- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu, biết đăt câu có sử dụng quan hệ từ, xá định được chủ ngữ, vị ngữ trong các câu ghép
- Đọc thầm bài trả lời được các câu hỏi trong bài: Đất Cà mau
- Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy, KN dùng từ đặt câu
TUẦN 20 Soạn: 15/1/2022 Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2022 Tiết 1: HƯỚNG DẪN HỌC ÔN TẬP TOÁN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết xác định phân số; Biết viết các phân số dưới dạng số thập phân, biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. - HS biết vận dụng kiến thức làm bài tập từ bài 1 – Bài 10 - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ - HS : bảng con, vở, nháp III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU *HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Phần 1. Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng Bài 1. Phân số 625/100 viết dưới dạng số thập phân là: A. 62,5 B. 6,25 (đáp án ) C. 0,625 D. 0,0625 Bài 2. Số thích hợp điền vào chỗ chấm: 12m3 40dm3 = ..... m3 A. 12,4 B. 12,004 C. 12,040 (Đáp án) D. 1240 Bài 3. Số thập phân thích hợp để điền vào chỗ chấm: 15 phút = .giờ là A. 2,5 B. 0,25 (Đáp án) C. 5,2 D. 0,025 Bài 4. Một hình thang có độ dài hai đáy lần lượt là 26cm và 64cm, chiều cao là 7,2 dm. Diện tích hình thang là: A. 3240 cm2 (Đáp án) B. 3420 cm2 C. 2430 cm2 D. 2043 cm2 Bài 5. Số thích hợp vào chỗ chấm: 2,4 giờ =phút A. 90 phút B. 120 phút C. 160 phút D. 144 phút (Đáp án) Bài 6. Thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 9dm, chiều rộng 8dm, chiều cao 6dm là: A. 432 dm3 (Đáp án) B. 432 dm C. 432 dm2 D. 4,32 dm3 Phần 2. Tự luận Bài 1. Đặt tính rồi tính a, 3 giờ 9 phút + 8 giờ 12 phút = 11 giờ 21 phút b, 15 giờ 42 phút -7 giờ 30 phút = 8 giờ 12 phút Bài 2. Tính bằng cách thuận tiện 9,5 x 4,7 + 9,5 x 4,3 + 9,5 = 9,5 x ( 4,7 + 4,3 ) + 9,5 = 9,5 X (9 + 1) = 95 Bài 3 :Tính bằng cách thuận tiện 7,15 : 0,5 + 7,15 x 9 – 7,15 = 7,15 X 2 + 7,15 X 9 – 7,15 X 1 = 7,15 X ( 2 + 9 – 1) = 7,15 X 10 = 71,5 Bài 4: Một căn phòng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 4,5m; chiều rộng 3,5m và chiều cao 4m.Người ta quét vôi tường xung quanh căn phòng và trần nhà. Hỏi diện tích cần quét vôi là bao nhiêu mét vuông, biết tổng diện tích các cửa là 7,8 m2. Bài giải Diện tích xung quanh căn phòng đó là: (4,5 + 3,5) x 2 x 4= 64 (m2) Diện tích trần của căn phòng đó là: 4,5 x 3,5 = 15,75 (m2) Diện tích cần quét vôi của căn phòng đó là: 64 + 15,75 – 7,8 = 71,95 (m2) Đáp số: 71,95 m2 Câu 5. Một hình thang có đáy lớn 12cm, đáy bé 8cm và diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh 10cm. Tính chiều cao của hình thang. Bài giải Diện tích hình thang là: 10 x 10 = 100 (cm2) Chiều cao hình thang là: 100 x 2 : (12 + 8) = 10 (cm) Đáp số 10cm Tiết 2: Hướng dẫn học Tiếng việt: ĐỌC THÂM BÀI ĐẤT CÀ MAU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu, biết đăt câu có sử dụng quan hệ từ, xá định được chủ ngữ, vị ngữ trong các câu ghép - Đọc thầm bài trả lời được các câu hỏi trong bài: Đất Cà mau - Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy, KN dùng từ đặt câu + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bảng phụ - HS: SGK, vở 2.Phương phápvà kĩ thuật dạy học - Phương pháp: thảo luận, làm mẫu, quan sát, vấn đáp, giảng giải *Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU *HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Tiếng việt: ĐỌC THÂM BÀI ĐẤT CÀ MAU Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông. Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1. Mưa Cà Mau có gì khác thường? A. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông. B. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh. C. Mưa dầm dề, kéo dài và kèm theo gió rét. Câu 2. Cây cối trên đất Cà Mau có đặc điểm gì? A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường. B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa. Câu 3. Dòng nào nêu đúng đặc điểm của người Cà Mau? A. Thông minh, giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ. B. Thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về sức mạnh và trí thông minh con người. C. Tất cả những nét tích cách trên. Câu 4. Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào? A. Dựng nhà cửa sát với bìa rừng. B. Dựng nhà cửa dọc theo những con lộ lớn, san sát với nhau. C. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước. Câu 5. Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc? A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân. B. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ. C. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than. Câu 6. Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển? A. Em đang đội mũ trên “đầu”. B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông. C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5. Câu 7. Nối tên đoạn với nội dung thích hợp? a1. Đoạn 1 b1. Tính cách người Cà Mau a2. Đoạn 2 b2. Mưa ở Cà Mau a3. Đoạn 3 b3. Cây cối và nhà cửa ở Cà Mau Câu 8: Đặt 2 câu với từ “nóng” ; 1 câu từ “nóng” có nghĩa gốc; 1 câu từ “nóng” mang nghĩa chuyển: a/ Nghĩa gốc: b/ Nghĩa chuyển: Câu 9:Câu văn : Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này. Dấu ngoặc kép trong câu trên có tác dụng: Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt Câu 10: Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. 2 câu này được liên kết với nhau bằng . Câu 11: Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc. Xác đinh thành phần chính của câu trên Tiết 3:Tập đọc Tiết 55: CON GÁI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý nghĩa: Phê phán quan niệm trọng nam, khinh nữ; khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - Đọc diễn cảm được toàn bộ bài văn. - Đặt mình vào vai Mơ nêu suy nghĩ về quan niệm một số người coi trọng con trai hơn con gái. - Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy - Năng lực: + Năng lực Chung: tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực đặc thù: Cảm nhận văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Có ý thức và trách nhiệm tôn trọng phụ nữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp: Trò chơi chuyên điện - Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" đọc lại 1 đoạn trong bài tập đọc "Một vụ đắm tàu" và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: KT thảo luận nhóm * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc toàn bài - HS chia đoạn - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm, sau đó báo cáo - Cho HS luyện đọc theo cặp - HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài - 1 HS khá đọc to, lớp theo dõi - HS chia đoạn: 5 đoạn (Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) - HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó. - HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó. - Học sinh luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc cả bài - HS theo dõi 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp: 1. Những chi tiết nào trong bài cho ta thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? 2. Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai? 3.Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về “Con gái” không? - Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó? 4. Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì? - Giáo viên tóm tắt ý chính. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động + Câu nói của gì Hạnh “Lại một con vịt nữa”. Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn. + Ở lớp Mơ luôn là học sinh giỏi, Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan. + Những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về con gái. + Các chi tiết thể hiện: Bố ôm Mơ chặt đến ngợp thở, cả bố, mẹ đều rớm rớm nước mắt thương Mơ. + Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi giang, vừa chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với mẹ cha, lại dũng cảm xả thân cứu người. Bạn Mơ được cha mẹ, mọi người yêu quý, cảm phục. - Học sinh đọc lại. 3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm: KT trình bày 1 phút * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn * Cách tiến hành: - Qua tìm hiểu nội dung, hãy cho bi ... S ghi vở 2. Hoạt động thực hành: KT động não, Kt trình bày 1 phút * Mục tiêu: - Hiểu cấu tạo, cách quan sát và một số chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong bài văn tả con vật (BT1). - Viết được đoạn văn ngắn tả con vật quen thuộc và yêu thích. * Cách tiến hành: Bài tập 1: HĐ cặp đôi - HS đọc yêu cầu của bài tập. - Cả lớp đọc thầm lại bài văn và các câu hỏi, suy nghĩ, trao đổi theo cặp. - HS phát biểu ý kiến - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại. + Bài văn trên gồm mấy đoạn? + Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? + Tác giả bài văn quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào? + Tìm những chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài mà em thích; giải thích lí do vì sao em thích chi tiết, hình ảnh đó? Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - GV yêu cầu HS giới thiệu về đoạn văn em định viết cho các bạn cùng nghe. - Yêu cầu HS viết đoạn văn - GV nhận xét, sửa chữa bài của HS - HS đọc yêu cầu của bài - Lớp đọc thầm - Các nhóm làm bài vào giấy nháp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. + Bài văn trên gồm 4 đoạn. + Đoạn 1: Giới thiệu sự xuất hiện của chim họa mi vào các buổi chiều. + Đoạn 2: Tả tiếng hót đặc biệt của họa mi vào buổi chiều. + Đoạn 3: Tả cách ngủ rất đặc biệt của họa mi trong đêm. + Đoạn 4: Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của họa mi. + Bằng mắt: Nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân - thấy hoạ mi nhắm mắt, thu đầu vào lông cổ ngủ khi đêm đến- thấy hoạ mi kéo dài cổ ra mà hót, xù lông rũ hết những giọt sương, nhanh nhẹn chuyền bụi nọ sang bụi kia, tìm sâu ăn lót dạ rồi vỗ cánh bay đi. + Bằng thính giác: nghe thấy tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều, nghe thấy tiếng hót vang lừng chào nắng sớm của nó vào các buổi sáng. + HS phát biểu tự do. Chú ý, trong bài chỉ có một hình ảnh so sánh (tiếng hót của chim hoạ mi có khi êm đềm, có khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch..). - Viết một đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em yêu thích. - HS nối tiếp nhau giới thiệu - 2 HS viết vào bảng nhóm, HS cả lớp viết vào vở, sau đó chia sẻ trước lớp 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Kt động não - Chia sẻ cách viết bài văn tả con vật với mọi người. - HS nghe và thực hiện - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở chi tiết hoặc hình ảnh so sánh trong bài Chim hoạ mi hót mà em thích, giải thích vì sao ? - Chuẩn bị bài sau. - HS nghe - HS nghe và thực hiện * Điều chỉnh bổ sung: ........................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 3: Luyện từ và câu Tiết 56: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu phẩy trang 124) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1). - Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2. - Giảm bớt nội dung bài tập, chuyển thành bài tập viết câu, đoạn. - KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, lắng nghe, hợp tác chia sẻ, tư duy, KN thảo luận nhóm, KN thực hành đặt và trả lời câu hỏi - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1.Đồ dùng - GV: Bảng nhóm, SGK - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu các dấu câu đã học và tác dụng của mỗi dấu (Mỗi HS chỉ nêu một dấu) - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS theo dõi - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành: Kt trình bày 1 phút, thảo luận nhóm * Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu phẩy, nêu được ví dụ về tác dụng của dấu phẩy (BT1). - Điền đúng dấu phẩy theo yêu cầu của BT2. * Cách tiến hành: Bài tập 1: HĐ cặp đôi - 1HS đọc yêu cầu của bài tập - GV nhắc HS nắm yêu cầu của bài: Các em phải đọc kỹ 3 câu văn, chú ý các dấu phẩy trong các câu văn đó. Sau đó, xếp đúng các ví dụ vào ô thích hợp trong bảng tổng kết nói về tác dụng của dấu phẩy. - Yêu cầu HS làm bài - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận. - Cả lớp đọc thầm - HS làm việc cá nhân hay trao đổi theo cặp, nhóm vào vở. - Trình bày kết quả, chia sẻ trước lớp Tác dụng của dấu phẩy ví dụ Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. b.Phong trào Ba đảm đang thời kì chống Mĩ cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. a. Khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép. c. Thế kỉ XX là thế kỉ giải phóng phụ nữ, còn thế kỉ XXI phải là thế kỉ hoàn thành sự nghiệp đó. Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Gọi HS đọc mẩu chuyện: Truyện kể về bình minh. - Yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét chữa bài - Có thể điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống nào trong mẩu chuyện sau? Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc. - 1 HS (M3,4) đọc mẩu chuyện Truyện kể về bình minh, đọc giải nghĩa từ khiếm thị. - HS làm việc cá nhân. Các em vừa đọc thầm bài văn, vừa dùng bút chì điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào các ô trống trong SGK. - HS chia sẻ kết quả 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu phẩy để sử dụng cho đúng. - HS nghe và thực hiện - Về nhà viết một đoạn văn ngắn có sử dụng các dấu câu trên. - HS nghe và thực hiện * Điều chỉnh bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ Tiết 4: Khoa học Tiết 61: ÔN TẬP THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng. - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. - Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện. - Biết được sự sinh sản của động vật và thực vật. - Có ý thức bảo vệ môi trường yêu thiên nhiên. - KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, lắng nghe, hợp tác chia sẻ, tư duy, Kn thảo luận nhóm - Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. - Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng dạy học - GV: SGK, bảng phụ, Phiếu học tập - HS : SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp - Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" : + Nêu tên một số loài thú ở trong rừng + Kể tên loài thú ăn thịt và lòa thú ăn cỏ. + Nêu những nét chung về sự sinh sản và nuôi dạy con của hổ và hươu. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Kt khăn trải bàn, KT động não * Mục tiêu: Ôn tập về: - Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng. - Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. - Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện. - Có ý thức bảo vệ môi trường yêu thiên nhiên. * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Thực hành làm bài tập Câu 1: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ nào trong câu. a. Sinh dục b. Nhị c. Sinh sản d. Nhụy Câu 2: Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với số thứ tự nào trong hình Câu 3:Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng Câu 4: Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ .. nào trong câu. a. Trứng b. Thụ tinh c. Cơ thể mới d. Tinh trùng e. Đực và cái Câu 5: Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con? - Yêu cầu HS làm bài tập sau: + Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ. + 1: nhuỵ + 2: nhị + Cây hoa hồng (a) và cây hoa hướng dương (c) là hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Cây ngô (3) thụ phấn nhờ gió. + Đa số loài vật chia thành 2 giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực sinh ra tinh trùng (d). Con cái có cơ quan dục cái tạo ra trứng (a) + Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của cả bố và mẹ. + Những động vật đẻ con: sư tử, hươu cao cổ. + Những động vật đẻ trứng: chim cánh cụt, cá vàng. 1. Chọn các từ trong ngoặc( sinh dục, nhị, sinh sản, nhuỵ) để điền vào chỗ trong các câu cho phù hợp Hoa là cơ quan ..của những loài thực vật có hoa. Cơ quan .đực gọi làcơ quan sinh dục cái gọi là 2. Viết chú thích vào hình cho đúng 3 đánh dấu nhân vào cột cho đúng Tên cây Thụ phấn nhờ gió Thụ phấn nh côn trùng Râm bụt Hướng dương Ngô 4. Chọn các cụm từ cho trong ngoặc (trứng, thụ tinh, cơ thể mới, tinh trùng, đực và cái) để điền vào chỗ trống trong các câu sau - Đa số các loài vật chia thành hai giống..Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo raCon cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra.. - Hiên tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là.hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành., mang những đặc tính của bố và mẹ 5. Tên động vật Đẻ trứng Đẻ con Sư tử Chim cánh cụt Hươu cao cổ Cá vàng 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Kt 3 lần 3 - Qua bài học, em biết được điều gì ? - HS nêu: + Một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng. + Một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con. = Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện. - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Dặn HS học thuộc bài. Tìm hiểu, sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên thiên nhiên. - HS nghe - HS nghe và thực hiện
Tài liệu đính kèm: