Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh

- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

 

doc 44 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2022-2023 - Vũ Đình Thịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ hai ngày 6 tháng 3 năm 2023
Tập đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
1. Yêu cầu cần đạt
- Kiến thức- kĩ năng 
	- Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
	- GDAN - QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi tre bảo vệ đất nước.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
	- Phẩm chất: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.
2. Đồ dùng dạy học 
 - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Gọi 4 HS thi đọc bài : Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc:
+ Người liên lạc ngụy trang hộp thư mật khéo léo như thế nào?	
- GV nhận xét và bổ sung cho từng HS
- Giới thiệu bài -ghi bảng 
- HS đọc
- HS trả lời
- HS nghe
- HS mở sách
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Luyện đọc
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài văn.
- YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu tranh, ảnh về đền Hùng .
- YC học sinh chia đoạn . 
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài trong nhóm. 
- YC học sinh tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
- Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
- 1 học sinh đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc nối tiếp lần 1 và luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.
+ Hs nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Học sinh đọc chú giải trong sgk. 
- Từng cặp luyện đọc.
- 1 học sinh đọc.
- HS lắng nghe.
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: 
- YC học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận trả lời câu hỏi: 
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. 
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng 
?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ? 
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? “Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- Yêu cầu học sinh tìm nội dung của bài văn. 
 - Học sinh đọc thầm theo đoạn và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi, chia sẻ 
+ Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
+ Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu,Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
- Có hoa hải đường rực đỏ, có cánh bướm bay lượn. Bên trái là đỉnh Ba Vì cao vời vợi. Bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là núi Sóc Sơn. 
+ Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Dù ai đi bất cứ đâu...cũng phải nhớ đến ngày giỗ Tổ. Không được quên cội nguồn. 
- HS thảo luận, nêu:
Nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
* Cách tiến hành:
 - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.
- Bài văn nên đọc với giọng như thế nào?
- GV nhận xét cách đọc,hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2, nhấn mạnh các từ: kề bên, thật là đẹp, trấn giữ, đỡ lấy, đánh thắng, mải miết, xanh mát,
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc.
- Gọi 3 em thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương.
- 3 học sinh đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm , thi đọc
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Bài văn muốn nói lên điều gì ?
- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?
- Giáo dục hs lòng biết ơn tổ tiên.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà tìm hiểu về các Vua Hùng.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
	Không
Toán
	KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (GIỮA HỌC KÌ II)
Địa lí
CHÂU PHI
1. Yêu cầu cần đạt
- Kiến thức- kĩ năng 
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
 	+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
 	+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
 	+Khí hậu nóng và khô.
 	+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa- ha-ra trên bản đồ( lược đồ).
- HS năng khiếu:
+ Giả thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
+Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
- GD HS ý thức ham tìm hiểu địa lí.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
2. Đồ dùng dạy học 
 - GV: Lược đồ, bản đồ; quả địa cầu
 - HS: SGK, vở
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
 - Cho HS chơi trò chơi"Hộp quà bí mật" nội dung câu hỏi về các nét chính của châu Á và châu Âu.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu châu Phi.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi.
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân , trả lòi câu hỏi, rồi chia sẻ trước lớp:
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất?
+ Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
- Yêu cầu xem SGK trang 103 
+ Tìm số đo diện tích của châu Phi.
+ So sánh diện tích của châu phi với các châu lục khác?
- GVKL:
Hoạt động 2: Địa hình châu Phi
- HS thảo luận theo cặp 
- Yêu cầu quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, thảo luận theo câu hỏi: 
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ?
+ Kể tên và nêu vị trí của bồn địa ở châu Phi?
+ Kể tên và nêu các cao nguyên của châu phi ?
+ Kể tên và chỉ vị trí các con sông lớn của châu Phi ?
+ Kể tên các hồ lớn ở châu Phi?
- GV tổng kết
Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng HS theo dõi, nhận xét.
+ Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật rất nghèo nàn?
+ Vì sao các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
- GV tiểu kết
- HS quan sát 
- HS đọc SGK 
- Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam 
- Châu Phi giáp với các châu lục và đại dương sau: 
Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải ; Phía đông bắc, đông và đông nam giáp với Ấn Độ Dương.
Phía tây và tây nam giáp Đại Tây Dương 
- Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi 
- HS đọc SGK
- Diện tích châu Phi là 30 triệu km2 
- Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ, diện tích nước này gấp 3 lần diện tích châu Âu.
- HS thảo luận
- HS quan sát , chia sẻ kết quả
- Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi là cao nguyên khổng lồ trên các bồn địa lớn.
- Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, Nin Thượng, Côn Gô, Ca-la-ha-ri.
- Các cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi..
- Các con sông lớn : Sông Nin, Ni-giê, Côn- gô, Dăm- be-di
- Hồ Sát, hồ Vic-to-ri-a
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hoang mạc có khí hậu nóng nhất thế giới; sông ngòi không có nước; cây cối, động thực vật không phát triển được.
- Xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển , làm thức ăn cho động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ phát triển.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Khi học về châu Phi, điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi. Hãy sưu tầm thông tin về vấn đề em quan tâm.
- HS nghe và thực hiện
- Vẽ một bức tranh treo trí tưởng tượng của em về thiên nhiên châu Phi.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
	Không
Khoa học
ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiết 1)
1. Yêu cầu cần đạt
- Kiến thức- kĩ năng 
	- Ôn tập về các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
	- Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.
	- Yêu thiên nhiên và có thái độ tôn trọng các thành tựu khoa học .
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học 
 	- GV: Hình vẽ trang 101, 102 SGK
 	- HS : SGK
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ" trả lời các câu hỏi:
+ Nêu 1 số biện pháp để phòng tránh bị điện giật?
+Vì sao cần sử dụng năng lượng điện một cách hợp lí?
+ Em và gia đình đã làm gì để thực hiện tiết kiệm điện? 
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- Hs nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* ... cầu cần đạt
- Kiến thức- kĩ năng 
	- Ôn tập về các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
	- Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.
	- Yêu thiên nhiên và có thái độ tôn trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật .
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học 
- GV: Hình trang 101, 102 SGK.
- HS : Tranh ảnh, pin, bóng đèn, dây dẫn.
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: 
 - Ôn tập về các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
 - Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 2: Năng lượng lấy từ đâu?
- Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp
- HS quan sát hình minh họa trang 102, SGK, thảo luận, trả lời từng câu hỏi.
- Gọi đai diện HS phát biểu, cho HS khác nhận xét và bổ sung
- GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng
Hoạt động 3: Các dụng cụ, máy móc sử dụng điện
- GV tổ chức cho HS tìm các dụng cụ, máy móc sử dụng điện dưới dạng trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng”
- Cách tiến hành:
+ GV chia lớp thành 2 đội và nêu luật chơi
+ GV cùng cả lớp tổng kết, kiểm tra số dụng cụ, máy móc sử dụng điện mà mỗi nhóm tìm được.
+ GV tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc
 Hoạt động 4: Nhà tuyên truyền giỏi
- GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động, tuyên truyền.
- Yêu cầu HS làm bài
- Trình bày kết quả
- GV cho thành lập ban giám khảo để chấm tranh, chấm lời tuyên truyền.
- GV trao giải cho HS theo từng đề tài.
- HS trao đổi, thảo luận
- HS tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 hình minh họa.
* Lời giải:
+ Hình a: xe đạp. Muốn cho xe đạp chạy cần năng lượng cơ bắp của người: tay, chân.
+ Hình b: Máy bay. Máy bay lấy năng lượng chất đốt từ xăng để hoạt động.
+ Hình c: Tàu thủy. Tàu thủy chạy cần năng lượng gió, nước.
+ Hình d: Ô tô. Để ô tô hoạt động cần lấy năng lượng chất đốt từ xăng.
+ Hình e: Bánh xe nước. Bánh xe nước hoạt động cần có năng lượng nước từ nước chảy.
+ Hình g: Tàu hỏa. Để tàu hỏa hoạt động cần lấy năng lượng chất đốt từ than đá (xăng dầu).
+ Hình h: Hệ thống pin mặt trời. Để hệ thống pin hoạt động cần năng lượng mặt trời.
- HS hoạt động theo hướng dẫn của GV
- HS chơi trò chơi
1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.
2. Tiết kiệm khi sử dụng điện.
3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- HS làm bài
- Sau khi HS vẽ xong, lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình. 
- Giám khảo chấm 
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Dặn HS về nhà tuyên truyền với mọi người về việc tiết kiệm sử dụng năng lượng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- HS nghe và thực hiện
- Vận dụng kiến thức về năng lượng để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
	Không
Thứ sáu ngày 9 tháng 3 năm 2023
Toán
LUYỆN TẬP
1. Yêu cầu cần đạt
- Kiến thức- kĩ năng 
- Biết cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
- HS làm bài 1(b); bài 2, bài 3.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
2. Đồ dùng dạy học 
 - Giáo viên: Bảng phụ
 - Học sinh: Vở, SGK
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếu hộp bí mật" nêu cách cộng, trừ số đo thời gian và một số lưu ý khi cộng, trừ số đo thời gian.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: 
 - Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.
 - HS làm bài 1(b); bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
 Bài 1b: HĐ cá nhân
- Gọi 1 em đọc đề bài. 
- Cho HS tự làm bài, chia sẻ kết quả
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn và thống nhất kết quả tính.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HĐ nhóm
- GV gọi HS đọc đề bài toán trong SGK.
 - Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?
+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào? 	
- Cho HS đặt tính và tính. 
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV gọi HS đọc đề bài 
- Cho cả lớp làm vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra
- GV nhận xét , kết luận
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân, chia sẻ
- GV kết luận
- Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HS tự làm vào vở, chia sẻ kết quả
b) 1,6giờ = 96phút
 2giờ 15phút = 135phút
 2,5phút= 150giây
 4phút 25giây= 265giây
- Tính
- HS thảo luận nhóm
+ Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.
+Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
a) 2năm 5tháng + 13năm 6tháng
+
 2năm 5tháng 
 13năm 6tháng
 15năm 11tháng
b) 4ngày 21giờ + 5ngày 15giờ
+
 4ngày 21giờ 
 5ngày 15giờ
 9ngày 36giờ = 10ngày 12giờ
c) 13giờ 34phút + 6giờ 35phút
+
 13giờ 34phút
 6giờ 35phút
 19giờ 69phút = 20giờ 9phút
- HS đọc đề, chia sẻ yêu cầu
- HS làm bài, đổi chéo vở để kiểm tra
- Nx bài làm của bạn, bổ sung.
 a. 4 năm 3 tháng
 - 2 năm 8 tháng
hay 3 năm 15 tháng
 - 2 năm 8 tháng
 1 năm 7 tháng
- HS làm bài, chia sẻ kết quả
 Bài giải
Hai sự kiện trên cách nhau là:
 1961 - 1492 = 469 (năm)
 Đáp số: 469 năm
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
+ Cho HS tính:
 26 giờ 35 phút	 
- 17 giờ 17 phút
+ HS tính:
 26 giờ 35 phút	 
- 17 giờ 17 phút
 9 giờ 18 phút 
- Dặn HS về nhà vận dụng cách cộng trừ số đo thời gian vào thực tế cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
	Không
Tập làm văn
 TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
1. Yêu cầu cần đạt
- Kiến thức- kĩ năng 
- Nắm được cách viết đoạn đối thoại.
- Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
- HS HTT biết phân vai để đọc lại màn kịch.(BT2, 3)
- Năng lực 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất Biết sử dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
2. Đồ dùng dạy học 
 	- GV: Bảng nhóm.
 	- HS : SGK, vở viết
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" : nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nối tiếp nhau phát biểu : Các vở kịch : Ở vương quốc Tương lai ; Lòng dân; Người Công dân số Một.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành
* Mục tiêu: 
 - Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2).
 - HS (M3,4) biết phân vai để đọc lại màn kịch.(BT2, 3)
* Cách tiến hành:
Bài tập 1: HĐ nhóm
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi, sau đó chia sẻ trước lớp:
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì ?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào ?
- GV kết luận
Bài tập 2: HĐ nhóm
Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở. 
- Gọi 1 nhóm trình bày bài làm của mình. 
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại của nhóm.
- Bổ sung những nhóm viết đạt yêu cầu.
Bài tập 3: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho 1 HS đọc thành tiếng trước lớp 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Cho 3 nhóm diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.
- HS đọc yêu cầu và đoạn trích. HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- HS thảo luận, chia sẻ
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông
+Thái sư nói với kẻ muốn xin làm chức câu đương rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương thì phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha
+ Trần Thủ Độ : nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu : vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn.
- Dựa vào nội dung của trich đoạn trên (SGK). Hãy cùng các bạn trong nhóm viết tiếp lời thoại để hoàn chỉnh màn kịch. 
- HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- HS tìm lời đối thoại phù hợp.
- Các nhóm trình bày đoạn đối thoại.
- HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.
- HS đọc yêu cầu của bài tập: Phân vai đọc (hoặc diễn thử) màn kịch kịch trên 
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi phân vai
+ Trần Thủ Độ 
+ Phú ông
+ Người dẫn chuyện
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Gọi 1 nhóm diễn kịch hay lên diễn cho cả lớp xem.
- HS thực hiện
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
- HS nghe và thực hiện
4. Điều chỉnh sau bài dạy
	Không
Sinh hoạt
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN 25
1. Yêu cầu cần đạt
- Kiến thức-kĩ năng Học sinh thấy ưu nhược điểm của mình trong đợt thi đua. Từ đó có ý thức vươn lên trong tuần sau.
- Năng lực Giáo dục học sinh có ý thức xây dựng nề nếp tốt.
- Phẩm chất Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS.
2. Chuẩn bị 	
Nội dung sinh hoạt
3. Các hoạt động dạy học
3.1.Tổ chức
3.2. Nội dung
a) Nhận xét 
* Ưu điểm
* Nhược điểm
b) Phương hướng tuần sau
- Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Học và làm bài đầy đủ.
- Giữ gìn lớp học và khu chuyên sạch sẽ.
- Nhận xét giờ
4. Điều chỉnh sau tiết dạy
	Không
Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2022_2023_vu_dinh_thi.doc