Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Cường

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Cường

*Khởi động:

- Cho HS tổ chức thi đọc nối tiếp đoạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét

- Nêu chủ điểm sẽ học.

*Kết nối: Giới thiệu bài: Những người bạn tốt. A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ.

 

docx 46 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 7 - Năm học 2022-2023 - Trần Văn Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6 
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2022
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ
Tập đọc
NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
 Lưu Anh
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Hiểu ý nghĩa: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó của cá heo với con người. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
2. Năng lực: Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bút dạ, bảng nhóm.
- HS: Vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu: 
*Khởi động: 
- Cho HS tổ chức thi đọc nối tiếp đoạn bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét
- Nêu chủ điểm sẽ học.
*Kết nối: Giới thiệu bài: Những người bạn tốt. A-ri-ôn là một nghệ sĩ nổi tiếng của nước Hi Lạp cổ.
2. Hình thành kiến thức mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc
- HS thi đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi 
- HS nghe
- HS nghe
- 1 HS đọc toàn bài
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm
- Nêu chú giải.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS đọc
- HS chia đoạn: 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc:
+ 4 HS đọc nối tiếp lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó
+ 4 HS đọc nối tiếp lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó
- HS đọc chú giải.
- HS đọc theo cặp.
- 1 HS đọc.
- HS theo dõi.
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi báo cáo kết quả trước lớp:
- Chuyện gì đã xảy ra với nghệ sĩ tài ba A- ri- ôn? 
- Điều kì lạ gì xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? 
- Qua câu chuyện trên em thấy đàn cá heo đáng yêu và đáng quý ở chỗ nào?
- Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thuỷ thủ và đàn cá heo với nghệ sĩ A-ri-ôn?
- Những đồng tiền khắc hình một con 
heo cõng người trên lưng có ý nghĩa gì?
- Em có thể nêu nội dung chính của bài?
- GV ghi nội dung lên bảng
- Ngoài câu chuyện trên em còn biết những chuyện thú vị nào về cá heo?
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài, trả lời câu hỏi trong SGK, sau đó báo cáo kết quả:
+ Ông đạt giải nhất ở đảo Xi-xin với 
nhiều tặng vật quý giá. Trên chiếc tàu chở ông về, bọn thuỷ thủ đòi giết ông.
Ông xin được hát bài hát mình yêu thích nhất và nhảy xuống biển. 
+ Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng hát của ông. Bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuống biển và đưa ông về đất liền nhanh hơn tàu.
+ Cá heo là con vật thông minh tình nghĩa, chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ và biết cứu giúp người khi gặp nạn.
+ Đám thuỷ thủ tuy là người nhưng vô cùng tham lam độc ác, không biết chân trọng tài năng. Cá heo là loài vật nhưng thông minh, tình nghĩa ....
+ Những đồng tiền khắc hình một con
 heo cõng người trên lưng thể hiện tình cảm yêu quý của con người với loài cá heo thông minh.
+ Câu chuyện ca ngợi sự thông minh tình cảm gắn bó của loài cá heo đối với con người .
- Vài HS nhắc lại 
+ Cá heo biểu diễn xiếc, cá heo cứu các chú bộ đội, cá heo là tay bơi giỏi nhất...
3. Luyện tập, thực hành:
* Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp toàn bài 
- HS đọc diễn cảm đoạn 3
- GV treo bảng phụ có viết đoạn văn
- GV đọc mẫu
- Luyện đọc theo cặp 
- HS thi đọc 
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- 4 HS đọc 
- HS đọc diễn cảm
- HS nghe
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc, lớp theo dõi và nhận xét chọn ra nhóm đọc hay nhất
- Em thấy A-ri-ôn là người như thế nào?
- Em có thể làm gì để bảo vệ các loài cá heo cũng như các loài sinh vật biển khác?
- HS nêu
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài học:
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Biết mối quan hệ giữa 1 và ; và ; và ;
- Tìm 1 thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
- Giải bài toán liên quan đến số trung bình cộng.
2. Năng lực: 
- Góp phần hình thành các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: 
- Góp phần hình thành phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bảng phụ
 - HS : SGK, vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu:
* Khởi động:
- Cho 2 HS lên bảng thi làm bài (mỗi bạn làm 1 phép tính)
a) + - =..
b) : x =..
* Kết nối: GV giới thiệu bài mới
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: HĐ cặp đôi
- GV yêu cầu HS đọc các đề bài
- Yêu cầu HS làm bài cặp đôi
- GV nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS viết vở
- HS đọc 
- HS làm bài miệng theo cặp sau đó làm bài vào vở rồi đổi vở để kiểm tra chéo.
a, = = 10 
 vậy 1 gấp 10 lần 
b, :
Vậy gấp 10 lần 
c, 
Vậy gấp 10 lần 
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho học sinh tự làm cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- HS đọc
- Hai học sinh chữa bảng phụ
a) b) 
c) d) 
Bài 3: HĐ nhóm
- GV yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng.
Bài 4: Làm vở
- GV cho HS điều chỉnh giá tiền 5 mét vải là 300 000 đồng
- Nhận xét, chữa bài
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm bài, báo cáo kết quả vào bảng phụ.
Bài giải
Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là:
 () : 2 = (bể nước)
 Đáp số : bể nước
- Trung bình cộng của các số bằng tổng các số đó chia cho số các số hạng.
- HS điều chỉnh, làm bài vào vở
Giá tiền mỗi mét vải lúc trước là:
 300 000 : 5 = 60 000 ( đồng)
Giá mỗi mét vải sau khi giảm là:
 60 000 – 10 000 = 50 000 ( đồng)
Mua được số mét vải là:
 300 000 : 50 000 = 6 (m)
 Đáp số: 6m
- GV cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau: 
 Một đội sản xuất ngày thứ nhất làm được công việc, ngày thứ hai làm được công việc đó. Hỏi trong hai ngày đầu, trung bình mỗi ngày đội sản xuất đã làm được bao nhiêu phần công việc?
- HS làm bài:
Giải
Số phần công việc hai ngày đầu làm được là:
+ = (công việc)
Số phần công việc trung bình mỗi ngày đầu làm được là:
 : 2 = (công việc)
Đáp số: công việc
 IV. Điều chỉnh sau bài dạy:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Khoa học
 PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết .
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
- Nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh sốt xuất huyết.
2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất: Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
* GD BVMT: Mức độ tích hợp liên hệ, bộ phận: Mối quan hệ giưa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường. Môi trường sạch sẽ không có muỗi và các ccôn trùng gây bệnh cho người. Từ đó phải có ý thức BVMT chính là BV con người.
* GDKNS :Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 28 , 29 phóng to. 
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu: 
*Khởi động: 
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật " với câu hỏi:
+ Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét ?
+ Bện sốt rét gây ra tác hại gì ?
+ Bạn làm gì để có thể diệt muỗi trưởng thành? 
- GV nhận xét
*Kết nối: GV giới thiệu bài mới. 
- HS hát 
- HS chơi trò chơi
+ Do kí sinh trùng gây ra
+ Phun thuốc diệt muỗi, cắt cỏ, phát quang bụi rậm,...
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hình thành kiến thức mới:
*Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
Ÿ Bước 1: Tổ chức hướng dẫn 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
Ÿ Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày
- GV yêu cầu cả lớp thảo luận câu hỏi: Theo bạn bệnh sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Tại sao?
- GV kết luận: Bệnh sốt xuất huyết do vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh. Bệnh có diễn biến ngắn, nặng có thể gây chết người trong 3 đến 5 ngày, chưa có thuốc đặc trị để chữa bệnh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Ÿ Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2 , 3, 4 trang 29 trong SGK và trả lời câu hỏi.
- Chỉ và nói rõ nội dung từng hình
- Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết? 
Ÿ Bước 2: Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi: 
+ Nêu những việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết?
+ Gia đình bạn thường sử dụng cách nào để diệt muỗi, bọ gậy ?
- GV kết luận: Cách phòng bệnh số xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày .
Hoạt động 3: Ghi nhớ kiến thức
- Nêu nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ?
- Cách phòng bệnh tốt nhất?
- Hoạt động nhóm, lớp
- HS làm việc nhóm
- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1 trang 28 trong SGK
- Trả lời các câu hỏi trong SGK, lớp nhận xét, bổ sung 
1) Do một loại vi rút gây ra
2) Muỗi vằn 
3) Trong nhà
4) Các chum, vại, bể nước
5) Tránh bị muỗi vằn đốt
- Nguy hiểm vì gây chết người, chưa có thuốc đặc trị.
- Hoạt động lớp, cá nhân 
-Hình 2: Bể nước có nắp đậy, bạn nam đang khơi thông cống rãnh (để ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
-Hình 3: Một bạn ngủ có màn, kể cả ban ngày (để ngăn không cho muỗi đốt vì muỗi vằn đốt người cả ban ngày và ban đêm )
-Hình 4:Chum nước có nắp đậy (ngăn không cho muỗi đẻ trứng)
- Kể tên các cách diệt muỗi và bọ gậy (tổ chức phun hóa chất, xử lý các nơi chứa nước...)
- Nhiều HS trả lời các câu hỏi
- Do 1 loại vi rút gây ra. Muỗi vằn là vật trung gian truyền bệnh 
- Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy, chống muỗi đốt...
- HS chơi trò chơi đóng vai cán bộ tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Về nhà tuyên truyền mọi ng ... 
- HS đọc
- HS làm vào vở, báo cáo kết quả
4. Vận dụng, trải nghiệm:
- Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp:
a) Hai màu này rất ăn nhau.
b) Rễ cây ăn qua chân tường.
c) Mảnh đất này ăn về xã bên.
d) Một đô- la ăn mấy đồng Việt Nam?
- HS nghe và thực hiện
- Từ thích hợp: Hợp nhau
- Từ thích hợp: Mọc, đâm qua
- Từ thích hợp: Thuộc về
- Từ thích hợp: Bằng
IV. Điều chỉnh sau bài học:
Thể dục*
GV bộ môn soạn giảng
______________________________
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Biết chuyển một phần dàn ý (thân bài) thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước rõ một số đặc điểm nổi bật, rõ trình tự miêu tả
- Viết được đoạn văn miêu tả theo yêu cầu
2. Năng lực: Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm.
*GD BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: Ngữ liệu dùng để Luyện tập có nội dung giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, có tác dụng giáo dục BVMT. 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Sưu tầm tranh ảnh sông nước, biển, sông, suối, hồ, đầm.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu: 
*Khởi động: Cho HS tổ chức thi đọc lại dàn ý bài văn miêu tả cảnh sông nước.
- GV nhận xét
*Kết nối: GV giới thiệu vào bài mới.
- HS thi đọc dàn ý.
- HS bình chọn dàn ý hay, chi tiết
 2. Hình thành kiến thức mới:
- Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý
- Yêu cầu HS viết đoạn văn của phần thân bài.
- Yêu cầu 2 HS dán bài trên bảng và đọc bài.
- GV nhận xét, bổ sung
- Yêu cầu HS dưới lớp đọc bài
- GV nhận xét.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
+ Em miêu tả theo trình tự nào (thời gian, không gian hay cảm nhận của từng giác quan) ?
+ Nêu những chi tiết nổi bật, những liên tưởng thú vị, tình cảm, cảm xúc của em
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- HS lắng nghe
- 2 HS nối tiếp đọc yêu cầu và gợi ý.
- 1 HS đọc bài văn: Vịnh Hạ Long.
- 2 HS làm bài vào bảng nhóm.
- Lớp làm bài vào vở.
- 2 HS lần lượt trình bày bài của mình.
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- 5 HS đọc bài mình viết.
Ví dụ: Con sông Hồng bao đời gắn với con người dân quê tôi. Tiếng sóng vỗ vào hai bờ sông ì oạp như tiếng mẹ vỗ về yêu thương con. Dòng sông mềm như dải lụa ôm gọn mảnh đất xứ Đoài vào lòng. Nước sông bốn mùa đục ngầu đỏ nặng phù sa. Trên những bãi đồi ven sông ngô lúa quanh năm xanh tốt. Những buổi chiều hè đứng ở bờ bên này có thể nhìn thấy khói bếp bay lên sau những rặng tre xanh của làng bên. Làn gió nhẹ thổi tới, mặt nước lăn tăn gợi sóng. Tiếng gõ lách cách vào mạn thuyền của bác thuyền chài từ đâu vang vọng tới. Con sông quê hương gắn bó thân thiết với chúng tôi, nó chứng kiến bao kỷ niệm vui buồn của tuổi thơ mỗi người.
- HS nghe và thực hiện
IV. Điều chỉnh sau bài học:
Địa lí
ÔN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Biết hệ thống hóa các kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản
2. Năng lực: 
Nêu một số đặc điểm chính về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản : đặc điểm chính của các tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi đất, rừng.. Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
3. Phẩm chất: Nắm kiến thức đã học về địa lí tự nhiên Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học:
1. Đồ dùng 
 - GV: Bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. Các hình minh hoạ trong SGK.	
- HS: SGK, vở viết	 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Mở đầu: 
*Khởi động:
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi sau:
+ Em hãy trình bày về các loại đất chính ở nước ta.
+ Nêu một số đặc điểm của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
+ Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta.
- GV nhận xét
*Kết nối: Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
 2. Luyện tập, thực hành:
*Hoạt động 1: Thực hành một số kĩ năng địa lí liên quan đến các yếu tố địa lí tự nhiên Việt Nam
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp, cùng làm các bài tập thực hành, sau đó GV theo dõi, giúp đỡ các cặp HS gặp khó khăn.
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét
*Hoạt động 2: Ôn tập về đặc điểm của các yếu tố địa lí tự nhiên VN
- GV yêu cầu các nhóm cùng thảo luận để hoàn thành bảng thống kê.
- GV theo dõi các nhóm hoạt động, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV gọi một nhóm lên trình bày.
- GV sửa chữa hoàn chỉnh câu trả lời cho HS.
- 2 HS ngồi cạnh nhau tạo thành một
cặp, lần lượt từng HS làm thực hành, HS
kia nhận xét bạn làm đúng/sai và sửa cho bạn nếu bạn sai.
- HS trình bày
- HS hoạt động theo nhóm.
- HS nêu vấn đề khó khăn và nhờ GV giúp đỡ, nếu có.
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi bổ sung
Các yếu tố tự nhiên
Đặc điểm chính
Địa hình
Trên phần đất liền của nước ta: DT là đồi núi, DT là ĐB
Khoáng sản
Nước ta có nhiều loại khoáng sản như than, a-pa-tít, bô-xít, sắt, dầu mỏ,... trong đó than là loại khoáng sản có nhiều nhất .
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Sông ngòi
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dạy đặc những ít sông lớn.
Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Đất
Nước ta có hai loại đất chính: Phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi.Đất phù sa màu mỡ tập trung ở ĐB.
Rừng
Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu có hai loại chính:
Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng nhiệt đới.
Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.
3. Vận dụng, trải nghiệm:
- Em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn, phát triển các đảo và quần đảo ở nước ta, trân trọng chủ quyền biển đảo của quốc gia ?
- HS nêu
IV. Điều chỉnh sau bài học:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_ Toán
LUYỆN TẬP
I. Yêu cầu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập và củng cố
- HS nắm được các đơn vị đo diện tích, tên gọi, ký hiệu, MQH giữa các Đvị đo 
- Thực hiện được các bài đổi đơn vị đo độ dài, khối lượng. 
2. Năng lực: 
Góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tư duy và lập luận.
3. Phẩm chất: 
Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở BT toán lớp 5 tập 1.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
1. Mở đầu:
2. Hình thành kiến thức: 
Ôn lại các đơn vị đo diện tích
H: Nêu tên các đơn vị diện tích theo thứ tự từ lớn đến bé.
H: Nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo kề nhau 
- Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài
- HS làm các bài tập.
- Gọi HS lên lần lượt chữa từng bài 
- GV giúp thêm học sinh yếu
- GV chấm một số bài 
- Chữa chung một số lỗi mà HS thường mắc phải.
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ chấm
: Điền số vào chỗ trống .
a) 5m2 38dm2 =  m2
b) 23m2 9dm2 = m2
c) 72dm2 =  m2
 d) 5dm2 6 cm2 =  dm2
Bài 2: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm:
 a) 3m2 5cm2 .. 305 cm2
 b) 6dam2 15m2 6dam2 150dm2
Bài 3: 
 Một thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 36dam, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi thửa ruộng có diện tích là bao nhiêu m2.
3. Vận dụng trải nghiệm :
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại 4 dạng đổi đơn vị đo độ dài
khối lượng 
- HS hát
- HS nêu: 
Km2, hm2, dam2, m2, dm2, cm2, mm2
- Cho nhiều HS nêu.
Lời giải :
a) m2	b) m2
c) m2	 d) dm2
Lời giải:
 a) 3m2 5cm2 = 305 cm2
 b) 6dam2 15m2 < 6dam2 150dm2
Bài giải:
 Chiều rộng của hình chữ nhật là :
 36  = 24 (dam) 
Diện tích của thửa ruộng đó là :
 36 24 = 864 (dam2)
 = 86400 m2
 Đáp số : 86400 m2
- HS lắng nghe và thực hiện.
IV.Điều chỉnh sau bài dạy:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________
Giáo dục tập thể
KIỂM ĐIỂM TRONG TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nắm bắt tình hình lớp trong tuần 
- Nhận xét đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Tuyên dương những cá nhân có thành tích trong tuần. 
- Nhắc nhở những cá nhân vi phạm nội qui của lớp, của trường
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
* Sinh hoạt lớp:
- GV nhận xét chung về các hoạt động đạt được trong tuần
1. Ưu điểm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2. Nhược điểm:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 3. Tổng kết:
- GV tuyên dương 1 số em có ý thức tốt, phê bình nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm để tuần sau tiến bộ hơn.
- GV nêu phương hướng tuần sau.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.
__________________________________________________________________ 
Thanh Lãng, ngày 14 tháng 10 năm 2022
 Kí duyệt của tổ chuyên môn
 Nguyễn Thị Thắm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_7_nam_hoc_2022_2023_tran_van_cuo.docx