Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2022-2023

+ Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

+ Đọc trôi chảy toàn bài thơ ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

+ Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện lời của thầy giáo Chu.

 

docx 32 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 26 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ Hai ngày 13 tháng 3 năm 2023
Chào cờ
Đồng chí Thảo phụ trách
-------------------------------------
Tập đọc
NGHĨA THẦY TRÒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
+ Đọc đúng các tiếng từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
+ Đọc trôi chảy toàn bài thơ ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
+ Đọc diễn cảm toàn bài , thể hiện lời của thầy giáo Chu.
- Đọc hiểu: 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: YC 1 HS điều khiến chơi trò chơi
2. Khám phá :
2.1. Giới thiệu bài 
2.2.Hướng dẫn luyện đọc
- Gọi một học sinh khá giỏi đọc cả bài và nêu cách chia đoạn.
- Mời học sinh đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài. 
- Cho học sinh luyện đọc nhóm 3 dưới sự điều khiển của nhóm trưởng theo yêu cầu của gv:
1.Tìm và luyện đọc đúng câu khó, dài 
2.Đọc nối tiếp toàn bài
3. Đọc các từ chú giải
- Kiểm tra đọc nhóm	
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
2.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
*Đoạn 1:
+ Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
+ Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?.
*Đoạn 2 : 
+ Tình cảm của thầy giáo Chu đối với người thầy đã dạy mình từ hồi vỡ lòng như thế nào ?
+ Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tình cảm của thầy giáo Chu đối với thầy giáo cũ? .
*Đoạn 3 : 
+ Những thành ngữ, tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ thầy giáo +Em còn biết thêm câu thành ngữ, tục ngữ ca dao nào có nội dung tương tự ?
+ GV:Truyền thống tôn sư trọng đạo được mọi thế hệ người Việt Nam bồi đắp, giữ gìn và nâng cao. Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh. Mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
- Bài văn nói lên điều gì ?
- Liện hệ HS trong lớp
 + Em đã làm gì để thể hiện lòng biết ơn các thầy cô giáo?
 + Để thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn các thầy cô giáo chúng ta cần phải làm gì?
3. Thực hành - Luyện đọc diễn cảm: 
- Cho 3 học sinh đọc diễn cảm bài văn và nêu giọng đọc của từng đoạn.
- Giáo viên đưa bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc và hướng dẫn học sinh đọc theo quy trình (đoạn Từ sáng sớm đến dạ ran.)
- Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc diển cảm.
- Giáo viên nhận xét và khen những học sinh đọc đúng, hay.
4. Củng cố- Dặn dò
-Bài văn nói lên điều gì ?
- Dặn học sinh về nhà tìm hiểu truyện kể về tình thầy trò truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Viêt Nam.
1 bạn lên điều khiển các bạn chơi trò chơi
“ Truyền hoa” Đọc các câu thành ngữ, tục ngữ viết về quan hệ thầy trò
- HS nghe và quan sát tranh
- Một học sinh khá giỏi đọc cả bài, cả lớp đọc thầm theo trong sách giáo khoa. 
- 3 đoạn 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ mang ơn rất nặng”
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “tạ ơn thầy”
+ Đoạn 3: Phần còn lại .
- Luyện đọc trong nhóm theo các yêu cầu của giáo viên dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm chia sẻ từng yêu cầu và nhận xét
- Lắng nghe.
-HS trình bày nối tiếp kết quả thảo luận
+ Đến để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yu quý, lòng kính trọng thầy, người đã dạy dìu dắt họ trưởng thành.
+ Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước nhà thầy để mừng thọ thầy. Họ dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Khi nghe thầy nói đi cùng với thầy “tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng” họ đồng thanh dạ ran 
Ý 1: Tấm lòng tôn kính của học trò đối với thầy giáo Chu.
+ Thầy giáo Chu rất tôn kính cụ đồ đã dạy thầy từ thuở vỡ lòng.
+ Thầy mời các học trò của mình cùng tới thăm cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ : “Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy .”
Ý 2:Tình cảm của thầy giáo Chu đối với học trò
+ Đó là 3 câu : - Uống nước nhớ nguồn.
- Tôn sư trọng đạo .
- Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Học sinh trả lời: 
Không thầy đố mày làm nên .
Kính thầy yêu bạn. 
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yu lấy thầy
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Làm sao cho biết những ngày ước ao.
Ý 3: Giáo dục tấm lòng nhớ ơn thầy cô.
Nội dung : Bài văn ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
-Nối tiếp nêu
-Nối tiếp nêu
- 3 học sinh nối tiếp đọc diễn cảm bài văn, tìm giọng đọc. Cả lớp lắng nghe.
- Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
+ Lời thầy Chu nói với học trò : ôn tồn, thân mật.
+ Lời thầy nói với cụ đồ già : kính cẩn.
Nhấn giọng: tề tựu, mừng thọ, ngay ngắn, ngồi, dâng biếu, hỏi thăm, bảo ban, cảm ơn, mời tất cả, mang ơn rất nặng, đồng thanh dạ ran.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc.
- Lớp nhận xét.
- 1 hs nêu
- Lắng nghe
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
.............................................................................................................................................................
-------------------------------------
Toán
NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
- Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Khám phá
2.1. Giới thiệu bài – Ghi đầu bài.
2.2. Hướng dẫn HS thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số:
*Ví dụ 1: GV đưa bài toán như SGK, yêu cầu hs tự đọc và phân tích đề, tìm cách làm.
- Yêu cầu hs nêu cách làm.
- YC hs dựa vào các kiến thức đã học về phép nhân và các kiến thức về thời gian hãy thảo luận nhóm 4 để tìm kết quả của bài toán.
- Mời đại diện các nhóm trình bay, chia sẻ.
- GV nhận xét, chốt cách làm nhanh và thuận tiện, đó là đặt tính.
- Mời học sinh nêu lại cách đặt tính rồi tính phép nhân số đo thời gian trên.
- Nhận xét và mời một vài em nêu lại.
Ví dụ 2: GV đưa ví dụ 2, yêu cầu học sinh dựa vào những kiến thức đã học và VD1 thảo luận cặp đôi tìm kết quả của bài toán.
- Khi nào cần đổi kết quả?
- Đổi như thế nào?
- Gọi HS nêu lại cách thực hiện.
- Nêu cách nhân số đo thời gian với một số?
- Mời vài hs nhắc lại, các bạn khác nhẩm thuộc ngay tại lớp.
3.Thực hành - luyện tập:
- Cho học sinh làm bài tập, bạn nào nhanh làm cả bài 2.
- Gv quan sát, giúp học sinh yếu.
- Mời học sinh chia sẻ bài 1 trước lớp.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng
- Khi nào cần đổi kết quả?
*YC HS nêu lại cách nhân số đo thời gian.
- Yc HS làm cá nhân bài 2, 3 sau đó chia sẻ cặp 
 - Mời một học sinh nêu cách làm và kết quả bài 2, nhận xét, chốt kết quả đúng và khen những học sinh đã làm được và đúng cả bài 2.
- Chia sẻ cách làm khác
- Muốn tìm thời gian để đóng 12 000 cái hộp em phải làm gì?
4. Củng cố -Dặn dò
-Nêu cách nhân số đo thời gian với một số?
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
1 bạn lên cho các bạn hát bài.
-1 học sinh đọc và phân tích đề, cả lớp đọc thầm.
- HS nhóm 4 tìm kết quả của bài toán
- Đại diện trình bày trước lớp,lớp chia sẻ, nêu cách làm khác
 Ta lấy số thời gian làm một sản phẩm nhân với 3.Ta phải thực hiện phép nhân :
1giờ 10phút × 3 = ?
 ( Cách khác: đổi ra phút rồi nhân với 3 được kết quả có đơn vị phút , đổi kết quả ra số đo có 2 đơn vị giờ và phút)
-Học sinh thảo luận cặp đôi tìm kết quả của bài toán.
- Đại diện một cặp trình bày trước lớp, lớp nhận xét, chia sẻ.
.
- Khi nhân số đo thời gian với một số, ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo của đơn vị nhỏ lớn hơn hặc bằng 1 đơn vị lớn liền kề thì thực hiện chuyển đổi sang đợn vị hàng lớn hơn liền kề.
-HS làm bài cá nhân rồi trao đổi cặp đôi kết quả tính
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
.............................................................................................................................................................
-------------------------------------
 Chính tả (Nghe-viết)
LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nghe viết chính xác, đẹp bài chính tả Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.
- Làm đúng bài tập về viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Biết được công dụng của dấu gạch nối là để tách các âm tiết ( tiếng) của một từ. Phân biệt được dấu gạch nối với dấu gạch ngang
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Thực hành: 
2.1-Giới thiệu bài :
2.2.Hướng dẫn viết chính tả.
- Giáo viên gọi HS đọc bài chính tả một lượt 
+ Bài chính tả nói lên điều gì?
-YCHS thảo luận cặp đôi tìm các từ chỉ tên riêng, các từ có tiếng bắt đầu bằng âm n/l, tìm cách viết và viết ra bảng con.
- Nhận xét chữ ở bảng con.
- Khi viết tên riêng nước ngoài ta cần viết như thế nào?
* Gv giới thiệu công dụng của dấu gạch nối: Các em quan sát các tên riêng trên và cho biết giữa các tiếng trong mỗi bộ phận của các tên riêng được nối với nhau ntn? ( Bắng dấu gạch nối)
- Vậy dấu gạch nối có tác dụng gì?
 - Dấu gạch nối có phải là dấu gạch ngang không?
- YC học sinh gấp sgk, nghe viết.
- Giáo viên đọc từng câu hoặc bộ phận cuả câu cho học sinh viết (2 lần).
* Chấm sửa bài.
- Giáo viên đọc lại tòan bài chính tả.
- Yêu cầu học sinh đổi vở soát lỗi .
- YC hs mở bài chính tả ở SGK tự soát lỗi.
2.3. Hướng dẫn học sinh làm bt:
*Bài 2: 
- Cho học sinh làm bài cá nhân.
+ Giáo viên giải thích thêm.
* Công xã Pa-ri: tên một cuộc cách mạng (viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng đó).
* Quốc tế ca : tên một tác phẩm (viết hoa chữ cái đầu tạo thành tên riêng 
- Nhận xét .
3. Củng cố- Dặn dò.
- Mời học sinh nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên dịa lí nước ngoài.
- Dặn học sinh ghi nhớ qui tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
- Nhận xét bài viết chính tả của hs, các lỗi hs thường gặp.
 1hs lên đọc cho các bạn hát bài
 - Học sinh theo dõi trong sgk.
- Bài chính tả giải thích lịch sử ra đời của Ngày Quốc tế Lao động 1-5.
-HS tìm và luyện viết các từ chỉ tên riêng, các từ có tiếng bắt đầu bằng âm n/l 
-Chi-ca-gô, Niu yok, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ- làn sóng, nặng nề
- Chia sẻ cách viết
+ Các từ ở dòng đầu viết như thế nào? Cách viết có gì khác nhau?
+ Từ làn bắt đầu bằng âm nào? Phân biệt làn và nàn ?
+ Từ nặng nề có nghĩa là gì ?
- Nối các tiếng trong mỗi bộ phận tạo thành tên riêng
- Không. Vì vậy tránh nhầm 2 dấu này. Gạch nối ngắn hơn, gạch ngang dài hơn
- HS ghi nhớ để viết bài
- Học sinh gấp sách giáo khoa, nghe viết.
 Học sinh tự soát lỗi.
- Học sinh đổi vở cho nhau để sửa lỗi.
- Hs mở bài chính tả ở SGK tự soát lỗi.
- Học sinh làm bài cá nhân, chia sẻ cặp đôi.
- 1 học sinh trình bày
+ Tên riêng và qui tắc viết tên riêng đó.
- HS nêu quy tắc.
- Lắng nghe
IV.Điều chỉn ... .............................................................................................................
-------------------------------------
Thể dục
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI: CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Thực hiện ném bóng 150 gam trúng đích cố định
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Phần mở đầu ( 6-10 phút) (Cả lớp)
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu bài học
- Cho HS chạy chậm
- Cho HS khởi động
- Cho HS ôn các động tác của bài thể dục
2.Phần cơ bản ( 18-22 phút): (Cả lớp)
 Có thể không thực hiện tung và bắt bóng qua khoeo chân.
- Cho HS ôn tung bằng 1 tay, bắt bóng bằng hai tay, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân
- GV nêu tên động tác, cho 1 – 2 HS giỏi làm mẫu, cho HS tập đồng loạt theo từng hàng
- Ôn ném bóng 150 gam trúng đích: như tiết trước
- Tổ chức trò chơi chuyền và bắt bóng tiếp sức: như tiết trước
3.Phần kết thúc (4-6 phút) (Cả lớp)
- Cho HS chạy chậm thả lỏng, hít thở sâu
- Cùng HS hệ thống bài
- Giao bài về nhà: ôn động tác ném bóng
- Tập hợp theo 3 tổ lắng nghe
- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập
- Lớp trưởng điều khiển cả lớp xoay các khớp rồi ôn các động tác của bài TD
 Lắng nghe
- HS tập theo theo hàng do GV điều khiển
- HS ôn ném bóng theo tổ
- Thực hiện theo yêu cầu của GV
- Nhắc lại nội dung vừa ôn luyện
- Ghi nhớ
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
.............................................................................................................................................................
--------------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu ngày 17 tháng 3 năm 2023
Toán
VẬN TỐC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc; Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
*Bổ sung: giới thiệu đơn vị đo m/s; km/h
II. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
2. Khám phá
2.1.Giới thiệu bài- ghi đầu bài.
2.2.Hướng dẫn tìm hiểu bài:
*Giới thiệu k/ niệm về vận tốc.
Bài toán 1: GV đưa ví dụ SGK.
- YC hs đọc và suy nghĩ nêu cách tính.
- Gọi HS nêu cách tính GV ghi bảng
- GV nói: mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vắn tắt vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki- lô- mét giờ, viết tắt là 42,5 km/h.
-GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc trong bài toán này là km/ giờ.
H: Hãy thảo luận cặp đôi nêu cách tính vận tốc ?
- Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc như thế nào?
Bài toán 2:GV đưa bài toán .
Yêu cầu hs đọc, phân tích đề và dựa vào công thức tính vận tốc để tính.
- Gv giúp học sinh yếu
-Cho học sinh trình bày
- Nhận xét, lưu ý viết đơn vị của vận tốc ở kết quả.
3, Thực hành
Bài 1: - Cho HS làm bài 1,2vở bài tập , chia sẻ cặp đôi. Bạn nào nhanh làm cả bài 3.
- Gv giúp đỡ học sinh yếu.
- Mời học sinh chia sẻ, các bạn nhận xét.
- Nhận xét.
- Mời 1 học sinh nêu cách làm và kết quả bài 3, chốt kết quả đúng, khen những bạn làm nhanh, làm đúng.
- H: Nêu công thức và cách tính vận tốc ?
4. Củng cố, dặn dò
Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau : Luyện tập.
1 hs lên cho các bạn hát bài:
- Lắng nghe
 - Học sinh làm bài cá nhân, sau đó chia sẻ cặp đôi - 1 học sinh trình bày
- Học sinh thảo luận cặp đôi nêu
*Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- Nếu quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v thì ta có công thức tính vận tốc là: v= s : t
Tóm tắt: s : 60m
 t : 10 giây
 v :  m/ s ? 
-1 học sinh trình bày:
s
- HS làm bài vào vở, chia sẻ cặp đôi.
Bài 1: 1 bạn trình bày, các bạn nhận xét.
+ Dựa vào đâu bạn viết đơn vị vận tốc là km/giờ?
+ Muốn tính vận tốc ta làm thế nào?
Bài 2: 1 bạn trình bày
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
.............................................................................................................................................................
-------------------------------------
Địa lý
CHÂU PHI (TIẾP THEO)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
êu được dân số của châu Phi ( theo số liệu năm 2004).
- Nêu được đa số dân cư châu Phi là người da đen.
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh tế của kinh tế châu Phi.
- Nêu được một số nét tiêu biểu về Ai cập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
HS chỉ bản đồ
GV nhận xét.
2. Khám phá:
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Các hoạt động: 
HĐ1: Dân cư châu Phi
- Cho HS đọc bảng số liệu về diện tích và số dân các châu lục.
H: Nêu số dân của châu Phi? So sánh số dân châu Phi với các châu lục khác?
H: Quan sát hình minh hoạ 3 trang 118 và mô tả đặc điểm bên ngoài của người dân châu Phi?
H: Người dân châu Phi sinh sống chủ yếu ở những vùng nào?
GV kết luận HĐ 2: Hoạt động kinh tế:
 Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi để trả lời các câu hỏi.
H : Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục đã học?
H : Đời sống người dân châu Phi còn có những khó khăn gì? 
H : Em có biết vì sao các nước châu Phi lại có nền kinh tế phát triển chậm khônH 
- Liên hệ: Khai thác khoáng sản ở châu Phi trong đó có dầu khí.
HĐ3: Ai Cập
- Cho HS hoạt động theo nhóm: đọc SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
H : Quan sát bản đồ, cho biết vị trí của đất nước Ai Cập. Ai Cập có dòng sông nào chảy qua?
H : Dựa vào hình 5 và vốn hiểu biết, cho biết Ai Cập nổi tiếng về công trình kiến trúc cổ nào?
- Cho Hs đọc ghi nhớ SGK
3. Củng cố - dặn dò
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rừng rậm A-ma-dôn.
1 hs lên cho các bạn ôn bài:
H: Tìm và nêu vị trí của châu Phi trên lược đồ tự nhiên?
H: Tìm và chỉ vị trí của sa mạc Xa-ha-ra và xa-van trên lược đồ tự nhiên châu Phi?
H: Chỉ vị trí của các sông lớn của châu Phi trên lược đồ tự nhiên châu Phi?
- Lắng nghe
- Học sinh hoạt động cặp đôi đọc bảng số liệu về diện tích và số dân các châu lục và trả lời các câu hỏi.
- Đại diện chia sẻ trước lớp:
- Hoạt động cặp đôi đọc thông tin và trả lời
* Học sinh chia sẻ trược lớp:
Hoạt động nhóm
Đại diện nhóm trình bày
- Hs đọc ghi nhớ SGK
- 2 hs trả lời lại bài học 
- Lắng nghe
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
.............................................................................................................................................................
-------------------------------------
Lịch sử
CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết cuối năm 1972, Mĩ dùng máy bay B52 ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mưu khuất phục nhân dân ta. Quân và dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt “Điện Biên Phủ trên không”.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động
2, Khám phá
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Các hoạt động:
HĐ1:Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc dùng B52 bắn phá Hà Nội
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
+ Nêu tình hình của ta trên mặt trận chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau cuộc tổng tiến công và nội dậy Tết Mậu Thân 1968 .
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến trước lớp .
HĐ 2: Hà Nội 12 ngày đêm quyết chiến
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 
+Cuộc chiến đấu chống máy bay Mĩ phá hoại năm 1972 của quân và dân Hà Nội bắt đầu và kết thúc vào ngày nào ?
+Lực lượng và phạm vi phá hoại của máy bay Mĩ ?
+Hãy kể lại trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội .
-GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận trước lớp.
HĐ3: Ý nghĩa chiến thắng 12 ngày đêm của quân dân Hà Nội
-GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để tìm hiểu ý nghĩa của cuộc chiến đấu 12 ngày đêm chống máy bay Mĩ phá hoại theo các câu hỏi sau :
3.Củng cố dặn dò
1 bạn lên điều khiển các bạn hát
-HS đọc SGK và rút ra câu trả lời, sau đó ghi vào phiếu học tập của mình
-Mỗi vấn đề 1 Hs phát biểu ý kiến, sau đó các HS khác bổ sung ý kiến .
HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS, cùng thảo luân và ghi ý kiến của nhóm vào phiếu học tập .
theo dõi và bổ sung ý kiến .
-Tự suy nghĩ và trả lời câu hỏi .
+Một số Hs nêu ý kiến trước lớp .
-
+Vì chiến thắng này mang lại kết quả to lớn cho ta, còn Mĩ bị thiệt hại nặng nề như Pháp trong trận ĐBP năm 1954 .
- Nêu
- Lắng nghe
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
.............................................................................................................................................................
-------------------------------------
Sinh hoạt tập thể
KIỂM ĐIỂM TUẦN 26
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nhận rõ những ưu khuyết điểm trong tuần để phát huy ưu điểm, hạn chế và khắc phục nhược điểm.
- Đề ra phương hướng phấn đấu tuần 27
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bình xét danh hiệu thi đua
- Cho HS tự bình xét danh hiệu thi đua tuần 26.
- GV tổng hợp nhận xét chung về các mặt.
 + Khen biểu dương những em có nhiều thành tích trong học tập:..
 + Động viên những HS có tiến bộ:.
......................................................
 + Phê bình, nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm, không có ý thức phấn đấu vươn lên:.
2. Phương hướng tuần 27
- Thực hiện nghiêm túc các nội qui của lớp, trường.
- Đi học đầy đủ, đúng giờ, nghỉ học phải có lí do chính đáng.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp
- Trong lớp tích cực, phát biểu ý kiến.
- Vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ
3.Sinh hoạt theo chủ điểm:Tổng kết thi đua
- Các tổ tập hợp báo cáo
- Cho HS trình bày các tiết mục đã chẩn bị.
- GV khen biểu dương sự chuẩn bị của HS
- Các tổ trưởng nhận xét ưu điểm, tồn tại của các thành viên trong tổ về các mặt học tập, thực hiện nề nếp. Đề xuất tên các cá nhân xuất sắc nhất trong tổ được khen
-Lớp trưởng tổng hợp, xin ý kiến của GVCN
- Lắng nghe
-HS trao đổi cặp hoặc nhóm tìm các biện pháp khắc phục tồn tại và mục tiêu phấn đấu tuần mới
- Nối tiếp trình bày ý kiến
- Các tổ trình bày những tiết mục đã chuẩn bị như diễn kịch, hát, đọc thơ, kể chuyện
- Cả lớp cổ vũ
IV.Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có)
.............................................................................................................................................................
-------------------------------------
Tiếng Anh
Đồng chí Khánh phụ trách
-------------------------------------
Mĩ thuật
Đồng chí Quyên phụ trách
--------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_26_nam_hoc_2022_2023.docx