Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Cường

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Cường

1. Kiến thức: Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )

- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

2. Năng lực:

- Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

 

doc 50 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 
 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2022
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ
Tập đọc
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY 
 Những mẩu chuyện lịch sử thế giới
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )
- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm.
4. Tích hợp: KNS 
- Xác định giá trị. 
- Thể hiện sự cảm thông.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ, bảng lớp chép sẵn đoạn 3
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu: 
*Khởi động: Cho học sinh thi đọc phân vai cả 2 phần vở kịch.
- GV nhận xét
*Kết nối: GV giới thiệu câu chuyện có thật, nhân vật, thời gian, địa điểm trong câu chuyện
- 2 nhóm HS thi đọc bài và trả lời câu hỏi
- HS nghe
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài, chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Cho HS đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu
- Học sinh (M3,4) đọc bài, chia đoạn:
+ Đ1: từ đầu...Nhật Bản.
+ Đ2: tiếp đến .. nguyên tử
+ Đ3: tiếp đến ..644 con.
+ Đ4: còn lại.
- HS nối tiếp đọc bài lần 1 kết hợp đọc từ khó trong nhóm
- HS nối tiếp đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó
- 1 HS đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- Cả lớp theo dõi.
- HS theo dõi
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi, đọc lướt bài, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, sau đó báo cáo GV rồi chia sẻ trước lớp:
+ Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào?
+ Bạn hiểu phóng xạ là gì?
+ Bom nguyên tử là gì?
+ Cô bé kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Các bạn nhỏ làm gì để tỏ nguyện vọng hoà bình?
+ Nội dung chính của bài là gì ?
- GV nhận xét, kết luận
- Học sinh đọc thầm bài thảo luận nhóm tìm câu trả lời.
- Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Học sinh nêu.
- HS trả lời
- Ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Xa-xa-cô chết, các bạn quyên tiền xây tượng đài nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; khắc chữ vào chân tượng đài: “Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình”.
- Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- HS nghe
3. Luyện tập, thực hành:
*Luyện đọc diễn cảm
- Cho HS đọc nối tiếp bài trong nhóm, tìm giọng đọc.
- GV và HS nhận xét giọng đọc
- GV yêu cầu HS luyện đọc đoạn 3.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt.
- Học sinh đọc nối tiếp bài (nhóm 4)
- Lớp lắng nghe
- Đoạn 1: đọc to rõ ràng; 
- Đoạn 2: trầm buồn.
- Đoạn 3: thông cảm, chậm rãi, xúc động. 
- Đoạn 4: trầm, chạm rãi.
- HS nhận xét
- Học sinh lắng nghe
- Luyện đọc theo cặp
- 3 - 5 học sinh thi đọc, lớp nhận xét.
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và em sẽ đến trước tượng đài Xa- xa- cô. Em sẽ nói ...hòa bình? Hãy viết đoạn văn ghi lại những điều em muốn nói? 
- Nhận xét tiết học, về nhà ôn bài
- Chuẩn bị bài sau
- HS trả lời
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Toán
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Biết một dạng quan hệ tỷ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”. HS cả lớp làm được bài 1.
2. Năng lực: Góp phần hình thành các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
*Khởi động: 
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi sau: 
 + Nêu các bước giải bài toán tổng tỉ ?
 + Nêu các bước giải bài toán hiệu tỉ ?
 + Cách giải 2 dạng toán này có gì giống và khác nhau ?
- Giáo viên nhận xét 
*Kết nối: GV giới thiệu vào bài mới 2. Hình thành kiến thức mới:
- HS chơi trò chơi.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về quan hệ tỉ lệ thuận.
- Treo bảng phụ ghi ví dụ 1.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 tìm hiểu đề, chẳng hạn như:
 + 1 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
 + 2 giờ người đó đi được bao nhiêu km?
 + 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ?
 + 8k m gấp mấy lần 4km?
- Vậy khi thời gian gấp lên 2 lần thì quãng đường như thế nào ?
- Khi thời gian gấp 3 lần thì quãng đường như thế nào?
- Qua ví dụ trên hãy nêu mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường đi được.
- KL: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần
Hoạt động 2: Giáo viên ghi nội dung bài toán.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên ghi tóm tắt như SGK. Yêu cầu HS thảo luận tìm cách giải.
 Cách 1: Rút về đơn vị.
- Tìm số km đi được trong 1 giờ?
- Tính số km đi được trong 4 giờ?
- Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta làm như thế nào?
 Cách 2: Tìm tỉ số.
- So với 2 giờ thì 4 giờ gấp ? lần
- Như vậy quãng đường đi được trong 4 giờ gấp quãng đường đi được trong 2 giờ mấy lần? Vì sao?
- 4 giờ đi được bao nhiêu km?
- KL: Bước tìm 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số.
- Yêu cầu HS trình bày bài vào vở.
- 1 học sinh đọc.
- 4km
- 8km
- Gấp 2 lần
- Gấp 2 lần
- Gấp lên 2 lần.
- Gấp lên 3 lần
- Học sinh thảo luận rút ra nhận xét.
- 2 - 3 em nhắc lại.
- HS đọc
 2 giờ đi 90km.
 4 giờ đi ? km?
- Học sinh thảo luận, tìm ra cách giải.
- Lấy 90 : 2 = 45 (km)
- Lấy 45 x 4 = 180 (km)
- Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- 4 giờ gấp 2 giờ số lần là: 4 : 2=2 (lần).
- Gấp 2 lần vì kế hoạch tăng thời gian bao nhiêu lần thì quãng đường cũng tăng lên bấy nhiêu lần.
- 4 giờ đi được: 90 x 2 =180 (km)
- Học sinh trình bày vào vở.
3, Luyện tập, thực hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS phân tích đề, tìm cách giải.
- Giáo viên nhận xét 
- Học sinh đọc đề
- HS phân tích đề, tìm cách giải
- HS làm vở, chia sẻ kết quả
 Giải
 Mua 1m vải hết số tiền là:
80 000 : 5 = 16 000 (đồng)
 Mua 7m vải đó hết số tiền là:
16 000 x 7 = 112 000 (đồng)
 Đáp số: 112 000 đồng 
Bài 2:
- Yêu cầu HS khá, giỏi nêu cách làm bài toán.
Cách 1:
 Cách 2:
Bài 3:
- Hướng dẫn học sinh thảo luận.
- Gọi 2 HS lên bảng làm
a)
b)
- GV nhận xét
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Cho HS giải bài toán theo tóm tắt sau:
Dự định làm 5 ngày : 20 người.
Muốn xong trong 2 ngày : .....người
- Nhận xét tiết học, về nhà ôn bài
- Chuẩn bị bài sau
- HS nêu
- Học sinh đọc đề, tóm tắt, giải bằng 1 trong 2 cách.
1 ngày trồng được số cây là:
1200 : 3 = 400 (cây)
12 ngày trồng được số cây là:
400 x 12 = 4800 (cây)
 Đáp số: 4800 cây.
12 ngày gấp 3 ngày số lần là:
12 : 3 = 4 (lần)
12 ngày trồng được số cây là:
1200 x 4 = 4800 (cây)
 Đáp số: 4800 cây.
- HS thảo luận, trình bày
- 2 HS lên bảng 
4000 người gấp 1000 người số lần là:
4000 : 1000 = 4 (lần)
Sau 1 năm dân số xã đó tăng thêm là:
21 x 4 = 84 (người)
Sau 1 năm số dẫn xã đó tăng thêm là:
15 x 4 = 60 (người)
 Đáp số:
a) 84 người.
b) 60 người
- Học sinh lắng nghe.
HS thực hiện bài giải.
Buổi sau chia sẻ lớp.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Xác định được bản thân mình đang ở vào giai đoạn nào?
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
2. Năng lực: Góp phần hình thành năng lực nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất: Thích tìm hiểu về khoa học. Chăm chỉ, trách nhiệm.
* Giáo dục kĩ năng sống:
	- Kĩ năng tự nhân thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị của bản thân nói riêng. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Thông tin và hình trang 16, 17 SGK.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh về các lứa tuổi khác nhau và nghề khác nhau
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu: 
*Khởi động: 
- Cho học sinh tổ chức chơi trò chơi: bốc thăm các hình 1, 2, 3, 5 của bài 6. Bốc được
 hình vẽ nào thì nói về lứa tuổi ấy.
- Giáo viên nhận xét
*Kết nối: GV giới thiệu vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới:
- Học sinh trả lời lên bảng bốc thăm về giai đoạn phát triển của cơ thể mà
 bức ảnh bốc được.
- Học sinh lắng nghe
Hoạt động 1: Đặc điểm con người ở 
từng giai đoạn: vị thành niên, trưởng thành, tuổi già.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ
+ Tranh minh hoạ giai đoạn nào của con người?
+ Nêu một số đặc điểm của con người ở giai đoạn đó?
+ Cơ thể con người ở giai đoạn đó phát triển như thế nào?
+ Con người có thể làm những việc gì?
- Giáo viên nhận xét. 
- Học sinh thảo luận nhóm, quan sát tranh và trả lời câu hỏi, sau đó cử đại diện báo cáo kết quả.
Hoạt động 2: Sưu tầm và giới thiệu người trong ảnh.
- Giáo viên kiểm tra ảnh của HS chuẩn bị
- Chia nhóm 4 HS giới thiệu người trong ảnh mà mình sưu tầm được với các bạn trong nhóm: Họ là ai? Làm nghề gì?
 - Họ đang ở giai đoạn nào của cuộc đời, giai đoạn này có đặc điểm gì?
- Yêu cầu học sinh trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Ích lợi của việc biết được các giai đoạn phát triển của con người. - Yêu cầu học sinh làm việc theo cặp trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi.
- Tổ chức cho học sinh trình bày.
+ Chúng ta đang ở giai đoạn nào của cuộc đời?
+ Việc biết t ... ở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.
- Diễn đạt thành câu, bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
-Yêu thích làm văn.
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Góp phần hình thành năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ, chính xác và tỉ mỉ. Rèn ý thức tự học và tự làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: SGK
 - HS : SGK, vở viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
*Khởi động:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh ?
- GV nhận xét, khen ngợi
*Kết nối: GV giới thiệu vào bài mới.
- HS chuẩn bị bài
- Học sinh trình bày 
- HS lắng nghe
2. Thực hành, luyện tập:
* Hướng dẫn HS làm bài:
- GV chép đề bài lên bảng.
Đề bài :
1. Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
2. Tả một cơn mưa.
3. Tả ngôi nhà của em (căn hộ, phòng ở của gia đình em)
- Đề bài yêu cầu gì?
- Yêu cầu học sinh viết bài
- Giáo viên quan sát, nhắc học sinh làm bài và cách trình bày bài khoa học.
* Thu bài
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- HS đọc to đề bài
- Học sinh nhắc lại yêu cầu bài, chọn đề bài.
- Học sinh viết bài vào vở.
- HS nghe và thực hiện
- Học sinh thu bài
- Em viết mở bài theo kiểu nào? Kết bài theo kiểu nào ?
- HS nêu
- Về nhà chọn một đề bài khác trong 3 đề trên để tả.
- HS nghe và thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................
Địa lý
SÔNG NGÒI
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN: mạng lưới sông ngòi dày đặc; sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ 
lớn) và có nhiều phù sa; sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp. 
+ Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc .
+ Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- Nêu được một số vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
- Trình bày được một số vấn đề về môi trường( VD: thiên tai, biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên thiên nhiên...)
- Đề xuất được ở mức đơn giản một số biện pháp để xây dựng thế giới xanh – sạch- đẹp
2. Năng lực: 
Góp phần hình thành các năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực
 vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
3. Phẩm chất : 
- Giáo dục lòng yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm. Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ địa lý Việt Nam, tranh ảnh về sông mùa lũ và mùa cạn.
- HS: SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
1. Mở đầu:
* Khởi động 
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi:
+ Nước ta thuộc đới khí hậu nào ?
+ Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
+ Khí hậu Miền Bắc và Miền Nam khác nhau như thế nào?
- Giáo viên nhận xét
* Kết nối
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe và ghi bảng
2. Hình thành kiến thức mới
*Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Giáo viên treo lược đồ sông ngòi Việt Nam,
 giao nhiệm vụ cho HS quan sát, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Đây là lược đồ gì ? Lược đồ này dùng để làm gì ?
+ Nước ta có nhiều hay ít sông? Phân bố ở đâu? Em có nhận xét gì về hệ thống sông ngòi ở Việt Nam?
- Kết luận: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, phân bố ở khắp đất nước.
+ Kể tên và chỉ tên trên lược đồ vị trí của các con sông?
+ Sông ngòi miền Trung có đặc điểm gì?
+ Vì sao sông ngòi miền Trung lại có đặc điểm đó?
- Địa phương em có dòng sông nào?
- Em có nhận xét gì về sông ngòi Việt Nam?
- Giáo viên tóm tắt nội dung, kết luận
*Hoạt động 2: Sông ngòi nước ta có lượng
 nước thay đổi theo mùa, sông có nhiều phù sa
- Chia HS thành 4 nhóm: yêu cầu thảo luận nhóm hoàn thành bảng thống kê
- Giáo viên sửa chữa, hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh.
- Lượng nước trên sông phụ thuộc vào yếu tố nào của khí hậu?
- Mực nước của sông vào mùa lũ, khô có khác nhau không? Tại sao?
* Hoạt động 3: Vai trò của sông ngòi.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi tiếp sức kể về vai trò của sông ngòi?
- GV theo dõi, sửa sai .
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ do sông nào
 bồi đắp?
- Kể tên một số nhà máy thuỷ điện nước ta?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm
 quan sát, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp.
+ Lược đồ sông ngòi Việt Nam dùng để nhận xét về sông ngòi của nước
 ta
+ Nước ta có nhiều sông, phân bố ở khắp đất nước.
 - Các sông lớn: 
 +Miền Bắc: sông Hồng, sông Đà,
 sông Thái Bình.
 +Miền Nam: sông Tiền, sông Hậu, sông Đồng Nai.
 +Miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Đà Rằng
- Ngắn, dốc.
- Do miền Trung hẹp ngang, địa hình có độ đốc lớn.
- Sông Hồng, ...
- Dày đặc, phân bố khắp đất nước
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bảng:
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- Phụ thuộc vào lượng mưa.
- Mùa mưa: mưa nhiều, mưa to, nước sông dâng cao.
- Mùa khô: ít mưa, nước sông hạ thấp, trơ lòng. 
 Mùa mưa nước sông có màu đỏ đó là phù sa.
- HS chơi trò chơi tiếp sức
1. Bồi đắp nên nhiều đồng bằng.
2. Cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất.
3. Là nguồn thuỷ điện
4. Là đường giao thông.
5. Là nơi cung cấp thuỷ sản: tôm, cá
6. Là nơi phát triển nuôi trồng thuỷ sản
- Sông Hồng và sông Cửu Long
- Hòa bình, Thác Bà, Y-a-li....
- Tìm hiểu đặc điểm của các con sông có thể
xây dựng thủy điện.
- HS nghe và thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________
 - Toán	
LUYỆN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập và củng cố
 - Cộng, trừ 2 phấn số. Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
 - Chuyển đổi các số đo có 2 tên đơn vị đo.
2. Năng lực: 
Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận.
3. Phẩm chất: 
Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ 
- HS: Vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Mở đầu: 
*Khởi động: 
- GV kiểm tra đồ dùng học toán.
- GV giới thiệu vào bài mới.
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài.
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
- Cho HS nêu các đơn vị trong bảng đơn vị đo độ dài từ lớn đến bé?
Hoạt động 2: Thực hành
- HS làm các bài tập 
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1 : Tính:
a) b) 
c) d) 
Bài 2: Viết các số đo theo mẫu:
a) 8m 5dm
b) 4m 75cm.
c) 5kg 250g
Bài 3 : So sánh hỗn số:
a) ; b) 
c) ; d) 
Bài 4 : 
 Người ta hòa lít nước si- rô vào lít nước lọc để pha nho. Rót đều nước nho đó vào các cốc chứa lít. Hỏi rót được mấy cốc nước nho?
3 .Vận dụng, trải nghiệm:
- Về nhà ôn lại qui tắc công, trừ, nhân, chia phân số 
- HS hát
- HS nêu 
Đáp án : 
a) b) 
c) d) 
Đáp án : 
a) m	c)kg.
b) m
Lời giải :
a) vì 5 > 2 
b) 
c) ; 
d) 
Lời giải :
Phân số chỉsố lít nước nho đã pha là :
 (lít)
Số cốc nước nho có là :
 (cốc)
 Đ/S : 9 cốc.
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................
Giáo dục tập thể
KIỂM ĐIỂM TRONG TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm bắt tình hình lớp trong tuần 
- Nhận xét đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Tuyên dương những cá nhân có thành tích trong tuần. 
- Nhắc nhở những cá nhân vi phạm nội qui của lớp, của trường
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Sinh hoạt lớp:
- GV nhận xét chung về các hoạt động đạt được trong tuần
1. Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Nhược điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................
 3. Tổng kết:
- GV tuyên dương 1 số em có ý thức tốt, phê bình nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm để tuần sau tiến bộ hơn.
- GV nêu phương hướng tuần sau.
..................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
________________________________________________________________
 Ngày 23 tháng 9 năm 2022
 PT chuyên môn kí duyệt
 Nguyễn Thị Thắm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_4_nam_hoc_2022_2023_tran_van_cuo.doc