Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2022-2023

1. Kiến thức: Hiểu nội dung : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

2. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

 

docx 40 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 100Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
 Thứ hai ngày 27 tháng 2 năm 2023 
Buổi sáng: Chào cờ
Đồng chí Thảo phụ trách
-------------------------------------
Tập đọc
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Hiểu nội dung : Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê- đê xưa; kể được 1 đến 2 luật của nước ta (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3.Phẩm chất
-Chăm học, chăm làm. Tích cực trong các hoạt động GD
II. CHUẨN BỊ 
 - Giáo viên: GA ĐT, thiết bị thông minh
 - Học sinh: đọc trước bài ở nhà 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động: 
2. Khám phá: 
- Giới thiệu bài: 
HĐ 1:Hướng dẫn HS luyện đọc:
-Gọi 1 hs khá, giỏi đọc bài sau đó nêu cách chia đoạn 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1 . 
- YC HS thảo luận nhóm 4 theo các yêu cầu sau 
1.Tìm và luyện đọc đúng câu khó, dài 
2.Đọc nối tiếp toàn bài
3. Đọc các từ chú giải
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu bài văn : giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
HĐ 2: Tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi theo nhóm. 
+ Người xưa đặt ra tục lệ để làm gì ?
+ Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội ?
+ Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng ?
GV : Ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ từng loại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống thật sự, thanh bình.
+ Hãy kể tên của một số luật của nước ta hiện nay mà em biết 
Giáo viên phát phiếu và bút dạ cho các nhóm:
- GV mở bảng phụ viết sẵn tên 5 luật của nước ta. Gọi 1 HS đọc lại:
VD: Luật Giáo dục, luật giao thông đường bộ, luật bảo vệ môi trường, luật phổ cập giáop dục tiểu học, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. 
-Bài văn muốn nói lên điều gì ?
3. Thực hành:Luyện đọc diễn cảm :
- Mời 3 HS nối tiếp nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài tìm giọng đọc. 
 - GV hướng dẫn HS đọc một đoạn 3:
+ GV đọc mẫu, yêu cầu hs nêu giọng đọc, các từ cần nhấn giọng, 1 hs đọc-nx- 1 hs đọc lại nếu cần.
-YC HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
-Nhận xét, tuyên dương.
4. Vận dụng: 
+ Học qua bài này em biết được điều gì ? 
+ Giáo dục : Ta thấy xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp. 
-Hát 1 bài
- HS lắng nghe.
- Bài văn có thể chia 3 đoạn
+ Đoạn 1 : Về cách xử phạt. 
+ Đ 2 : Về tang chứng và nhân chứng.
+ Đoạn 3: Về các tội.
-3 HS đọc nối tiếp và chia sẻ cách phát âm các từ khó
- HS luyện đọc trong nhóm theo 4 yêu cầu
- Các nhóm báo cáo và chia sẻ từng nội dung trước lớp
-Lắng nghe
- Thảo luận nhóm
- Người xưa đặt ra tục lệ để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng. 
-Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình.
- Các mức xử phạt rất công bằng : Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song) ; chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co) ; người phạm tội là người anh em bà con cũng xử vậy.
- Tang chứng phải chắc chắn : phải nhìn tận mặt bắt tận tay ; lấy và giữ được gùi; khăn, áo, dao,  của kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc mới được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị .
- HS thảo luận theo nhóm đôi, dán tờ phiếu của nhóm mình : Luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật thương mại luật dầu khí, Luật tài nguyên nước, Luật tài nguyên thiên nhiên, Luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất
-1 hs đọc lại .
*Nội dung: Người Ê - đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng.
- 3 học sinh đọc, mỗi em một đoạn, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- Các từ cần nhấn giọng: Cây đa, cây đa, cây sung, cây sung, mẹ cha, mẹ cha, không hỏi cha,chẳng nói với mẹ, ông già bà cả, xét xử, đánh cắp, đủ giá, bồi thường gấp đôicùng đi, cùng bước, cùng nói, có tội.
- HS luyện đọc theo cặp, thi đọc.
- HS nêu
- HS nghe
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Nắm được các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
 - Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
 - HS làm bài 1, bài 2( cột 1).
2. Năng lực: 
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: 
- Giáo dục HS ý thức cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Khởi động 
2.Thực hành
 *HĐ 1: Làm cá nhân
- Yêu cầu hs làm bài cá nhân vào vở. Gv đặt câu hỏi tương tác với học sinh . 
- Muốn tính diện tích một mặt em làm thế nào?
- Muốn tính diện tích toàn phần HLP ta làm thế nào? Tại sao bạn lại nhân 6?
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm như thế nào?
* HĐ 2: Chia sẻ trước lớp
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp
Bài 1 : Củng cố về quy tắc tính diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương.
Bài 2: Hệ thống và củng cố về quy tắc tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật.
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, thể tích của hình hộp chữ nhật.
Bài 3: 
- Củng cố cách tìm thể tích gỗ còn lại.
3. Vận dụng
-Tính S, V của các đồ vật có dạng hình HCN, hình LP trong gia đình
4. Dặn dò
- Học bài và làm bài ở vở BTT
1 học sinh lên điều khiển các bạn ôn bài bằng trò chơi đố bạn: HS đố nhau cách tính S, V của các hình đã học
 Hs tự đọc đề, xác định yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở. Sau khi làm bài xong cho hs đổi chéo vở kiểm tra kết quả, chia sẻ bài làm trong nhóm, chia sẻ trước lớp.
- HS chia sẻ từng bài
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------
Chính tả
Viết đoạn văn nêu ý kiến của em về vai trò của một số qui định gần gũi với em
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: - Không viết chính tả. Viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về vai trò của một số quy định gần gũi với em (Luật Giao thông, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em...)
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT 2)
- HS khá giỏi giải được các câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử (BT 3)
2. Năng lực: 
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ 
 - Giáo viên: Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ.
 - Học sinh: Vở viết, bút mài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Gv nhận xét, giới thiệu bài
2. Khám phá:
HĐ1: Hướng dẫn viết đoạn văn
-Yêu cầu HS nhắc lại tên một số Luật ở nước ta mà em biết
- Cho HS viết đoạn văn ngắn nêu ý kiến của em về vai trò của một số quy định gần gũi với em (Luật Giao thông, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em...)
-Gv có thể gợi ý: Em thích luật nào? Luật ấy có vai trò ra sao trong đời sống và xã hội? Nếu mọi người chấp hành luật không tốt thì điều gì sẽ xảy ra?
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 2 : Gọi hs đọc đề bài.
- Gọi một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK. Yêu cầu hs làm bài.
- GV thu 6 bài chính tả để viết nhận xét vào vở. 
GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng:
Bài tập 3 : Gọi hs đọc đề bài. 
- GV treo tờ phiếu viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1,2,3,4,5)lên bảng, mời một HS đọc lại các câu đó bằng thơ. 
- GV : Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên một số nhân vật lịch sử.
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
3. Vận dụng 
- YC HS chia sẻ cách viết hoa tên người (tên người dân tộc), tên địa lí.
4. Dặn dò:
-Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố ở BT3, đố lại người thân.
- Nhận xét bài chính tả của hs
-Thi kể tên các Luật ở nước ta mà em biết.
-Luật Giao thông, Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Hôn nhân gia đình.....
VD: Em thấy Luật Giao thông vô cùng quan trọng. Nhờ có Luật giao thông mà mọi người biết mình cần phải làm gì để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Các quy định xử phạt những người vi phạm Luật Giao thông cũng rất rõ ràng, có tính răn đe nghiêm khắc. Đặc biệt, thời gian gần đây, Luật Giao thông có bổ sung các điều khoản quy định về việc cấm uống rượu bia trước khi tham gia giao thông được nhiều người ủng hộ. Là học sinh, em và các bạn luôn thi đua nhau chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông...
Bài tập 2. Tìm các tên riêng trong đoạn thơ.
- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ. 
Bài tập 3. Giải câu đố và viết đúng tên các nhân vật lịch sử trong câu đố sau:
- Một HS đọc nội dung BT3:
Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo;Vua Quang Trung,Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông
- HS cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố.
-HS nêu.
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------
Đạo đức
EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
-Biết Tổ quốc em là Việt Nam: Tổ quốc em thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có  ... u.
+ Kể tên các sông lớn ở châu Á, châu Âu.
+ Nêu đặc điểm về địa hình châu Á, châu Âu.
-Cả lớp theo dõi cuộc chơi và nhận xét.
-1HS lên bảng làm bài trên bảng lớp.
Tiêu chí
Châu Á
Châu Âu
Diện tích 
b
a
Khí hậu 
c
d
Địa hình 
e
g
Chủng tộc
i
h
HĐ kinh tế
k
l
Câu hỏi
Đáp án
 1.Châu Á nằm ở bán cầu nào? 2.Châu Á giáp với những đại dương nào? 
3.Châu Á chịu ảnh hưởng của mấy đới khí hậu? 
 4.Châu Á được chia thành mấy khu vực? 
 5.Châu Âu nằm ở phía nào của châu Á? 6.Những phía nào giáp biển và đại dương 
7.Dãy núi nào là gianh giới giữa châu Âu và châu Á? 
 8.Đỉnh núi nào của châu Á được gọi là nóc nhà của thế giới? 
 9.Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới? 
 10.Nước nào có số dân đông nhất thế giới? 
Bắc
BBD, TBD, ÂĐD
3
6
Tây 
bắc, nam, tây
U-ran, Cáp-ca
Ê-vơ-rét
Liên Bang Nga
Trung Quốc
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------
Lịch sử
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 
1. Kiến thức:
 - Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,... của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:
 + Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).
 + Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- Hiểu được đường Trường Sơn góp phần to lớp vào vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
2. Năng lực:
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn
3. Phẩm chất: 
-Chăm chỉ học tập;thích tìm hiểu về lịch sử ;Tự hào về lịch sử dân tộc.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam; các hình minh họa trong SGK; phiếu học tập, tranh ảnh về đường Trường Sơn.
- HS: đọc trước bài
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
- Nhận xét, giới thiệu bài
2. Khám phá:
* Hoạt đông 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
- GV treo bản đồ Việt Nam, cho hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn 
- GV nêu: đường Trường Sơn bắt đầu từ hữu ngạn sông Mã- Thanh Hóa, qua miền Tây Nghệ An đến miền đông Nam Bộ. Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
GV hỏi:
- Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với hai miền Bắc – Nam của nước ta?
- Vì sao trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn?
- Tại sao ta lại chọn mở đường qua dãy núi Trường Sơn ?
* Hoạt động 2: Những tấm gương anh dũng trên đường Trường Sơn.
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, yêu cầu:
- Tìm hiểu và kể lại câu chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh?
-Tổ chức cho hs thi kể chuyện về anh Nguyễn Viết Sinh : 
- GV nhận xét và cho hs bình chọn bạn kể hay nhất.
* GV kết luận: Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, đường Trường Sơn từng diễn ra nhiều cuộc chiến công, thấm đượm biết bao mồ hôi, máu và nước mắt của bộ đội và thanh niên xung phong.
* Hoạt đông 3: Tầm quan trọng của đường Trường Sơn.
- Cho HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi :
- Tuyến đường Trường Sơn có vai trò như thế nào trong sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc ta?
- Cho đại diện nhóm nêu ý kiến, cả lớp nhận xét, bổ sung và thống nhất ý kiến:
- Liên hệ: Ngày nay đường Trường Sơn được xây dựng lại, ngày càng mở rộng, đây là tuyến giao thông quan trọng nối hai miền Nam-Bắc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước	
- Cho hs đọc mục ghi nhớ trong SGK 
- Đường Trường Sơn còn có tên gọi khác là gì?
3. Vận dụng:
- Chia sẻ với mọi người những điều em biết về đường Trường Sơn huyền thoại.
 - Cả lớp hát
- Hs quan sát chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn trên bản đồ Việt Nam
- Đường Trường Sơn là đường nối liền hai miền Bắc – Nam của nước ta.
- Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho các miền Nam kháng chiến, ngày 19 - 5 - 1959 Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
- Vì đường đi giữa rừng khó bị địch phát hiện, quân ta dựa vào rừng để che mắt kẻ thù 
- Lần lượt từng HS dựa vào SGK và tập kể lại câu chuyện của anh Nguyễn Viết Sinh.
- 2 HS thi kể trước lớp.
- Hs nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. Suy nghĩ và trả lời câu hỏi :
- Trong những năm tháng kháng chiếnchống Mĩ cứu nước, đường Trường Sơn là con đường huyết mạch nối hai miền Nam Bắc, trên con đường này biết bao người con miền Bắc đã vào miền Nam chiến đấu, đã chuyển cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí,để miền Nam đánh thắng kẻ thù.
- HS nghe và thực hiện
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------
Sinh hoạt tập thể
KIỂM ĐIỂM TUẦN 24
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức- HS nhận rõ những ưu khuyết điểm trong tuần để phát huy ưu điểm, hạn chế và khắc phục nhược điểm.
- Đề ra phương hướng phấn đấu tuần 25
2. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh ý thức tự giác, thực hiện nội quy, nhiệm vụ học tập.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Nhiệm vụ tuần tới
 - Học sinh: Sổ theo dõi thi đua
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bình xét danh hiệu thi đua
- Cho HS tự bình xét danh hiệu thi đua tuần 24.
- GV tổng hợp nhận xét chung về các mặt.
 + Khen biểu dương những em có nhiều thành tích trong học tập:..
 + Động viên những HS có tiến bộ:........................................................
 + Phê bình, nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm, không có ý thức phấn đấu vươn lên:.
2. Phương hướng tuần 25
- Thực hiện nghiêm túc các nội qui của lớp, trường.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học phải có lí do chính đáng.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Trong lớp tích cực, phát biểu ý kiến.
- Vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
3.Sinh hoạt theo chủ điểm:Tổng kết thi đua
- Các tổ tập hợp báo cáo
- Cho HS trình bày các tiết mục đã chẩn bị.
- GV khen biểu dương sự chuẩn bị của HS
- Các tổ trưởng nhận xét ưu điểm, tồn tại của các thành viên trong tổ về các mặt học tập, thực hiện nề nếp. Đề xuất tên các cá nhân xuất sắc nhất trong tổ được khen
-Lớp trưởng tổng hợp, xin ý kiến của GVCN
- Lắng nghe
-HS trao đổi cặp hoặc nhóm tìm các biện pháp khắc phục tồn tại và mục tiêu phấn đấu tuần mới
- Nối tiếp trình bày ý kiến
- Các tổ trình bày những tiết mục đã chuẩn bị như diễn kịch, hát, đọc thơ, kể chuyện
- Cả lớp cổ vũ
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------
Tiếng Anh
Đồng chí Khánh phụ trách
-------------------------------------
Tiếng Việt ôn
LUYỆN TẬP NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: - Giúp HS ôn tập củng cố về cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
2.Năng lực: Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
3, Phẩm chất: -HS chăm chỉ học bài và làm bài tập; Tham gia tốt các hoạt động học tập.
-Giáo dục Hs có ý thức thể hiện tình cảm với người được tả.
II. CHUẨN BỊ - : GV: Giáo án điện tử ghi bài tập
- HS: thẻ TN
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động GV
Hoạt động HS
* HĐ 1: Củng cố (Cá nhân)
Yêu cầu cả lớp làm bài 12,13,14 TNTV trang 26
- Quan sát theo dõi, giúp đỡ HS yếu 
- Gv đặt câu hỏi tương tác với từng nhóm, từng học sinh
+ Đoạn văn có mấy câu? Câu nào là câu ghép? Vì sao? Xác định các vế câu của câu ghép đó? Các vế được nối với nhau bằng cách nào?Các vế có quan hệ với nhau như thế nào?
+ Bài 13 : - Có mấy cặp QHT biểu thị quan hệ tăng tiến? là những cặp nào? 
+ Bài 14: Đoạn văn có mấy câu ghép chỉ quan hệ tăng tiến? Vì sao biết?
-Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp bằng Trò chơi Truyền hoa.
- Ưu tiên nhóm yếu chia sẻ bài dễ trước
HĐ 2: Vận dụng (Nhóm)
Giao cho các nhóm làm bài sau
Bài 4: Viết 1 đoạn văn ngắn nói về1 HS giỏi trong đó có sử dụng câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến giữa các vế câu.
+ Nhóm 1 làm bài 15 trang 27, bài 13 trang 31 TNTV. Đặt 2 câu ghép thể hiện mối quan hệ tăng tiến
+ Nhóm 2 làm bài 5 trang 27 TNTV và bài 4
+ Nhóm 3 : Xác định CN, VN của các câu ghép tìm được ở bài 12,14 và bài 4
- Quan sát theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn
- Gv đặt câu hỏi tương tác với từng nhóm, từng học sinh
3. Củng cố- Dặn dò:- Nhận xét tiết học.
- HS làm cá nhân rồi chia sẻ cặp đôi
- HS trình bày kết quả trước lớp.
+ Bài 12: Câu 3
+ Bài 13: chẳng những mà còn, chẳng những. mà, 
+ Bài 14: 2 câu ghép
- HS chia sẻ trước lớp các câu hỏi như giáo viên đã tương tác
- Nhóm 2 viết từ 3-5 câu
- Nhóm 3 viết từ 5 câu trở lên
- Trao đổi trong nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng theo 3 việc 
+ Việc 1: Làm cá nhân
+ Việc 2: chia sẻ với bạn trong nhóm 
+ Việc 3: thống nhất đáp án và sửa sai
Câu 15: + Đèo Pha Đin không chỉ dài tới 32 km, mà còn dốc đứng và có tới 60 khúc quanh gấp, đầy bất trắc.
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------
Mĩ thuật
Đồng chí Quyên phụ trách
--------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2022_2023.docx