi sửa bài. IV) Củng cố : Gọi HS nhắc lại quy tắc, công thức + HS quan sát, lắng nghe + HS thực hành tính + HS vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn để tính. a) C = 0,6 3,14 = 1,884(cm) b) C = 2,5 3,14 = 7,85(dm) + HS vận dụng trực tiếp công thức tính chu vi hình tròn để tính. c) C = + HS làm bài rồi sửa bài: Bài giải Chu vi của bánh xe là: 0,75 3,14 = 2,355(m) Đáp số: 2,355m + HS nhắc lại. V) Dặn dò: Chuẩn bị bài : Luyện tập THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 20 Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2023 TIẾT 96 LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU - Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. - HS làm được các BT1(b,c), BT2, BT3a. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Chu vi hình tròn. Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc, công thức tính. 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em rèn luyện kỉ năng tính chu vi hình tròn. 2) Tiến hành bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài 1: Cho HS tự làm bài vào vở rồi sửa bài Bài 2: HS làm bài rồi sửa bài, Bài 3: HS làm bài rồi sửa bài. IV) Củng cố : Gọi HS nhắc lại quy tắc tính + HS vận dụng trực tiếp công thức để tính rồi sửa bài: b) C = 4,4 2 3,14 = 27,632 (dm) c) r = C = Hoặc: r = C = 2,5 2 3,14 = 15,7 (cm) a) d = 15, 7 : 3, 14 = 5 ( m ) b) r = 18, 84 : 2 : 3, 14 = 3 (dm) a) Chu vi của bánh xe là: 0, 65 x 3, 14 = 2, 041 (m) V) Dặn dò: Chuẩn bị bài : Diện tích hình tròn. THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 20 Thứ ba ngày 31 tháng 1 năm 2023 TIẾT 97 DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN A. MỤC TIÊU - Biết quy tắc tính diện tích hình tròn. - HS làm các BT1 (a, b) ; BT2 (a, b) ; BT3. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bộ đồ dùng Toán 5 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS nhắc lại quy tắc, công thức chu vi hình tròn III) Bái mới 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm được quy tắc, công thức tính chu vi hình tròn và biết vận dụng để tính chu vi hình tròn. 2) Tiến hành bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Giới thiệu công thức tính chu vi hình tròn. - GV giới thiệu các công thức tính chu vi hình tròn như SGK - Gọi vài HS nhắc lại - Nêu ví dụ ( SGK ), gọi 1 HS lên tính. Hoạt động 2 : Thực hành Cho HS tự làm các BT 1, 2 , 3 rồi sửa bài. IV) Củng cố : Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc, công thức + HS quan sát, lắng nghe + Cả lớp lắng nghe + Cả lớp làm bài vào vở + HS vận dụng trực tiếp công thức để tính. V) Dặn dò: Chuẩn bị bài : Luyện tập THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 20 Thứ tư ngày 1 tháng 2 năm 2023 TIẾT 98 LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU Biết tính diện tích hình tròn khi biết: - Bán kính của hình tròn. - Chu vi của hình tròn. - Làm các BT1, 2. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Diện tích hình tròn - Gọi 1 HS nhắc lại quy tắc và công thức tính. - Gọi 2 HS làm bài BT 1 ( a, b ) III) Bài mới: 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm ... ật. - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan (BT1) B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích m3 , dm3 , cm3 III) Bài mới: 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. Tự tìm ra được cách tính và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. Biết vận dụng công thức để giải 1 số BT có liên quan. 2) Tiến hành luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật. - GV giới thiệu mô hình trực quan về hình hộp chữ nhật và khối lập phương xếp trong hình hộp chữ nhật - Gợi ý để HS nhận xét, rút ra quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Cho HS làm bài vào vở. Gọi 3 HS đọc kết quả , cả lớp nhận xét. GV đánh giá bài làm của HS IV) Củng cố : Gọi HS nhắc lại cách tính. + HS quan sát mô hình. + HS nêu quy tắc tính và công thức tính. a) V = 5 x 4 x 9 = 180 cm3 b) V = 1,5 x 1,1 x 0,5 = 0 , 825 m3 c) V = dm3 V) Dặn dò : - Chuẩn bị bài : Thể tích hình lập phương THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 23 Thứ sáu ngày 24 tháng 2 năm 2023 TIẾT 115 THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG A. MỤC TIÊU - Biết công thức tính thể tích hình lập phương. - Biết vận dụng công thức tính thể tích hình lập phương để giải một số bài tập liên quan (BT1, 3). B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Thể tích hình hộp chữ nhật HS nhắc lại cách tính và công thức tính. III) Bài mới: 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em cách tính và công thức tính thể tích hình lập phương. Biết vận dụng công thức để giải 1 số BT có liên quan. 2) Tiến hành luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Hình thành công thức tính thể tích hình lập phương. - GV hướng dẫn HS tìm ra cách tính và công thức tính. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: Cho HS làm bài vào vở. Gọi vài HS đọc kết quả , cả lớp nhận xét. GV đánh giá bài làm của HS Bài 3: Cho HS tự làm bài vào vở rồi sửa bài. IV) Củng cố : Gọi HS nhắc lại cách tính. + HS làm việc dưới sự hướng dẫn của GV + HS nêu kết quả. Cả lớp nhận xét, sửa chữa. Bài giải a) V của hình hộp chữ nhật là : 8 x 7 x 9 = 504 ( cm3 ) b) Độ dài cạnh của hình lập phương : ( 8 + 7 + 9 ) : 3 = 8 ( cm ) V của hình lập phương là : 8 x 8 x 8 = 512 ( cm 3 ) V) Dặn dò : Chuẩn bị bài : Luyện tập chung. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 24 Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2023 TIẾT 116 LUYỆN TẬP CHUNG A. MỤC TIÊU Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp (BT1, BT2 (cột 1)). B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Thể tích hình lập phương - Gọi 1 HS nhắc lại công thức tính. III) Bài mới: 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hệ thống hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các BT có liên quan . 2) Tiến hành luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài 1: - Gọi HS nhắc lại quy tắc tính DTTP và thể tích của hình lập phương - Gọi HS nêu hướng giải ; giải bài toán rồi sửa bài. Bài 2: - Gọi HS nhắc lại quy tắc tính DTXQ và thể tích của hình hộp chữ nhật. IV) Củng cố : GV nhận xét tiết học + HS nhắc lại quy tắc tính DTTP và thể tích của hình lập phương. Cả lớp theo dõi, bổ sung. Bài giải Diện tích 1 mặt của hình lập phương là : 2,5 x 2,5 = 6,25 ( cm2 ) Diện tích toàn phần của hình lập phương là : ( 2,5 x 2,5 ) x 6 = 37,5 ( cm2 ) Thể tích của hình lập phương là : 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 ( cm3 ) Đáp số : 15,625 cm3 + HS nêu kết quả bài làm: Diện tích mặt đáy: 110m2 DTXQ: 252m2 Thể tích: 660m2 V) Dặn dò : Chuẩn bị bài : Luyện tập chung. THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 24 Thứ ba ngày 28 tháng 2 năm 2023 TIẾT 117 LUYỆN TẬP CHUNG A. MỤC TIÊU - Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. - Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác (BT1, 2). B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 1 số vở BT của HS. III) Bài mới: 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố về tính tỉ số phần trăm của 1 số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. Tính thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương. 2) Tiến hành luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài 1: a) Cho HS nêu yêu cầu BT rồi tự làm bài theo gợi ý trong SGK b) Cho HS tự làm bài vào vở rồi sửa bài. Bài 2: Cho HS làm bài vào vở rồi sửa bài. IV) Củng cố : GV nhận xét tiết học + 17,5 % = 10 % + 5 % + 2,5 % 10 % của 240 là 24 5 % của 240 là 12 2,5 % của 240 là 6 + 35 % = 30 % + 5 % 10 % của 520 là 52 30 % của 520 là 156 5 % của 520 là 26 Vậy 35 % của 520 là 182 a) Tỉ số thể tích của hình lập phương lớn và hình lập phương bé là . Như vậy, tỉ số phần trăm thể tích của hình lập phương lớn và thể tích của hình lập phương bé là : 3 : 2 = 1,5 1,5 = 150 % b) Thể tích của hình lập phương lớn là : ( cm3 ) Đáp số : a) 150 % b) 96 cm3 V) Dặn dò : Chuẩn bị bài : Giới thiệu hình trụ. Giới thiệu hình cầu. THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 24 Thứ tư ngày 1 tháng 3 năm 2023 TIẾT 118 GIỚI THIỆU HÌNH TRỤ . GIỚI THIỆU HÌNH CẦU (BÀI ĐỌC THÊM) A. MỤC TIÊU - Nhận dạng được hình trụ, hình cầu. - Biết xác định các đồ vật có dạng hình trụ, hình cầu (BT1, 2, 3).. B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bộ đồ dùng dạy học Toán 5 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại BT 1a ; 2 III) Bài mới: 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết nhận dạng hình trụ, hình cầu. Xác định được đồ vật có dạng hình trụ , hình cầu. 2) Tiến hành luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Giới thiệu hình trụ - GV đưa ra hình trụ, nêu : hộp này có dạng hình trụ. - Yêu cầu HS nêu 1 vài đồ vật có dạng hình trụ. - Cho HS quan sát và nêu 1 số đặc điểm về hình trụ - GV đưa ra hình vẽ 1 vài hộp không có dạng hình trụ, yêu cầu HS nhận xét. Hoạt động 2: Giới thiệu hình cầu - GV đưa mô hình và nêu : đây là hình cầu - Yêu cầu HS nêu 1 số đồ vật có dạng hình cầu. - Yêu cầu HS yêu cầu HS quan sát đồ vật do GV đưa ra như: bánh xe, nhận xét xem những đồ vật đó có phải là hình cầu không ? Hoạt động 3: Thực hành Bài 1 , 2: Cho HS quan sát nêu kết quả. Bài 3: Tổ chức cho HS thi kể tên theo nhóm IV) Củng cố : GV nhận xét tiết học. + HS quan sát , lắng nghe. + Hộp sữa, hộp chè, + Hình trụ có 2 mặt đáy là 2 hình tròn bằng nhau và 1 mặt xung quanh + HS quan sát, nêu nhận xét: Cả 3 hình đều không phải là hình trụ. + HS quan sát, lắng nghe. + Quả bóng chuyền, viên bi, + HS quan sát, trả lời. + HS quan sát hình SGK, trả lời + HS tiến hành trò chơi V) Dặn dò : Chuẩn bị bài : Luyện tập chung. THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 24 Thứ năm ngày 2 tháng 3 năm 2023 TIẾT 119 LUYỆN TẬP CHUNG A. MỤC TIÊU - Biết tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn (BT1a, 3). B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu hình trụ. Hình cầu Gọi HS kể tên vài đồ vật có dạng hình trụ ; hình cầu. III) Bài mới: 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập và rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình tròn. 2) Tiến hành luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài 1: - Gọi HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tam giác. - Gọi HS nêu hướng giải ; giải bài toán rồi sửa bài. Bài 3: - Gọi HS nhắc lại công thức tính diện tích hình tròn. - Cho HS nêu hướng giải ; giải bài toán rồi sửa bài. IV) Củng cố : GV nhận xét tiết học + HS nhắc lại công thức tính DT hình tam giác. Cả lớp theo dõi, bổ sung. Bài giải a) Diện tích hình tam giác ABD là : 4 x 3 : 2 = 6 ( cm 2 ) Diện tích hình tam giác BDC là : 5 x 3 : 2 = 7,5 ( cm 2 ) HS nhắc lại công thức tính DT hình tròn Bài giải Bán kính hình tròn là : 5 : 2 = 2,5 ( cm ) Diện tích hình tròn là : 2,5 x 2,5 : 3,14 = 19,625 ( cm2 ) Diện tích hình tam giác vuông ABC là : 3 x 4 : 2 = 6 ( cm 2 ) Diện tích phần hình tròn được tô màu là : 19,625 – 6 = 13,625 ( cm 2 ) Đáp số : 206 cm3 V) Dặn dò : Chuẩn bị bài : Luyện tập chung. THIẾT KẾ BÀI DẠY TOÁN 5 Người soạn và dạy: Lê Văn Khởi TUẦN 24 Thứ sáu ngày 3 tháng 3 năm 2023 TIẾT 120 LUYỆN TẬP CHUNG A. MỤC TIÊU - Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương (BT1(a, b); BT2). - HS khá, giỏi làm BT3. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU I) Ổn định: II) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung Cho HS làm lại BT 1 III) Bài mới: 1) Giới thiệu bài Tiết học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập và rèn kỹ năng tính diện tích , thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. 2) Tiến hành luyện tập: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Bài 1: - Gọi HS nhắc lại cách tính DTXQ, DT đáy, thể tích hình hộp chữ nhật - Gọi HS nêu hướng giải ; giải bài toán rồi sửa bài. Bài 2: - Gọi HS nhắc lại công thức tính DTXQ , DTTP và thể tích của hình lập phương - Cho HS nêu hướng giải ; giải bài toán rồi sửa bài. IV) Củng cố : GV nhận xét tiết học + HS nhắc lại cách tính. Cả lớp theo dõi, bổ sung. Bài giải 1m = 10dm ; 50cm = 5dm a) DTXQ của bể kính là : ( 10 + 5 ) x 2 x 6 = 180 ( dm 2 ) Diện tích đáy của bể kính là : 10 x 5 = 50 ( dm 2 ) DT kính dùng làm bể cá là : 180 + 50 = 230 ( dm 2 ) b) Thể tích trong lòng bể kính là : 10 x 5 x 6 = 300 ( dm 3 ) + HS nhắc lại quy tắc tính . Bài giải a) DTXQ của hình lập phương là : 1,5 x 1,5 x 4 = 9 ( m2 ) b) DTTP của hình lập phương là : 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 ( m 2 ) c) Thể tích của hình lập phương là : 1,5 x 1,5 x 1,5 = 3,375 ( m 3 ) Đáp số : a) 9 m 2 b) 13,5 m 2 c) 3,375 m 3 V) Dặn dò : Chuẩn bị bài : Bảng đơn vị đo thời gian.
Tài liệu đính kèm: