1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động.
2. Thực hành:
Bài 1:- HS đọc đề bài.
- HS thảo luận cặp đôi, điền đầy đủ vào bảng đơn vị đo độ dài.
HS báo cáo kết quả thảo luận.
- HS dựa vào bảng nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng.
Bài 2(a, c): HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- Gọi HS nhận nhận xét.
GV đánh giá
TUẦN 4 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2021 Tiết 2: TOÁN Bảng đơn vị đo độ dài I. Yêu cầu cần đạt: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng. - Biết chuyển đổi các đơn vị đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài. - HS cả lớp làm được bài 1, bài 2(a, c), bài 3 . - Biết giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học. -GDKNS: Vận dụng kiến thức giải toán vào thực tế, từ đó giáo dục học sinh say mê học toán, thích tìm tòi học hỏi. II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp trưởng điều hành cho lớp khởi động. 2. Thực hành: Bài 1:- HS đọc đề bài. - HS thảo luận cặp đôi, điền đầy đủ vào bảng đơn vị đo độ dài. HS báo cáo kết quả thảo luận. - HS dựa vào bảng nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng. Bài 2(a, c): HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm bài tập vào vở. - Gọi HS nhận nhận xét. GV đánh giá Bài 3: HĐ cá nhân - HS nêu đề bài .HS làm bài - HS nêu cách đổi. - Chữa bài, nhận xét bài làm. Bài 4: Nhóm đôi thảo luận đề bài - HS làm bài - HS nêu cách giải - Chia sẻ với bạn - Chữa bài, nhận xét bài làm. IV. Điều chỉnh sau bài dạy Tiết 2: TẬP ĐỌC Bài ca về trái đất I . Yêu cầu cần đạt: - Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào; Hiểu nội dung, ý nghĩa: Mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến tranh, bảo vệ bình đẳng giữa các dân tộc. ( trả lời được các câu hỏi SGK; học thuộc lòng 1-2 khổ thơ). Học thuộc ít nhất 1 khổ thơ. H khá giỏi học thuộc và đọc diễn cảm được toàn bộ bài thơ. - Rèn kĩ năng đọc văn bản thơ. - GD H có thái độ yêu chuộng hoà bình, tình đoàn kết giữa các dân tộc. - Phát triển năng lực ngôn ngữ, NL cảm thụ văn bản. II. Đồ dùng dạy học: GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK, Phiếu học tập. - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: Lớp phó điều hành cho lớp hát bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” 2. Khám phá: Hoạt động 1: Luyện đọc (nhóm đôi) + GV đọc mẫu – HS lắng nghe. +YC học sinh tìm từ khó trong bài – GV luyện đọc từ khó cho học sinh. - 1HS giỏi đọc bài - Nghe GV giới thiệu giọng đọc của bài: - 1 H nêu cách chia đoạn. (3 khổ thơ) - Nhóm trưởng điều hành cho các bạn đọc bài nối tiếp trong nhóm. - Các nhóm đọc trước lớp, HS lắng nghe, nhận xét. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (nhóm) + Tìm hiểu phần chú thích - Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 ở SGK trang 42 + HS thực hiện tìm hiểu bài theo nhóm 2 + Chia sẻ kết quả thảo luận – nêu nội dung bài học. GV: Mọi người hãy sống vì hòa bình, chống chiến tranh, bảo vệ bình đẳng giữa các dân tộc. Hoạt động 3:+ Học thuộc lòng bài thơ. + Thi đọc thuộc lòng bài thơ. IV. Điều chỉnh sau bài dạy Tiết 3: KHOA HỌC: Bài 11: Dùng thuốc an toàn I . Yêu cầu cần đạt: -Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn. - Xác định khi nào nên dùng thuốc, khi nào không nên dùng thuốc. - Giáo dục HS có ý thức học tốt từ đó thêm yêu thích môn học. Dùng thuốc an toàn, đúng cách * Phần Lồng ghép GDKNS : - Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại tuốc thông dụng. - Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dúng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn. II. Đồ dùng dạy học- SGK trang 24, 25, VBT, ảnh chụp và chiếu màn hình III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động: HS nêu 1 số số cách phòng tránh ma túy, thuốc lá, rượu bia 2. Khám phá: HĐ1: Liên hệ thực tế: - HS lấy SGK, VBT. - Cùng nhau kể tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó. - Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. Các nhóm khác chia sẻ. HĐ2: Thực hành làm bài tập trong SGK. - Cá nhân đọc các thông tin trong SGK và hoàn thành bài tập. - Đọc bài cho bạn trong nhóm nghe. - Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. Các nhóm khác chia sẻ. HĐ3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”. - Các nhóm nghiên cứu các tình huống giáo viên đưa ra. - Đại diện từng nhóm xử lý tình huống. - Các nhóm khác chia sẻ. - Các em viết cảm xúc của mình sau khi học xong bài tập đọc. - Ban học tập gọi một số bạn lên đọc thư của mình và mời cô chia sẻ. 3. Thực hành: Tuyên truyền viên tuyên truyền cho mọi người về cách dùng thuốc an toàn. IV. Điều chỉnh sau bài dạy Bài 12: Phòng bệnh sốt rét I . Yêu cầu cần đạt: - Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt rét. - Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. - Giáo dục HS có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. II. Đồ dùng dạy học: - Thông tin và hình trang 26, 27 SGK, VBT III.Các hoạt động dạy học 1: Khởi động - CTHĐTQ điều hành cho lớp chơi trò chơi khởi động. 2. Khám phá: HĐ1: Làm việc với SGK: - HS lấy SGK, VBT. - Cùng nhau kể tìm hiểu nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét và tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét. - Đại diện nhóm trình bày bài trước lớp. Các nhóm khác chia sẻ. HĐ2: Quan sát và thảo luận. - Các nhóm quan sát, đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 6 SGK và trả lời câu hỏi. - Các nhóm khác chia sẻ. - Bổ sung nếu có. IV. Điều chỉnh sau bài dạy Bài 13: PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT I . Yêu cầu cần đạt: -Biết nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết. - Kĩ năng xử lí tình huống tổng hợp thông tin về tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết. - Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở. - Giáo dục học sinh biết cách phòng bệnh sốt xuất huyết. II. Đồ dùng dạy học: Máy tính trình chiếu nội dung bài dạy. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS thư giản giữa 2 tiết Khoa học 2. Khám phá: +HĐ 1: Tìm hiểu tác nhân gây bệnh và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn hoạt động cá nhân. - Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ. -Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. +HĐ 2: Tìm hiểu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn hoạt động cá nhân. - Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ. - Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. +HĐ3: Liên hệ thực tế - Nêu những việc gia đình và địa phương em đã làm gì để phòng bệnh sốt xuất huyết - Nhóm trưởng yêu cầu các bạn hoạt động cá nhân. - Nhóm trưởng điều hành cho các bạn chia sẻ. - Báo cáo với cô giáo kết quả làm việc của từng thành viên trong nhóm. +Liên hệ: - Nêu những nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết cho mọi người trong gia đình nghe. - Tuyên truyền với mọi người cách phòng bệnh sốt xuất huyết IV. Điều chỉnh sau bài dạy Thứ ba ngày 12 tháng 10 năm 2021 TIẾT 1 : TOÁN: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG I . Yêu cầu cần đạt: - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng. - Chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng, giải được các bài tập có liên quan đến đơn vị đo khối lượng. Bài tập cần làm: 1,2,3,4. - Chuyển đổi được số đo khối lượng. - Giáo dục HS tính cẩn thận, yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị PBT 1 III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HĐTQ tổ chức trò chơi ôn lại bảng đơn vị đo độ dài. 2. Thực hành: - Bài 1: Cá nhân điền đầy đủ bảng đơn vị đo khối lượng. - Chia sẻ kết quả, cả lớp nghe và nhận xét - Đọc phần nhận xét SGK để ghi nhớ Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ trống: - Cá nhân làm bài vào vở - Chia sẻ kết quả, bổ sung và chữa bài cho bạn. - HS ôn lại bảng đơn vị đo Bài 3: HS là cá nhân, điền dấu >;<;= Nêu kết quả chữa bài, nhận xét Bài 4: Cá nhân đọc bài toán, phân tích đề, tóm tắt được bài toán. - Thảo luận nêu cách giải: - Hs làm bài cá nhân. Chữa bài, nêu dạng toán, nhận xét. IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: HÒA BÌNH I . Yêu cầu cần đạt: - Hiểu nghĩa của từ hòa bình (BT1); Tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2). - Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố. - Biết sử dụng từ để làm đúng bài tập. - Yêu thích Tiếng Việt, biết giữ gìn vốn TV. II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị máy chiếu nội dung bài dạy. HS chuẩn bị từ điển TV III.Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS chuẩn bị đồ dùng học tập 2. Thực hành: Bài 1: Chọn câu nêu đúng nghĩa của từ hòa bình? - Nhóm trưởng điều khiển các bạn tìm câu nêu đúng nghĩa của từ hòa bình. - Chia sẻ với cả lớp. Chốt ý đúng: ý b. GV tương tác thêm với HS: phân biệt nghĩa từ: “bình thản, yên ả, hiền hòa” Bài 2: Tìm trong các từ cho sằn từ đồng nghĩa với từ hòa bình - Cá nhân ghi những từ vừa tìm được vào vở bài tập in. - Nối tiếp nhau mỗi bạn nêu một từ. Cả nhóm lập danh sách các từ tìm được. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ kết quả trước lớp. Các từ đồng nghĩa: bình yên, thái bình, thanh bình. GV tương tác thêm với HS: Hãy giải nghĩa của các từ còn lại. (HS có thể sử dụng từ điển) Bài 3: Viết đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố mà em biết. - Mỗi bạn tự chọn cảnh miêu tả và viết vào vở bài tập in. - Cá nhân đọc đoạn văn trong nhóm. Cả nhóm nhận xét, sửa sai. - GV đến các nhóm nhận xét, tuyên dương những đoạn văn hay. -Ban học tập mời một số bạn chia sẻ đoạn văn trước lớp, báo cáo kết quả với cô giáo. IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 2: LỊCH SỬ PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU I . Yêu cầu cần đạt: -Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nết về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu): + Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt tìm con đường giải phóng dân tộc. + Từ năm 1905 - 1908 ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông Du. - Mặc dù phong trào Đông du thất bại nhưng ta vẫn thấy rõ lòng yêu nước và sự kính trọng cụ Phan Bội Châu. II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị máy chiếu nội dung bài dạy. III.Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: So sánh tình hình kinh tế xã hội Việt Nam trước và sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. 2. Khám phá: HĐ 1 - HS tìm hiểu về tiểu sử Phan Bội Châu. HĐ các nhân TLCH:Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp? HĐ 2: - HS tìm hiểu về phong trào Đông Du. HĐ nhóm TL các câu hỏi: + Phan Bội Châu phong trào Đông Du nhằm mục đích gì? + Thuật lại phong trào Đông Du ? + Phong trào Đông Du kết thúc như thế n ... ẻ với nhau về bài làm của mình. - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trình bày bài của mình, các bạn khác nhận xét, bổ sung. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ ĐỒNG ÂM I.Yêu cầu cần đạt: - Hiểu thế nào là từ đồng âm(ND ghi nhớ) - Biết phân biệt nghĩa các từ đồng âm (BT1, mục 2); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm ( 2 trong số 3 từ ở BT2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và các câu đố. - H biết dùng từ đồng âm trong giao tiếp. - Yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị máy tính trình chiếu nội dung bài dạy. III.Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nêu ghi nhớ từ Trái nghĩa, cho ví dụ 2. Khám phá: HĐ 1. Tìm hiểu về từ đồng âm: Bài 1: Đọc các câu trong SGK và cho biết từ nào viết giống nhau và nghĩa có giống nhau không? - Cá nhân tự làm. - Chia sẻ với bạn bên cạnh. Bài 2: Tìm câu nêu đúng nghĩa của mỗi từ giống nhau ở BT1. - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn chia sẻ ý kiến. - HĐTQ điều khiển các nhóm trình bày trước lớp. - GV nhận xét và hướng HS rút ra ghi nhớ. HĐ 2. Ghi nhớ: - Cá nhân HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - Trưởng nhóm điều khiển bạn tìm ví dụ. 3. Thực hành: Bài 1: Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm: a, cánh đồng- tượng đồng – một nghìn đồng b, Hòn đá – đá bóng c, Ba và má – ba tuổi - Mỗi bạn tự làm bài vào vở bài tập. (Sử dụng từ điển) - Nhóm trưởng điều khiển các bạn chia sẻ, kiểm tra lẫn nhau và trao đổi với các nhóm khác. - Ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp, báo cáo với cô giáo. Bài 2: Đặt câu để phân biệt từ đồng âm bàn, nước. - Mỗi bạn tự viết vào vở bài tập in. - HĐTQ tổ chức cho các bạn đặt câu dưới hình thức trò chơi “xì điện”. GV nhận xét, chữa lỗi dùng từ đặt câu cho học sinh. Bài 3, 4: Đọc mầu chuyện vui và giải câu đố. -: Mỗi bạn tự đọc mẫu chuyện và câu đố. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn chia sẻ. - Ban học tập cho các nhóm chia sẻ trước lớp. GV nhận xét, chốt ý đúng. IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC CÓ CHÍ THÌ NÊN (Tiết 1) I.Yêu cầu cần đạt: -Trong cuộc sống con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. - Xác định những thuận lợi, khó khăn của mình, biết đề ra kế hoạch vượt khó khăn của bản thân. - Giáo dục HS ý thức vượt khó, vươn lên trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị máy trình chiếu các tranh ảnh trong bài. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: HS thư giản 5 phút sau 3 tiết học online 2.Khám phá: HĐ 1:Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng. + Cá nhân đọc thầm thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK + Chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm về: - Trần Bảo Đồng đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? - Trần Bảo Đồng đã vượt khó khăn để vươn lên như thế nào? - Em học tập được những gì từ tấm gương đó? + Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trình bày. +Chia sẻ với các nhóm khác. HĐ 2:. Xử lí tình huống: - Các nhóm nhận tình huống. + Tình huống 1: Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào? + Tình huống 2: Nhà Thiên rất nghèo, vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa đồ đạc. Theo em, trong hoàn cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học. - Chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm về cách xử lý tình huống. - Các nhóm lên đóng vai xử lý tình huống. 3.Thực hành: Làm bài tập: - HS đọc và xác đinh yêu cầu bài tập. - HS thảo luận nhóm đôi về những việc làm cụ thể trong mỗi tình huống. - Tổ chức cho các bạn chia sẻ trong nhóm: - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và báo cáo với cô giáo. IV. Điều chỉnh sau bài dạy Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2021 TIẾT 1: TOÁN MI - LI - MÉT VUÔNG, BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH I.Yêu cầu cần đạt: - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông; Biết mối quan hệ giữa mi-li - mét vuông và xăng - ti-mét vuông. - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích; BT cần làm: 1, 2 . - Rèn KN chuyển đổi các đơn vị đo diện tích. - Tính toán cẩn thận, trình bày bài khoa học II. Đồ dùng dạy học : GV chuẩn bị BT trên máy III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm ôn lại các đơn vị đo diện tích. 2. Khám phá: HĐ 1. Tìm hiểu về đơn vị đo diện tích mi - li - mét - vuông. - cá nhân quan sát hình vẽ một mi - li - mét vuông và cho biết mi - li - mét vuông là diện tích của một hình vuông có cạnh dài bao nhiêu mi - li - mét, cách viết tắt của mi - li - mét vuông ; 1mm2 bằng một phần mấy cm2 ? - Từng cặp chia sẻ, thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành các bạn chia sẻ, thống nhất kết quả trong nhóm, trước lớp. HĐ 2. Bảng đơn vị đo diện tích - Cá nhân viết các đơn vị đo diện tích đã học; nhận xét hai đơn vị đo diện tích kế tiếp nhau hơn, kém nhau bao nhiêu lần ? - Hai bạn chia sẻ với nhau về bảng đơn vị đo diện tích, mối quan hệ giữa các đơn vị đo. - Chia sẻ trong nhóm, trước lớp. 3. Thực hành: - Cá nhân đọc các bài tập ở SGK Bài 1: Làm miệng Bài 2 làm vở - Từng cặp đổi vở, chia sẻ, thống nhất kết quả. - Chữa bài cả lớp, nhạn xét. TOÁN LUYỆN TẬP I.Yêu cầu cần đạt: - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. -Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan. -Luyện kĩ năng tính, giáo dục tính cẩn thận cho học sinh. - Giáo dục học sinh thêm yêu thích môn học. Giảm tải: Bài 3,4 II. Đồ dùng dạy học : GV chuẩn bị BT trên máy III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Nhóm trưởng điều khiển cả nhóm ôn lại các đơn vị đo diện tích. 2. Thực hành: Bài 1: HS đọc yêu cầu: xác định yêu cầu - Tìm hiểu bài mẫu SGK; Đổi đơn vị bé lên lớn - HS làm bài, nêu kết quả và cách làm. Cả lớp dò kết quả và bổ sung Bài 2: Muốn khoanh đúng cần đổi đơn vị đo sau đó mới khoanh - HS nháp kq và tìm phương án đúng. - HS Làm bài chữa bài IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I.Yêu cầu cần đạt: - Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu , .) nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi. - Giáo dục học sinh có tinh thần ham học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn để vận dụng cho bản thân. II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị máy tính trình chiếu dung bài dạy. III. Hoạt động học: 1. Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức cho các chơi trò chơi khởi động tiết học. 2. Thực hành HĐ 1. GV nhận xét chung về bài làm của học sinh. (Ưu điểm, hạn chế). HĐ 2. Sửa lỗi phổ biến: * GV viết một số lỗi phổ biến học sinh thường mắc lên bảng phụ. - Cá nhân đọc, phát hiện và tự sửa lỗi vào vở nháp. - Học sinh thảo luận trong nhóm và thống nhất cách sửa lỗi. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. HĐ 3. Học sinh sửa lỗi - Cá nhân đọc lại bài làm của mình( Chú ý đọc kĩ phần nhận xét của GV) và tự chữa lỗi trong bài làm của mình. ( Về lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu, viết đoạn, ) - Trao đổi với bạn bên cạnh để kiểm tra kết quả chữa lỗi. HĐ 4. Tham khảo các đoạn văn, các bài văn hay để học tập và rút kinh nghiệm. GV gọi một số học sinh đọc đoạn văn hay, bài văn hay cho các bạn tham khảo. IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 3: KỂ CHUYỆN Chủ điểm «Cánh chim hòa bình» I.Yêu cầu cần đạt: - Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh . - Biết trao đổi dung, ý nghĩa câu chuyện. - Rèn kĩ năng kể chuyện, chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn. -Bồi dưỡng cho H thái độ yêu hòa bình, chống chiến tranh qua các hành động, việc làm của các nhân vật trong chuyện. II. Đồ dùng dạy học: GV chuẩn bị máy tính trình chiếu phần gợi ý kể chuyện. III.Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Nhắc nhở HS chuẩn bị đò dùng 2. Khám phá: Đề bài: Kể câu chuyện ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - Cá nhân đọc yêu cầu đề bài và trả lời câu hỏi để xác định yêu cầu của đề. + Đề bài yêu cầu gì? Câu chuyện đó ở đâu? Câu chuyện nói về điều gì? - Nhóm 2 chia sẻ với nhau về yêu cầu của đề bài. - Nhóm trưởng chỉ định từng cặp chia sẻ ý kiến của nhóm mình. - Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến và báo cáo kết quả với cô giáo. 3. Thực hành: Kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Cá nhân đọc lại câu chuyện để nắm nội dung. - Hs nối tiếp kể cho nhau nghe và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn thi kể chuyện và giao lưu với các bạn theo các câu hỏi gợi ý: + Trong câu chuyện bạn thích nhân vật nào? Vì sao? + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? - Các nhóm bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. - Nhóm trưởng báo cáo kết quả với cô giáo. IV. Điều chỉnh sau bài dạy TIẾT 4: KĨ THUẬT LUỘC RAU VÀ DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I.Yêu cầu cần đạt: - HS biết cách trình bày, dọn bữa ăn trong gia đình. - Rèn cho HS kĩ năng trình bày, dọn bữa ăn trong gia đình. - Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình mình. II. Đồ dùng dạy học- Máy tính III. Hoạt động học: 1. Khởi động: Chuẩn bị đồ dùng 2.Khám phá: a. GV hướng dẫn hs luộc rau b. Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. - Cá nhân HS quan sát hình 1 trong SGK và đọc mục 1. - Thảo luận với các bạn trong nhóm về mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. - Dựa vào hình 1 SGK, hãy mô tả cách bày thức ăn và dụng cụ ăn uống cho gia đình trước bữa ăn ? + Sắp đủ dụng cụ ăn, lau khô dụng cụ và đặt vào mâm, - Các nhóm chia sẻ trước lớp. * GV tương tác với HS và giải thích, minh họa, tác dụng của việc bày món ăn Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh. c.Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn. - HS đọc SGK và nêu mục đích của việc thu dọn sau bữa ăn. - Chia sẻ ý kiến trước lớp. - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn nêu, tổng hợp ý kiến, báo cáo với cô giáo. * GV nhận xét và tóm tắt những ý kiến vừa trình bày. - Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ trong SGK. Đánh giá kết quả học tập của HS. - Em hãy nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ? - Em hãy kể tên những công việc em có thể giúp đỡ gia đình trước và sau bữa ăn - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình bày, dọn bữa ăn trong gia đình. IV. Điều chỉnh sau bài dạy
Tài liệu đính kèm: