Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023

- Nắm vững cách cộng, trừ phân số và số thập phân.

- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.

- HS làm bài 1, bài 2.

 - Kĩ năng Rèn KN quan sát, KN lắng nghe, KN tư duy tính toán, KN thực hành, chia sẻ, tự xác định kiến thức.

- Năng lực:

+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp

 

doc 52 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 23 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Soạn 11/2/2022
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2022
Tiết 2: Toán
LUYỆN TẬP ( trang 160 )
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nắm vững cách cộng, trừ phân số và số thập phân.
- Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải bài toán.
- HS làm bài 1, bài 2.
 - Kĩ năng Rèn KN quan sát, KN lắng nghe, KN tư duy tính toán, KN thực hành, chia sẻ, tự xác định kiến thức.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:
+ Nêu cách cộng phân số cùng mẫu số?
+ Nêu cách trừ phân số cùng mẫu số?
+ Nêu cách cộng phân số khác mẫu số?
 + Nêu cách trừ phân số khác mẫu số?
- Gv nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành: KT thảo luận nhóm, KT đông não
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài, chia sẻ trước lớp
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
-Yêu cầu HS làm bài
- Rèn kĩ năng sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để cộng trừ phân sô và số thập phân
- GV nhận xét chữa bài
Bài tập chờ:
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- Tính:
- Cả lớp làm vở, 2 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
a) 
b) 578,69 + 181,78 = 860,47
- Tính bằng cách thuận tiện nhất
- HS tự giải, 4 HS lên bảng làm bài, chia sẻ cách làm
c) 69,78 + 35,97 + 30,22 
= ( 69,78 + 30,22) + 35,97 
= 100 + 35,97 = 135,97
d) 83,46 – 30,98 – 72,47
= 83,45 – ( 30,98 + 72,47)
= 83,45 – 73,45 = 10
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả với giáo viên
Bài giải
Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng là:
 + = (số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là:
 - = (số tiền lương)
 = = 15%
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:
4000000 : 100 x 15 = 600000 (đồng)
Đáp số: a) 15% số tiền lương;
 b) 600000 đồng.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT trình bày 1 phút
- Cho HS tính bằng cách thuận tiện nhất:
17,64 - ( 5 - 4,36) =
- HS làm bài
17,64 - ( 5 - 4,36) = 17,64 - 5 + 4,36
 = 17,64 + 4,36 - 5
 = 22 - 5
 = 17
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. 
- Dặn HS ôn lại giải toán về tỉ số phần trăm.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập làm văn
Tiết 58: TRẢ BÀI VĂN TẢ CON VẬT
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
	- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn .
 - Kĩ năng: Rèn KN đọc viết văn đúng,dùng từ đăt câu đúng đọc diễn cảm bài văn, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, nghiêm túc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ ghi các lỗi phổ biến trong bài làm của HS 
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: KT động não
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS chuẩn bị
2. Hoạt động trả bài văn: KT trình bày 1 phút, Kt động não
* Mục tiêu: 
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả con vật (về bố cục, cách quan sát và chọn lọc chi tiết); nhận biết và sửa được lỗi trong bài.
- Viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn 
* Cách tiến hành:
*Nhận xét chung bài làm của HS:
- Gọi HS đọc lại đề bài
- Nhận xét chung
Ưu điểm:
GV đánh giá về các mặt:
+ Hiểu và viết đúng yêu cầu của đề bài thế nào.
+ Bố cục bài văn.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Sự sáng tạo trong cách dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, hoạt động, nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của con vật.
+ Hình thức trình bày bài văn.
- GV nêu tên những HS có bài làm tốt.
 Nhược điểm:
+ GV nêu lỗi điển hình về ý, dùng từ, đặt câu, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả.
+ Viết trên bảng phụ những lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách sửa chữa.
- Trả bài cho HS
* Hướng dẫn làm bài tập
- Yêu cầu HS tự sửa bài.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
* Học tập những bài văn hay, những đoạn văn tốt.
- Gọi một số HS có bài văn hay đọc cho các bạn nghe.
*. Hướng dẫn viết lại một đoạn văn.
- Gợi ý HS cách viết.
- Yêu cầu HS làm bài
- Gọi HS đọc đoạn đã viết lại.
- GV nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- Lắng nghe.
- HS thảo luận tìm cách sửa lỗi.
- Xem lại bài của mình
- HS trao đổi với bạn về nhận xét của GV, tự sửa lỗi trong bài của mình.
- HS nghe và tìm ra cách dùng từ, chọn ý, lối diễn đạt hay.
- HS viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay
- HS làm bài
- 3 – 5 HS đọc lại đoạn đã viết.
- HS nghe
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT động não
- Chia sẻ với bạn về bài viết của mình
- HS nghe và thực hiện
- GV yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại cả bài văn, HS có bài viết tốt về nhà đọc cho mọi người trong gia đình cùng nghe.
- Cả lớp đọc trước nội dung tiết TLV tới.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 59: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu hai chấm)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	- Hiểu tác dụng của dấu hai chấm (BT1).
	- Biết sử dụng đúng dấu hai chấm (BT2, BT3).
 - Giảm bớt nội dung bài tập, chuyển thành bài tập viết câu, đoạn.
 - Kĩ năng: Rèn KN dùng từ đăt câu, KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy, Thực hành và tự xác định kiến thức.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có ý thức và trách nhiệm sử dụng dấu câu phù hợp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng 
 - GV: Bảng phụ viết nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm 
 - HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động mở đầu: KT động não
- GV cho 2 HS đọc đoạn văn nói về các hoạt động trong giờ ra chơi và nêu tác dụng của mỗi dấu phẩy được dùng 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS đọc
- HS nhận xét
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: KT thảo luận nhóm, KT động não
Bài tập 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nhắc kiến thức về dấu hai chấm. Sau đó GV mở bảng phụ 
- GV giúp HS hiểu cách làm bài: 
Bảng gồm hai cột: cột bên trái nêu tác dụng của dấu hai chấm; vị trí của dấu hai chấm trong câu. Cột bên phải nêu các ví dụ về dấu hai chấm được dùng trong câu. Trong bảng còn 3 khoảng trống, nhiệm vụ của em: Điền nội dung thích hợp vào từng phần đó
- Yêu cầu HS làm bài
- Trình bày kết quả
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
 Bài tập 2 : HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS cách làm bài: đọc từng đoạn thơ, văn, xác định những chỗ nào dẫn lời nói trực tiếp hoặc dẫn lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 Bài tập 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài
- Yêu cầu HS đọc kĩ mẩu chuyện và làm bài
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng 
 - HS đọc yêu cầu cầu bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- Một HS nhìn bảng đọc lại. Cả lớp đọc nhẩm theo 
- HS theo dõi lắng nghe
- HS làm bài vào vở hoặc giấy nháp, 3- 4 HS làm bài vào bảng nhóm
- Những HS làm bài trên bảng nhóm trình bày kết quả 
a) Một chú công an vỗ vai em :
- Cháu quả là chàng gác rừng dũng cảm!
à Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học.
à Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
- HS nghe
- HS đọc yêu cầu của BT2. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm việc cá nhân, 3- 4 HS lên bảng thi làm bài 
 a) Dấu hai chấm đặt ở cuối dòng thơ thứ hai của khổ thơ 3: Nhăn nhó kêu rối rít:
 b) Dấu hai chấm đặt sau từ cầu xin 
 c) Dấu hai chấm đặt sau từ kì vĩ 
- HS đọc yêu cầu của BT 3. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài cá nhân, sửa lại câu văn của ông khách .
- HS chia sẻ trước lơp bài của mình
Lời giải :
- Người khách muốn nhờ người bán hàng ghi trên băng tang những lời lẽ như sau: “Kính viếng bác X. Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.” Nhưng vì lời nhắn của ông ta viết không rõ ràng, do thiếu một dấu hai chấm nên người bán hàng hiểu sai bức thư, viết thành: “Kính viếng bác X: Nếu còn chỗ (nếu trên thiên đàng còn chỗ trống), linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.”
+ Để người bán hàng khỏi hiểu lầm (cụm từ nếu còn chỗ được hiểu đúng là: Nếu còn chỗ để viết trên băng tang), cần thêm dấu hai chấm như sau: “Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: Linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.”
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT trình bày 1 phút
- Cho 1HS nhắc lại hai tác dụng của dấu hai chấm.
- HS nhắc lại:
+ Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đúng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng tr ... 2 : 0,1 = 62 
b) 12 : 0,5 = 24 20 : 0,25 = 80 
 11 : 0,25 = 44 24 : 0,5 = 48
- 1 HS nêu
- Cả lớp làm vào vở
- 3 HS lên bảng làm bài,chia sẻ cách làm
- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
- Khoanh vào D.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT động não
- Cho HS nêu kết quả của phép tính:
a) 7,05 : 0,1 =......
b) 0,563 : 0,001 = .....
c) 3,73 : 0,5 = .....
d) 9,4 : 0,25 = ......
- HS nêu
a) 7,05 : 0,1 = 70,5
b) 0,563 : 0,001 = 563
c) 3,73 : 0,5 = 7,46
d) 9,4 : 0,25 = 37,6
- Về nhà ôn lại bài, tập làm các bài tập tương tự.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2 :Luyện từ và câu
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu ngoặc kép )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nêu được tác dụng của dấu ngoặc kép và làm được bài tập thực hành về dấu ngoặc kép.
	- Viết được đoạn văn khoảng 5 câu có dùng dấu ngoặc kép (BT3).
 - Giảm bớt nội dung bài tập, chuyển thành bài tập viết câu, đoạn.
 - Kĩ năng: Rèn KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy, hợp tác, thực hành, KN tự xác định kiến thức. 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, sử dụng đúng các dấu câu khi viết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép.
 	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp, KT động não
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung là nêu các dấu câu đã học, nêu tác dụng của mỗi dấu câu(Mỗi bạn chỉ nêu 1 dấu câu).
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: KT thảo luận nhóm, KT động não
 Bài 1: HĐ cá nhan
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Yêu cầu HS đọc thầm từng câu văn và làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cặp đôi
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS trao đổi theo cặp và làm bài. 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ nhóm
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS suy nghĩ làm bài
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS dưới lớp trình bày
- GV nhận xét
- Cả lớp theo dõi
- Dấu ngặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó. Nếu lời nói trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép ta phải thêm dấu hai chấm.
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 
Lời giải:
Tốt- tô- chan rất yêu quý thầy hiệu trưởng. Em mơ ước lớn lên sẽ trở thành một giáo viên của trường, làm mọi việc giúp đỡ thầy. Em nghĩ : “ Phải nói ngay điều này để thầy biết ”. Thế là, trưa ấy, sau buổi học, em chờ sẵn thầy trước phòng họp và xin gặp thầy. Thầy hiệu trưởng vui vẻ mời em vào phòng. Ngồi đối diện với thầy và hơi nghiêng đầu mỉm cười, cô bé nói một cách chậm rãi, dịu dàng, ra vẻ người lớn: “ Thưa thầy, sau này lớn lên, em muốn làm nghề dạy học. Em sẽ học ở trường này”.
- Cả lớp theo dõi
- HS làm bài theo cặp
Lời giải:
 Lớp chúng tôi tổ chức một cuộc bình chọn “ Người giàu có nhất ”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long, bạn thân nhất của tôi. Cậu ta có cả một “ gia tài ” khổng lồ về các loại sách: sách bách khoa tri thức học sinh, từ điển tiếng Anh, sách bài tập toán và tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y- ô- ga, sách dạy chơi đàn oóc,..
- Cả lớp theo dõi
- 2 HS làm vào bảng nhóm, cả lớp viết vào vở 
- 2 HS làm bảng nhóm đọc bài làm của mình, chia sẻ kết quả với cả lớp
- 3 HS trình bày
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT động não
- Cho HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm.
- HS nêu
- GV nhận xét về tiết học. 
- Dặn HS ghi nhớ tác dụng của dấu ngoặc kép để sử dụng cho đúng khi viết bài.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập làm văn
Tiết 62:TẢ NGƯỜI ( Kiểm tra viết )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Nắm được cấu tạo và cách viết bài văn tả người.
- Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGk. Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.
 - Kĩ năng: Rèn KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy, hợp tác, KN thực hành 
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS hát
- GV kiểm tra việc chuẩn bị vở của HS
- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Trong tiết học trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập.
- HS hát
- HS chuẩn bị
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành: KT động não
* Hướng dẫn HS làm bài
- Gọi HS đọc đề bài
- GV nhắc HS :
+ 3 đề là 3 đề của tiết lập dàn ý trước. Các em nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập.
+ Dù viết theo đề bài cũ, các em cần kiểm tra lại dàn ý, chỉnh sửa. Sau đó, dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh đoạn văn 
* HS làm bài
- GV theo dõi HS làm bài
- Thu bài 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đề bài trong SGK
- HS lắng nghe
- Cả lớp làm bài 
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT động não
- Cho HS chia sẻ cách viết một bài văn tả người
- HS chia sẻ
- GV nhận xét tiết làm bài của HS
- Dặn HS về nhà viết lại bài cho hay hơn. 
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
 * Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4:Khoa học
TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
	- Biết một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
	- Kĩ năng: Rèn KN lắng nghe, chia sẻ, tư duy, thực hành, tự xác định kiến thức.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
- GV: SGK, bảng phụ, Thông tin và hình trang 136, 137 SGK.
- HS : SGK
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: KT tia chớp, KT động não
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" với nội dung các câu hỏi như sau:
+ Nêu một số hành động phá rừng ?
+ Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ?
+ Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng ?
+ Rừng mang lại cho chúng ta những ích lợi gì ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: KT thảo luận nhóm, KT động não
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
 Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận
- GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn.
+ Hình 1, 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ?
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ?
- Cho HS liên hệ thực tế
- GV kết luận: Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng ngày càng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, con người cần nhiều diện tích đất ở hơn. Ngoài ra, khoa học kĩ thuật phát triển, đời sống con người nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu vui chơi giải trí, phát triển công nghiệp, giao thông,
 Hoạt động 2 : Thảo luận
- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 trang 137
+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu đối với môi trường đất ?
+ Nêu những tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?
- GV nhận xét, kết luận: Có nhiều nguyên nhân làm cho đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái:
+ Dân số gia tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, nhu cầu lương thực tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy, người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng, trong đó có biện pháp bón phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, Những việc làm đó khiến môi trường đất, nước bị ô nhiễm.
+ Dân số tăng, lượng rác thải tăng, việc xử lí rác thải không hợp vệ sinh cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình, quan sát hình 1, 2 trang 136 và trả lời câu hỏi
+ Để trồng trọt. Hiện nay, .. sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát
+ Dân số ngày càng tăng, đô thị hóa ngày càng mở rộng nên nhu cầu về
- HS liên hệ thực tế
- HS quan sát hình 3, 4 trang 137, thảo luận, chia sẻ
+ Làm cho môi trường đất trồng bị suy thoái. Đất trồng bị ô nhiễm và không còn tơi xốp, màu mỡ như sử dụng phân.
 + Làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, bị suy thoái.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: KT động não
- Em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường đất ?
- HS nêu
- GV dặn HS sưu tầm một số tranh ảnh, thông tin về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó; chuẩn bị trước bài “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước ”.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_23_nam_hoc_2022_2023.doc