Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Bình Trị Đông A

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Bình Trị Đông A

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.

- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.

- Ghi chép được vắn tắt ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay

- Tích hợp: KNS, NT

- Từ đó góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung.

 

doc 37 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 829Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Bình Trị Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH TRỊ ĐÔNG A
KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP 5.1
TUẦN 27
(Từ 20/3/2023 đến 24/3/2023)
Thứ/
Ngày
Buổi
Tiết
Môn/
Phân môn
Tên bài dạy
Ghi chú
Hai 20/3
Sáng
1
HĐTT
Chào cờ đầu tuần
2
Tập đọc
Tranh làng Hồ
3
Toán
Luyện tập (tr. 139)
4
Lịch sử
Lễ kí Hiệp định Pa-ri
5
Đạo đức
Em yêu hoà bình
Ba 
21/3
Sáng
1
Thể dục
Bài 53: Môn thể thao tự chọn đá cầu – Trò chơi “Chuyền và bắt bóng tiếp sức”
2
Chính tả
Nhớ - viết: Cửa sông
3
Toán
Quãng đường (tr. 140)
4
LTVC
MRVT: Truyền thống
5
Khoa học
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ (tiết 2)
Tư 
22/3
Sáng
1
Tập đọc
Đất nước
2
TLV
Ôn tập tả cây cối
3
Mĩ thuật
Bài 19: Vẽ tranh đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân
4
Toán
Luyện tập (tr. 141)
5
Kĩ thuật
Lắp xe ben (tiết 2)
Năm 23/3
Sáng
1
LTVC
Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối 
2
Địa lí
Dân số và các chủng tộc trên thế giới
3
Toán
Thời gian (tr. 142)
4
Thể dục
Bài 54: Môn thể thao tự chọn đá cầu – Trò chơi “Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”
5
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Sáu
24/3
Sáng
1
TLV
Tả cây cối (Kiểm tra viết)
2
Khoa học
Sinh sản của động vật
3
Toán
 Luyện tập (tr. 143)
4
Âm nhạc
- Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa
- Tập đọc nhạc số 8: Mây chiều
5
HĐTT
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai, ngày 20 tháng 3 năm 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ: NHỚ NGUỒN
Tiết 53 - TẬP ĐỌC - TRANH LÀNG HỒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
- Ghi chép được vắn tắt ý tưởng, chi tiết quan trọng vào phiếu đọc sách hoặc sổ tay 
- Tích hợp: KNS, NT
- Từ đó góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS đọc đoạn 1 bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung của bài tậpđọc đó.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS đọc
- HS nghe
- Ghi bảng 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm chia đoạn
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 1, tìm từ khó.Sau đó báo cáo kết quả.
- Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm lần 2, tìm câu khó. GV tổ chức cho HS đọc câu khó.
- GV cho HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
- 1 HS đọc to, lớp theo dõi, chia đoạn:
+ Đ1: Ngày còn ít tuổi ... và tươi vui.
+ Đ2: Phải yêu mến ... gà mái mẹ.
+ Đ3: Kĩ thuật tranh ... hết bài.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 1, kết hợp luyện đọc từ khó.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài lần 2, kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- HS đọc chú giải
- HS đọc theo cặp
- HS theo dõi
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: 
- YC HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: 
+ Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hằng ngày của làng quê Việt Nam ?
+ Kĩ thuật tạo hình của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ?
+ Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?
- Nêu nội dung bài
- HS thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi: 
+ Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
+ Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.
+ Vì những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hỉnh và tươi vui.
- HS nêu
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài
- Gọi HS nêu giọng đọc toàn bài
- Vì sao cần đọc như vậy?
- Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3:
+ GV đưa ra đoạn văn 3.
+ Gọi 1 HS đọc mẫu và nêu cách đọc 
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp 
- Tổ chức cho HS thi đọc 
- GV nhận xét 
- Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng
- HS nêu
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp
- 3 HS thi đọc diễn cảm
- HS theo dõi
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: 
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài văn.
- Qua tìm hiểu bài học hôm nay em có suy nghĩ gì?
- HS nhắc lại
- HS trả lời
- Dặn HS về nhà sưu tầm tìm hiểu các bức tranh làng Hồ mà em thích.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau tiết dạy:
-GV cần tập trung rèn cho HS cách đọc đúng từ ngữ, đọc đúng câu, từng đoạn với giọng ca ngợi và biết tự tin nêu quan điểm ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
.............................................
 KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN
 CHỦ ĐỀ: CHƯƠNG 4: VẬN TỐC - QUÃNG ĐƯỜNG - THỜI GIAN.
Tiết 131 – LUYỆN TẬP (trang 139)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
- BT: 1,2,3
- Tích hợp: KNS	
- Từ đó góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên: bảng nhóm; bài trình chiếu.
- Học sinh: vở nháp, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- GV gọi HS đọc đề toán, thảo luận cặp đôi:
+ Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét HS
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, chia sẻ yêu cầu bài toán:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Cho 1 HS làm vở
- GV nhận xét HS
Bài 3: HĐ cá nhân
- Yêu HS đọc đề bài toán
- Cho HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả
- GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng.
- Chốt lời giải đúng.
- HS đọc to đề bài cho cả lớp cùng nghe
- HS thảo luận cặp đôi
+ Ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.
- HS làm bài, 1 HS đại diện lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả
- Lớp theo dõi, nhận xét.
Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m/phút)
 Đáp số: 1050 m/phút
- 1HS đọc đề bài, chia sẻ yêu cầu bài toán
+ Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tìm vận tốc.
- HS làm vở, chia sẻ kết quả
S
130km
147km
210m
t
4 giờ
3 giờ
6 giây
V
32,5km/ giờ
49km/giờ
35m/giây
- HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS chữa bài, chia sẻ kết quả
Bài giải
Quãng dường người đó đi bằng ô tô là:
25 – 5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số: 40km/giờ
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Cho HS đọc lại công thức tính vận tốc
- HS đọc 
- Chia sẻ với mọi người cách tính vận tốc của chuyển động khi biết quãng đường và thời gian.
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau tiết dạy:
-GV cần gợi ý để HS tự vận dụng thực hiện tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau đã học để giải các bài toán liên quan.
............................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ
CHỦ ĐỀ: XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở MIỀN BẮC VÀ ĐẤU TRANH
 THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC ( 1954 – 1975)
TIẾT 27 - LỄ KÍ HIỆP ĐỊNH PA-RI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Biết ngày 27/1/1973, Mĩ buộc phải kí hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- Biết những điểm cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri. 
* HS K-G biết lí do Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. thất bại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc trong năm 1972.
- Tích hợp: QPAN, LSĐP, TT HCM
- Từ đó góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: SGK, ảnh tư liệu, hình minh hoạ SGK
 - HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS TLCH Tại sao Mĩ ném bom nhằm huỷ diệt Hà Nội?
 - GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động1: Vì sao Mĩ phải kí hiệp định Pa- ri? Khung cảnh lễ kí hiệp định Pa- ri
- Nêu nguyên nhân dẫn đến sự kéo dài của hội nghị Pa-ri?
- Tại sao vào thời điểm sau năm 1972, Mĩ phải kí hiệp định Pa- ri?
- Lễ kí hiệp định Pa-ri được diễn ra vào thời gian nào, ở đâu?
- Trước kí hiệp định Pa- ri, ta đã có hiệp định nào, ở đâu, bao giờ?
Hoạt động 2: Nội dung cơ bản và ý nghĩa của hiệp định Pa- ri
- Hãy thuật lại diễn biến kí kết hiệp định Pa-ri
- Phân biệt cờ đỏ sao vàng với cờ nửa đỏ, nửa xanh giữa có ngôi sao vàng?
- Nêu ý nghĩa lịch sử của hiệp dịnh Pa-ri về Việt Nam.
- HS thảo luận nhóm, báo cáo trước lớp
- Sau những đòn bất ngờ, choáng váng trong tết Mậu thân 1968, Mĩ buộc phải thương lượng với hai đoàn đại biểu của ta. Nhưng với dã tâm tiếp tục xâm chiếm nước ta, Mĩ tìm cách trì hoãn, không chịu kí hiệp định. Cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh Việt Nam kéo dài nhiều năm.
- Chỉ sau những thất bại nặng nề ở hai miền Bắc, Nam trong năm 1972, Mĩ mới buộc phải kí hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình.
- Được diễn ra tại thủ đô Pa- ri, thủ đô nước Pháp vào ngày 27-1-1973.
- Trước kí hiệp định Pa- ri ta đã có hiệp định Giơ - ne-vơ (Thuỵ Sĩ) Vào ngày 21-7-1974
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận
- Đại diện HS trong nhóm thuật lại trước lớp
- Cờ đỏ sao vàng : cờ Tổ quốc
- Cờ nửa đỏ, nửa xanh: cờ của Mặt trận dân tộc dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
+ Đế quốc Mĩ thừa nhận sự thất bại ở Miền Nam.
+ Đánh dấu một thắng lợi lịch sử mang tính chiến lược: Đế quốc Mĩ phải rút quân khỏi Miền Nam Việt Nam. 
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV chốt lại ND bài
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
- Tìm hiểu thêm nội dung của hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau tiết dạy:
-GV cần tổ chức cho HS thực hiện cá thể hóa khi TLCH để biết những điểm cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri. 
.......................................................................................................................................
Thứ Ba, ngày 21 tháng 3 năm 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ: NHỚ NGUỒN
Tiết 27 - CHÍNH TẢ - (Nhớ – viết) CỬA SÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhớ – viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, kh ... , đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS nđọc
- HS nghe
- HS mở vở 
2. Hoạt động thực hành:
* Hướng dẫn HS làm bài 
- GV nêu đề bài. 
- Yêu cầu HS chọn một trong các đề bài đã cho.
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 
- GV lưu ý HS: Em đã quan sát, viết đoạn văn tả một bộ phận của cây. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành một bài văn tả cây cối hoàn chỉnh.
* HS làm bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV quan sát uốn nắn tư thế ngồi của HS
- GV giúp đỡ HS yếu
* Thu bài
- 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK. Cả lớp đọc thầm.
- Nhiều HS nói về đề văn em chọn.
- 1 HS đọc gợi ý (Tìm ý cho bài văn). Cả lớp đọc thầm theo.
- Cả lớp làm bài vào vở
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- GV nhận xét tiết làm bài của HS.
- Yêu cầu HS về nhà đọc trước nội dung tiết 1 của tuần Ôn tập và kiểm tra Tuần 28
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà chọn một loài cây khác để tả cho hay hơn.
 - HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau tiết dạy:
-GV cần lưu ý HS khi trình bày bài phải tìm lời đối thoại phù hợp.một cách rõ ràng, đúng ý với nội dung phù hợp nhất.
............................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN KHOA HỌC
CHỦ ĐỀ: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
Tiết 54 - SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật: vai trò của cơ quan sinh sản, sự thụ tinh, sự phát triển của hợp tử.
- Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con.
- Không yêu cầu tất cả HS vẽ hoặc sưu tầm tranh ảnh những con vật mà bạn thích. Giáo viên hướng dẫn, động viên, khuyến khích để những em có khả năng, có điều kiện được vẽ, sưu tầm, triển lãm.
CV 405: 
- Đặt được câu hỏi về sự sinh sản của động vật
- Nêu được các hình thức sinh sản của chúng qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video.
Tích hợp: KNS, BVMT
- Từ đó góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Hình vẽ trang 112,113 SGK 
 - HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS chơi trò chơi "Chiếc hộ bí mật" với các câu hỏi:
+ Chúng ta có thể trồng những cây con từ bộ phận nào của cây mẹ?
+ Ở người cũng như ở thực vật, quá trình sinh sản có sự thụ tinh. Vậy thế nào là sự thụ tinh?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
* Mục tiêu: Kể tên một số động vật đẻ trứng và đẻ con. 
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Thảo luận
- GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 112 SGK
+ Đa số động vật được chia thành mấy nhóm? 
+ Đó là những giống nào?
+ Tinh trùng hoặc trứng của động vật được sinh ra từ cơ quan nào? Cơ quan đó thuộc giống nào?
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là gì?
+ Nêu kết quả của sự thụ tinh. Hợp tử phát triển thành gì?
 Hoạt động 2: Các cách sinh sản của động vật
+ Động vật sinh sản bằng cách nào?
- GV chia lớp thành các nhóm
- GV yêu cầu các nhóm phân loại các con vật mà nhóm mình mang đến lớp, những con vật trong các hình SGK thành 2 nhóm: động vật đẻ trứng và động vật đẻ con
- Trình bày kết quả
- GV ghi nhanh lên bảng 
 Hoạt động 3: Người họa sĩ tí hon
- GV cho HS vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em yêu thích
- Gợi ý HS có thể vẽ tranh về:
+ Con vật đẻ trứng
+ Con vật đẻ con
- Trình bày sản phẩm
- GV nhận xét chung
- HS đọc thầm trong SGK, thảo luận nhóm
+ Đa số động vật được chia thành 2 giống. 
+ Giống đực và giống cái. 
+ Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
+ Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng tạo thành hợp tử gọi là sự thụ tinh.
+ Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.
+ Động vật sinh sản bằng cách đẻ trứng hoặc đẻ con.
- Các nhóm thảo luận theo sự hướng dẫn của GV
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình
* Ví dụ: 
Tên con vật đẻ trứng
Tên con vật đẻ con
Gà, chim, rắn, cá sấu, vịt, rùa, cá vàng, sâu, ngỗng, đà điểu,
Chuột, cá heo, cá voi, khỉ, dơi, voi, hổ, báo, ngựa, lợn, chó, mèo, 
- HS thực hành vẽ tranh
- HS lên trình bày sản phẩm
- Cử ban giám khảo chấm điểm cho những HS vẽ đẹp
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu vai trò của sự sinh sản của động vật đối với con người?
- Sinh sản giúp cho động vật duy trì và phát triển nòi giống. Đóng vai trò lớn về mặt sinh thái học, cung cấp thực phẩm cho con người
- Hãy tìm hiểu những con vật xung quanh hoặc trong nhà mình xem chúng đẻ trứng hay đẻ con ?
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau tiết dạy:
-Ở hoạt động 3, GV tổ chức cho Hs cá thể hóa để các em có thể làm bài tập vẽ tranh theo đề tài về những con vật mà em yêu thích.
............................................
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN
CHỦ ĐỀ: CHƯƠNG 4: SỐ ĐO THỜI GIAN
Tiết 135 – LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
- BT: 1,2,3.
- Tích hợp: KNS
- Từ đó góp phần hình thành các phẩm chất và năng lực chung.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: bảng phụ, phấn màu
- HS: SGK, VBT, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS nêu cách tính v,s,t.
- Gv nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:
Bài 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận theo câu hỏi, chia sẻ kết quả:
- Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.
- Lưu ý: Mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường.
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 2 : HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08 m ta làm thế nào?
+ Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào? Còn quãng đường ốc sên bò được tính theo đơn vị nào?
- HS tự làm bài, chia sẻ cách làm
- GV nhận xét chữa bài 
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV giúp đỡ HS hạn chế trong quá trình giải bài toán này.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
- Viết số thích hợp vào ô trống 
- Tính thời gian chuyển động
- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ kết quả
s (km)
261
78
165
96
v(km/giờ)
60
39
27,5
40
t (giờ)
4,35
2
6
2,4
- 1 HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi
- Ta lấy quãng đường đó chia cho vận tốc của ốc sên.
- Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị là cm/phút. Còn quãng đường ốc sên bò được lại tính theo đơn vị mét.
 - Đại diện HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm:
Giải :
Đổi 1,08m = 108 cm
Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là :
108 : 12= 9 (phút)
Đáp số : 9 phút
- 1 HS đọc đề.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm
Bài giải
Thời gian để con đại bàng bay hết quãng đường là :
72 : 96 = 3/4 (giờ)
3/4 giờ = 45 phút
 Đáp số : 45 phút
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Nêu công thức tính s, v, t ?
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà vận dung cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau tiết dạy:
-GV cần phải hướng dẫn thật kĩ cho HS biết cách tính thời gian của một chuyển động đều ở mức độ đơn giản.
............................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 27 - PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 28
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp, kiểm điểm tuần 27
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo (phương hướng tuần 28)
	- Sinh hoạt theo chủ điểm tháng 3 “YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO”. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng nhóm viết sẵn kế hoạch tuần 27
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
 Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
 Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần 27
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp, học tập. Xếp hàng.
- KTĐK GHK2 môn Toán (9/3/2023).
- Trong lớp vẫn còn một số em nói chuyện riêng trong giờ học, chưa thật sự chú ý nghe giảng;
- Hoạt động khác: Đọc báo Nhi đồng 44 tờ, tham gia viết thư UPU; tham gia nuôi heo đất, ủng hộ nạn nhân bị động đất tại Thổ Nhĩ Kì và Syri, tổ chức cho PH và HS đăng kí tham gia chuyên đề Phòng chống tai nạn thương tích vào ngày 25/3/2023
- Một số HS còn chưa ý thức trong công tác vệ sinh và việc thực hiện VS lớp còn chậm
- Các em đi học đều song còn một vài bạn nghỉ học (trái buổi) nhưng có xin phép : 
- Hoạt động lớp đi vào nề nếp, xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, trật tự.
- Sách vở, đồ dùng học tập khá đầy đủ
- HS tính toán phép chia số thập phân còn chậm còn sai nhiều, cần rèn kĩ năng tính ở phép nhân, chia. Chữ viết còn quá xấu, TLV làm bài còn quá sơ sài, vốn từ HS còn ít,...
- Kĩ năng chào hỏi, TLCH lễ phép.
*Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần 28
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần 28
- GV ghi tóm tắt kế hoạch bảng nhóm.
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: 
 + Chuẩn bị bài học và bài làm trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ và thực hiện thi đua HT tốt.
- Thi đua giữ gìn vở sạch chữ đẹp.
- Thực hiện tốt quy định của Đội đề ra.
- Hoạt động khác:
+ Chấp hành luật ATGT, đội mũ bảo hiểm
+ Chăm sóc cây cảnh trong lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Đảm bảo chuyên cần – Ôn tập thi GHK2 TV
- Hưởng ứng đọc báo Nhi Đồng, làm bài Lê Quý Đôn, Nuôi heo đất, Hội thi tin học trẻ,...
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm “YÊU QUÝ MẸ VÀ CÔ GIÁO”
- GV mời LT lên điều hành:
- HS giới thiệu những quyển sách mà em yêu thích về chủ đề lịch sử, truyền thống văn hóa, học tập, phát triển đất nước
- Chia sẻ với các bạn trong lớp về những việc đã làm 
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát tập thể
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm: TỔ 1,2,3.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 28
- HS nhắc lại kế hoạch tuần 26
- LT điều hành
 HS lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_27_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu.doc