Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023

- HS hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất. và những nét đổi thay ở quê hương, địa phương mình do Đảng lãnh đạo.

- Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương, càng yêu mến làng xóm, trường, lớp mình.

- Tự giác học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

 

docx 49 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 20 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Thứ 2 ngày 16 tháng 1 năm 2023
Buổi sáng CHÀO CỜ
GDNG: CHỦ ĐIỂM: GIỮ GÌN TRUYỀN THÓNG VĂN HÓA DÂN TỘC
HOẠT ĐỘNG: TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG VÀ NHỮNG NÉT ĐỔI MỚI CỦA QUÊ HƯƠNG
1. Yêu cầu giáo dục:
- HS hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất... và những nét đổi thay ở quê hương, địa phương mình do Đảng lãnh đạo.
- Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương, càng yêu mến làng xóm, trường, lớp mình.
- Tự giác học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
2. Nội dung và hình thức hoạt động
a. Nội dung
- Những nét lớn về truyền thống cách mạng ở địa phương.
- Các truyền thống học tập, sản xuất ở địa phương, những gương tốt bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Những thay đổi của quê hương.
b. Hình thức hoạt động
Tổ chức kể chuyện, trao đổi, thảo luận về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xâu dựng quê hương, về những tấm gương sáng, những nét đổi thay ở quê hương; đồng thời, có xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
3. Chuẩn bị hoạt động
a. Về phương tiện hoạt động
- Các tư liệu: tranh ảnh, bài viết, thơ ca về truyền thống cách mạng ở địa phương; các tấm gương tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất xây dựng bảo vệ quê hương; các thành tựu và di sản văn hóa ở địa phương.
- Hệ thống các câu hỏi cho chủ đề hoạt động.
b. Về tổ chức
- Giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu chủ đề hoạt động, nêu nội dung và hình thức tiến hành.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan tới chủ đề hoạt động.
- Hội ý với cán bộ lớp về yêu cầu cuộc thi và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động:
+ Xây dựng chương trình hoạt động.
+ Cử người dẫn chương trình.
+ Ban giám khảo.
+ Phân công trang trí.
4. Tiến hành hoạt động
a) Khởi động:
- Lớp hát tập thể bài hát Em là mầm non của Đảng (Nhạc và lời của Mộng Lân).
- Người dẫn chương trình nêu lí do hoạt động, giới thiệu chương trình hoạt động.
b) Tọa đàm
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi như:
1/ Bạn hãy kể tên những anh hùng liệt sĩ ở quê hương mà bạn được nghe kể hoặc sưu tầm được
2/ Bạn hãy kể một câu chuyện về gương sáng đảng viên ở quê hương, Truyền thống cách mạng tiêu biểu ở quê hương bạn là gì?
3/ Quê hương bạn có những đổi mới gì?
- Trong quá trình hoạt động có xen kẽ văn nghệ.
5. Kết thúc hoạt động
	Người điều khiển hoạt động:
	- Mời giáo viên phát biểu.
	- Nhân xét kết quả và tinh thần tham gia hoạt động của cá nhân, tổ, lớp.
 *****************************
 ÂM NHẠC : GV CHUYÊN BIỆT DẠY
************************************
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I.Yêu cầu cần đạt: 
- Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó.
- Rèn kĩ năng tính chu vi, tính đường kính của hình tròn.
- HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(b, c), bài 2, bài 3a.
II.Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ
HS: SGK,Vở
III.Hoạt động dạy học: 
1/Khởi động: 
- Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát mình yêu thích.
-Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành:
*Bài 1: Tính chu vi hình tròn có bán kính r. 
b, r = 4,4dm c, r = 2cm
- Cá nhân tự làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở, kiểm tra kết quả. 
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn tính chu vi hình tròn ta làm thế nào?
? Bạn hãy nêu công thức tính chu vi hình tròn?
- Nhận xét và chốt: Quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn trong trường hợp bán kính là STP, là hỗn số.
*Bài 2: a, Tính đường kính hình tròn có chu vi C = 15,7m 
b, Tính bán kính hình tròn có chu vi C = 18,84dm 
- Cặp đôi trao đổi cách làm rồi giải vào vở.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn tính đường kính hình tròn, bạn làm thế nào?
- Củng cố: + Công thức và cách tính đường kính hình tròn khi biết chu vi của nó.
+ Công thức và cách tính bán kính hình tròn khi biết chu vi của nó.
Bài 3a: Giải toán: Đường kính của 1 bánh xe đạp là 0,65m. Tính chu vi của bánh xe đó.
- Cá nhân tự làm vào vở.
- Cặp đôi đổi chéo vở, kiểm tra kết quả. 
- HĐTQ tổ chức cho các bạn chia sẻ, phỏng vấn nhau trước lớp.
? Muốn tính đường kính hình tròn, bạn làm thế nào?
- Củng cố: Cách giải bài toán áp dụng quy tắc tính chu vi hình tròn
3. Hoạt động vận dụng: - Cho HS nhắc lại công thức, quy tắc tính chu vi hình tròn.
- Vận dụng đo độ dài bán kính hoặc đường kính của một đồ vật có dạng hình tròn và thực hiện tính chu vi của đồ vật đó.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)
*****************************************
TẬP ĐỌC:
THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Đọc rành mạch, lưu loát, diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Hiểu : Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Rèn luyện năng lực ngôn ngữ: HS biết diễn đạt ND câu TL theo cách hiểu của mình.
- Kính trọng Thái sư Trần Thủ Độ. GD HS đức tính thẳng thắn, sống nghiêm minh, công bằng, nên vì công việc chung.
II.Đồ dùng dạy học: 
GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. HS đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
HS: SGK, Vở
III.Hoạt động dạy học.
1/Khởi động:
- Ban văn nghệ cho các bạn hát bài hát mình yêu thích.
-Nghe GV giới thiệu bài mới.
2/Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HĐ1: Luyện đọc
 - Đọc từ, câu, đoạn, bài. HĐ nhóm đôi: Một bạn đọc 1 đoạn - một bạn nghe rồi chia sẻ cách đọc với bạn và ngược lại. ( Mỗi bạn phải được đọc cả bài)
- HĐ cả nhóm: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nối tiếp trong nhóm, thi đọc trong nhóm và nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt trong nhóm. 
HĐ2: Tìm hiểu bài
* Làm việc theo nhóm:
- Cá nhân từng bạn đọc thầm và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Từng nhóm 2 bạn chia sẻ câu trả lời cho nhau nghe. 
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi và mời bạn trả lời, các bạn khác chú ý lắng nghe, đánh giá và bổ sung cho nhau, nêu nội dung bài. 
- Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ với nhau các câu hỏi trong bài. 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 3 theo cách phân vai. 
- HĐTQ tổ chức cho các nhóm thi đọc diễn cảm đoạn 3 theo cách phân vai trước lớp.
- GV cùng lớp nhận xét và đánh giá, tuyên dương nhóm đọc tốt.
3. Hoạt động vận dụng: 
- Qua câu chuyện trên, em thấy Thái sư Trần Thủ Độ là người như thế nào ?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe
- Biết đọc một văn bản bất kì với giọng đọc phù hợp.
IV. Điều chỉnh sua bài dạy ( Nếu có):
 ****************************************
Buổi chiều
KHOA HỌC:
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt
- Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
- Nhận biết được sự biến đổi hóa học do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
- Yêu thích khám phá khoa học, bảo vệ môi trường.
-Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
-Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học
 	- GV : Giấy trắng, đèn cồn, giấm (chanh), ống nghiệm 
 	- HS : que tính, hoặc lon sữa bò.
III. Các hoạt động dạy học
1.Khởi động
- Cho HS hát
- Hãy cho biết hiện tượng sau là sự biến đổi hoá học hay lí học: bột mì hoà với nước rồi cho vào chảo rán lên để được bánh rán? 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Trò chơi "bức thư mật"
- Yêu cầu HS viết một bức thư gửi cho bạn sao cho đảm bảo chỉ có bạn mình mới đọc được. Giấy gửi thư đi rồi chỉ có màu trắng thôi. 
- Yêu cầu HS hãy đọc hướng dẫn trang 80 và làm theo chỉ dẫn.
* Tổ chức làm thí nghiệm(HĐ nhóm)
 - GV phát giấy tắng và bộ đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.
- GV phát thư như bưu điện rồi phát ngẫu nhiên cho các nhóm để các nhóm tìm cách đọc thư 
* Trình bày: 
- Sau 5 phút đề nghị các nhóm dừng công việc và trình bày lá thư nhận được 
- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày 
Hỏi : 
+ Nếu không hơ qua ngọn lửa, tức là không có nhiệt thì để nguyên chúng ta có đọc được chữ không? 
+ Nhờ đâu chúng ta có thể đọc được những dòng chữ tưởng như là không có trên giấy 
- GV kết luận và ghi bảng:
+ Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt.
Hoạt động 2 : Thực hành xử lý thông tin (HĐ nhóm)
- Yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát hình minh hoạ và thảo luận về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học. 
- GV treo tranh ảnh minh hoạ 
- GV yêu cầu HS đại diện nhóm lên trình bày lại hiện tượng và giải thích 
- GV kết luận ghi bảng.
3.Hoạt động vận dụng
- Chia sẻ với mọi người không nên tiếp xúc với những chất có thể gây bỏng.
- Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy ( Nếu có)
***************************************
TIN HỌC: GV CHUYÊN BIỆT DẠY
***************************************
TIẾNG ANH: GV CHUYÊN BIỆT DẠY
******************************************************************
 Thứ 3 ngày 17 tháng 1 năm 2023
Buổi sáng
TOÁN:
DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN
I.Yêu cầu cần đạt: 
HS biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
- Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn. Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
*Các bài tập cần làm: Bài 1(a, b), bài 2(a, b), bài 3.
II.Đồ dùng dạy học: 
GV:Com pa; Bảng phụ.
HS: SGK, Vở
III.Hoạt động dạy học: 
Khởi động: 
- Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:
+ Nêu quy tắc và công thức tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi?
+ Nêu quy tắc và công thức tính bán kính của hình tròn khi biết chu vi?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu tiết học.
2/ Hoạt động hình thành kiến thức mới: 
*HĐ1: Hình thành quy tắc và CT tính diện tích hình tròn. 
- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn:
Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính và nhân với số 3,14
 S = r Í r Í 3,14 
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc.
*HĐ2: Vận dụng quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn.
- Yêu cầu HS vận dụng quy tắc và công thức tính diện tích HT để tính diện tích hình tròn có bán kính 2dm.
- HĐTQ điều hành các bạn chia sẻ trước lớp. 
- Chốt: Quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn; cá ... o giấy.
 - Từng nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
* Hoạt động 2 : Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
 - Các nhóm làm thí nghiệm như hướng dẫn mục Thực hành trang 96.
 - Từng nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
3/ Hoạt động vận dụng
- Chia sẻ với người thân việc lắp mạch điện đơn giản
IV. Điều chỉnh:
 **********************************
TIN HỌC :GV CHUYÊN BIỆT DẠY
***********************************
TIẾNG ANH:GV CHUYÊN BIỆT DẠY
******************************************************************
Thứ 6 ngày 21 tháng 1 năm 2022
Buổi sáng
Toán: XĂNG - TI- MÉT KHỐI. ĐỀ- XI- MÉT KHỐI
I.Yêu cầu cần đạt:
- HS có biểu tượng về xăng-ti -mét khối, đề- xi -mét khối .
-Biết tên gọi, kí hiệu, "độ lớn" của đơn vị đo thể tích: xăng- ti- mét khối, đề -xi- mét khối; Biết mối quan hệ giữa xăng- ti -mét khối, đề –xi- mét khối; Biết giải một số bài tập có liên quan đến xăng ti mét khối, đề xi mét khối. HS hoàn thành BT 1,2a
-GDHS tính cẩn thận, trình bày bài khoa học.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, tự học và giải quyết vấn đề; mạnh dạn, tự tin.
II. Đồ dùng dạy học:	 GV: Hộp lập phương cạnh 1cm, 1dm.
 HS: SGK,Vở
III. Hoạt động dạy-học:
1* Khởi động. 
 - Trưởng ban học tập cho các bạn khởi động bằng trò chơi học tập củng cố KT. 
 - Nghe GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hình thành kiến thức mới
HĐ 1: Hình thành biêu tượng xăng-ti-mét khối; đề-xi-mét khối:
 - Cùng quan sát từng hình lập phương cạnh 1dm và 1cm để nhận xét: 
Xăng-ti mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
 Xăng-ti mét khối viết tắt là cm3
Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm. Viết tắt là dm3
Mốí quan hệ giữa hai đơn vị đo. Ta có: 1dm3 = 1000 cm3
3. Luyện tập thực hành
Bài 1: Viết vào ô trống (theo mẫu) :
Làm BT.
 - Chia sẻ kết quả.
 - Chia sẻ trong nhóm. 
Bài 2a: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- Làm bài
- Một số HS nêu kq trước lớp, lớp nhận xét
 1dm3 = 1000 cm3 5,8 dm3 = 5800cm3
 375dm3 = 375 000 cm3 dm3 = 800 cm3
4: Hoạt động vận dụng - Chia sẻ cùng người thân về cách đọc, viết và mối quan hệ giữa xăng-ti mét khối ; đề -xi-mét khối.. 
IV. Điều chỉnh:
 ************************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU : NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ 
I. Yêu cầu cần đạt - Hs chọn được quan hệ từ thích hợp(BT3); biết thêm vế câu tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả( chọn 2 trong số 3 câu ở BT4).HS K+G giải thích được vì sao chọn quan hệ từ ở BT3; làm được toàn bộ BT 4
- Có ý thức sử dụng đúng câu ghép, biết trình bày bài khoa học.
( Không dạy phần NX,ghi nhớ,chỉ làm bài tập 3,4 phần luyện tập)
- HS tích cực hợp tác nhóm, diễn đạt mạch lạc, mạnh dạn, tự tin nêu ý kiến của bản thân.
II.Đồ dùng dạy học : 
GV: Nội dung các bài tập 3, 4.Vở bài tập Tiếng Việt.
HS: SGK, VBT
III. Hoạt động dạy học:
1. Khởi động
 - Ban văn nghệ cho các bạn chơi trò chơi khởi động ôn lại kiến thức bài học trước: Khái niệm qht.
- Yêu cầu HS đọc lại bài tập 3 viết về nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của mỗi công dân.
-GV nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động luyện tập, thực hành:
 Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 3: Chọn quan hệ từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống.
* Tự đọc thầm nội dung và yêu cầu bài tập, đọc thầm đoạn văn
* Trao đổi,thảo luận đưa ra kết quả
* Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, báo cáo kết quả làm việc của nhóm với cô giáo
HS K+G giải thích được vì sao chọn quan hệ từ ở BT3?(Điều kiện – kết quả)
* Chốt :quan hệ từ trong câu trên
Bài 4 : Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân- kết quả.
- Đọc thầm yêu cầu bài tập sau đó làm vào vở
- Hỗ trợ: -Câu thiếu vế nào? Vế nào chỉ nguyên nhân,vế nào chỉ kết quả? Các vế câu liên kết với nhau bằng cách nào?
 Nhóm trưởng mời các bạn chia sẻ các câu văn vừa viết, cùng nhau chữa lại lỗi sai về dùng từ, diễn đạt,quan hệ từ trong câu văn sau đó báo cáo kết quả làm việc của nhóm với cô giáo
- GV tương tác cùng HS nhận xét, chữa bài, học tập cách viết các câu văn đúng yêu cầu và hay của bạn.
3. Hoạt động vận dụng:
- Chia sẻ với người thân nội dung bài học, viết lại câu văn em thấy chưa hài lòng.
IV. Điều chỉnh:
 *******************************
TẬP LÀM VĂN: TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I.Yêu cầu cần đạt: 
- Rút được kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, quan sát và lựa chọn chi tiết, trình tự miêu tả; diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết sửa lỗi và viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc viết lại một đoạn văn cho hay hơn.
- Nhận thức được ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình và của bạn.
- Giáo dục HS biết yêu quý những người xung quanh.
- Phát triển cho HS năng lực viết và trình bày văn bản.Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập 
II.Đồ dùng dạy học: 
* GV: bảng lớp ghi sẵn đề văn kiểm tra tuần 20; một số lỗi điển hình của HS để chữa trước lớp; phấn màu.
 * HS: vở BT TV in
III.Các hoạt động dạy học:
1*.Khởi động
- HĐTQ điều hành lớp : - cá nhân nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- Nhận xét .
Nghe GV giới thiệu bài
 - Nêu mục đích, yêu cầu giờ học
2. Hoạt động luyện tập, thực hành:
*HĐ1: Nhận xét chung và hướng dẫn HS sửa lỗi
 - Đọc đề, nhắc lại thể loại, đối tượng cần tả; nhận xét và củng cố trọng tâm đề.
 - Nhận xét bài làm HS theo thứ tự:
 + Xác định đề; bố cục bài; lỗi chính tả dùng từ; đặt câu; diễn đạt...
*HĐ2: Trả bài và HD HS chữa bài
 + Gọi cá nhân sửa lỗi
 - Hướng dẫn chữa lỗi điển hình: Lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu
 + Kết luận từ, câu chữa đúng ( ghi lại bằng phấn màu)
 - Tự chọn một đoạn viết chưa hay để sửa lại.
 - Gọi một số HS trình bày
- Nhận xét, tuyên dương những HS có đoạn văn hay.
* C cố: Để viết ĐV hay em cần biết quan sát, tả chân thật có nét riêng biệt của người mình định tả, đặt câu chính xác. Sử dụng phép so sánh, tương phản khi tả.
- Đọc ĐV, bài văn hay
3. Hoạt động vận dụng: 
- Chia sẻ với người thân về nghững câu văn hay,chi tiết miêu ta có hình ảnh trong bài viết của em..
IV. Điều chỉnh:
 ***************************************
ĐẠO ĐỨC: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỜNG EM (T1)
I. Yêu cầu cần đạt: Sau khi học xong bài này, Học sinh:
 - Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã(phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của UBND xã đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã. Có ý thức tôn trọng UBND xã.
- Giúp HS phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL thu thập và giải quyết thông tin.
*ĐC: Không yêu cầu HS làm BT 4 (Tr33) 
II. Đồ dùng dạy học
GV:- Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3.
HS: SGK,VBT
III.Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: 
 - HĐTQ điều hành: - HS kể những việc mình đó làm được để thể hiện tình cảm ,sự tôn trọng của em đối với phụ nữ. 
2. Hình thành kiến thức mới 
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin
 Việc 1: - quan sát, chuẩn bị giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK.
 Việc 2: - Đại diện từng nhóm lớn trình bày ý kiến.
HĐ 2: Thảo luận câu hỏi
 Việc 1: - Cho HS thảo luận cả lớp các câu hỏi sau: 
+ Nêu vai trò của UBND xã em?
+ Em hãy kể các công việc của UBND xã em?
+ Tại sao chúng ta phải tôn trọng UBND xã?
Việc 2: GV nhận xét. 
* Đọc mục Ghi nhớ
3. Hoạt động luyện tập, thực hành
HĐ1: Làm bài tập 1 SGK.
 Việc 1: - HS làm bài tập .
 Việc 2: - HS trình bày ý kiến.
 Việc 4: - GV kết luận:
Các việc làm biểu hiện sự tôn trọng UBND xãlà (a), (b).
 Việc làm biểu hiện thái độ chưa tôn trọng UBND xã là (c), (d)
HĐ2: Bày tỏ thái độ (bài tập 2 SGK).
 Việc 1: - Nghe hướng dẫn. yêu cầu của bài tập 2
Việc 2: - Gv tổ chức h/dẫn cho HS cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc giơ thẻ màu..
Việc 3: - GV lần lượt nêu từng ý kiến, HS cả lớp bày tỏ thỏi độ theo quy ước.
GV mời một số HS giải thích lý do
Việc 5: -Nghe GV nhận xét, kết luận:
 - Tán thành với các ý kiến (a), (b).
 - Không tán thành với các ý kiến (b), (c), (d).
3. Hoạt động vận dụng 
 * Đọc mục Ghi nhớ
- HS về nhà tìm hiểu và ghi chép lại kết quả các việc sau:
1. Gia đình em đã từng đến UBND phường, xã để làm gì? Để làm việc đó cần đến gặp ai?
2. Liệt kê các hoạt động mà UBND phường, xã đã làm cho trẻ em.
- Nhận xét giờ học,giao bài về nhà.
 IV. Điều chỉnh:
 **********************************
Buổi chiều: 
 TIN HỌC: GV CHUYÊN BIỆT DẠY
 *******************************
KHOA HỌC : LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN(Tiết 2)
I.Yêu cầu cần đạt:
-Tiếp tục giúp HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản bằng pin, bóng đèn, dây dẫn.
- Lắp được mạch điện theo HD
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống để tiết kiệm năng lượng điện.
- Rèn luyện năng lực hiểu biết khoa học, tìm tòi, hợp tác, giải quyết vấn đề.
*** Tích hợp GDBVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên(Liên hệ)
II. Đồ dùng dạy học:
GV :- Hình minh hoạ SGK
- Pin, dây dẫn, bóng đèn
HS : SGK,VBT
III. Hoạt động dạy học :	
1*Khởi động: 
- CTHĐTQ điều hành lớp trả lời câu hỏi bài: Lắp mạch điện đơn giản.
? Hãy lắp một mạch điện đơn giản?
? Điều kiện để mạch thắp sáng đèn?
 - Giới thiệu bài - ghi đề bài- HS nhắc đề bài
- Nêu mục tiêu bài học.
2. Hình thành kiến thức mới
HĐ1:Làm thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện:
Việc 1: Y/c HS làm việc N4, tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn ở mục thực hành tr96 SGK
- Lắp mạch điện thắp sáng bóng đèn. Sau đó tách một đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn hoặc một đầu của pin để tạo ra một chỗ hở trong mạch, đưa ra kết luận
- Chèn một số vật bằng kim loại, băng nhựa, bằng cao su, bằng sứ vào chỗ hở của mạch và qs xem đèn có sáng không?
? Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua?
? Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
? Kể tên một số vật liệu không cho dòng điện chạy qua?
Việc 2: Chia sẻ, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
*KL: Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua. Các vật bằng cao su, nhựa, sứ không cho dòng điện chạy qua
HĐ2:Quan sát và thảo luận: 
Việc 1: Thảo luận nhóm 4
- Cho HS chỉ ra và qs một số cái ngắt điện, y/c HS thảo luận về vai trò của chúng
** Chúng ta cần ngắt điện khi nào?
Các em đã thực hành tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp chưa?
Nhắc HS luôn có ý thức tiết kiệm điện bằng các việc làm: (Ngắt điện khi không cần thiết phải sử dụng điện để tiết kiệm năng lượng điện)
3. Hoạt động vận dụng: 
 - Chia sẻ với người thân cần tiết kiệm điện khi sử dụng.
 IV. Điều chỉnh:
************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_20_nam_hoc_2022_2023.docx