Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Trần Đức Huân

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Trần Đức Huân

 - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần)

 - Biết cách giải các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số” đó.

 

docx 25 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 4 - Trần Đức Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soạn: 26/9/2020
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2020
Tiết 1: Chào cờ TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
 Tiết 2: Toán ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
	I. Mục tiêu: 
 	- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần)
 	- Biết cách giải các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số” đó.
 II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Luyện tập thực hành
 	- Phương tiện: Phiếu học tập.
	III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
7’
8’
7’
8’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: HĐTQ thực hiện.
- Yêu cầu HS làm bài tập 3 giờ trước. 
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài
2.1. Ví dụ 1: 
- Yêu cầu HS đọc ví dụ 1 SGK trang 18.
- HDHS thực hiện để tìm kết quả đúng.
- Gọi HS nêu nhận xét
- Nhận xét, chốt lại cách làm bài, yêu cầu HS nhắc lại.
2.1. Ví dụ 2: 
- Gọi học sinh đọc ví dụ 2, yêu cầu HS làm bài vào vở nháp.
- Kiểm tra bài làm của HS và HD giải cách 2.
Cách 2: 
 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
4 : 2 = 2 (lần)
 Trong 4 giờ ô tô đi được là:
90 × 2 = 180 (km)
 Đáp số: 180km.
- Nhận xét, chốt cách giải bài toán theo hai cách.
3. Thực hành:
Bài tập 1:
- Yêu cầu học sinh đọc và giải BT, 1 em làm vào bảng nhóm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài tập 2: (HS NK)
- Gọi HS đọc bài toán và yêu cầu các em làm cá nhân theo 2 cách.
- Quan sát, hỗ trợ HS.
Bài 3: HSNK làm thêm
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Chốt lại kiến thức của bài.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2 HS lên bảng chữa bài
- 2 học sinh đọc ví dụ.
- Thực hiện theo HD của GV:
TG đi được
1 giờ 
2 giờ 
3 giờ 
QĐ đi được
4 km
8 km
12 km
+ Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- Đọc ví dụ 2 và làm bài vào vở nháp.
Cách 1:
1 giờ ô tô đi được là:
90 : 2 = 45 (km)
4 giờ ô tô đi được là:
45 × 4 = 180 (km)
Đáp số: 180 km.
- Đọc, phân tích đề, tóm tắt, làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm.
Bài giải
 Mua 1m vải hết số tiền là:
 80000 : 5 = 16000 (đồng)
 Mua 7m vải hết số tiền là:
 16000 × 7 = 112000 (đồng)
 Đáp số: 112000 đồng.
- Đọc đề, tóm tắt, giải bằng 2 cách.
------------------------∆------------------------
Tiết 4. Tập đọc NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục tiêu:
	- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu đọc diễn cảm bài văn.
	- Hiểu nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống,
khát vọng hoà bình của trẻ em.
 	- Các KNS cơ bản cần giáo dục: Xác định giá trị, thể hiện sự cảm thông (bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông với những nạm nhân bị bom nguyên tử sát hại).
 II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, thực hành
 - Phương tiện: Bảng phụ chép đoạn luyện đọc
III. Tiến trình dạy học:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
15’
8’
7’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS đọc phân vai vở kịch Lòng dân – HĐTQ thực hiện.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1 Khám phá :Giới thiệu, ghi đầu bài.
2. Kết nối: 
2.1. Luyện đọc:
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn, HDHS luyện đọc nối tiếp đoạn và luyện đọc từ khó.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 và giải nghĩa từ, đọc chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi một vài em đọc báo cáo trước lớp
- Nhận xét.
- Đọc toàn bài.
2.2. Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào?
+ Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
+ Y/c HS giải nghĩa từ truyền thuyết.
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô?
+ Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
+ Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô?
- Yêu cầu HS nêu nội dung
- Liên hệ, GD về hậu quả chiến tranh tại VN
2.3. Luyện đọc lại
- Gọi 4 em nối tiếp đọc toàn bài.
- Nêu nội dung luyện đọc lại.
- Hướng dẫn HS luyện đọc lại đoạn 3
- Yêu cầu HS luyện đọc lại đoạn 3 trong cặp.
- Gọi HS thi đọc trước lớp.
- Nhận xét đánh giá.
C. Kết luận:
- Chốt nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Đọc bài, nêu ND
- Lắng nghe, ghi đầu bài vào vở.
- 1HS đọc bài.
- 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn, đọc từ khó.
- LĐ đoạn và giải nghĩa từ, đọc từ chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- Đọc báo cáo (2 em).
- 1 em đọc toàn bài.
- Đọc thầm, đọc lướt và TLCH
+ Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
+ Xa-xa-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào 1 truyền thuyết nói rằng: Nếu gấp đủ 1000 con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
+ Giải nghĩa từ truyền thuyết
+ Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới Xa-xa-cô.
+ Khi Xa-xa-cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại. Chân tượng đài khắc  mãi mãi hoà bình.
+ Chúng tôi căm ghét chiến tranh.
+ Chúng tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết.
- Nội dung: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.
- 4 học sinh đọc nối tiếp.
- Nghe và chuẩn bị.
- Luyện đọc đoạn 3.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
------------------------∆------------------------
Buổi chiều
Tiết 2: Chính tả (nghe- viết): ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. Mục tiêu: 
	- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
	- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê (BT2,3).
 II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Đàm thoại, luyện tập, thực hành
 	- Phương tiện: Bút dạ, bảng phụ viết mô hình cấu tạo vần.
III. Tiến trình dạy học:	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5'
 3'
5’
15’
5’
5’
2' 
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: HĐTQ thực hiện.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá : Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Kết nối:
- Đọc toàn bài chính tả.
- Mời 2HS đọc lại.
- Yêu cầu HS tìm và viết từ khó vào nháp, lưu ý HS khi viết tên riêng người nước ngoài.
- Kiểm tra, nhận xét.
- Nhắc lại tư thế viết bài.
- Đọc từng câu, từng cụm từ cho HS viết bài vào vở.
- Đọc để HS soát bài.
- Thu vở và nhận xét.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu điểm giống nhau và khác nhau của tiếng chiến và tiếng nghĩa.
- Nhận xét, chốt bài.
Bài 3: 
- HDHS làm bài theo nhóm.
- Yêu cầu HS nêu cách ghi dấu thanh ở tiếng có nguyên âm đôi.
- Nhận xét, treo bảng phụ, chốt cách ghi dấu thanh.
- Gọi học sinh đọc lại nội dung trên bảng.
C. Kết luận.
- Liên hệ: - Nhận xét giờ học.
- Thực hiện theo HD của HĐTQ.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Nghe và đọc thầm theo.
- 2HS đọc lại.
- Tìm và luyện viết từ khó, tên riêng người nước ngoài. 
- 2HS nhắc lại.
- Viết bài vào vở
- Soát bài.
- Đọc yêu cầu bài tập.
+ Giống nhau: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái (nguyên âm đôi)
+ Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối tiếng nghĩa không có.
- Làm bài theo nhóm.
- Tiếng không có âm cuối: đánh dấu thanh ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi.
- Tiếng không có âm cuối: đặt dấu thanh ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
------------------------∆------------------------
Tiết 3: Ôn Toán ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
	I. Mục tiêu: 
- Nhận diện được 2 dạng toán : Quan hệ ti lệ
- Biết cách giải 2 dạng toán đó.
- Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán . 
 II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Luyện tập thực hành
 	- Phương tiện: Phiếu học tập.
	III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
7’
8’
7’
8’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: HĐTQ thực hiện.
- Yêu cầu HS làm bài tập 3 giờ trước. 
B. Hoạt động dạy học:
Hoạt động1 : Củng cố kiến thức.
Gọi HS nhắc lại cách giải:
+ Rút về đơn vị
+ Tìm tỉ số.
- Cho HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên.
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Mua 20 cái bút chì hết 16000 đồng . Hỏi mua 21 cái bút chì như vậy hết bao nhiêu tiền? 
- Gv đưa bài toán ra 
- HS đọc bài toán , tóm tát bài toán 
- HS tìm cách giải 
Bài 2: Có một nhóm thợ làm đường , nếu muốn làm xong trong 6 ngày thì cần 27 công nhân . Nếu muốn xong trong 3 ngày thì cần bao nhiêu công nhân? 
Bài 3 : Cứ 10 công nhân trong một ngày sửa được 37 m đường . Với năng suất như vậy thì 20 công nhân làm trong một ngày sẽ sửa được bao nhiêu m đường? 
Bài 4:
 Có một số quyển sách, nếu đóng vào mỗi thùng 24 quyển thì cần 9 thùng. Nếu đóng số sách đó vào mỗi thùng 18 quyển thì cần bao nhiêu thùng?
C. Kết luận:
- Chốt lại kiến thức của bài.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2 HS lên bảng chữa bài
Lời giải :
 1 cái bút mua hết số tiền là:
 16 000 : 20 = 800 (đồng) 
 Mua 21 cái út chì hết số tiền là:
 800 x 21 = 16800 ( đồng )
 Đáp số : 16800 đồng
Lời giải :
3 ngày kém 6 ngày số lần là :
 6 : 3 = 2 (lần)
Làm xong trong 3 ngày cần số công nhân là : 27 x 2 = 54 (công nhân)
 Đáp số : 54 công nhân
Bài giải :
20 công nhân gấp 10 c nhân số lần là :
 20 : 10 = 2 (lần)
20 công nhân sửa được số m đường là :
 37 x 2 = 74 (m)
 	Đáp số : 74 m.
Bài giải :
 Số quyển sách có là :
 	24 x 9 = 216 (quyển)
 Số thùng đóng 18 quyển cần có là :
 216 : 18 = 12 (thùng).
 Đáp số : 12 thùng.
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 27/9/2020
Ngày giảng: Thứ ba ngày 29 tháng 9 năm 2020
Tiết 1. Toán LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	- Biết giải bài toán có liên quan đến quan hệ tỉ lệ bằng 1 trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
 II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Luyện tập thực hành.
 	- Phương tiện: bảng phụ.
III. Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
8’
7’
8’
7’
 2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Chữa bài tập 3 (tr.19) – HĐTQ thực hiện. 
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Thực hành:
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt bài toán, GV ghi bảng: 
 Tóm tắt:
 12 quyển: 24000 đồng.
 30 quyển: . . . đồng ?
- Gọi 1HS làm bài vào bảng nhóm, dưới lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2: (HDHS năng khiếu) 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập và nêu cách làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Quan sát, hỗ trợ và nhận xét bài.
- Chốt nội dung bài.
Bài 3: 
 ... hân, tự chăm sóc, vệ sinh cơ thể.
 - Kĩ năng quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi "tập làm diễn giả" về những việc nên làm ở tuổi dậy thì. 
II. Phương pháp, phương tiện:
 - Phương pháp: Luyện tập thực hành
 - Phương tiện: Hình trang 18,19 SGK , Các phiếu ghi một số thông tin về những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ ở tuổi dậy thì.
III.Tiến trình dạy học: 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
3’
8’
7’
7’
8’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
 Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
- GV nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học
1 Khám phá : Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Động não.
Mục tiêu: Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
- Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể?
- Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
- Yêu cầu HS nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên.
Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu học tập.
- GV chia lớp thành các nhóm nam và nữ, phát mỗi nhóm một phiếu học tập:
+ Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”.
+ Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV chú ý chữa bài tập của nhóm nam riêng, nhóm nữ riêng. GV cần giúp đỡ giải quyết thắc mắc cho các em.
- Gọi HS đọc đoạn đầu mục bạn cần biết SGK/19.
Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận.
- Yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình lần lượt quan sát các hình 4, 5, 6, 7 trang 19 SGK và trả lời câu hỏi.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Nhận xét, kết luận.
3. Thực hành: Trò chơi “Tập làm diễn giả”
Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
- Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS trao đổi, thảo luận tìm những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
C. Kết luận:
- GV nhận xét tiết học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 3 HS trả lời.
- HS nêu ý kiến.
- Làm việc theo nhóm nam và nhóm nữ.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc trang 19.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS nữ trả lời.
- HS nam trả lời..
------------------------∆------------------------
Tiết 2. ÔN TOÁN ÔN TẬP
I. Mục tiêu: - Tiếp tục giải bài toán với 2 dạng quan hệ tỉ lệ. Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Luyện tập thực hành.
 	- Phương tiện: Bảng phụ, bảng nhóm. 
III. Tiến trình dạy học:	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
10’
10’
3
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu HS chữa bài tập 2 (tr. 21)
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: GT, ghi đầu bài 
2. Thực hành: 
Bài 1: Cửa hàng mua 1 tá bút chì hết số tiền là 18 000 đồng. Bạn Hằng mua 7 cái bút chì cùng loại hết bao nhiêu tiền?
Bài 2: Một người làm trong 2 ngày được trả 126 000 đồng tiền công. Hỏi với mức trả công như thế, người đó làm trong 3 ngày thì được trả bao nhiêu tiền công?
Bài 3 : (HSKG)
 Một phân xưởng làm một số công việc cần 120 người làm trong 20 ngày sẽ xong. Nay có thêm 30 người nữa thì làm trong bao nhiêu ngày sẽ xong?
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2HS lên bảng chữa bài.
Lời giải :
Đổi : 1 tá = 12 cái.
Giá tiền 1 cái bút chì là :
 18 000 : 12 = 1500 (đồng)
Hằng mua 7 cái bút chì cùng loại hết số tiền là: 1 500 x 7 = 10 500 (đồng)
 Đáp số : 10 500 (đồng)
Lời giải :
Tiền công được trả trong 1 ngày là :
 126 000 : 2 = 63 000 (đồng)
 Tiền công được trả trong 1 ngày là :
 63 000 x 3 = 189 000 (đồng).
 Đáp số : 189 000 (đồng)
Bài giải :
Tổng số người có là :
 120 + 30 = 150 (người)
Nếu 1 người làm thì cần số ngày là :
 120 x 20 = 2400 (ngày)
Nếu 150 người làm thì cần số ngày là:
 2400 : 150 = 16 (ngày)
 Đáp số: 16 ngày
- HS lắng nghe và thực hiện.
------------------------∆------------------------
Tiết 3. ÔN TV: ÔN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
	- Lập được dàn ý cho bài văn tả ngôi trường đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài; biết lựa chọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường. 
 	- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
	- Phương pháp: Luyện tập thực hành
 	- Phương tiện: Bảng phụ, vở bài tập. 
III. Tiến trình dạy học:	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5’
3’
15’
15’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi học sinh trình bày kết quả quan sát (cảnh trường học) đã chuẩn bị.
- Nhận xét, đánh giá.
B. Hoạt động dạy học:
 1. Khám phá: GT, ghi đầu bài.
 2. Kết nối:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Phát bút dạ cho học sinh, yêu cầu 1HS lập dàn ý vào phiếu lớn, dưới lớp làm bài vào vở.
- Quan sát, hỗ trợ HS.
- Nhận xét, chữa, bổ sung.
Bài 2:
- Gợi ý HS nên chọn viết 1 đoạn ở phần thân bài vì phần này có nhiều đoạn.
- Gọi HS đọc đoạn văn vừa viết.
- Nhận xét, đánh giá những đoạn văn tự nhiên, chân thực, có ý nghĩa riêng, ý mới.
C. Kết luận.
- Chốt nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Một vài học sinh trình bày kết quả quan sát.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Đọc yêu cầu BT
- Lập dàn ý chi tiết và trình bày dàn ý lên bảng lớp.
- Ví dụ:
1) Mở bài: Giới thiệu bao quát.
- Trường nằm trên 1 khoảng đất rộng.
- Ngôi trường với mái ngói đỏ, 
2) Thân bài: Tả từng phần của cảnh trường.
- Sân trường.
- Lớp học.
- Phòng truyền thống.
- Vườn trường.
3) Kết bài: Trường học của em mỗi ngày một đẹp hơn...Em rất yêu quý và tự hào về trường em.
- Nêu trước lớp sẽ chọn viết phần nào.
- Viết 1 đoạn văn ở phần thân bài.
- Đọc đoạn văn vừa viết.
------------------------∆------------------------
Ngày soạn: 01/10/2020
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 02tháng 10 năm 2020
Tiết 1. Toán LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:	
	- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách "Rút về đơn vị" hoặc "Tìm tỉ số".
II. Phương pháp- phương tiện- dạy học:
	 	- Phương pháp: Luyện tập thực hành.
 	- Phương tiện: Bảng phụ tóm tắt các bài toán 
III. Tiến trình dạy học:	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
3’
8’
7’
8’
7’
2’
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: 
Vở bài tập của học sinh – HĐTQ thực hiện và nhận xét, báo cáo.
- Nhận xét.
B. Hoạt động dạy học:
1. Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Kết nối: 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS đọc đầu bài, tóm tắt bài toán và xác định dạng toán và trình bày bài giải.
- Gọi 1HS lên bảng , lớp làm vở.
- Quan sát, hỗ trợ HS.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- Hướng dẫn"giải toán “Tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số”.
- Nhận xét, chữa, chốt bài
Bài 3: 
- HDHS xá định dạng toán và giải bài toán.
- Yêu cầu HS thi làm bài.
Bài 4: (HDHS năng khiếu)
- Hướng dẫn giải bài toán bằng cách “Rút về đơn vị”.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Kết luận:
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- Mở vở đặt trên bàn.
- Lắng nghe, ghi vở.
- Đọc bài toán, xác định dạng toán và nêu cách giải.
- Vẽ sơ đồ:
Bài giải
Ta có sơ đồ:
28 HS
Số học sinh nam:
 28 : (2 + 5) × 2 = 8 (học sinh)
Số học sinh nữ:
 28 – 8 = 20 (học sinh)
 Đáp số: 8 học sinh nam,
 20 học sinh nữ.
- Học sinh đọc đề và phân tích.
Bài giải
Chiều rộng của mảnh đất là:
15 : (2 – 1) × 1 = 15 (m)
Chiều dài  là:
15 + 15 = 30 (m)
Chu vi  là:
(30 + 15) × 2 = 90 (m)
Đáp số: 90 m.
- Đọc đề, thảo luận, xác định dạng toán và tóm tắt.
100 km: 12 lít xăng.
 50 km : . lít xăng ?
Bài giải
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 (lần)
Ô tô đi 50 km tiêu thụ hết số lít xăng:
12 : 2 = 6 (lít)
 Đáp số: 6 lít.
- Đọc đề bài, nêu cách giải.
Bài giải
Nếu mỗi ngày xưởng mộc làm 1 bộ bàn ghế thì phải làm trong thời gian là:
30 × 12 = 360 (ngày)
Nếu mỗi ngày làm 18 bộ bàn ghế thì hoàn thành kế hoạch trong thời gian là:
360 : 18 = 20 (ngày)
 Đáp số: 20 ngày.
------------------------∆------------------------
Tiết 2. Tập làm văn: TẢ CẢNH (Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
 	- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả..
	- Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn.
 II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 	- Phương pháp: Thực hành.
 	- Phương tiện: Đề kiểm tra. Bảng viết cấu tạo bài văn: mở bài, thân bài, kết bài.
III. Tiến trình dạy học:	
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 5’
25’
2'
A. Mở đầu:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Bài tập 2 giờ trước.
- Nhận xét.
B. Các hoạt động dạy học
1 Khám phá: Giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Thực hành: 
- Treo bảng phụ đề bài.
- Yêu cầu HS đọc và lựa chọn 1 trong 3 đề để viết bài
- Yêu cầu HS viết bài vào vở
- Lưu ý HS làm theo cấu tạo bài văn 1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
2. Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc ..... cảnh theo thời gian.
3. Kết bài: Nêu lên cảm nghĩ hoặc nhận xét của người viết. 
- Nhắc HS viết đúng chính tả.
- Quan sát, hỗ trợ.
- Thu bài.
C. Kết luận:
- Nhận xét tiết học
- HĐTQ thực hiện.
- Ban học tập kiểm tra.
- 2HS nêu lại dàn ý
- Lắng nghe.
- Đọc đề bài. 
- Lựa chọn 1 trong 3 đề để làm bài.
- Viết bài vào vở.
- Nộp bài
------------------------∆------------------------
Tiết 4: Sinh hoạt lớp. NHẬN XÉT TUẦN 4
1. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần
 	- Nề nếp: Ngoan ngoãn, lễ phép đi học đều, đúng giờ.
 	- Học tập: Đã học bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em chưa cố gắng trong học tập, trong lớp còn nói chuyện, làm việc riêng.
 	- Thể dục, vệ sinh: Tham gia đầy đủ các buổi tập thể dục. Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp và khu vực phân công, vệ sinh cá nhân một số em chưa sạch sẽ, gọn gàng.
 2. Giáo viên nhận xét đánh giá chung:
	- Các em đi học đều và đúng giờ. 
	- Có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp : .........................................
	- Cần mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài sôi nổi hơn: ................
3. Phương hướng hoạt động tuần 4
 - Ổn định tốt nề nếp học tập, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.
 - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập của cá nhân.
	- Duy trì tốt mọi nề nếp học tập, phát huy các nhóm học tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_4_tran_duc_huan.docx