Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023

- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời đư¬ợc các câu hỏi trong SGK).

- Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.

 - Ghi lại bằng 1-2 câu ý chính bài Tập đọc

 

doc 45 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 21 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Soạn; 21/1/2022
Thứ hai ngày 24 tháng 1 năm 2022
Tiết 1:Toán( Dạy 5 C- Tiết 2 dạy 5 A)
Tiết 124: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.
- Viết các số đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2(a), bài 3(a, b, c; mỗi câu một dòng).
 - Kĩ năng Rèn KN quan sát, KN lắng nghe, KN tư duy tính toán, KN thực hành, chia sẻ, tự xác định kiến thức.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, vở , bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: KN tia chớp, động não
- Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh" lên bảng viết các số sau dưới dạng phân số thập phân: 23,23; 10,01; 24,001; 12,3; 24,123
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội 5 bạn. HS dưới lớp cổ vũ cho các bạn chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành: KNVấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
-Yêu cầu HS làm bài tập 
- GV nhận xét chữa bài
- Củng cố lại cách đọc đổi các đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng.
* GV cho học sinh chốt lại kiến thức 
- Trong bảng đơn vị đo độ dài hoặc bảng đơn vị đo khối lượng hai đơn vị liền nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần . 
Bài 2a: HĐ cá nhân
- HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và các đơn vị đo khối lượng.
Bài 3(a,b,c; mỗi câu một dòng).
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét chốt lại kiến thức
- 2 HS đọc 
- HS làm bài vào vở, 
-1 HS làm bảng lớp, sau đó chia sẻ
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
Kí hiệu
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
Quan hệ giữa các đơn vị đo
- Viết theo mẫu
- HS làm bài. 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 1m = 10dm = 100cm = 1000mm
 1km = 1000m 1kg = 1000g
 1 tấn = 1000kg
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
- HS làm bài vào vở. 
- 3 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm
a. 1827m = 1km 827m = 1,827km
b. 34dm = 3m 4dm = 3,4m
c. 2065g = 2kg 65g = 2,065kg
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
- GV cho HS vận dụng làm bài:
Điền số thích hợp vào chỗ chấm
2030m = ....km	 150 g .... 0,15kg
750m = .....km 3500g .... 3,5kg
- HS làm bài
2030m = 2,03km	 150 g = 0,15kg
750m = 0,75km 3500g = 3,5kg
- Về nhà ôn lại các kiến thức về đơn vị đo độ dài và đo khối lượng, vận dụng vào thực tế cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
 * Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 3: Tập đọc
Tiết 57: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
 - Ghi lại bằng 1-2 câu ý chính bài Tập đọc 
 - Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng, đọc diễn cảm bài văn, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy
Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục tinh thần yêu nước cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 	- HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với nội dung đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời về câu hỏi các nội dung bài thơ.
- Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?
-Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ? 
- Gv nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
- Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam. / Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài. / Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài...
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
2.1. Luyện đọc:
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Cho HS chia đoạn.
+ Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ?
- Cho nhóm trưởng điều khiển HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn trong nhóm
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn cảm đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng; đọc phân biệt lời các nhân vật: 
+ Lời anh Ba – ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.
+ Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: KN động não, TL nhóm, trình bày 1 phút
 - 1 HS đọc.
- HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc bài nối tiếp lần 1.
- HS nêu cách phát âm, ngắt giọng..
- HS đọc bài nối tiếp lần 2.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HS theo dõi SGK
 - Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH và chia sẻ trước lớp
+ Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho Út là gì? 
+ Những chi tiết nào cho thấy Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? 
+ Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn 
+ Vì sao Út muốn được thoát ly?
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm 
- Rải truyền đơn.
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn.
- Giả bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì Út đã quen hoạt động, muốn làm nhiều việc cho Cách mạng.
- Nội dung: Nói về nguyện vọng, lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho cách mạng.
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm: KN động não, thảo luận nhóm
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật. 
* Cách tiến hành:
 - GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì "
+ GV đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung HS.
 - 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi, thống nhất về cách đọc. 
- HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KN trình bày 1 phút
- GV yêu cầu 3 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út).
- HS đọc
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Bầm ơi”.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 4: Kể chuyện
Tiết 24: LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
	- Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật.
	- HS HTT kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2).
 - Kĩ năng: Rèn KN đọc đúng, KN kể chuyện, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu quý bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK,Tranh minh hoạ trong SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm,
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: 
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. HĐ hình thành kiến thức mới: KT thảo luận nhóm, động não
2.1. Nghe kể chuyện 
*Mục tiêu: HS chăm chú lắng nghe, ghi nhớ câu chuyện
*Cách tiến hành:
- Giáo viên kể chuyện (2 hoặc 3 lần).
+ Giáo viên kể lần 1.
+ Giáo viên kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to treo trên bảng lớp.
- Sau lần kể 1.
+ Giáo viên mở bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện (3 học sinh nam: nhân vật “tôi”, Lâm “voi”, Quốc “lém” và lớp trưởng nữ là Vân), giải nghĩa một số từ khó (hớt hải, xốc vác, củ mỉ cù mì ). Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa kết hợp giải nghĩa từ.
- Học sinh nghe.
- Học sinh nghe giáo viên kể – q ...  sinh viết bài
- HS nhớ viết bài
- HS soát lỗi chính tả.
2.3. HĐ chấm và nhận xét bài 
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
3. HĐ luyện tập, thực hành: 
* Mục tiêu: HS làm được bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
3.1. Bài viết: Tà áo dài Việt Nam 
*Mục tiêu: 
- HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó.
- HS có tâm thế tốt để viết bài.
*Cách tiến hành: Gv đọc bài
- Cả lớp lắng nghe.
- Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền, áo dài tân thời của phụ nữ Việt Nam.
- HS đọc thầm, tập viết các từ ngữ dễ viết sai: 30, XX,
- HS thực hành bài biết ở nhà
Bài tập 2: HĐ nhóm 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV yêu cầu các nhóm làm vào bảng phụ và gắn lên bảng lớp.
- GV nhận xét chữa bài.
- Chốt: Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên các cơ quan đơn vị ?
- GV kết luận:
+ Tên cơ quan, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó – GV mở bảng phụ mời 1 HS đọc nội dung ghi nhớ trên.
+ Bộ phận thứ ba là các danh từ riêng (Bế Văn Đàn, Đoàn Kết, Đoàn Kết) viết hoa theo quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam - viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.
 Bài tập 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài 
- HS nêu yêu cầu.
- Các nhóm thảo luận và làm bài :
Tên các cơ quan, đơn vị
Bộ phận thứ nhất
Bộ phận t
ứ hai
Bộ phận thứ ba
Trường Tiểu học Bế Văn Đàn
Trường
Tiểu học
Bế Văn Đàn
Trường Trung học Đoàn Kết
Trường
Trung học cơ sở
Đoàn Kết
Công ti Dầu khí Biển 
ông
Công ti
Dầu khí
Biển Đông
- Viết tên các cơ quan đơn vị sau cho đúng
- Cả lớp làm vở , 1 HS lên bảng làm sau đó chia sẻ kết quả
Nhà hát Tuổi trẻ
Nhà xuất bản Giáo dục
Trường Mầm non Sao Mai
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Kĩ thuật trình bày một phút, KT động não 
- Cho HS viết lại tên cơ quan đơn vị cho đúng:
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và đào tạo.
- HS viết:
+ Bộ Giao thông Vận tải
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiết sau. 
- Dặn HS ghi nhớ cách viết hoa tên các cơ quan, đơn vị để áp dụng vào thực tế.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3:Luyện từ và câu
 Tiết 58: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy trang138)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nắm được tác dụng của dấu chấm, dấu phẩy.
- Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy(BT2).
- Giảm bớt nội dung bài tập, chuyển thành bài tập viết câu, đoạn.
- KN: Rèn cho HS kĩ năng quan sát, lắng nghe, hợp tác chia sẻ, tư duy, KN thảo luận nhóm, KN thực hành đặt và trả lời câu hỏi
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Cẩn thận, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, Bảng phụ viết sẵn nội dung 2 bức thư.
 - HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Yêu cầu HS tìm ví dụ nói về ba tác dụng của dấu phẩy.(Mỗi HS chỉ nêu 1 tác dụng)
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: KT thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, KT động não 
* Mục tiêu: 
 - Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn, đoạn văn (BT1).
 - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của HS trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy(BT2).
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài
+ Bức thư đầu là của ai?
+ Bức thư thứ hai là của ai?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV chốt lời giải đúng.
- Gọi 1 HS đọc lại mẩu chuyện vui sau khi đã hoàn thiện dấu chấm, dấu phẩy. 
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- Trình bày kết quả
- GV chốt lại ý kiến đúng, khen ngợi những HS làm bài tốt. 
- Có thể đặt dấu chấm hay dấu phẩy vào những chỗ nào ở hai bức thư trong mẩu chuyện sau
+ Bức thư đầu là của anh chàng đang tập viết văn.
+ Bức thư thứ hai là thư trả lời của Bớc- na Sô.
- HS làm bài vào nháp
-1 HS lên bảng làm, chia sẻ
- Bức thư 1 “Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài cho và điền giúp tôi các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào ngài.”
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
- 2 HS viết đoạn văn của mình trên bảng nhóm, cả lớp viết vào vở 
- Đại diện 1 số em trình bày đoạn văn của mình, nêu tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn .
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Một vài HS nhắc lại tác dụng của dấu phẩy.
- HS nhắc lại
- Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT2, viết lại vào vở.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4:Khoa học
Tiết 64: VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	- Biết môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
	- Nêu ví dụ: môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
	- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
	- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
- Kĩ năng: Rèn KN quan sát, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy, thảo luận nhóm
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học 
 - GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 132 SGK.
 - HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: KT động não, Kt đặt và trả lời câu hỏi
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi:
+ Tài nguyên thiên nhiên là gì?
+ Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên?
+ Nêu ích lợi của tài nguyên thiên nhiên thực vật động vật?
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: KT thảo luận nhóm, Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, KT động não 
* Mục tiêu: 
- Nêu ví dụ: môi trường có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến đời sống con người và con người tác động trở lại môi trường tự nhiên. 
- GV chia nhóm (mỗi nhóm 4 HS), giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nêu nội dung hình vẽ minh hoạ trang 132, SGK.
+ Trong hình vẽ môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì?
+ Môi trường tự nhiên đã nhận từ các hoạt động của con người những gì?
- GV giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
- Các nhóm báo cáo kết quả. 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm HS làm việc tích cưc, đạt hiệu cao. 
- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì?
- Môi trường tự nhiên nhận lại từ con 
Người những gì? 
* GV kết luận: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người: thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việccác nguyên liệu và nhiên liệu như quặng, kim loại, than đá, dầu mỏ, năng lượng Mặt trờidùng trong sản xuất làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn. Môi trường còn là nơi tiếp nhận chất thải trong sinh hoạt. Trong qúa trình sản xuất và trong hoạt động khác của con người.
 Hoạt động 2: Trò chơi: “Nhóm nào nhanh hơn”
 Vai trò của môi trường đối với đời sống con người
- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê những gì môi trường cho và nhận từ con người.
- GV gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét phần chơi của các nhóm.
+ Điều gì xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại
- Các nhóm trao đổi, thảo luận, báo cáo kết quả:
+ Hình 1: Con người đang quạt bếp than. Môi trường đã cung cấp cho con người chất đốt và nhận từ hoạt động này là khí thải
+ Hình 2: Các bạn nhỏ đang bơi ở một bể bơi của một khu đô thị. Môi trường tự nhiên đã cung cấp đất cho con người để xây dựng nhà cử bể bơivà nhận lại từ con người là diên tích đất bị thu hẹp
+ Hình 3: Đàn trâu đang gặm cỏ bên bờ sông Môi trường đã cung cấp đất, bãi cỏ để chăn nuôi gia súc và nhận lại từ các hoạt động của con người phân của động vật
+ Hình 4: Bạn nhỏ đang uống nước... 
+ Hình 5: Hoạt động của đô thị
+ Hình 6: Môi trường đã cung cấp thức ăn cho con người.
- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, khu vui chơi giải trí các tài nguyên thiên nhiên phục vụ đời sống con người.
- Môi trường tự nhiên nhận lại từ con người các chất thải.
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày
Môi trường cho
Môi trường nhận
- Thức ăn
- Phân
- Nước uống
- Rác thải
- Không khí để thở
- Nước tiểu
- Đất
- Nước thải sinh hoạt
- Nước dùng trong công nghiệp
- Nước thải sinh hoạt
- Chất đốt
- Khói
- Gió
- Bụi 
- vàng
- Chất hoá học
- Dầu mỏ
- Khí thải
- Tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm,
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT trình bày 1 phút
- Cho HS đề xuất các cách sử dụng tiết kiệm điện, nước, ga,.. ở gia đình em và chia sẻ với bạn bè trong lớp.
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà thực hiện các cách sử dụng đã đề xuất.
- HS nghe và thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_21_nam_hoc_2022_2023.doc