Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 33

Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 33

I. MỤC TIÊU:

 - HS hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi.

 - HS biết cách trang trí và trang trí được cổng trại hoặc lều trại theo ý thích.

 - HS yêu thích các hoạt động tập thể.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

 + GV: - Hình SGK, SGV. Anh chụp cổng trại và lều trại.

 - Một số bài vẽ trang trí cổng trại hoặc lều trại - Hình gợi ý cách vẽ.

 + HS: Hình vẽ SGK. Giấy vẽ hoặc vở vẽ, bút chì, tẩy, thước, màu vẽ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Bài cũ: - Vẽ theo mẫu: Vẽ tĩnh vật

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. Bài mới: Giới thiệu bài.

 

doc 13 trang Người đăng huong21 Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp lớp 5 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Môn : Mĩ thuật
Tiết 33. Bài: VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ CỔNG TRẠI 
 HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI (tr 101)
I. MỤC TIÊU: 
 - HS hiểu vai trò và ý nghĩa của trại thiếu nhi.
 - HS biết cách trang trí và trang trí được cổng trại hoặc lều trại theo ý thích.
 - HS yêu thích các hoạt động tập thể.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:	
 + GV: - Hình SGK, SGV. Aûnh chụp cổng trại và lều trại.
 - Một số bài vẽ trang trí cổng trại hoặc lều trại - Hình gợi ý cách vẽ.
 + HS: Hình vẽ SGK. Giấy vẽ hoặc vở vẽ, bút chì, tẩy, thước, màu vẽ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Bài cũ: - Vẽ theo mẫu: Vẽ tĩnh vật
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- Treo tranh ảnh mẫu
- Gọi đọc mục 1 SGK/ 101.
- Hội trại thường được tổ chức vào dịp nào? Ở đâu ?
- Trại gồm những phần chính nào ?
- Những vật liệu cần thiết để dựng trại gồm những gì ?
- GV kết luận
Hoạt động 2 : Cách trang trí.
- Gọi đọc mục 2 SGK/ 102.
- Treo hình gợi ý cách vẽ
+ Nêu cách trang trí cổng trại ?
+ Nêu cách trang trí lều trại ?
- GV kết luận
Hoạt động 3 : Thực hành.
- Nêu yêu cầu thực hành 
- Cho thực hành cá nhân.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
- Chọn một số bài.
- Nhận xét – đánh giá.
 - Quan sát.
- Đọc – quan sát hình SGK.
- Hội trại thường được tổ chức vào dịp lễ, Tết hay kì nghỉ hè, được tổ chức ở nơi thoáng, rộng, có cảnh đẹp: sân trường, công viên, .
- Trại gồm cổng trại, lều trại
- Tre, nứa, vải, giấy, gỗ, lá cây, 
- Đọc mục 2/ 102 - Quan sát hình SGK
- Quan sát
+ Vẽ hình cổng, hàng rào
- Vẽ hình trang trí theo ý thích (chữ, cờ, hoa,)
- Vẽ màu.
+ Vẽ hình lều trại cân đối với phần giấy.
- Trang trí lều trại theo ý thích.
- HS thực hành trang trí một cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi theo ý thích vào vở vẽ hoặc giấy vẽ
- Tham gia nhận xét về: bố cục, chữ, hình minh họa, màu sắc.
 3. Củng cố – Dặn dò: 
- Cổng trại hoặc lều trại trang trí đẹp có tác dụng gì ?
- Bài sau: Vẽ tranh: Đề tài Tự chọn
- Nhận xét tiết học. 
 Môn: Khoa học.
Tiết 65. Bài: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN 
 MÔI TRƯỜNG RỪNG (tr 134)
I. MỤC TIÊU: 
 - HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
 - HS nêu được tác hại của việc phá rừng.
 - GDHS : Ý thức bảo vệ rừng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: + HS: Hình SGK/ 134, 135. Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Bài cũ: Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.
- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người những gì và nhận từ con những gì ?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại ?
2. Bài mới: * Giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Gọi đọc câu hỏi SGK/ 134. 
+ Cho làm việc nhóm 2.
* Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì ?
* Nêu các nguyên nhân khác khiến rừng bị tàn phá ?
- Cho HS trưng bày tranh ảnh (nếu có)
+ GV kết luận
Hoạt động 2: Thảo luận
- Gọi đọc câu hỏi SGK/ 135. 
+ Cho làm việc nhóm 4.
- Việc phá rừng dẫn đến hậu quả gì ? Liên hệ thực tế ở địa phương em ?
- GV kết luận.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
- HS đọc - Quan sát tranh SGK/ 134
+ Thảo luận – Trả lời
* Hình 1: Phá rừng à lấy đất canh tác, trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp.
- Hình 2: Phá rừng à lấy chất đốt (củi, đốt than, )
- Hình 3: Phá rừng à lấy gỗ xây nhà, đóng đồ, 
* Hình 4: Nguyên nhân cháy rừng, lấy đất làm nhà, làm đường, 
- HS trưng bày tranh ảnh, tư liệu về rừng bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.
- HS đọc - Quan sát tranh SGK/ 135.
+ Thảo luận nhóm – Trả lời
- Khí hậu thay đổi ; lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.
- Đất bị xói mòn nên bạc màu
- Động, thực vật quý hiếm giảm dần, 
- HS đọc mục Bạn cần biết SGK/ 135
3. Củng cố - Dặn dò: 
- Làm gì để góp phần bảo vệ rừng ?
- Dặn HS về nhà học, làm BT 
- Tiết sau: Tác động của con người đến môi trường đất.
- Nhận xét tiết học. Môn: Khoa học.
Tiết 66. Bài: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN 
 MÔI TRƯỜNG ĐẤT (tr 136) 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
 - Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hóa.
 - Phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái.
 - GDHS : Ý thức bảo vệ môi trường đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 + HS: - Hình SGK/ 136, 137. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Bài cũ: Tác động của con người đến môi trường rừng
- Nêu nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá ?
- Nêu tác hại của việc phá rừng ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Gọi đọc câu hỏi SGK/ 136 
+ Cho làm việc nhóm 2.
- Hình 1, 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì ?
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó ?
- Yêu cầu HS liên hệ thực tế.
+ GV kết luận
Hoạt động 2: Thảo luận
- Gọi đọc câu hỏi SGK/ 137
- Cho làm việc nhóm 4
+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,  đối với môi trường đất ?
+ Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất ?
+ Vì sao ngày nay con người sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,  , nhiều rác thải ?
- GV kết luận
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết
- Đọc - Quan sát hình 1, 2 SGK/ 136 
+ Thảo luận - Trình bày 
- Hình 1, 2 cho thấy: Trên cùng một địa điểm, trước kia, con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay, phần đồng ruộng hai bên bờ sông đã được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát, hai cây cầu được bắc qua sông 
- Do dân sốâ ngày một tăng nhanh, cần mở rộng môi trường đất ở, vì vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp
- HS nêu ví dụ: Trên một mảnh đất, trước kia trồng chè, bây giờ xây trường học do nhu cầu dân số tăng đòi hỏi phải có thêm trường học, 
- HS đọc - Quan sát hình 1, 2 SGK/ 137
- HS thảo luận – Trả lời:
+ Phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,  làm cho môi trường đất, nước bị ô nhiễm
+ Rác thải làm cho môi trường đất bị ô nhiễm.
+ Do dân số tăng, nhu cầu chỗ ở tăng, lương thực tăng, rác thải tăng, đất trồng bị thu hẹp. Vì vậy người ta phải tìm cách tăng năng suất cây trồng à sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, 
- HS đọc mục Bạn cần biết SGK/ 137
 3. Củng cố - Dặn dò: 
- Em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường đất xung quanh em ? 
- Dặn HS về nhà học, làm BT .
- Tiết sau: Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
- Nhận xét tiết học. 
 Môn: Lịch sử
Tiết 33. Bài : ÔN TẬP: LỊCH SỬ NƯỚC TA
 TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY (tr 63) 
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
 - Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.
 - Nhớ được thời gian, nhân vật liên quan đến các sự kiện lịch sử đã được học của nước ta từ năm 1858 đến nay. Nhớ được ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975.
 - GDHS : Lòng tự hào dân tộc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
 + GV:- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ địa danh liên quan đến các sự kiện được ôn tập) 
 - Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến kiến thức các bài. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Bài cũ: Lịch sử địa phương
- GV kiểm tra kiến thức về lịch sử địa phương đã học ở tiết trước ?
2. Bài mới: Giới thiệu bài: 
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập về các thời kì lịch sử
- Gọi đọc nội dung bài
- Đàm thoại
- GV kết luận.
Hoạt động 2: Thảo luận
- Cho làm việc nhóm 4
+ Nêu nội dung chính của từng thời kì ?
+ Nêu các sự kiện lịch sử chính gắn với thời gian và nhân vật lịch sử tiêu biểu ?
- GV kết luận (chỉ Bản đồ địa danh liên quan)
* Đàm thoại
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975 ?
+ Hoạt động lớp 
- HS đọc SGK/ 63
- Trả lời: 4 thời kì lịch sử:
- Từ năm 1858 đến năm 1945
- Từ năm 1945 đến năm 1954
- Từ năm 1954 đến năm 1975
- Từ năm 1975 đến nay.	
- HS thảo luận – Trả lời:
+ Từ năm 1858 đến năm 1945: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.
- 1862, “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định chống lệnh vua, ở lại cùng nhân dân đánh Pháp
- Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
- 1885, Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuộc phản công ở kinh thành Huế. Bùng nổ phong trào Cần vương.
- 1905 – 1909, Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du nhằm đào tạo nhân tài cứu nước.
- 1911, Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
- 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
- 1930 – 1931, Đảng lãnh đạo phong trào Xô viết Nghệ – Tĩnh
- 8 – 1945, Cách mạng tháng Tám thành công
- 2 – 9 – 1945, Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
+ Từ năm 1945 đến năm 1954: Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- 19 – 12 – 1946, Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- 1947, nổ ra chiến dịch Việt Bắc.
- 1950, nổ ra chiến dịch Biên giới.
- 2 – 1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng họp.
- 1 – 5 – 1952, khai mạc Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc
- 1954, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
+ Từ năm 1954 đến năm 1975: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
- 1958, Nhà máy Cơ Khí Hà Nội ra đời
- 1959 – 1960: nổ ra phong trào “Đồng khởi”  ...  nhi
Hoạt động 2: Ôn bài: Màu xanh quê hương.
- Cho HS hát, gõ đệm bài hát.
- Gọi biểu diễn.
- Nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Ôn TĐN số 6.
- Cho luyện tập tiết tấu SGK/ 53
- Cho HS luyện cao độ.
- Cho HS đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ đệm theo phách bài TĐN số 6.
- Gọi trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lớp hát + gõ đệm (vỗ tay)
- Cá nhân, nhóm, tốp HS biểu diễn bài hát.
- HS kể và hát: Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác, Em mơ gặp Bác Hồ, 
- Lớp hát + gõ đệm (vỗ tay)
- Cá nhân, nhóm, tốp HS biểu diễn bài hát.
- HS thể hiện: 
Đen, đen, đen, đơn, đơn, đen, đen, trắng.
 X x X x X x Xx
Đen, đơn, đơn, đen, đơn, đơn, đơn, đơn, đen, trắng.
 X x X x X x Xx
- Đồ, rê, mi, son, mi, rê, đồ.
- Lớp đọc nhạc, hát lời + gõ đệm.
- Cá nhân, nhóm trình bày.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS hát lại 1 trong 2 bài hát.
Dặn HS hát thuộc 2 bài hát
Tiết sau: Ôn, kiểm tra (tiếp)
 Nhận xét tiết học.
 Môn: Địa lý
Tiết 32 Bài : ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG BẢO LỘC
I. MỤC TIÊU:
Nêu lên được đặc điểm dân cư Bảo Lộc
Biết được một số nét chính về hoạt động kinh tế Bảo Lộc
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Bảo Lộc nằm ở khu vực nào của Lâm Đồng . 
Bảo Lộc giáp huyện nào trong tỉnh
Em biết gì về thác Damb’ri?
GV đánh giá ghi điểm
2 Bài mới
- GV giới thiệu bài
Giáo viên
* Hoạt động 1:
Dân cư Bảo Lộc
 Dân cư Bảo Lộc có đặc điểm gì nổi bật?
Họ sống chủ yếu ở đâu?
GV kết luận: Nền kinh tế Bảo Lộc đang phát triển về cây công nghiệp và khu công nghiệp nên dân số biết động theo từng năm. Dân cư tập trung chủ yếu ở trung tâm Thị xã. Một số dân sống ở vường trà và cà phê.
* Hoạt động 2: 
Hoạt động kinh tế.
GV nêu câu hỏi:
Bảo Lộc có khả năng gì về phát triển kinh tế?
Thiên nhiên giúp gì cho ngành Du Lịch Bảo Lộc?
Bảo Lộc có khu công nghiệp nào?
Kể tên một số mặt hàng chợ Bảo Lộc thường bán.
Bảo Lộc xuất khẩu gì?
GV chốt bài : 
Bảo Lộc được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu ôn hoà , đất đai tươi tốt tạo điều kiện trồng trà, cà phê, trồng dâu nuôi tằm để sản xuất mặt hàng tơ lụa nổi tiếng.
Học sinh
Dân cư Bảo Lộc có ¾ là dân tộc kinh , còn lại là dân tộc Châu Mạ, K’ Ho.
Sống tập trung khu thương mại, khu công nghiệp
Lắng nghe
Hoạt động nhóm
Thảo Luận nhóm
Bảo Lộc trồng trà, cà phê khai thác khoáng sản như mỏ Bôxit, cao lanh.
Bảo Lộc có thác ĐamB’ri và khu du lịch sinh thái rừng nguyên sinh.
Khu công nghiệp Lộc Sơn ( Nhà máy chế biến trà , cà phê) và đang chuẩn bị phát triển nhiều ngành công nghiệp khác.
Lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng
Xuất khẩu trà, cà phê , lụa tơ tằm
Nghe
3. Củng cố dặn dò:
HS tự đặt câu hỏi trả lời theo 2 đội A và B
Cho HS hát những bài ca ngợi về Bảo Lộc ( Miền đất đỏ quê em, Bảo Lộc quê em thành phố tương lai)
Tìm hiểu thêm về Bảo Lộc, sưu tầm tranh , ảnh Bảo Lộc
 Môn: Đạo Đức
Tiết 33 Bài : TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH Ở PHƯỜNG 2
I. MỤC TIÊU:
Hiểu được sơ lược về tổ chức hành chính của phường mình đang ở
Biết được nhiệm vụ của tổ chức hành chính của phường
Giáo dục các em biết lễ phép , tôn trọng các cô, bác làm việc ở phường và thực hiện đúng pháp luật của nhà nước
II. CHUẨN BỊ:
- Tìm hiểu kỹ về phường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Kiểm tra 3 HS 
Tổ chức hành chính của nhà trường gồm những bộ phận nào?
Ai là người có quyền hạn cao nhất trong nhà trường?
Em có thái độ như thế nào đối với các cô, các thầy, các bác trong nhà trường?
GV đánh giá ghi điểm
2 Bài mới
GV giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
Tổ chứ c cao nhất của phường là hội đồng nhân dân phường
Vậy ai là chủ tịch, ai là phó chủ tịch hội đồng nhân dân phường
Hội đồng nhân dân phường bầu ra UBND phường trong đó ai là chủ tịch, ai là phó chủ tịch phường?
UBND phường gồm 9 bộ phận là những bộ phận nào?
Phường được chia thành khu phố.
* Nhiệm vụ của HS
- Các em có nhiệm vụ gì đối với các tổ chức của phường?
Lắng nghe
Chủ tịch :
Phó chủ tịch:
UBND phường gồm có:
Phó chủ tịch về kinh tế:
Phó chủ tịch về văn xã
Gồm 9 bộ phận:
Công an, văn phòng, tư pháp, văn hoá thông tin,dân số và gia đình- từ khu phố, quân sự, ngân sách, địa chính, thống kê – kế hoạch.
Phải ngoan ngoãn lễ phép , chấp hành đúng đường lối , chính sách của Đảng , nhà nước đề ra.
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
Nhắc nhở HS biết tôn trọng. Lễ phép đối với các cán bộ phường, tuân thủ theo pháp luật.
Chuẩn bị bài sau.
 Môn: Đạo Đức
Tiết 34 Bài : TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA THỊ XÃ 
 BẢO LỘC
I. MỤC TIÊU:
Hiểu được sơ lược về tổ chức hành chính của TX Bảo Lộc
Biết được nhiệm vụ của tổ chức hành chính của TX Bảo Lộc
Giáo dục các em biết lễ phép , tôn trọng các cô, bác làm việc ở phường và thực hiện đúng pháp luật của nhà nước
II. CHUẨN BỊ:
- Tìm hiểu kỹ về phường
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Kiểm tra 3 HS 
Tổ chức hành chính của nhà phường gồm những bộ phận nào?
Ai là người có quyền hạn cao nhất ở phường?
Em có thái độ như thế nào đối với các cô, các thầy, các bác ở phường
GV đánh giá ghi điểm
2 Bài mới
GV giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
* Hướng dẫn tìm hiểu bài
Tổ chứ c cao nhất của TX là hội đồng nhân dân phường
Vậy ai là chủ tịch, ai là phó chủ tịch hội đồng nhân dân phường
Hội đồng nhân dân TX bầu ra UBND TX trong đó ai là chủ tịch, ai là phó chủ tịch UBND TX?
Bí thư thị xã, Phó bí thư thị xã?
UBND thị xã gồm 9 bộ phận là những bộ phận nào?
Thị xã được chia thành 6 phường , 5 xã. Em hãy kể tên những phường xã trong thị xã mà em biết.
* Nhiệm vụ của HS
- Các em có nhiệm vụ gì đối với các tổ chức của thị xã?
Lắng nghe
Chủ tịch :
Phó chủ tịch:
UBND thị xã gồm có:
Phó chủ tịch về kinh tế:
Phó chủ tịch về văn xã
Bí thư:
Phó bí thư
Gồm 9 bộ phận:
Công an, văn phòng, tư pháp, văn hoá thông tin,dân số và gia đình- từ khu phố, quân sự, ngân sách, địa chính, thống kê – kế hoạch.
6 phường gồm: Phường 1,2, B’Lao, Lộc Sơn, Lộc Tiến, Lộc Phát.
5 xã gồm: Lộc Nga, Lộc Thanh, ĐamB’Ri, Đại Lào, Lộc Châu.
Phải ngoan ngoãn lễ phép , chấp hành đúng đường lối , chính sách của Đảng , nhà nước đề ra.
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
Nhắc nhở HS biết tôn trọng. Lễ phép đối với các cán bộ hành chính ở Thị Xã, tuân thủ theo pháp luật.
Chuẩn bị bài sau.
 Môn: Lịch Sử
Tiết 32 Bài : LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN CHỐNG MỸ
I. MỤC TIÊU:
Cung cấp cho HS những hiểu biết sơ lược về lịch sử chống Mỹ cứu nước của nhân dân Lâm Đồng.
Giúp các em hiểu thêm những khó khăn gian khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng để góp phần vài thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Giáo dục tinh thần tự hào về truyền thống của nhân dân trong toàn tỉnh.
II. CHUẨN BỊ:
- Tài liệu lịch sử Lâm Đồng 21 năm đánh Mỹ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ: Kiểm tra 3 HS 
Nêu một số nhiệm vụ quan trọng mà huyện ủy Di Linh đề ra trong phiên họp đầu tiên 10/1954
GV đánh giá ghi điểm
2 Bài mới
GV giới thiệu bài
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1:
 Lâm Đồng hình thành khẩn trương chuẩn bị các mặt cho cuộc chiến đấu mới.
Chúng tổ chức các cuộc hành quân càn quét lập “ ấp chiến lược” đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi quần chúng , cô lập cách mạng Việt Nam.
Nhiệm vụ chính là chống địch càn quét, đóng chốt bảo vệ vùng căn cứ, đẩy hoạt động tấn công vào vùng địch, phá ấp, phá kềm, đưa lên thế làm chủ tranh chấp.
Cùng thời gian lực lượng đặc công , biệt động, đại đội 210 của tỉnh đánh thọc sâu vào bót cảnh sát Ngô Quyền ở Thị xã.
Ta bố trí đội hình đánh địch ở B’Lao. Như vậy từ 1966 – 1967 ta đã giải phóng nhiều nơi ở Bảo Lộc.
Chiến dịch giải phóng Lâm Đồng bắt đầu từ 14 giờ ngày 27/03/1975 sau 20 giờ chiến đấu đến 10 giờ ngày 28/03/1975 ta đã dành hoàn toàn Bảo Lộc và Lâm Đồng.
Hoạt động 2: Những thành tựu đạt được
Hãy nêu những thành tựu về kinh tế mà Bảo Lộc đạt được trong những năm qua?
Người dân có cuộc sống độc lập – tự do và ấm no hơn.
GV cung cấp thêm
Trước thất bại của chính sách “ Tố cộng”, “diệt cộng”, Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt”, chúng tham vọng Bình Định miền Nam trong 18 tháng.
Tỉnh ủy Lâm Đồng phân công Võ Dũng làm tổng ban quân sự.
Cuối năm 1961 đàu năm 1962 cấp trên quyết định thành lập tỉnh Lâm Đồng, ban chấp hành tỉnh uỷ gồm 9 đồng chí do Phạm Thuần làm bí thư.
Đêm 30/11/1966 ta tập kích đánh bốt Đại Nga diệt một trung đội dân vệ.
Du kích mật Đại Lào cải trang đưa thuốc nổ đánh các nơi ở ấp Tân Hà làm chết và bị thương 4 tên sĩ quan Mỹ
Các tấm gương tiêu biểu là liệt sỹ Lê Thị Pha – anh hùng lực lượng nhân dân vũ trang nhân dân đã làm chính trị viên, tổ chức huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật chuẩn bị tác chiến cho chiến dịch Mậu Thân năm 1968.
Ta loại 8000 tên địch , diệt và thu 3000 súng, trên 110.000 dân Lâm Đồng sau những năm dài thống trị nay được hoàn toàn giải phóng, hưởng cuộc sống độc lập tự do.
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày hiểu biết sơ lược của các em.
Ta xây dựng thành Thị Xã Bảo Lộc giàu đẹp.
Nhiều nhà máy mọc lên ( ươm tơ, nhà máy chè, nhà máy dệt)
3. Củng cố dặn dò:
Nhận xét tiết học
Quan sát một số bức tranh
Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doc33 -chua s.doc