Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022

*Mục tiêu: Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )

doc 41 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 105Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày... tháng... năm 2021
Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
 - Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện 
- Dạy lồng ghép trong phần vận dụng của bài đọc hiểu: hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô. Em muốn nói gì vưới Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được cuộc sống hòa bình? Hãy ghi lại những điều em muốn nói.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS Yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn 3 cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
 	- HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp , thảo luận nhóm
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (3 phút)
- Cho học sinh thi đọc phân vai cả 2 phần vở kịch.
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng
- 2 nhóm HS thi đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ 
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc bài, chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm( nhóm trưởng điều khiển)
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Cho HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh( M3,4) đọc bài, chia đoạn:
+ Đ1: từ đầu...Nhật Bản.
+ Đ2: Tiếp đến .. nguyên tử
+ Đ3: tiếp đến ..644 con.
+ Đ4: còn lại.
- HS nối tiếp đọc bài lần 1 kết hợp đọc từ khó trong nhóm
- HS nối tiếp đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó
- 1 HS đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- Cả lớp theo dõi.
- HS theo dõi
2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )
*Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi, đọc lướt bài, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, sau đó báo cáo giáo viên rồi chia sẻ trước lớp:
+ Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào?
+ Bạn hiểu phóng xạ là gì?
+ Bom nguyên tử là gì?
+ Cô bé kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Các bạn nhỏ làm gì để tỏ nguyện vọng hoà bình?
+ Nội dung chính của bài là gì ?
- GV nhận xét, KL:
- Học sinh đọc thầm bài thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời.
- Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Học sinh nêu
- Học sinh nêu
- Ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Xa-da-cô chết, các bạn quyên tiền xây tượng đài nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; khắc chữ vào chân tượng đài: “Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình”.
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- HS nghe
3. HĐ Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu:
 - HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
 - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
*Cách tiến hành:
- Cho HS đọc nối tiếp bài trong nhóm, tìm giọng đọc.
- GV và HS nhận xét giọng đọc
- GV treo bảng đoạn 3.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Học sinh đọc nối tiếp bài (nhóm 4)
- Lớp lắng nghe
- Đoạn 1: đọc to rõ ràng; 
- Đoạn 2: trầm buồn.
- Đoạn 3: thông cảm, chậm rãi, xúc động. 
- Đoạn 4: trầm, chạm rãi.
- HS nhận xét
- HS quan sát
- Học sinh lắng nghe
- Luyện đọc theo cặp
- 3- 5 học sinh thi đọc, lớp nhận xét.
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)
 - Nếu được đứng trước tượng đài, bạn sẽ nói gì với Xa-da-cô?
- HS trả lời
- Em sẽ làm gì để bảo vệ hòa bình trên trái đất này ?
- HS trả lời
Đạo đức 
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
- Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác.
-Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống, có trách nhiệm với bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
	- Giáo viên: Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Học sinh: SBT, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chia sẻ theo câu hỏi:
+ Vì sao chúng ta cần sống có trách nhiệm về việc làm của mình?
+ Bạn đã làm gì để thực hiện nếp sống có trách nhiệm về việc làm của mình? 
- Giới thiệu bài học. Ghi bài lên bảng.
- HS chia sẻ câu hỏi
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (27 phút)
*Mục tiêu: Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
 HĐ 1: Xử lí tình huống (Bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 3.
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
HĐ 2: Tự liên hệ bản thân.
* Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình và tự rút ra bài học. 
* Cách tiến hành:
- Gợi ý để mỗi hs nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
+ Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
- Sau mỗi phần trình bày của HS, GV gợi ý để HS tự rút ra bài học
- GV kết luận:
+ Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui, thanh thản và ngược lại.
 + Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm.
- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS nhớ lại và và kể về việc làm của mình.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc làm của mình.
- Vài HS nêu lại.
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Thực hiện mình là người có trách nhiệm.
 - HS nghe và thực hiện
Toán
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. 
- HS cả lớp làm được bài 1 .
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi sau: 
 + Nêu các bước giải bài toán tổng tỉ ?
 + Nêu các bước giải bài toán hiệu tỉ ?
 + Cách giải 2 dạng toán này có gì giống và khác nhau ?
- Giáo viên nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ hình thành kiến thức mới: (25 phút)
*Mục tiêu: Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
*Cách tiến hành:
*Tìm hiểu về quan hệ tỉ lệ thuận.
- Treo bảng phụ ghi ví dụ 1.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu đề, chẳng hạn như:
 + 1 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
 + 2 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
 + 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ?
 + 8km gấp mấy lần 4km?
- Vậy khi thời gian gấp lên 2 lần thì quãng đường như thế nào ?
- Khi thời gian gấp 3 lần thì quãng đường như thế nào?
- Qua ví dụ trên hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi được.
- KL: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần
* Giáo viên ghi nội dung bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên ghi tóm tắt như SGK. Yêu cầu - Cho HS thảo luận tìm cách giải.
 Cách 1: Rút về đơn vị.
- Tìm số km đi được trong 1 giờ?
- Tính số km đi được trong 4 giờ?
- Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta làm như thế nào?
 Cách 2: Tìm tỉ số.
- So với 2 giờ thì 4 giờ gấp ? lần
- Như vậy quãng đường đi được trong 4 giờ gấp quãng dường đi được trong 2 giờ mấy lần? Vì sao?
- 4 giờ đi được bao nhiêu km?
- KL: Bước tìm 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số.
- Yêu cầu HS trình bày bài vào vở.
- 1 học sinh đọc.
- 4km
- 8km
- Gấp 2 lần
- Gấp 2 lần
- Gấp lên 2 lần.
- Gấp lên 3 lần
- Học sinh thảo luận rút ra nhận xét.
- 2 - 3 em nhắc lại.
- HS đọc
 2 giờ đi 90km.
 4 giờ đi ? km?
- Học sinh thảo luận, tìm ra 2 cách giải.
- Lấy 90 : 2 = 45 (km)
- Lấy 45 x 4 = 180 (km)
- Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- 4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4:2=2 (lần).
- Gấp 2 lần vì kế hoạch tăng thời gian ? lần thì quãng đường cũng tăng lên bấy nhiêu lần.
- 4 giờ đi được: 90 x 2 =180 (km)
- Học sinh trình bày vào vở.
3. HĐ luyện tập, thực hành: (5 phút)
* Mục tiêu: Giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. HS cả lớp làm được bài 1 .
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yê ... oẻ ở tuổi dậy thì.
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể
* GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ, bộ phận: Mối quan hệ giưa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Từ đó phải có ý thức BVMT chính là BV con người.
- Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
- Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Hình minh hoạ trang 18, 19 SGK; phiếu học tập
- Học sinh: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với nội dung sau:
+ Nêu các giai đoạn phát triển của con người ?
+ Nêu đặc điểm của con người trong giai đoạn vị thành niên?
+ Nêu đặc điểm của con người trong giai đoạn trưởng thành? 
+ Nêu đặc điểm của con người trong giai đoạn tuổi già?
- Giáo viên nhận xét
- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
 - Học sinh chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến kiến thức mới: (25 phút)
* Mục tiêu: Nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
 - Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi:
+ Em làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ?
- KL: Tuổi dậy thì bộ phận sinh dục phát triển, nữ có kinh nguyệt, nam có hiện tượng xuất tinh, cần vệ sinh sạch sẽ và đúng cách
- Phát phiếu học tập cho học sinh. Lưu ý phiếu của học sinh nam riêng, học sinh nữ riêng
- Yêu cầu học sinh đọc và tự làm bài.
- Trình bày kết quả
- Giáo viên nhận xét rút ra kết luận
Hoạt động 2: Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
- Chia 4 nhóm: 
- Yêu cầu học sinh thảo luận tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất, tinh thần ở tuổi dậy thì?
- Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận.
- GV chốt: Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu; không xem phim ảnh hoặc sách báo không lành mạnh
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi.
+ Thường xuyên tắm giặt gội đầu.
+ Thường xuyên thay quần lót.
+ Thường xuyên rửa bộ phận sinh dục
- Học sinh nhận phiếu
- Học sinh tự làm bài.
- HS trình bày kết quả
- 1 học sinh đọc mục: bạn cần biết
- Thảo luận nhóm.
- Học sinh quan sát trang19 SGK và dựa vào hiểu biết thực tế của mình trả lời
- HS báo cáo kết quả
- HS nghe
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Nếu bạn bè rủ em hút thuốc thì em sẽ làm gì ?
- HS trả lời
- Hãy viết một đoạn văn để tuyên truyền, vận động các bạn trong lớp tránh xa các chất kích thích, gây nghiện.
- HS nghe và thực hiện
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. 
- Giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng dạy học 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (5 phút)
- Cho HS hát tập thể
- Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng
- HS hát
- HS ghi vở 
2. HĐ thực hành: (25 phút)
* Mục tiêu: Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
 *Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân
- Yêu cầu học sinh nêu các bước giải
- Giáo viên nhận xét
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài
- Hướng dẫn học sinh làm tương tự 
- Giáo viên nhận xét
Bài 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài
- Khi quãng đường đi giảm một số lần thì số lít xăng tiêu thụ thay đổi như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi làm bài.
Tóm tắt : 100 km : 12 lít
 50 km :..... lít ?
- Giáo viên nhận xét.
- Học sinh đọc đề, lớp đọc thầm.
- Dạng toán tổng - tỉ.
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả
- HS nêu
Giải
Số học sinh nam là:
28: (2 + 5) x 2 = 8 (em)
Số học sinh nữ là: 
28 - 8 = 20 (em)
 Đáp số: 8 em nam
 20 em nữ 
- HS đọc 
- HS làm vở, báo cáo kết quả
Giải
 Chiều rộng của mảnh đất là:
15: (2 -1) = 15 (m)
 Chiều dài mảnh đất là:
15 x 2 = 30 (m).
 Chu vi mảnh đất là:
(15 + 30) x 2 = 90 (m)
 Đáp số 90m
- Học sinh đọc đề toán, lớp đọc thầm
- Khi quãng đường giảm bao nhiêu lần thì số lít xăng tiêu thụ cũng giảm bấy nhiêu lần.
- Học sinh làm bài cặp đôi, đổi vở kiểm tra chéo
Giải
 100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 (lần)
Đi 50 km tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 (lít)
 Đáp số: 6 lít xăng 
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Yêu cầu học sinh vận dụng làm bài toán sau: 
Chị Hoa dệt được 72m vải trong 6 ngày. Hỏi với mức dệt như vậy, trong 24 ngày chị Hoa dệt được bao nhiêu mét vải?
- HS đọc bài toán
- HS làm bài 
Giải :
24 ngày gấp 6 ngày số lần là :
24 : 6 = 4 (lần)
24 ngày dệt được số mét vải là :
 72 x 4 = 288 (m vải)
 Đáp số : 288 m vải.
- Về nhà giải bài toán trên bằng cách khác.
- HS nghe và thực hiện
Tập làm văn
 TẢ CẢNH (KIỂM TRA VIẾT)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
- Xây dựng những đề bài mở tạo cơ hội cho học sinh sáng tạo, bộc lộ ý kiến, thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình đồng thời thể hiện cách nghĩ, cách cảm, cách diễn đạt.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Yêu thích làm văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK
 	- HS : SGK, vở viết
2.Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Thực hành, giảng giải,....
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (5 phút)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chuẩn bị bài
- Học sinh trình bày 
- Lắng nghe
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
*Cách tiến hành:
* Hướng dẫn HS làm bài:
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đề bài.
Đề bài :
1.Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
2.Tả một cơn mưa.
3.Tả ngôi nhà của em ( căn hộ, phòng ở của gia đình em)
- Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh viết bài
- Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm bài và cách trình bày bài khoa học.
* Thu bài
- HS đọc to đề bài
- Học sinh nhắc lại yêu cầu bài, chọn đề bài.
- Học sinh viết bài vào vở.
- HS nghe và thực hiện
- Học sinh thu bài
3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (5phút)
- Em viết mở bài theo kiểu nào ? Kết bài theo kiểu nào ?
- HS nêu
- Về nhà chọn một đề bài khác trong 3 đề trên để tả.
- HS nghe và thực hiện.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_4_nam_hoc_2021_2022.doc