Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Tâm

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Tâm

- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.

- Học sinh làm được bài 1, bài 2, bài 3.

- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

 

docx 39 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 117Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 31 - Năm học 2022-2023 - Vũ Thị Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH SOẠN GIẢNG LỚP 5A1
TUẦN 31
Thứ
Buổi
Môn
Tên bài dạy
Thứ 2
17/4/2023
Sáng 
Chào cờ
Toán 
Ôn tập: Phép trừ
Tập đọc
Công việc đầu tiên
Chính tả 
Nghe – ghi: Tà áo dài Việt Nam
Chiều
Khoa học
Tài nguyên thiên nhiên
Khoa học
Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người
Lịch sử
Lịch sử địa lí địa phương: Quê hương em (tiết 2)
Địa lí
Chủ đề: Dân số và các chủng tộc trên thế giới (tiết 2)
Thứ 3
18/4/2023
Sáng 
LTVC
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
Toán
Luyện tập
Thứ 4
19/4/2023
Sáng 
Toán
Ôn tập: Phép nhân
Tập đọc
Bầm ơi
TLV
Ôn tập về tả cảnh
Thứ 5
20/4/2023
Sáng 
Toán
Luyện tập
LTVC
Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy)
Kể chuyện
Kể chuyện đựơc chứng kiến hoặc tham gia
Thứ 6
21/4/2023
Sáng 
Toán
Ôn tập: Phép chia
TLV
Ôn tập về tả cảnh
Sinh hoạt lớp
Thứ Hai ngày 17 tháng 4 năm 2023
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP PHÉP TRỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
- Học sinh làm được bài 1, bài 2, bài 3.
- Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
2. Phẩm chất: chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Slide bài giảng, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền" với nội dung câu hỏi nhu sau:
+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò choi
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động Thực hành:
 - Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép trừ
+ Cho phép trừ : a - b = c ; a, b, c gọi là gì ?
+ Nêu cách tìm số bị trừ ? 
+ Nêu cách tìm số trừ ?
- GV đưa ra chú ý :a - a = 0;a - 0 = a
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ trước lớp:
a : Số bị trừ
b : Số trừ
c : Hiệu
+ Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
+ Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
 Bài 1: HĐ cá nhân 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân 
- Học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân 
- HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
- Tính rồi thử lại theo mẫu
- Cả lớp làm vở, 3 HS làm bảng lớp, chia sẻ kết quả
a. 8923 – 4157 = 4766
 Thử lại : 4766 + 4157 = 8923
 27069- 9537 = 17559
 Thử lại : 17559 + 9537 = 27069
b.
c. 7,284 – 5,596 = 1,688	
 Thử lại : 1,668 + 5,596 = 7,284
 0,863- 0,298 = 0,565
 Thử lại : 0,565 + 0,298 = 0,863
- Tìm x
- Cả lớp làm vào vở,2 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm 
a. x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84
 x = 3,32
b. x – 0,35 = 2,55
 x = 2,55 + 0,35
 x = 2,9
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ. 
Bài giải
Diện tích đất trồng hoa là :
540,8 – 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng hoa và trồng lúa là :
540,8 + 155,3 = 696,1(ha)
 Đáp số : 696,1ha
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS giải bài toán theo tóm tắt sau:
- DT trồng cây ăn quả: 2,7 ha
- DT hồ cá: 0,95 ha
- DT trại nuôi gà: ..?
- HS giải
 Bài giải
Diện tích hồ cá và diện tích trồng cây ăn quả là:
 2,7 + 0,95 = 3,65(ha)
Diện tích trại chăn nuôi gà là: 
 4,3- 3,65 = 0,65 (ha)
 Đáp số: 0,65 ha
- Về nhà tìm các bài tập tương tự để làm thêm.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nêu được nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Đọc diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhân vật.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV405: Cho HS tự nghe- ghi nội dung chính của bài.
2.Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn 1 đoạn cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 - HS: Đọc trước bài, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với nội dung đọc thuộc lòng bài thơ Bầm ơi, trả lời về câu hỏi các nội dung bài thơ.
- Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của phụ nữ Việt Nam xưa ?
-Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam ? 
- Gv nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.
- Vì chiếc áo dài thể hiện phong cách tế nhị, kín đáo của phụ nữ Việt Nam. / Vì phụ nữ Việt Nam ai cũng thích mặc áo dài. / Vì phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn trong chiếc áo dài...
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức
2.1. Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Cho HS chia đoạn.
+ Em có thể chia bài này thành mấy đoạn ?
- Cho nhóm trưởng điều khiển HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài văn trong nhóm
- GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS .
- GV kết hợp hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của các từ được chú giải sau bài. 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài - giọng đọc diễn cảm đúng tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ, tự hào của cô gái trong buổi đầu làm việc cho Cách mạng; đọc phân biệt lời các nhân vật: 
+ Lời anh Ba – ân cần khi nhắc nhở Út; mừng rỡ khi khen ngợi Út.
+ Lời Út - mừng rỡ khi lần đầu được giao việc; thiết tha khi bày tỏ nguyện vọng muốn làm thật nhiều việc cho Cách mạng.
 - 1 HS đọc.
- HS nêu cách chia đoạn. (Có thể chia bài thành 3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến Em không biết chữ nên không biết giấy gì.
+ Đoạn 2: tiếp theo đến Mấy tên lính mã tà hớt hải xách súng chạy rầm rầm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS đọc bài nối tiếp lần 1.
- HS nêu cách phát âm, ngắt giọng..
- HS đọc bài nối tiếp lần 2.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- HS theo dõi SGK
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài
 - Cho nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, TLCH và chia sẻ trước lớp
+ Công việc đầu tiên của anh Ba giao cho Út là gì? 
+ Những chi tiết nào cho thấy Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? 
+ Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn 
+ Vì sao Út muốn được thoát ly?
- Yêu cầu HS nghe ghi nội dung chính của bài
-GV nhận xét, kết luận
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm 
- Rải truyền đơn.
- Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn.
- Giả bán cá từ ba giờ sáng. Tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng. Khi rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất. Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng vừa sáng tỏ.
- Vì Út đã quen hoạt động, muốn làm nhiều việc cho Cách mạng.
-HS nghe ghi nội dung bài và nêu trước lớp
3. Hoạt động thực hành: Luyện đọc diễn cảm
 - GV gọi 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn"Anh lấy tứ mái nhà ... không biết giấy gì "
+ GV đọc mẫu.
+Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung HS.
 - 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. Cả lớp trao đổi, thống nhất về cách đọc. 
- HS theo dõi
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc diễn cảm. Lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu 3 HS luyện đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai (người dẫn chuyện, anh Ba Chẩn, chị Út).
- HS đọc
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho mọi người cùng nghe.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc trước bài “Bầm ơi”.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN: CHÍNH TẢ
BÀI: NGHE – GHI : TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nghe- viết đúng bài chính tả.
 	- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương ( BT2, BT3a).
 	- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
* Điều chỉnh theo CV405: Cho HS nghe- ghi lại nội dung chính của bài Tà áo dài Việt Nam.
2. Phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Bảng nhóm để HS làm bài tập 2 
 	- HS: SGK, vở
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS chia thành 2 nhóm chơi trò chơi "Viết nhanh, viết đúng" tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng: Huân chương Lao động, Huân chương Sao vàng, Huân chương Quân công, Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân.
- Gv nhận xét trò chơi
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên các huân chương, giải thưởng, danh hiệu.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi
- HS nghe
- HS nhắc lại
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức
 - Gọi HS đọc bài Tà áo dài Việt Nam.
- GV yêu cầu HS nghe và ghi lại nội dung Đoạn văn kể về điều gì?
- GV nhắc HS chú ý tập viết những từ em dễ viết sai
- Cả lớp lắng nghe.
-HS nêu những gì ghi được và nêu trước lớp.
- Đặc điểm của hai loại áo dài cổ truyền, áo dài tân thời của phụ nữ Việt Nam.
- HS đọc thầm, tập viết các từ ngữ dễ viết sai: 30, XX,
Hướng dẫn viết bài chính tả. 
- GV đọc mẫu lần 1.
- GV đọc lần 2 (đọc chậm)
- GV đọc lần 3.
- HS theo dõi.
- HS viết theo lời  ...  chất: Trân trọng những việc làm tốt của bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: Bảng phụ viết đề bài của tiết kể chuyện, các gợi ý 3,4.
 	- HS : Các câu chuyện đã chuẩn bị
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
 - Cho HS thi kể lại câu chuyện em đã nghe về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
- GV nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đọc về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.
+ HS khác nhận xét.
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
- Gọi HS đọc đề
- GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh.
- GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK
- Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể
- Kể về một việc làm tốt của bạn em.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc
- HS nêu
- HS nối tiếp nhau nói nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình
3. Hoạt động thực hành kể chuyện
- HS kể theo nhóm
- Thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất.
-Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm tốt của nhân vật trong truyện, về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Theo câu hỏi gợi ý
* Câu hỏi gợi ý
+ Bạn có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó?
+ Việc làm của bạn ấy có gì đáng khâm phục? 
+ Tính cách của bạn ấy có gì đáng yêu?
+ Nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi đó?
- Đại diện nhóm kể.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về việc làm tốt của bạn.
- HS cả lớp theo dõi, bình chọn
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Qua bài học, em biết được điều gì ?
- Qua bài học em thấy có rất nhiều bạn nhỏ làm được nhiều việc tốt/Các bạn nhỏ thật tốt bụng...
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại chuyện
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
Thứ Sáu ngày 21 tháng 4 năm 2023
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP VỀ PHÉP CHIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
+ Nắm được cách chia số tự nhiên, số thập phân, phân số.
+ Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
+ HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới
 * Phép chia hết
- GV viết phép tính lên bảng a : b = c
- Yêu cầu HS nêu các thành phần của phép tính.
- Em hãy nêu các tính chất của phép chia?
* Phép chia có dư
- GV viết lên bảng phép chia 
 a : b = c( dư r)
- Nêu mối quan hệ giữa số dư và số chia?
- a là số bị chia, b là số chia, c gọi là thương.
- Tính chất của phép chia: 
+ a : 1 = a
+ a: a = 1 ( a khác 0 )
+ 0 : b = 0 ( b khác 0 )
- HS nêu thành phần của phép chia.
- Số dư bé hơn số chia ( r < b)
3. HĐ luyện tập, thực hành
Bài tập 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
Bài tập 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét chữa bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm
+ Bạn hãy nêu cách chia nhẩm với 0,1 ; 0,01; 0,001
+ Muốn chia một số cho 0,25; 0,5 ta làm thế nào ?
Bài tập chờ
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- Tính rồi thử lại (theo mẫu)
- Cả lớp làm vở, 2HS lên bảng làm bài.
a) 8192 : 32 = 256
thử lại : 256 x 32 = 8192
b)
- Tính
- HS làm bài , chia sẻ, nhắc lại cách chia hai phân số
- Tính nhẩm
- HS tự giải và trao đổi bài kiểm tra cho nhau.
a) 25 : 0,1 = 250 b) 11 : 0,25 = 44
 25 x 10 = 250 11 x 4 = 44
 48 : 0,01 = 4800 32 : 0,5 = 64	
 48 x 100 = 4800 32 x 2 = 64	
 95 : 0,1 = 950 75 : 0,5 = 15,0
 72 : 0,01 = 7200 125 : 0,25 = 500
 - Muốn chia một STP cho 0,1; 0,01; 0,001 ta chỉ việc lấy số đó nhân với 10; 100; 1000
-  ta chỉ việc lấy số đó nhân với 4; 2
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả
a) 
b) 10
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Qua bài học vừa rồi, em biết được điều gì ?
- Qua bài học và rồi em biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng để tính nhẩm.
- Dặn HS về nhà tự rèn kĩ năng chia bằng các bài toán tương tự.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP VỀ PHÉP CHIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
+ Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
+ Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
2. Phẩm chất: Giáo dục tình yêu quê hương đât nước cho HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 	 - GV: SGK, bảng nhóm
 	- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
 - Cho HS thi đọc một dàn ý đã lập tiết học trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng: Trong tiết học hôm nay, cả lớp tiếp tục ôn tập về văn tả cảnh. Các em sẽ thực hành lập dàn ý một bài văn tả cảnh. Sau đó, dựa trên dàn ý đã lập, trình bày miệng bài văn.
- HS thi đọc bài làm.
- HS khác nhận xét.
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- 1HS đọc yêu cầu của bài tập 1
- Yêu cầu HS nói tên đề tài mình chọn.
- HS làm việc cá nhân. Mỗi HS tự lập dàn ý, 3- 4 HS lên bảng làm (chọn tả cảnh khác nhau).
- Những HS làm bài ra giấy dán lên bảng
- Cả lớp và GV nhận xét.
- 3,4 HS trình bày dàn ý. GV nhận xét nhanh.
- Cả lớp điều chỉnh nhanh dàn ý đã lập.
Bài 2: HĐ nhóm
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS nói theo nhóm
- Trình bày trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét theo tiêu chí: nội dung, cách sử dụng từ ngữ, giọng nói, cách trình bày
- Lập dàn ý miêu tả một trong những cảnh sau:
a. Một ngày mới bắt đầu ở quê em.
b. Một đêm trăng đẹp.
c. Một hiện tượng thiên nhiên.
d.Trường em trước buổi học.
VD:
a. Mở bài :
- Ngôi trường mới được xây lại: toà nhà ba tầng, màu xanh nhạt, xung quanh là hàng rào bằng gạch, dọc sân trường có hàng phượng vĩ toả bóng râm.
- Cảnh trường trước giờ học buổi sáng thật sinh động.
b.Thân bài 
- Vài chục phút nữa mới tới giờ học. trước các cửa lớp lác đác 1,2 HS đến sớm.Tiếng mở cửa, Chẳng mấy chốc, các phòng học sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn.
- Cô hiệu trưởng , lá Quốc kì bay trên cột cờnhững bồn hoa khoe sắc
- Từng tốp HS vai đeo cặp, hớn hở 
bước vào cổng trường, nhóm trò chuyện, nhóm vui đùa
c. Kết bài: Ngôi trường, thầy cô, bè bạn, những giờ học với em lúc nào cũng thân thương.
- Tập nói theo nhóm, nói trước lớp theo dàn ý đã lập.
- HS tập nói trong nhóm
- Nhiều HS trình bày miệng bài văn của mình.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với mọi người cấu tạo của một bài văn tả cảnh. 
- HS nghe và thực hiện
- Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả cảnh trong tiết TLV cuối tuần 32.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..................................................................................................................................................................................................................................................................
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP TUẦN 31
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nêu được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới 
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm Chào mừng ngày giải phóng Miền Nam 30/4 và quốc tế lao động 1/5
- Hát về quê hương đất nuwocs
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuần sau.
3. Tổng kết: 
 - Tiếp tục tìm và hát những bài hát về đất nước
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 32
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
Lắng nghe
 Điều chỉnh sau bài dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_31_nam_hoc_2022_2023_vu_thi_tam.docx