Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2022-2023

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2022-2023

1. Đồ dùng

- GV: Bảng phụ

- HS: SGK, vở

2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút

 

doc 34 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 29 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
 Soạn 25/3/2022
Giảng:Thứ hai ngày 28/3/2022
Tiết 2:Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG ( trang 178 )
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn.
- Rèn kĩ năng tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn.
- HS làm phần 1: (bài 1, bài 2); phần 2: (bài 1).
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng	
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK, vở
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Rung chuông vàng" trả lời các câu hỏi:
+ Nêu cách tính chu vi hình tròn ?
+ Nêu cách tính diện tích hình tròn ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập, thời gian làm bài khoảng 30 phút. Sau đó GV chữa bài, rút kinh nghiệm
Phần I
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3(M3,4)
- GV nhận xét chữa bài
Phần II
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS phân tích đề
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2(phần II): HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài
- Cho HS phân tích đề bài
- Cho HS tự làm bài
- GV quan sát, giúp đỡ HS nếu cần
- Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo một số câu trả lời A, B, C, D (là đáp số, kết quả tính). Hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng 
- 2 HS làm bài bảng lớp, cả lớp làm vở 
Bài 1: Đáp án đúng: C. 
(vì 0,8% = 0,008 = )
Bài 2: C. 100
(vì số đó là: 475 × 100 : 95 = 500 và 
 số đó là 500 : 5 = 100)
Bài 3: D. 28
Khoanh vào D (vì trên hình vẽ khối B có 22 hình lập phương nhỏ, khối A và C mỗi khối có 24 hình lập phương nhỏ, khối D có 28 hình lập phương nhỏ)
- Cả lớp theo dõi
- HS phân tích đề
- Cả lớp làm vở 
- 1 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ
Giải
Ghép các mảnh hình vuông đã tô màu ta được một hình tròn có bán kính là 10 cm, chu vi của hình tròn này chính là chu vi của phần không tô màu.
a. Diện tích của phần đã tô màu là:
10 10 3,14 = 314 (cm)
b. Chu vi của phần không tô màu là
10 2 3,14 = 6,28 (cm)
 Đáp số: a. 314 cm; b. 6,28cm
- HS đọc bài
- HS phân tích đề bài
- HS làm bài, báo cáo kết quả với GV
 Bài giải
Số tiền mua cá bằng 120% số tiền mua gà, hay số tiền mua cá bằng 6/5 số tiền mua gà. Như vậy, nếu số tiền mua gà là 5 phần bằng nhau thì số tiền mua cá gồm 6 phần như thế.
Ta có sơ đồ sau:
Số tiền mua gà: |---|---|---|---|---|
Số tiền mua cá: |---|---|---|---|---|---|
 ? đồng
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 6 = 11(phần)
Số tiền mua cá là:
 88 000 : 11 x 6 = 48 000(đồng)
 Đáp số: 48 000 đồng
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
- Qua bài học, em nắm được kiến thức gì ?
- HS nêu: Biết tính tỉ số phần trăm và giải toán về tỉ số phần trăm; tính diện tích, chu vi của hình tròn.
4. Hoạt động sáng tạo:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm thêm.
- Chuẩn bị bài học sau.
- HS nghe
- HS nghe và thực hiện
	* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tiếng việt
ÔN ĐỌC - HIỂU
*Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Lập làng giữ biển
Nhụ nghe bố nói với ông:
Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra.
Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng.
Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy.
Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo:
Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông như tỏa ra hơi muối.
Bố Nhụ vẫn nói rất điềm tĩnh:
- Ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần. Chả có gì hay hơn cho một làng biển. Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền. Bây giờ đất đấy, rộng hết tầm mắt. Đất của mình, mình không đến ở thì để cho ai?
	Ông Nhụ bước ra võng. Cái võng làm bằng lưới đáy vẫn buộc lưu cữu ở ngoài hàng hiên. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của người con trai ông quan trọng nhường nào.
	- Để có một ngôi làng như mọi ngôi làng ở trên đất liền, rồi sẽ có chợ, có trường học, có nghĩa trang......
	Bố Nhụ nói tiếp như trong một giấc mơ, rồi bất ngờ, vỗ vào vai Nhụ:
	-Thế nào con, đi với bố chứ?
	- Vâng!- Nhụ đáp nhẹ.
	Vậy là việc đã quyết định rồi. Nhụ đi và sau đó cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó ở mãi phía chân trời...
 Theo Trần Nhuận Minh
Đọc bài văn rồi khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất :
Câu 1: Bài văn có những nhân vật nào?
A. Chỉ có hai bố con Nhụ.
B. Chỉ có bố Nhụ và ông Nhụ.
C. Có cả Nhụ, bố Nhụ và ông Nhụ.
D. Có Nhụ và ông Nhụ.
Câu 2:  Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì? 
A. Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà ra đảo.
B. Sức khỏe của ông rất yếu, ông sẽ ở lại lại làng trên đất liền.
C. Ông muốn mất ở làng cũ, ông không muốn mất ở đảo.
D. Họp làng để bàn việc đánh cá ngoài đảo.
 Câu 3:  Việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì? 
A. Làng mới trên đảo đã có sẵn nhiều vàng lưới, nhiều thuyền..
B. Làng mới có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần..
C. Làng mới đã có chợ, trường học, nghĩa trang – không như làng ở đất liền.
D. Có đất để phơi lưới buộc thuyền.
Câu 4: Những chi tiết nào ở đoạn 3 cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ. 
A. Ông đã hiểu: Làng ở đảo mới rộng hết tầm mắt, cần phải dời làng.
B. Ông đã hiểu: ngôi làng mới ở đảo rồi sẽ có chợ, trường học, nghĩa trang...
C. Ông ngồi xuống võng vặn mình. Hai má phập phồng . Ông đã hiểu những ý tưởng của con trai ông quan trọng nhường nào.
D. Để ca ngợi những người dân chài dám lập làng mới ngoài đảo.
Câu 5: Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ? 
A. Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thỏa sức phới lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ , có trường học, có nghĩa trang.
B. Làng mới sẽ giống mọi ngôi làng trên đất liền: có chợ , có trường học, có nghĩa trang
C. Làng mới ở ngoài đảo đất rộng hết tầm mắt, dân chài thỏa sức phới lưới, buộc thuyền.
D. Có chợ , có trường học, có nghĩa trang.
Câu 6:  Câu chuyện lập làng giữ biển ca ngợi về ai, ca ngợi về điều gì?
 A. Ca ngợi những dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quen thuộc tới hòn đảo xa.
 B. Ca ngợi những dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quen thuộc tới hòn đảo ngoài biển để lập làng, giữ một vùng biển của Tổ quốc
 C. Ca ngợi bố Nhụ, vì lòng dũng cảm.
 D.Ca ngợi dân làng, dám làm điều mình thích.
Câu 7. Các vế trong câu ghép “Đất của nước mình, mình không đến ở thì để cho ai? 
A. Không nối với nhau. B. Nối bằng một quan hệ từ.
C. Nối bằng một cặp quan hệ từ.. D. Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
Câu 8: Trong in đậm trong câu “Ngày xưa, lúc nào cũng mong có đất để dân chài phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền”. thuộc từ loại nào? 
 A. Tính từ.                    B. Động từ           C. Danh từ. D. Đại từ.
Câu 9: Tìm quan hệ từ trong câu ghép sau “Tuy đêm đã khuya nhưng em vẫn còn ngồi học.” và cho biết chúng biểu hiện quan hệ gì? 
A.Quan hệ từ “ Tuy” thể hiện quan hệ nguyên nhân, kết quả.
B.Quan hệ từ “ Tuynhưng” thể hiện quan hệ điều kiện, kết quả.
C. Quan hệ từ “ Tuynhưng” thể hiện quan hệ tương phản.
 D.Quan hệ từ “nhưng” thể hiện quan hệ điều kiện, kết quả.
Câu 10 : Câu ghép sau: “Chẳng những Hồng học giỏi Toán mà bạn ấy còn học giỏi Tiếng Việt.” thể hiện quan hệ gì?
A.Thể hiện quan hệ nguyên nhân - kết quả.
B.Thể hiện quan hệ tương phản.
C.Thể hiện quan hệ điều kiện – kết quả.
D. Thể hiện quan hệ tăng tiến.
ĐÁP ÁN ĐỌC – HIỂU
1.C
2.A
3.B
4.C
5.A
6.B
7.D
8.B
9.C
10.D
Tiết 4: Tiếng việt
ÔN TẬP
I. TẬP LÀM VĂN: 
Đề bài: Em hãy tả một dòng sông quen thuộc ở quê hương em mà em biết .
HS làm bài văn vào vở trình bày sạch đẹp
Gv gợi ý hỗ trợ các em còn làm bài yếu
Tiết 5:Địa lí
ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Hệ thống một số đặc điểm chính về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lí, đặc điểm thiên nhiên), dân cư, hoạt động kinh tế (một số sản phẩm công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp) của các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương, châu Nam Cực.
- Tìm được các châu lục, đại dương và nước Việt Nam trên Bản đồ Thế giới.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: Bản đồ Thế giới, quả địa cầu
 - HS; SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thực hành, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:
- Cho HS tổ chức trò chơi "Rung chuông vàng" để trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm về hoạt động kinh tế của Châu Á ?
+ Gọi 1 HS lên bảng chỉ vị trí và giới hạn của Châu Á .
+ Kể tên một số nước ở châu Á ?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - ghi bảng
2. Hoạt động thực hành:
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
* Hoạt động 1: Làm phiếu học tập
- GV yêu cầu HS làm bài trên phiếu.
- HS làm bài, 1 HS làm trên phiếu to, chia sẻ trước lớp.
Phiếu học tập
Câu 1 : Nêu tên các châu lục và các đại dương trên ...  - 75% = 25% (lượng nước trong hồ)
Đáp số : 25% lượng nước trong hồ
Cách 2
Sau ngày thứ nhất, lượng nước trong hồ còn lại là :
100% - 35% = 65% (lượng nước trong hồ)
Ngày thứ ba máy bơm hút được là :
65% - 40% = 25% (lượng nước trong hồ)
 Đáp số 25% lượng nước trong hồ
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho HS vận dụng tìm x:
 X : 1,25 = 15,95 - 4,79
- HS làm bài
X : 1,25 = 15,95 - 4,79
X : 1,25 = 11,16
 X = 11,16 x 1,25
X = 13,95
4. Hoạt động sáng tạo:
- Về nhà tìm hiểu rồi tính diện tích mảnh đất và ngôi nhà của mình sau đó tính tỉ lệ phần trăm diện tích của ngôi nhà và mảnh đất đó.
- HS nghe và thực hiện
* Điều chỉnh bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3 + 4 Tiếng việt
ĐỌC HIỂU – TẬP LÀM VĂN
I.Đọc thầm bài văn sau
CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI
Ông tôi có một cái bi đông đựng nước được dùng từ "ngày xửa ngày xưa”, tức là từ khi chưa có tôi. Dạo ấy ông đi bộ đội, hành quân dọc dãy núi Trường Sơn vào miền Nam đánh Mĩ. Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình vói bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa...
Giờ thì cái bi đông ấy đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng được đến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng có một sợi dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nước, cái nắp nhựa sẽ trở thành một cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài "quả dừa dẹt" ấy là một cái giỏ đeo đan bằng những sợi dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai. Những sợi dây cũng màu xanh lá cây, tuy đã sờn nhưng còn rất bền chắc. Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm. Chỉ khác là quả thị thì màu vàng...
Có lần tôi hỏi ông:
- Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à?
Ông tôi mỉm cười:
- Thích cháu ạ. Nhưng cái bi đông này phải sơn màu lá cây là để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc!
Lại có lần được ông đèo đi chơi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đường, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hàn rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích:
- Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, một mảnh đạn văng vào người ông, may quá nó lại găm đúng vào cái bi đông ông đeo bên người. Ông không việc gì, nhưng nó thì "bị thương".
Ồ thế mà mãi bây giờ ông mới kể! Nhưng cũng từ đấy, tôi đã hiểu vì sao ông tôi lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế. Ông nghỉ hưu đã lâu, nhưng ông vẫn dùng nó để đựng nước uống mỗi khi ra đồng hoặc lúc có việc đi xa. Về nhà ông lại treo ngay ngắn ở đầu giường, như chị Thắm vẫn thích thú treo quả thị hay trái ổi trước bàn học...
(Hồ Thị Mai Quang)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Bạn nhỏ đã tả chiếc bi đông bằng những chi tiết nào?
a. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt.
b. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây.
c. Nó được đeo vào người bằng một sợi dây vàng.
d. Cái nắp nhựa có một sợi dây xích nhỏ buộc vào cổ bi đông.
Câu 2. Bạn nhỏ trong bài đã so sánh chiếc bi đông của ông mình với vật gì?
a. Quả dừa.
b. Quả thị.
c. Cả hai ý trên.
Câu 3. Vì sao ông bạn nhỏ lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế?
a. Vì cái bi đông này rất quý không thể tìm mua ở đâu được.
b. Vì cái bi đông này rất tiện lợi, giúp ông đi đâu xa khỏi khát nước.
c. Vì đó là vật kỉ niệm gắn bó thân thiết với những ngày chiến đấu của ông.
Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Cần trân trọng những đồ vật gắn bó với những kỉ niệm thân thương của mình.
b. Cần giữ gìn cẩn thận những đồ vật cũ.
c. Những đồ vật tưởng chừng đơn sơ, giản dị nhưng rất tiện ích.
III. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1. Đặt 2 câu có từ sơn, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một câu có từ sơn là động từ.
Câu 2. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? '
Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa...
Câu 3. Dấu ngoặc kép trong câu sau có tác dụng gì?
Ông không việc gì, nhưng nó thì "bị thương".
Câu 4. Câu "Chỉ khác là quả thị màu vàng." thuộc kiểu câu Ai là gì? hay Ai thế nào?
Câu 5. Tìm cặp từ hô ứng điền vào chỗ trống cho thích hợp:
a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến... thì chiếc bi đông cũng theo ông đến...
b) ... biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi... quý nó.
c) Chị Thắm thích thú với mấy quả thị... thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông...
IV. CẢM THỤ VĂN HỌC
Nhờ chiếc bi đông mà bạn nhỏ trong câu chuyện hiểu thêm được những gì về người ông của mình? Đặt mình vào vai bạn ấy để viết đoạn văn kể về điều đó.
V. TẬP LÀM VĂN
Đề 1. Hãy tưởng tượng để viết một đoạn văn tả chiếc bi đông trong câu chuyện.
 Đề 2: Hãy viết một đoạn văn tả một đồ vật gắn bó thân thiết với em.
* ĐÁP ÁN ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I, ĐỌC HIỂU
Câu 1. Bạn nhỏ đã tả chiếc bi đông bằng những chi tiết nào?
a. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt.
b. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây.
d. Cái nắp nhựa có một sợi dây xích nhỏ buộc vào cổ bi đông.
Câu 2. Bạn nhỏ trong bài đã so sánh chiếc bi đông của ông mình với vật gì?
c. Cả hai ý trên.
Câu 3. Vì sao ông bạn nhỏ lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế?
c. Vì đó là vật kỉ niệm gắn bó thân thiết với những ngày chiến đấu của ông.
Câu 4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Cần trân trọng những đồ vật gắn bó với những kỉ niệm thân thương của mình.
II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1:
- Danh từ là những từ chỉ tên gọi của người, sự vật.
- Động từ là những từ chỉ hoạt động của người, sự vật.
Trả lời:
2 câu có từ sơn, trong đó một câu có từ sơn là danh từ, một câu có từ sơn là động từ.
- Giờ cái bi đông đã cũ rồi, màu sơn đã bạc.
- Cái vỏ của nó được sơn màu xanh lá cây.
Câu 2. Gợi ý:
Tác dụng của dấu hai chấm trong câu:
- Báo hiệu bộ phận câu đứng sau đó là lời nói của nhân vật.
- Báo hiệu lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
Trả lời:
Câu "Ông bảo cái bi đông ấy đã từng theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, khi ở trong hầm, lại cả lúc xem văn công bộ đội biểu diễn nữa..."
Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu lời giải thích.
Câu 3. Gợi ý:
Tác dụng của dấu ngoặc kép:
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
- Đánh dấu những từ ngữ dược dùng với ý nghĩa đặc biệt.
Trả lời:
Câu Ông không việc gì, nhưng nó thì "bị thương".
Dấu ngoặc kép ở đây đánh dấu một từ được dùng theo nghĩa đặc biệt.
Câu 4. Gợi ý:
Con phân tích câu rồi trả lời.
Trả lời:
Câu "Chỉ khác là quả thị màu vàng." thuộc kiểu câu Ai thế nào?
Câu 5. Gợi ý:
Tác dụng của dấu ngoặc kép:
- Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
- Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
Trả lời:
a) Trong những ngày chiến đấu, ông đi đến đâu thì chiếc bi đông cũng theo ông đến đó.
b) Càng biết nhiều chuyện về chiếc bi đông tôi càng quý nó.
c) Chị Thắm thích thú với mấy quả thị bao nhiêu thì ông lại gắn bó với chiếc bi đông bấy nhiêu
III. CẢM THỤ VĂN HỌC
 Trước đây khi thấy ông nâng niu chiếc bi đông, tôi thường thầm nghĩ: "Chiếc bi đông cũ rích, móp méo vứt đi được rồi, sao mà ông tiết kiệm thế, cứ dùng mãi và lại còn nâng niu cẩn thận nữa chứ". Thế rồi tôi được nghe ông kể về nó. Ôi! Chiếc bi đông cũ kĩ nhưng quý giá biết chừng nào. Nó đã theo ông trong suốt những năm kháng chiến chống Mĩ. Nó như một người bạn thân thiết gắn bó với ông, chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng ông. Nó lại như một người bạn dũng cảm, trung thành, sẵn sàng đứng ra hứng đạn để bảo vệ ông, để rồi nó thì "bị thương" còn ông lại may mắn thoát chết. Tôi thấy thật trân trọng nó và tôi cũng thấy thật khâm phục và tự hào về ông tôi - một người lính đã vượt qua bao khó khăn gian khổ để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự do cho đất nước.
(Trịnh Thị Xuân)
Tiết 4: Tiếng việt 
ÔN TẬP LÀM VĂN
IV. TẬP LÀM VĂN
Đề 1
Gợi ý:
- Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
- Mở đoạn: Giới thiệu về chiếc bi đông
- Thân đoạn: Tả chiếc bi đông từ bao quát tới chi tiết. Chú ý tả chi tiết đặc biệt của chiếc bi đông như màu sắc, “bị thương” gắn với những kỉ niệm của ông.
- Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc bi đông
Trả lời:
Chiếc bi đông "Trường Sơn" của ông được gia đình tôi nâng niu như một vật báu. Nó to chừng bằng quả bòng, mình nó hơi dẹt. Nó làm bằng nhôm, bên ngoài tráng một lớp men màu xanh giống như màu xanh của áo bộ đội, màu xanh của lá cây rừng Trường Sơn để giặc Mĩ khó phát hiện. Bên trong bi đông là lớp nhôm trắng ngà, nó chứa được hơn một lít nước. Mình nó đã bị móp méo, lấm chấm lỗ, rõ màu trắng bạc. Sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được ông hàn rất khéo, nhìn kĩ mới phát hiện ra. Đó là vì trong một trận chiến đấu ác liệt, bi đông đã hứng đạn cho ông nên nó "bị thương". Cái "áo" của bi đông được đan bằng những sợi dây dù có quai dài đủ vắt qua vai, đến nay "áo" đã sờn nhưng còn rất chắc. Ông thường treo bi đông ở chỗ cuối giường nằm của ông cháu tôi. Bi đông đúng là một người bạn, người đồng chí của ông, tiếp thêm sức mạnh cho ông chiến đấu chống kẻ thù.
(Trần Thị Liên)
Đề 2
Gợi ý:
Viết thành đoạn văn có mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn theo cấu trúc như sau:
- Mở đoạn: Giới thiệu chung về đồ vật.
- Thân đoạn: Tả bao quát và chi tiết từng bộ phận của đồ vật.
- Kết đoạn: Cảm nghĩ về đồ vật
Bài làm
Ví dụ: Chiếc đồng hồ treo tường nhà em do bố em mua cách đây ba năm, trong dịp bố đi công tác ở Hà Nội. Đồng hồ hình tròn, bán kính khoảng 15 cm. Mặt đồng hồ làm bằng nhựa trong, sáng bóng, nổi rõ chữ GIMIKO - tên hãng sản xuất đồng hồ. Xung quanh đồng hồ được trang trí đường viền phát dạ quang sáng xanh. Đồng hồ được ghi mười hai số từ số 1 đến số 12 đều đặn. Ở chính giữa mặt đồng hồ có gắn một trục nối ba kim giờ, phút, giây. Kim dài chỉ phút, kim ngắn chỉ giờ và kim thanh mảnh màu đỏ chỉ giây. Cứ đến đúng giờ, nó lại phát ra một bản nhạc nghe thật vui tai. Thế mà nó chẳng đòi hỏi gì, sau sáu tháng bố mới thay bốn quả pin và tra dầu vào phần máy phía sau mặt đồng hồ. Đồng hồ chăm chỉ "tích tắc, tích tắc", làm việc suốt ngày đêm không ngừng không nghỉ, nhắc nhở em học tập nghỉ ngơi có khoa học và phải biết quý trọng thời gian.
Tiết 5: Thể dục

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_29_nam_hoc_2022_2023.doc