- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
TUẦN 29 Thứ hai ngày 3 tháng 4 năm 2023 Hoạt động tập thể TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG Tiếng Anh GV CHUYÊN NGÀNH SOẠN GIẢNG ---------------------------------------------- Toán ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ ( Tiếp theo ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a. 3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Điền đúng, điền nhanh" : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - Mỗi đội chơi gồm có 3 học sinh thi. - HS dưới lớp cổ vũ cho 2 đội chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Biết xác định phân số; biết so sánh, sắp xếp các phân số theo thứ tự. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1, bài 2, bài 4, bài 5a. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ cách tính - GV nhận xét , kết luận Bài 4: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài, chữa bài - GV nhận xét , kết luận Bài 5a: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài - Yêu cầu HS nhắc lại các cách so sánh phân số Bài tập chờ Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả - GV kết luận + Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng - HS quan sát băng giấy và làm bài Phân số chỉ phần tô màu là: D . + Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng - HS tính và khoanh vào trước câu trả lời đúng, chia sẻ cách tính Giải Có 20 viên - 3 viên bi màu nâu - 4 viên bi màu xanh - 5 viên bi màu đỏ - 8 viên bi màu vàng số viên bi có màu b ) đỏ + So sánh các phân số - HS làm vở - 2 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm vì nên b ) Ta thấy cùng tử số là 5 nhưng MS 9 > MS 8 nên c) vì ; nên ta có a ) Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn - HS làm bài, chữa bài, chia sẻ cách làm vì nên các PS được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là - HS nêu miệng và giải thích cách làm 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Cho HS vận dụng làm các câu sau: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm .... .... ... 1 ... - HS làm bài < < > 1 = 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm thêm - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tập đọc MỘT VỤ ĐẮM TÀU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn. Viết một kết thúc vui cho câu chuyện 3. Phẩm chất: yêu quý bạn bè. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. * KNS: - Tự nhận thức: Nhận thức về mình, về phẩm chất cao thượng. Giao tiếp, ứng xử phù hợp. Kiểm soát cảm xúc. Ra quyết định. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Khám phá a. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc bài. - GV nhận xét - Cho HS đọc nối tiếp lần 1 trong nhóm, phát hiện từ khó - Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ Li-vơ-pun, ma-ri-ô, Giu-li-et-ta, bao lơn - Cho HS đọc nối tiếp lần 2. - Gọi HS đọc chú giải. - Cho HS luyện đọc theo nhóm. - Gọi HS đọc nối tiếp lần 3. - GV đọc mẫu toàn bài - 1 HS đọc toàn bộ bài đọc. - HS nêu cách chia bài thành 5 đoạn + Đoạn 1: “Từ đầu họ hàng” + Đoạn 2: “Đêm xuống cho bạn” + Đoạn 3: “Cơn bão hỗn loạn” + Đoạn 4: “Ma-ri-ô lên xuống” + Đoạn 5: Còn lại. - HS đọc nối tiếp trong nhóm lần 1 - HS luyện phát âm theo yêu cầu. - HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp giải nghĩa từ. - 1 HS đọc phần chú giải. - HS đọc trong nhóm đôi. - 5 HS đọc nối tiếp. - HS lắng nghe. b. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Tình bạn đẹp của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta; đức hi sinh cao thượng của Ma-ri-ô (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp: + Nêu hoàn cảnh, mục đích chuyến đi của Ma- ri- ô và Giu- li- ét - ta? + Giu- li- ét - ta chăm sóc Ma- ri- ô như thế nào khi bạn bị thương? + Tai nạn bất ngờ xảy ra như thế nào? + Ma- ri- ô phản ứng thế nào khi người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn cậu? + Quyết định nhường bạn đó nói lên điều gì? + Nêu cảm nghĩ của mình về Ma- ri- ô và Giu- li- ét - ta? + Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? - HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp - Bố Ma- ri-ô mới mất, em về quê sống với họ hàng . Giu- li - ét - ta trên đường về gặp bố mẹ. - Giu- li - ét hoảng hốt, quỳ xuống lau máu, dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ băng vết thương. - Cơn bão ập đến, sóng tràn phá thủng thân tàu, con tàu chao đảo, 2 em nhỏ ôm chặt cột buồm. - Ma- ri- ô quyết định nhường bạn, em ôm ngang lưng bạn thả xuống tàu. - Ma- ri -ô có tâm hồn cao thượng nhường sự sồng cho bạn, hy sinh bản thân vì bạn. - HS trả lời: + Ma-ri-ô là một bạn trai cao thượng tốt bụng, giấu nỗi bất hạnh của mình, sẵn sàng nhường sự sống cho bạn. + Giu-li-ét-ta là một bạn gái giàu tình cảm đau đớn khi thấy bạn hy sinh cho mình - Câu chuyện ca ngợi tình bạn giữa Ma-ri-ô và Giu - li - ét - ta, sự ân cần, dịu dàng của Giu- li- ét- ta, đức hi sinh cao thượng của cậu bé Ma- ri- ô. c. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn * Cách tiến hành: - Cho HS đọc tiếp nối - HS nhận xét - Qua tìm hiểu nộ dung, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào? - GV lưu ý thêm. - Y/c một tốp HS đọc nối tiếp cả bài. - GV HD mẫu cách đọc diễn cảm đoạn: Chiếc xuồng bơi ra xa.vĩnh biệt Ma - ri- ô!... Ví dụ: Chiếc buồm nơi xa xa// Giu-li-ét- ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng lên mạn tàu, / đầu ngửng cao, / tóc bay trước gió. // Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu. // “Vĩnh biệt Ma-ri-ô”// - Gọi 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS. - Gọi HS thi đọc diễn cảm trước lớp. - HD các HS khác lắng nghe để nhận xét. - GV nhận xét, khen HS đọc hay và diễn cảm. - 5 HS đọc nối tiếp. - HS nhận xét cách đọc cho nhau. - HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này. - 1 vài HS đọc trước lớp. - HS đọc diễn cảm trong nhóm. - 3 HS thi đọc diễn cảm. - HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất. 3. Hoạt động ứng dụng: (2 phút) - GV gọi HS nêu lại nội dung của bài đọc, hướng dẫn HS tự liên hệ thêm.... - GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt. - GV nhắc HS về nhà tự luyện đọc tiếp và chuẩn bị cho bài sau. - 2 HS nêu lại nghĩa của câu chuyện. - HS nghe - HS nghe và thực hiện 6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà Viết một kết thúc vui cho câu chuyện - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... BUỔI CHIỀU Khoa học SỰ SINH SẢN CỦA ẾCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: Nắm được chu trình sinh sản của ếch 2. Kĩ năng: Viết được sơ đồ chu trình sinh sản của ếch 3. Phẩm chất: yêu quý thiên nhiên, động vật, ý thức ham tìm hiểu khoa học. 4. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh ảnh về ếch, hình trang 116, 117 SGK III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung là: + Kể tên một số côn trùng ? + Nêu cách diệt gián, ruồi ? - GV nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: Viết sơ đồ chu trình sinh sản của ếch * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu sự sinh sản của ếch - Ếch thường sống ở đâu? - Ếch đẻ trứng hay đẻ con? - Ếch thường đẻ trứng vào mùa nào? - Ếch đẻ trứng ở đâu? - Bạn thường nghe thấy tiếng ếch kêu khi nào? - Tại sao chỉ những gia đình sống gần hồ, ao mới có thể nghe tiếng ếch kêu? Hoạt động 2: Chu trình sinh sản của ếch. - GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm - GV chia lớp thành 4 nhóm - Gọi HS trình bày chu trình sinh sản của ếch. - GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực hoạt động. - Nòng nọc sống ở đâu? - Khi lớn nòng nọc mọc chân nào trước, chân nào sau? Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ chu trình sinh sản của ếch. - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ chu trình của ếch vào vở - Trình bày kết quả - GV nhận xét, bổ sung. - HS hoạt động cặp đôi + Ếch sống được cả trên cạn và dưới nước. Ếch thường sống ở ao, hồ, đầm lầy. + Ếch đẻ trứng. + Ếch thường đẻ trứng vào mùa hè. + Ếch đẻ trứng xuống nước tạo thành những chùm nổi lềnh bềnh trên mặt nước. + Ếch thường kêu vào ban đêm nhất là sau những trận mưa mùa hè. + Vì ếch thường sống ở bờ ao, hồ. Khi nghe tiếng kêu của ếch đực gọi ếch cái đến để cùng sinh sản. ếch cái đẻ trứng ngay xuống ao, hồ. - Các nhóm quan sát hình minh họa trang 116, 117 SGK để nêu nội dung từng hình. - HS đại diện của 4 nhóm trình bày ếch Trứng Nòng nọc + Nòng nọc sống ở dưới nước. + Khi lớn, nòng nọ ... S chơi trò chơi "Truyền điện": Nêu tác dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi vở - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Tìm được dấu câu thích hợp để điền vào đoạn văn (BT1); chữa được các dấu câu dùng sai và lí giải được tại sao lại chữa như vậy (BT2); đặt câu và dùng dấu câu thích hợp (BT3). * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài - GV gợi ý HS làm bài: Các em cần đọc chậm rãi từng câu văn, chú ý các câu văn có ô trống ở cuối: nếu đó là câu kể thì điền dấu chấm; câu hỏi thì điền dấu chấm hỏi; câu khiến hoặc câu cảm thì điền dấu chấm cảm. - HS làm bài vào vở. - GV chốt lại câu trả lời đúng - Yêu cầu HS đọc lại mẩu chuyện vui. Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu của bài. - Hướng dẫn HS đọc lại cả đoạn văn và xác định xem từng câu kể, câu hỏi hay câu cầu khiến. Trên cơ sở đó phát hiện lỗi để sửa. - HS làm bài vào vở - GV chốt lại kết quả. Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc nội dung của bài tập 3. - Theo nội dung được nêu trong các ý a, b, c, d em cần đặt kiểu câu với dấu câu nào? - Tổ chức cho HS tự đặt câu vào vở - GVnhận xét, kết luận -1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm SGK. - HS theo dõi - HS làm vào vở, 2 nhóm làm bảng phụ, chia sẻ trước lớp: Các câu 1, 2, 3, 4, 7, 8, 9, 12 điền dấu ! Các câu 2, 7, 11 điền dấu ? Các câu còn lại điền dấu . - 2 HS đọc - HS đọc - HS theo dõi - HS đọc bài tự suy nghĩ rồi làm bài. - Chà! Đây là câu cảm nên phải dùng dấu chấm than. - Cậu tự giặt lấy cơ mà? Vì đây là câu hỏi nên phải dùng dấu chấm hỏi. - Giỏi thật đấy! - Không! - Tớ không có chị, đành nhờ anh tớ giặt giúp. - Cả lớp theo dõi - HS suy nghĩ - HS tự làm bài trong vở, chia sẻ + Đáp án: a. Chị mở cửa sổ giúp em với! b. Bố ơi, mấy giờ thì hai bố con mình đi thăm ông bà? c. Cậu đã đạt thành tích thật tuyệt vời! d. Ôi, búp bê đẹp quá! 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt. - Vận dụng cách sử dụng các dấu câu vào viết cho phù hợp. - HS nghe - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Yêu cầu HS ôn bài, ai chưa hoàn thành thì tiếp tục làm . ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................ Tự học LUYỆN TẬP I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: HS tự hoàn thành bài tập các môn chưa làm xong. 2. Phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, tự chịu trách nhiệm với công việc của mình. 3. Năng lực: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Hoạt động khởi động: (5phút) - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Hoạt động ôn tập và hoàn thành các bài chưa làm xong: (26phút) - Cho HS giở môn học mình cần phải hoàn thành trong tuần và bổ sung. - GV quan sát, nhắc nhở, HD HS làm bài. - Kiểm tra, đánh giá kết quả tự ôn bài của HS. - HS hát - HS giở môn học mình cần phải hoàn thành trong tuần và bổ sung. 3. Hoạt động ứng dụng: (4phút) - Nhắc nhở HS tự giác hoàn thành các bài tập chưa làm xong. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2023 BUỔI CHIỀU Toán ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG ( Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Biết: - Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng. 2. Kĩ năng: HS vận dụng kiến thức làm bài 1a, bài 2, bài 3. 3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên": nêu bảng đơn vị khối lượng và mối quan hệ trong bảng đơn vị đo khối lượng. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: - Viết số đo độ dài và số đo khối lượng dưới dạng số thập phân. - Biết mối quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài và đo khối lượng thông dụng. - HS vận dụng kiến thức làm bài 1a, bài 2, bài 3. * Cách tiến hành: Bài 1a: HĐ cá nhân - HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét, kết luận - Củng cố lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân . Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - GV nhận xét, kết luận - Củng cố cách viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân . Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài. - GV chốt lại kết quả đúng Bài tập chờ Bài 4: HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài rồi chia sẻ kết quả - GV kết luận + Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân - HS tự làm bài, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả a. 4km 382m = 4,382km 2km 79m = 2,079km 700m = 0,7km + Viết các số đo sau dưới dạng số thập phân - HS làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp, chia sẻ cách làm a. 2kg 350g = 2,35 kg 1kg 65g = 1,065kg b. 8 tấn 760kg = 8,76 tấn 2 tấn 77kg = 2,077 tấn + Viết số thích hợp vào chỗ chấm - HS làm bài vào vở, đổi chéo vở để kiểm tra a) 0,5m = 50cm b) 0,075km = 75m c) 0,064kg = 64g d) 0,08tấn = 80kg - HS làm bài - HS chia sẻ kết quả a) 3576m = 3,576km b) 53cm = 0,53m c) 5360kg = 5,36 tấn d) 657g = 0,657kg 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - Cho HS vận dụng làm bài tập sau: Điền số thích hợp vào chỗ chấm: 0,15m =....cm 0,00061km =...m 0,023 tấn = ......kg 7,2g =....kg - HS nêu: 0,15m = 15cm 0,00061km = 0,61m 0,023 tấn = 23kg 7,2g = 0,0072kg 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Về nhà ôn lại bảng đợn vị đo độ dài và đo khối lượng, áp dụng vào thực tế. - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................... ..........................................................................................................................................................---------------------------------------------------- Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ CÂY CỐI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Nắm vững cấu tạo bài văn tả cây cối. 2. Kĩ năng: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. 3. Phẩm chất: qun sát tỉ mỉ, cẩn thận, yêu thiên nhiên. 4. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC: III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" : HS đọc đoạn kịch Giu-li-ét-ta đã viết lại ở giờ trước. - GV nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS nghe 2. Hoạt động trả bài văn tả cây cối:(28 phút) * Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả cây cối; nhận biết và sửa được lỗi trong bài; viết lại được một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn. * Cách tiến hành: * Nhận xét chung về kết quả bài viết. + Những ưu điểm chính: - HS đã xác định được đúng trọng tâm của đề bài - Bố cục : (đầy đủ, hợp lí ) - ý ( đủ, phong phú, mới lạ ) - Cách diễn đạt ( mạch lạc, trong sáng ) * Những thiếu sót hạn chế: - Xác định cây tả chưa hợp lí, trình tự miêu tả chưa rõ ràng còn nhầm lẫn giữa các phần khi miêu tả. - Dùng từ đặt câu chưa chính xác, đặc biệt khi sử dụng nhân hoá, so sánh chưa hợp với hình ảnh mình định tả như bài của em.... c) Hướng dẫn HS chữa bài. - GV trả bài cho từng HS - Hướng dẫn HS chữa những lỗi chung + GV viết một số lỗi về dùng từ, chính tả, câu để HS chữa. d) Tổ chức cho HS học tập 1 số đoạn văn hay của bạn. - GV đọc cho học sinh nghe một vài đoạn văn, bài văn tiêu biểu - Y/c HS tham khảo viết lại một đoạn văn cho hay hơn. - Yêu cầu HS trình bày - GV nhận xét đánh giá - HS theo dõi. - HS nhận bài - Một số HS lên bảng chữa, dưới lớp chữa vào vở. - HS theo dõi - HS tự viết đoạn văn. - 2 HS đọc bài 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút) - GV nhận xét tiết học, biểu dương những em làm bài tốt, chữa bài tốt. - Về nhà viết lại cho hay hơn - HS nghe - HS nghe và thực hiện 4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút) - Chuẩn bị bài văn tả con vật để đạt được kết quả cao hơn ở giờ sau - HS nghe và thực hiện ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Hoạt động tập thể KIỂM ĐIỂM TUẦN 29 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết được ưu, nhược điểm của mình và của bạn trong tuần qua . - Có ý thức khắc phục nhược điểm và phát huy những ưu điểm. - Nắm được nhiệm vụ tuần 30 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động - HS hát tập thể 1 bài. Hoạt động 2: Sinh hoạt lớp - Các tổ trưởng lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loại từng thành viên. - Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá, hướng dẫn HS cách sửa chữa khuyết điểm. Hoạt động 3: Kế hoạch tuần 30 - Ổn định nề nếp học tập và các hoạt động ngoài giờ. - Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. - Tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, Đội tổ chức. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đại Đình, ngày 1 /4 / 2023 Tổ trưởng kí duyệt Nguyễn Thị Tuyết
Tài liệu đính kèm: