Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu.

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 

doc 41 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 293Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 2022
Tập đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
	- GDAN - QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi tre bảo vệ đất nước.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
	- Phẩm chất: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Gọi 4 HS thi đọc bài : Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc:
+ Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?	
- GV nhận xét và bổ sung cho từng HS
- Giới thiệu bài -ghi bảng 
- HS đọc
- HS trả lời
- HS nghe
- HS mở sách
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài văn.
- YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng .
- YC học sinh chia đoạn . 
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài trong nhóm. 
- YC học sinh tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
- Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
- 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp lần 1 và luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.
+ Hs nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Học sinh đọc chú giải trong sgk. 
- Từng cặp luyện đọc.
- 1 học sinh đọc.
- HS lắng nghe.
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: 
- YC học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận trả lời câu hỏi: 
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. 
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng 
?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ? 
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- Yêu cầu học sinh tìm nội dung của bài văn. 
 - Học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, chia sẻ 
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu,Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
- Có hoa hải đường rực đỏ, có cánh bướm bay lượn. Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vời vợi. Bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn. 
+ Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Dù ai đi bất cứ đâu...cũng phải nhớ đến ngày giỗ Tổ. Không được quên cội nguồn. 
- HS thảo luận, nêu:
Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
* Cách tiến hành:
 - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.
- Bài văn nên đọc với giọng như thế nào?
- GV nhận xét cách đọc,hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc.
- Gọi 3 em thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương.
- 3 học sinh đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm , thi đọc
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4phút)
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?
- Giáo dục hs lòng biết ơn tổ tiên.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà tìm hiểu về các Vua Hùng.
- HS nghe và thực hiện
Đ¹o ®øc 
PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
Điều chỉnh theo CV 405 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
1. Kiến thức: Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại; các biểu hiện của trẻ em bị xâm hại; hậu quả của việc xâm hại trẻ em
2. Kĩ năng: Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bi xâm hại.;Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại; Một số qui định của pháp luật về phòng tránh xâm hại trẻ em.
3. Phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
4. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: Tranh minh họa 1 số hình ảnh liên quan nội dung bài, tình huống bị xâm hại. 
- HS: Sưu tầm 1 số tranh ảnh về trẻ em bị xâm hại
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Tiết 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
-Cho HS hát vui
- Giới thiệu bài - ghi bảng
-HS hát
-HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu: Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại? 
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật 
+ Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?
- GV ghi nhanh ý kiến của học sinh
- GV nêu: Nếu trẻ bị xâm hại về thể chất, tình dục... chúng ta phải làm gì để đề phòng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
- GV nhận xét bổ sung
 Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ
- HS đưa tình huống
- GV giúp đõ, hưỡng dẫn từng nhóm
Ví dụ: Tình huống 1: Nam đến nhà Bắc chơi gần 9 giờ tối. Nam đứng dậy đi về thì Bắc cứ cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó?
- Gọi các đội lên đóng kịch
- Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
+ Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?
+ Theo em có thể tâm sự với ai?
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.
+ Tranh 1: Đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng chất gây nghiện.
+ Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối đêm đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ.
+ Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ.
- HS hoạt động nhóm ghi vào phiếu học tập. Các nhóm trình bày ý kiến
- HS thảo luận theo tổ
- Học sinh làm kịch bản
Nam: Thôi, muôn rồi tớ về đây.
Bắc: Còn sớm... ở lại xem một đĩa anh em siêu nhân đi.
Nam: Mẹ tớ dặn phải về sớm, không nêu đi một mình vào buổi tối.
Bắc: Cậu là con trai sợ gì chứ?
Nam: Trai hay gái thì cũng không nêu đi về quá muồn. Nhỡ gặp kẻ xấu thì có nguy cơ bị xâm hại.
Bắc: Thế cậu về đi nhé...
- 2 học sinh trao đổi
+ Đứng dậy ngay
+ Bỏ đi chỗ khác
+ Nhìn thẳng vào mặt người đó
+ Chạy đến chỗ có người
+ Phải nói ngay với người lớn.
+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo.
3.Hoạt động tiếp nối:(2 phút)
+ Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta phải làm gì?
- HS nêu
Toán
	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ II)
--------------------------------------------------------
Lịch sử
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn:
 + Tết Mậu Thân 1968, quân và dân miền Nam đồng loạt tổng tiến công và nổi dậy ở khắp các thành phố và thị xã.
 + Cuộc chiến đấu tại Sứ quán Mĩ diễn ra quyết liệt và là sự kiện tiêu biểu cúa cuộc Tổng tiến công.
- Nắm được ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 với cách mạng miền Nam
- Giáo dục HS tình yêu quê hương, ham tìm hiểu lịch sử nước nhà.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Ảnh tư liệu
 	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
 	 - Kĩ thuật đặt câu hỏi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" trả lời câu hỏi:
+ Ta mở đường Trường Sơn nhằm mục đích gì?
+ Đường Trường Sơn có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta?
- Cho HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS trả lời
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Biết cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân dân miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân (1968), tiêu biểu là cuộc chiến đấu ở Sứ quán Mĩ tại Sài Gòn
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Diễn biến cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo trước lớp.
+ Tết Mậu Thân đã diễn ra sự kiện lịch sử gì ở miền Nam?
+ Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong dịp Tết Mậu Thân 1968? Trận nào là trận tiêu biểu trong đợt tấn công này?
 + Cùng với tấn công vào Sài Gòn, quân giải phóng đã tiến côn ... ạt động cần lấy năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Hình e: Bánh xe nước. Bánh xe nước hoạt động cần có năng lượng nước từ nước chảy.
+ Hình g: Tàu hỏa. Để tàu hỏa hoạt động cần lấy năng lượng chất đốt từ than đá (xăng dầu).
+ Hình h: Hệ thống pin mặt trời. Để hệ thống pin hoạt động cần năng lượng mặt trời.
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV
- HS chơi trò chơi
1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.
2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.
3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- HS làm bài
- Sau khi HS vẽ xong, lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình. 
- Giám khảo chấm 
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Dặn HS về nhà tuyên truyền với mọi người về việc tiết kiệm sử dụng năng lượng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- HS nghe và thực hiện
- Vận dụng kiến thức về năng lượng để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- HS nghe và thực hiện
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- HS làm bài 1(b); bài 2, bài 3.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Bảng phụ
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếu hộp bí mật" nêu cách cộng, trừ số đo thời gian và một số lưu ý khi cộng, trừ số đo thời gian.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - HS làm bài 1(b); bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
 Bài 1b: HĐ cá nhân
- Gọi 1 em đọc đề bài. 
- Cho HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn và thống nhất kết quả tính.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HĐ nhóm
- GV gọi HS đọc đề bài toán trong SGK.
 - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?
+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào? 	
- Cho HS đặt tính và tính. 
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài 
- Cho cả lớp làm vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra
- GV nhận xét , kết luận
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân, chia sẻ
- GV kết luận
- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HS tự làm vào vở, chia sẻ kết quả
b) 1,6giờ = 96phút
 2giờ 15phút = 135phút
 2,5phút= 150giây
 4phút 25giây= 265giây
- Tính
- HS thảo luận nhóm
+ Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.
+Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
a) 2năm 5tháng + 13năm 6tháng
+
 2năm 5tháng 
 13năm 6tháng
 15năm 11tháng
b) 4ngày 21giờ + 5ngày 15giờ
+
 4ngày 21giờ 
 5ngày 15giờ
 9ngày 36giờ = 10ngày 12giờ
c) 13giờ 34phút + 6giờ 35phút
+
 13giờ 34phút
 6giờ 35phút
 19giờ 69phút = 20giờ 9phút
- HS đọc đề, chia sẻ yêu cầu
- HS làm bài, đổi chéo vở để kiểm tra
- Nx bài làm của bạn, bổ sung.
 a. 4 năm 3 tháng
 - 2 năm 8 tháng
hay 3 năm 15 tháng
 - 2 năm 8 tháng
 1 năm 7 tháng
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
 Bài giải
Hai sự kiện trên cách nhau là:
 1961 - 1492 = 469 (năm)
 Đáp số: 469 năm
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
+ Cho HS tính:
 26 giờ 35 phút	 
- 17 giờ 17 phút
+ HS tính:
 26 giờ 35 phút	 
- 17 giờ 17 phút
 9 giờ 18 phút 
- Dặn HS về nhà vận dụng cách cộng trừ số đo thời gian vào thực tế cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
Tập làm văn
 TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cách viết đoạn đối thoại.
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
- HS HTT biết phân vai để đọc lại màn kịch.(BT2, 3)
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Biết sử dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bảng nhóm.
 	- HS : SGK, vở viết
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận , ...
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" : nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nối tiếp nhau phát biểu : Các vở kịch : Ở vương quốc Tương lai ; Lòng dân; Người Công dân số Một.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
 - HS (M3,4) biết phân vai để đọc lại màn kịch.(BT2, 3)
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ nhóm
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi, sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì ?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào ?
- GV kết luận
Bài tập 2: HĐ nhóm
Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở. 
- Gọi 1 nhóm trình bày bài làm của mình. 
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- Bổ sung những nhóm viết đạt yêu cầu.
Bài tập 3: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho 1 HS đọc thành tiếng trước lớp 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Cho 3 nhóm diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.
- HS đọc yêu cầu và đoạn trích. HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- HS thảo luận, chia sẻ
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông
+Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha
+ Trần Thủ Độ : nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu : vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.
- Dựa vào nội dung của trich đoạn trên (SGK). Hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch. 
- HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- HS tìm lời đối thoại phù hợp.
- Các nhóm trình bày đoạn đối thoại.
- HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Phân vai đọc (hoặc diễn thử) màn kịch kịch trên 
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi phân vai
+ Trần Thủ Độ 
+ Phú ông
+ Người dẫn chuyện
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Gọi 1 nhóm diễn kịch hay lên diễn cho cả lớp xem.
- HS thực hiện
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
BỔ SUNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2021_2022.doc