Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 20

Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 20

I. MỤC TIÊU

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt các lời nhân vật.

 - Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu )

 - Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. Trả lời được các câu hỏi SGK.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 1.Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 2. Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc diễn cảm (Mã thiết bị THDC 2003).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp lớp 5 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Thứ hai ngày 26 tháng 12 năm 2011
Tập đọc (39)
thái sư trần thủ độ
I. Mục tiêu
	- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt các lời nhân vật.
	- Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu)
	- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. Trả lời được các câu hỏi SGK.
II. Đồ dùng dạy - học 
	1.Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	2. Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc diễn cảm (Mã thiết bị THDC 2003).
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A.Bài cũ
- Gọi 4 HS đọc phân vai đoạn 2 bài Người công dân số 1 và trả lời nội dung bài. 
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài : Cho HS quan sát tranh và giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc mẫu.
- HS nêu cách chia đoạn (3 đoạn).
- HS đọc nối tiếp bài lần 1 - GV kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ cho HS. 
- HS đọc nối tiếp bài lần 1 - GV giúp HS hiểu nghĩa các từ khó trong bài( phần chú giải).
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 1 HS đọc bài. 
- GV đọc mẫu bài.
b. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời các câu hỏi:
+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
+ Theo em Trần Thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì?
- GVgiảng thêm:...
- Yêu cầu HS đọc to đoạn 2:
+ HS giải nghĩa các từ: thềm cấm, khinh nhờn, kể rõ ngọn ngành.
- GV có thể giải thích thêm.
- HS trả lời các câu hỏi:
+ Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lý ra sao?
+ Theo em ông xử lý như vậy là có ý gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời các câu hỏi:
+ Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ độ nói thế nào?
+ Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?
+ Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi điều gì?
c. Đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc tiếp nối.
- Luyện đọc diễn cảm từng đoạn cho HS. GVđọc diễn cảm làm mẫu đoạn 2-3. Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị cho bài sau.
I. Luyện đọc
lập nên, phép nước, kiệu, quân hiệu, chuyên quyền, quở trách, xã tắc,...
II. Tìm hiểu bài
1. Thái độ của Trần Thủ Độ với người xin chức câu đương:
yêu cầu chặt một ngón chân của người đó để phân biệt.
2. Thái độ của Trần Thủ Độ với người quân hiệu.
không trách móc mà thưởng cho vàng, lụa.
3. Thái độ của Trần Thủ Độ với người dám nói sự thật.
nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho người dám nói thẳng.
Nội dung:
 Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì lợi tình riêng mà làm sai phép nước. 
Toán (96)
Luyện tập
I. Mục tiêu
- Rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tròn. 
- Tính được bán kính, đường kính của hình tròn khi biết chu vi của nó
II. Các hoạt động dạy- học 
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ 
- HS nêu cách tính chu vi hình tròn.
- GV NX cho điểm.
2. Bài mới
Bài 1: (Làm ý b, c; ý a dành thêm cho HS khá, giỏi)
- GV YC HS đọc đề và làm bài.
- Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng.
- YC HS nêu lại cách tính chu vi hình tròn.
- GV NX và cho điểm HS.
 Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài .
- YC HS sử dụng công thức tính chu vi của hình tròn để tính đường kính và bán kính của hình tròn . 
- Gọi HS nêu bài làm và giải thích cách làm.
- HS dưới lớp đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: : (Làm ý a; ý b dành thêm cho HS khá, giỏi)
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- YC HS làm bài.
? Bánh xe lăn được một vòng thì thì xe đạp đi được quãng đường là bao nhiêu? 
- Gọi HS NX chữa bài trên bảng.
- GV NX cho điểm từng học sinh.
Bài 4: (Dành thêm cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu BT.
- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Bài 1: Tính chu vi hình tròn có bán kính r:
c) Đổi r = 2cm = 2,5 cm
 Chu vi của hình tròn là:
 2,5 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)
Bài 2
a, Đường kính của hình tròn là :
15,7 : 3,14 = 5 (m)
b, Bán kính của hình tròn là :
18,84 : 2 : 3,14 = 3 (dm )
Bài 3: Bài giải
a) Chu vi của bánh xe là :
 0,65 3,14 = 2,041 (m) 
b) Quãng đường người đó đi xe đạp 10 vòng là :
2,041 10 = 20,41 (m ) 
Quãng đường người đó đi 100 vòng là :
 2,041 100 = 204,1 (m ) 
 Đáp số: a: 2,041 m
 b: 20,41 m; 204,1 m
Bài 4
Khoanh vào ý D
Khoa học (39)
Sự biến đổi hoá học (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS biết: 
 Nêu được một số VD về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II. đồ dùng: 
 Tranh ảnh hình 78- 81 SGK , đèn cồn, đường kính trắng, giấy nháp. Phiếu học tập.
Các hoạt động của thầy và của trò
Nội dung
1. Bài cũ 
- HS cho biết thế nào là biến đổi hóa học.
- GV NX cho điểm từng HS .
2. Bài mới
HĐ 1: Vai trò của nhiệt trong trong biến đổi hoá học.
- HS chơi trong nhóm 4, HS chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm như SGK - T80. 
- YC học sinh trong nhóm dùng dấm để viết bức thư.
- HS làm việc theo nhóm , nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi được giới thiệu trong SGK.
- Từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình.
- Đại diện từng nhóm lên giới thiệu .
- Các nhóm khác nghe và nhận xét.
- GV: Nhiệt có vài trò gì ?
- HS nêu về vai trò của nhiệt.
HĐ 2: Thực hành xử lí thông tin:
- HS QS hình SGK trang 80, 81 và trả lời các câu hỏi ở mục thực hành .
? Hiện tượng gì đã xảy ra?
? Hãy giải thích hiện tượng đó.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. 
- Các nhóm khác NX bổ sung .
- GV KL : Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng .
3. Củng cố, dặn dò
- GV NX đánh giá tiết học .
- Dặn HS về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau .
 Vai trò của nhiệt trong trong biến đổi hoá học .
 + Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt .
 + Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng .
Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010
Chính tả (20)
Nghe - viết: cánh cam lạc mẹ
phân biệt âm đầu r/d/gi
I. Mục tiêu
1. Nghe - viết đúng, trình bày đẹp bài Cánh cam lạc mẹ.	
2. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r/d/gi .
II. Đồ dùng dạy- học: Giấy khổ to, bút dạ. Tờ phiếu để ghi ND bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ
- HS lên bảng viết các từ: tỉnh giấc, trốn tìm, lim dim, nắng rơi, dành dụm. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới 
a. Hướng dẫn HS nghe- viết
 Trao đổi về ND bài viết
- Yêu cầu HS đọc bài thơ.
- GV hỏi: 
? Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào?
? Những con vật nào đã giúp chú cánh cam?
? Bài thơ cho em biết điều gì?
 Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó.
 Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả cho HS soát lỗi.
 Thu, chấm bài
- GV chấm chữa 7- 10 bài.
- GV nêu nhận xét chung.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Yêu cầu HS tự làm ý a - 1em làm bài trên phiếu dán lên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, kết luận các từ đúng.
- Gọi HS đọc toàn bộ câu chuyện sau khi đã được điền hoàn chỉnh.
? Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?
c. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học,
 - Dặn HS CB bài sau.
* Nội dung bài viết:
+ Chú bị lạc mẹ, đi vào vườn hoang.
+ Bọ dừa, cào cào, xén tóc.
+ Cánh cam lạc mẹ nhưng được sự che chở, yêu thương của bạn bè.
* Từ ngữ khó viết
vườn hoang, xô vào, trắng sương, khản đặc, râm ran.
* Bài tập
Bài 2a: Thứ tự các từ cần điền đúng: ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi.
 Anh chàng vừa ngốc vừa ích kỷ không hiểu ra rằng: nếu thuyền chìm thì bản thân anh ta cũng chết.
Toán (97)
Diện tích hình tròn
I. Mục tiêu
 Nắm được quy tắc công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
II. Các hoạt động dạy- học 
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ 
- HS làm lại bài tập 2 của tiết trước.
- GV NX cho điểm từng HS.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn:
- GV giới thiêu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn như SGK .
- Gọi vài HS nhắc lại .
- HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn có bán kính 2dm. 
b. Thực hành :
Bài 1: (Làm 2 ý a, b; ý c dành thêm cho HS khá, giỏi)
- GV YC HS đọc đề và làm bài.
- Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng.
- YC HS nêu cách tính diện tích hình tròn .
- GV NX và cho điểm HS.
Bài 2: (Làm 2 ý a, b; ý c dành thêm cho HS khá, giỏi)
Tiến hành tương tự BT 1.
Bài 3 
- HS đọc đề bài toán.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
1. Công thức tính diện tích hình tròn 
 Công thức: S = r r 3,14 
(S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn)
 VD: Tính diện tích hình tròn có bán kính 2dm.
 Diện tích hình tròn là:
 2 2 3,14 = 12,56 (dm2 )
2. Luyện tập
Bài 1: Tính diện tích hình tròn có bán kính r:
a) Diện tích của hình tròn là:
 5 5 3,14 = 78,5 (cm2) 
b) ... 
c) ...
 Bài 2: Tính diện tích hình tròn có đường kính d:
a) Bán kính hình tròn:
 12 : 2 = 6(cm)
 Diện tích hình tròn :
 6 6 3,14 = 113,04 (cm2) 
b)...
c)...
Bài 3 Bài giải
 Diện tích của mặt bàn:
 45 45 3,14 = 6358,5(cm2)
 Đáp số : 6358,5cm2
Luyện từ và câu (39)
mở rộng vốn từ: công dân
I. Mục tiêu 
Hiểu nghĩa của từ công dân (BT1); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2, nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4). HS khá, giỏi làm được BT4 và giải thích lí do không thay được từ khác.
II. Đồ dùng dạy- học
Từ điển tiếng Việt. Bảng phụ ghi sẵn BT 4 (Mã thiết bị THDC2003). Giấy khổ to kẻ sẵn bảng:
Công có nghĩa là" của nhà nước, của chung"
Công có nghĩa là
" không thiên vị"
Công có nghĩa là
" thợ, khéo tay"
III.Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn tả ngoại hình một người bạn của em trong đó có sử dụng ít nhất một câu ghép.
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm BT
Bài 1:
- Gọi HS đọc YC của BT.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp để giải quyết YC của bài.
- GV hướng dẫn HS tra từ điển.
- Gọi HS phát biểu.
- GV chốt lại lời giải đúng: Công dân có nghĩa là ngư ... ung & phương pháp: 
Số TT
Nội dung & phương pháp
Thời gian
I) Phần mở đầu.5phút
II)Phần cơ bản 20- 22 phút
III) Phần kết thúc: 5 phút
- GV nhận lớp, phổ biến NV, YC giờ học
- HS chạy chậm theo 1 hàng dọc vòng quanh sân trường .
Lớp trưởng điều khiển cho lớp khởi động các khớp cổ tay , cổ chân , hông ,vai ...
- Chơi trò chơi “ Kết bạn “
a) Ôn tung và bắt bóng bằng 2 tay, tung bóng bằng 1 tay và bắt bóng bằng 2 tay .
- Các tổ tập luyện theo khu vực đãquy định .
- Tổ trưởng điều khiển tổ mình luyện tập .
- GV quan sát và sửa sai , giúp đỡ các HS tập luyện chưa đúng .
a) Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân :
- Chọn một số em lên biểu diễn .
Lớp quan sát - tập luyện cá nhân 
c) Làm quen với trò chơi bóng chuyền sáu :
- Gv nêu tên trò chơi và GT cách chơi và quy định khu vực chơi 
- Cho HS tập trước Đt vừa di chuyển vừa bắt bóng 
- Cho HS chơi thử, sau đó cho HS chơi chính thức, sau mỗi lần chơi GV công bố người thắng cuộc.
Tập 1 số động tác hồi tĩnh
-HS đi thường và hát bài lớp chúng mình.
- Gv cùng HS hệ thống bài học.
- GV NX bài học và giao bài về nhà.
1phút
1phút
1 Phút 
2 phút 
7 phút
5 phút
7 phút
5phút
Thể dục (40)
Tung và bắt bóng- Nhảy dây
I Mục tiêu
- Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu tập thuộc bài và đúng kĩ thuật. 
- Học trò chơi “Bóng chuyền sáu”. Yêu cầu biết cách chơi và bước đầu biết tham gia chơi theo đúng qui định.
 * HS tham gia chơi cùng bạn
II Đồ dùng dạy học
 - Còi, sân bãi
III Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu( 8 phút)
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu.
- GV cho HS khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản( 20 phút)
a) Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
- GV cho HS tập theo nhóm 
- Gv quan sát giúp HS chưa nắm được kĩ thuật.
b) Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
- GV cho HS ôn tập chung cả lớp 8 phút.
- GV chia nhóm cho HS tập luyện.
- GV cho HS thi đấu giữa các tổ xem tổ nào có nhiều bạn tập đúng và đẹp nhất.
b)Chơi trò chơi “Bóng chuyền sáu”
- GV nêu tên trò chơi và cách chơi.
- GV điều khiển trò chơi nhiệt tình, vui và đoàn kết.
- GV cho HS chơi thi.
3. Phần kết thúc( 5 phút)
- GV cho HS thả lỏng.
- Gv cùng HS hệ thống bài.
- HS khởi động các khớp: Tay,chân,hông, gối
- Chơi trò chơi “ Kết bạn”.
- HS ôn lại 8động tác:Vươn thở, tay, chân ,vặn mình, toàn thân , động tác thăng bằng, nhảy điều hoà. 
- Những HS chưa hoàn thành các nội dung đã kiểm tra, được ôn tập và kiểm tra lại.
- HS tập theo nhóm
- HS tâp. thi đua giữa các tổ.
- HS nhắc lại cách chơi
- HS chơi thi.
- HS thả lỏng các khớp
Kĩ thuật(20)
Chăm sóc gà
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
	- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
	- Biết cách chăm sóc gà .
	- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
II. Đồ dùng dạy học :
 	- Phiếu bài tập, tranh ảnh một số mẫu thức ăn
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ.
? Thức ăn nuôi gà có tác dụng như thế nào? Hãy nêu các tác dụng đó?
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động1:Tìm hiểu m.đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- GV cho HS quan sát H1.
? Thế nào là chăm sóc gà? Tác dụng của việc chăm sóc gà?
- GV cho HS trả lời.- GV chốt lại
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
- GV cho HS đọc mục 2a. 
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 2: Nêu các công việc chăm sóc gà?
- GV gợi ý để HS nhớ lại và nêu vtrò của nhiệt độ đối với đời sống thực vật? Sự cần thiết phải sưởi ấm cho gà, nhất là gà không có mẹ.
 - Liên hệ cách sưởi ấm cho gà ở gđ, địa phương.
 - HS đọc nd 2b,c: Nêu cách chống nóng, rét, phòng ẩm cho gà? Liên hệ gđ, địa phương.
? Nêu những thức ăn không nên cho gà ăn?
- GV chốt lại và cho HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Đánh giá kết quả ht của HS:
- Cho HS làm bài1 VBT để đánh giá kết quả ht của HS.
- GV nêu đáp án- HS đối chiếu tự đánh giá kết quả học tập.
- HS tự báo cáo kết quả- Nhận xét.
1. Mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn và có sức chống bệnh tốt.
2. Chăm sóc gà
a) Sưởi ấm cho gà.
b) Chống nóng, chống rét, phòng ấm cho gà.
c) Phòng ngộ độc thức ăn cho gà.
4. Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét giờ .
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Tuần 20
Thứ hai ngày 2 tháng 1 năm 2012
Tiếng Việt
ôn tập về câu ghép
I. Mục tiêu
Củng cố kiến thức đã học về câu ghép.
II. ôn tập
1. HS nêu lại kiến thức đã học về câu ghép.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1: Đọc đoạn văn sau:
 Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ, cả nhà quyết không cho mẹ làm gì cả. Từ sớm bố đã đi chợ, mấy chị em thì tíu tít lau dọc nhà cửa, cắm hoa. Cún Bông đi ra đi vào ra chiều bận rộn. Nó chẳng còn lúc nào rảnh rỗi mà trêu Mèo Con như mọi bữa nữa.
a) Tìm các câu ghép có trong đoạn văn trên.
b) Xác định CN, VN của các câu ghép mà em vừa tìm được.
Bài 2: Viết thêm một vế câu nữa để có được câu ghép.
a) Trời mưa càng to,
b) Nếu em được về quê ngoại vào hè này,...
Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về sở thích của em trong cách ăn mặc, trong đoạn văn có sử dụng một số câu ghép.
3. GV nhận xét tiết học.
Toán
luyện tập về cách tính diện tích hình tam giác, hình thang
I. Mục tiêu: 
Biết cách tính diện tích hình tam giác, hình thang và vận dụng vào giải các bài toán có liên quan.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách tính diện tích hình tam giác, hình thang.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1: Tính diện tích hình tam giác, biết độ dài của đáy bằng 28,5dm và chiều cao bằng cạnh đáy.
Bài 2: Tính diện tích hình thang, biết trung bình cộng của hai đáy là 29,7m và chiều cao là 16,5m.
Bài 3: Một thửa ruộng hình thang có đáy lớn bằng 34,2m, đáy bé bằng 18,8m, chiều cao bằng trung bình cộng của hai đáy. Vụ đông xuân vừa qua trung bình mỗi dam2 thu hoạch được 80kg thóc. Hỏi thửa ruộng thu hoạch được tất cả bao nhiêu tạ thóc?
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
	Diện tích hình thang ABCD lớn hơn diện tích hình tam giác ADK là bao nhiêu xăng-ti-mét vuông?
3. GV nhận xét tiết học.
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
Tiếng Việt
 ôn cách viết mở bài trong bài văn tả người 
I. Mục tiêu
Có thể viết được 2 kiểu mở bài cho bài văn tả người (mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp).
II. ôn tập
1. HS nêu lại các kiểu mở bài đã học. 
2. GV tổ chức cho HS làm đề văn sau: 
 Viết 2 kiểu mở bài cho bài văn tả về người cha của em. 2 kiểu mở bài cho bài văn tả cô giáo (thầy giáo) của em trong một tiết học mà để lại cho em ấn tượng tốt đẹp nhất.
- HS đọc đề bài, xác định rõ yêu cầu của đề.
- HS làm bài 
- GV theo dõi, giúp đỡ thêm.
- GV chấm khoảng 5-7 bài, nêu nhận xét thông qua việc chấm bài.
- Chọn một số mở bài hay đọc trước lớp cho các bạn HS khác tham khảo và học tập.
3. GV nhận xét tiết học.
Toán
ôn tập về cách tính chu vi hình tròn
I. Mục tiêu
 Biết cách tính chu vi hình tròn và vận dụng vào giải các bài toán có liên quan.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách tính chu vi hình tròn.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT sau:
Bài 1:	Tính chu vi hình tròn có bán kính lần lượt là 12,83cm; 4,08dm; 9,6m
Bài 2: Tính chu vi hình tròn có đường kính lần lượt là 12,8cm; 4,8dm; 9m
Bài 3: Đường kính của một bánh xe đạp là 0,7m. Tính chu vi của bánh xe đó.
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
Tính chu vi của hình tròn có đường kính là 3,5dm theo đơn vị là xăng-ti-mét.
3. GV nhận xét tiết học
 Toán
ôn tập: Tiết 1
I. Mục tiêu
Củng cố về cách tính bán kính và đường kính của hình tròn khi đã biết chu vi. Tính diện tích hình tròn.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách tính bán kính và đường kính của hình tròn khi đã biết chu vi.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT ở tiết Toán số 1 Tuần 20 (Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán 5 tập 2, Trang 13-14)
- GV dành thời gian khoảng 15-20 phút cho HS làm bài.
- HS làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ để các em hoàn thành BT.
Bài 1: Tính chu vi và diện tích hình tròn.
Bài 2: Tính đường kính của hình tròn.
Bài 3: Tính diện tích hình tròn.
3. GV nhận xét tiết học
Thứ sáu ngày 6 tháng 1 năm 2012
Tiếng Việt
ôn tập : tiết 1
I. Mục tiêu
Thông qua câu chuyện Vua Lý Thái Tông đi cày (Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán 5 tập 2-Trang 10-11) HS có được những câu trả lời đúng theo yêu cầu của phần bài tập (BT2). Củng cố kiến thức về câu ghép và quan hệ từ.
II. ôn tập
1. HS nêu lại các quan hệ từ và cặp quan hệ từ đã học. 
2. GV tổ chức cho HS làm các BT ở tiết Tiếng Việt số 1 Tuần 20 (Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán 5 tập 2, Trang 10-11)
Bài 1: Đọc câu chuyện Vua Lý Thái Tông đi cày
- 1 HS đọc câu chuyện Vua Lý Thái Tông đi cày
- HS đọc nối tiếp từng đoạn của câu chuyện.
- HS đọc thầm lại câu chuyện để chuẩn bị cho BT2.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS làm bài (những câu khó có thể trao đổi cùng bạn bên cạnh).
- GV: Theo dõi, giúp đỡ các em làm bài để các em có thể hoàn thành được BT.
- HS làm bài xong trình bày bài trước lớp (mỗi em 1 câu).
- GV cùng HS nhận xét, thống nhất kết quả.
3. GV nhận xét tiết học.
Tiếng Việt
ôn tập: tiết 2
I. Mục tiêu
Biết viết các kiểu kết bài cho bài văn tả người.
II. ôn tập
1. HS nêu lại các kiểu kết bài đã học. 
2. GV tổ chức cho HS làm các BT ở tiết Tiếng Việt số 2 Tuần 20 (Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán 5 tập 2, Trang 12)
Bài 1:
- HS nêu yêu cầu BT. 
- HS đọc từng đoạn kết bài và cho biết đó là kiểu kết bài nào?
- HS trình bày trước lớp (mỗi em một ý).
- GV cùng HS nhận xét sửa (nếu sai). Thống nhất kết quả.
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu BT.
- GV: Các em hãy viết hai đoạn kết bài (một đoạn kiểu không mở rộng, một đoạn kiểu mở rộng) cho một trong 4 đề văn của BT.
- HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- HS trình bày bài làm trước lớp.
- GV cùng HS nhận xét, sửa cách dùng từ, chọn hình ảnh, ý văn(nếu chưa hợp lí).
- Chấm bài của một số em.
- Chọn một số kết bài hay đọc trước lớp cho các bạn khác tham khảo và học tập.
3. GV nhận xét tiết học.
Toán
ôn tập: tiết 2
I. Mục tiêu
Củng cố cách tính diện tích hình tròn.
II. ôn tập
1. HS nêu lại cách tính diện tích hình tròn.
2. GV tổ chức cho HS làm các BT ở tiết Toán số 2 Tuần 20 (Sách Thực hành Tiếng Việt và Toán 5 tập 2, Trang 14-15)
- GV dành thời gian khoảng 15-20 phút cho HS làm bài.
- HS làm bài - GV theo dõi, giúp đỡ để các em hoàn thành BT.
- Tổ chức chữa những bài tập mà các em các em còn băn khoăn.
Bài 1: Tínhđiện tích hình tròn.
Bài 2: Giải toán với biểu đồ.
Bài 3: Đố vui.
3. GV nhận xét tiết học
Nhận xét, ký duyệt của ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 20(4).doc