Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022

- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?

- GV khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vì vậy người lao động là quý nhất

- Chọn tên khác cho bài văn?

 

doc 41 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng năm 2021
Tập đọc
CÁI GÌ QUÝ NHẤT ? 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )	
- Đọc diễn cảm toàn bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng đọc diễn cảm, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
 	- GV: Tranh minh hoạ bài đọc, Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
 	- HS: Đọc trước bài, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , thảo luận nhóm, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện"đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời. 
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài 
 - HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (10 phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài 
- Cho HS chia đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
- GV chú ý sửa lỗi phát âm 
- Luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu toàn bài
- 1 HS đọc, HS cả lớp nghe.
- HS chia đoạn: 3 đoạn
+ Đoạn 1: Một hôm... được không ?
+ Đoạn 2: Quý và Nam... phân giải
+ Đoạn 3: Còn lại
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc
- 3 HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó 
- 3 HS đọc nối tiếp lần 2+ giải nghĩa từ - 2 HS đọc cho nhau nghe
- 1 HS đọc
- HS nghe
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 )	
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và TLCH, báo cáo kết quả
- Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
- Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
- GV khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vì vậy người lao động là quý nhất
- Chọn tên khác cho bài văn?
- Nội dung của bài là gì?
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó báo cáo
+ Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất.
+ Hùng: lúa gạo nuôi sống con người
+ Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo
+ Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc
+ HS nêu lí lẽ của thầy giáo “Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý...”
+ HS nghe
- HS nêu: Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, Người lao động là quý nhất....
- Người lao động là đáng quý nhất .
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc toàn bài
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- GV hướng dẫn luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS luyện đọc 
- HS thi đọc 
- GV nhận xét.
- HS(M3,4) đọc diễn cảm được toàn bài.
 - 1 HS đọc
- HS đọc theo cặp
- HS theo dõi
- HS nghe
- 5 HS đọc theo cách phân vai
- 5 học sinh đọc lời 5 vai: Dẫn chuyện, Hùng, Quý, Nam, thầy giáo 
- Chú ý đọc phân biệt lời nhân vật, diễn tả giọng tranh luận sôi nổi của 3 bạn, lời giảng ôn tồn, chân tình, giầu sức thuyết phục của thầy giáo. 
- HS nghe, dùng chì gạch chân những từ cần nhấn giọng. 
- Nhóm 5 phân vai và luyện đọc 
- Các vai thể hiện theo nhóm
- HS đọc
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút)
- Em sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lí ?
- HS nêu
Đạo đức
TÌNH BẠN ( TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn hoạn nạn.
- Đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn hoạn nạn.
- Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Trung thực trong học tập và cuộc sống. Biết yêu quý tình bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
	- Giáo viên: SGK
- Học sinh: SBT, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
 - Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết 
 - Giới thiệu bài, ghi đầu bài 
- HS hát
- HS nghe
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn hoạn nạn.
 - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
Cách tiến hành: 
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không? 
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có bạn bè? 
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
Kết luận: Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng cần phải có bạn bè và trẻ em cũng cần phải có bạn bè, có quyền tự do kết giao bạn bè. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu câu chuyện "Đôi bạn" 
* Cách tiến hành. 
- GV kể chuyện "Đôi bạn" 
+ Truyện có những nhân vật nào?
- Yêu cầu 3 HS đóng vai theo nội dung. 
- GV nhận xét tuyên dương 
- GV dán băng giấy có 2 câu hỏi (như SGK, 17) cho HS thảo luận 2 câu hỏi trên.
+ Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn chạy thoát thân? 
+ Qua câu chuyện kể trên em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè? 
- Kết luận: Bạn bè cần phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn 
 Hoạt động 3: Làm bài tập SGK 
 Cách tiến hành
 - Yêu cầu HS làm bài tập 2
- HS trao đổi bài làm 
- Cho HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lý do và tự liên hệ. 
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống, giải thích lý do và tự liên hệ. 
Hoạt động 4: Củng cố 
* Cách tiến hành - GV yêu cầu nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp 
- GV kết luận: Các biểu hiện của tình bạn là tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, biết chia sẻ buồn vui cùng nhau.
- Học sinh liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong nhà trường mà em biết. 
- Gv gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
 - Liên hệ: Nêu gương tốt về tình bạn ở trường, ở lớp,...?
- HS nêu.
+ Buồn tẻ và chán, cô đơn. 
+ Trẻ em có quyền tự do kết bạn. Em biết điều đó từ bố mẹ, sách báo, trên truyền hình.
- 1HS kể lại truyện.
+Có ba nhân vật: Hai người bạn và con gấu. 
- 3 HS lên bảng: Các em tự phân vai và diễn.
- HS thảo luận nhóm 2
- HS trình bày ý kiến trước lớp.
+ Hành động đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, một người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. 
+ Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau; giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ trong học tập, giúp đỡ bạn mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. 
- HS làm vào vở 
- Nhóm 2. 
- Học sinh trình bày trước lớp 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
- HS tiếp nối nêu.
- 2 - 3 em đọc.
- HS nghe
- HS nêu
- HS đọc ghi nhớ
- HS nêu
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)
- Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hátvề chủ đề tình bạn 
- HS nghe và thực hiện
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
- Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- HS cả lớp làm được bài 1, 2, 3, 4(a,c).
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, bảng phụ
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Điền nhanh, điền đúng"
 72m5cm = ......m
 15m50cm= .....m
10m2dm =.......m
 9m9dm = .....m
50km200m =......km
600km50m = .........km
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Chia lớp thành 2 đội chơi, mỗi đội 6 bạn thi tiếp sức, đội nào đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc.
 72m5cm = 72,05m
 15m50cm= 15,5m
10m2dm =10,2m
9m9dm = 9,9m
50km200m = 50,2km
600km50m = 600, 050km
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (30 phút)
*Mục tiêu: - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
 - HS cả lớp làm được bài 1, 2, 3, 4(a,c) .
 - HS(M3,4) làm bài tập 4b
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét HS
Bài 2: HĐ nhóm
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng: 315cm = .... m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315 thành số đo có đơn vị là mét.
- GV nhận xét và hướng dẫn lại cách làm như SGK đã giới thiệu.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét
Bài 4(a, c): HĐ cặp đôi
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm cách làm.
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét các cách mà HS đưa ra, sau đó hướng dẫn lại cách mà SGK đã trình bày hoặc cho HS có cách làm như SGK trình bày tại lớp.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 4(b,d)(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV nhận xét
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ kết quả 
35m 23cm = 35m = 35,23m
51dm 3cm = 51dm = 51,3dm
14,7 m = 14m = 14,07m
- 1 HS đọc yêu cầu của bài trước lớp.
- HS thảo luận nhóm 4, sau đó một số HS nêu ý kiến trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài vào vở, báo cáo kết quả
234cm = 200cm + 34cm = 2m34cm
 = 2m = 2,34m
506cm = 500cm + 6cm 
 = 5m6cm = 5,06m
- HS đọc đề bài trước lớ ... y đi về thì Bắc cứ cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó?
- Gọi các đội lên đóng kịch
- Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
+ Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?
+ Theo em có thể tâm sự với ai?
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.
+ Tranh 1: Đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng chất gây nghiện.
+ Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối đêm đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ.
+ Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ.
- HS hoạt động nhóm ghi vào phiếu học tập. Các nhóm trình bày ý kiến
- HS thảo luận theo tổ
- Học sinh làm kịch bản
Nam: Thôi, muôn rồi tớ về đây.
Bắc: Còn sớm... ở lại xem một đĩa anh em siêu nhân đi.
Nam: Mẹ tớ dặn phải về sớm, không nêu đi một mình vào buổi tối.
Bắc: Cậu là con trai sợ gì chứ?
Nam: Trai hay gái thì cũng không nêu đi về quá muồn. Nhỡ gặp kẻ xấu thì có nguy cơ bị xâm hại.
Bắc: Thế cậu về đi nhé...
- 2 học sinh trao đổi
+ Đứng dậy ngay
+ Bỏ đi chỗ khác
+ Nhìn thẳng vào mặt người đó
+ Chạy đến chỗ có người
+ Phải nói ngay với người lớn.
+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)
+ Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta phải làm gì?
- HS nêu
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết viết số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân.
	- Viết được số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân.
- HS cả lớp làm được bài 1, 3, 4.	
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: SGK, Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị độ dài, khối lượng
 	- HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.	
 	- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS hát 
- Cho HS thi nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và khối lượng.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (30 phút)
*Mục tiêu: - Biết viết số đo độ dài, khối lượng dưới dạng số thập phân.
 - HS cả lớp làm được bài 1, 3, 4.
 - HS (M3,4) làm thêm bài 2,5	
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét HS.
Bài 4: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS đọc và làm bài
- GV hướng dẫn khi cần thiết
Bài 5(M3,4): HĐ cá nhân
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ nêu và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS đọc
 - Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- Cả lớp làm bài vào vở , chia sẻ kết quả
a) 3m6dm = 3m = 3,6m
b) 4dm = m = 0,4m
c) 34m5cm = 34,05m
d) 345cm = 3,54m
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- HS báo cáo kết quả
a) 42dm 4cm = 42dm = 42,4dm
b) 56cm 9mm = 56,9mm
c) 26m 2cm = 26,02m
- HS đọc
- HS làm bài vào vở, báo cáo kết quả
a) 3kg5g = 3kg = 3,005kg
b) 30g = kg = 0,030kg
c) 1103g = 1000g + 103g = 1kg 103g = 1kg = 1,103kg
- HS làm bài, báo cáo giáo viên
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là kg
3,2 tấn
3200kg
0,502 tấn
502kg
2,5 tấn
2500kg
0,021 tấn
21kg
- HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên
Túi cam cân nặng:
a) 1,8kg
b) 1800g
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài sau: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
70m 4cm =.............m
2005g = ...............kg
80165ha =...............km2
9050 ha =................m2
- HS làm bài
Tập làm văn
LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
- Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
-
	* GD BVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài: liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người qua BT1: Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các bạn dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẩu chuyện nói về Đất, Nước, Không khí và Áng sáng
* GDKNS: Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục; diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh, tự tin). Lắng nghe tích cực (lắng nghe, tôn trọng người cùng tranh luận). Hợp tác (hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
-Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có trách nhiệm và tự tin khi tranh luận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng dạy học
 - GV: Kẻ bảng hướng dẫn HS thực hiện BT1 
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi đóng vai 1 trong 3 bạn để tranh luận cái gì quý nhất ?
- Nhận xét, đưa ra giải pháp hỗ trợ.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - 3 HS đóng vai, tranh luận, lớp nhận xét. 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu:- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
- Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ nhóm
- Cho HS thảo luận nhóm theo gợi ý:
- Các nhân vật trong tuyện tranh luận về vấn đề gì?
-Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
- HS ghi các ý sau lên bảng nhóm
+ Đất: có chất màu nuôi cây
+ Nước: vận chuyển chất màu để nuôi cây
+ Không khí: cây cần khí trời để sống
+ Ánh sáng: làm cho cây cối có màu xanh
- Ý kiến của bạnvề vấn đề này như thế nào?
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 trao đổi về lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật ghi vào bảng nhóm
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai
- Nhận xét khen ngợi
Kết luận: Trong thuyết trình., tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất,nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình?
Bài 2: HĐ cả lớp => Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Bài 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
- Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- HS trình bày lên bảng
- HS dưới lớp đọc bài của mình
- GV cùng cả lớp nhận xét
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động
+ Cái gì cần nhất đối với cây xanh
+ Ai cũng tự cho mình là người cần nhất đối với cây xanh
- Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi cây không sống được
- Nước nói: nếu chất màu không có nước thì vận chuyển thì cây có lớn lên được không...
+ HS nêu theo suy nghĩ của mình
- 4 HS 1 nhóm thảo luận đưa ra ý kiến của mình và ghi vào bảng nhóm.
- 1 nhóm đóng vai tranh luận, lớp theo dõi nhận xét bổ sung
- HS đọc
+ Bài 2 yêu cầu thuyết trình
+ Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao
- HS suy nghĩ và làm vào vở
- 1 Nhóm HS viết vào bảng nhóm gắn lên bảng trình bày
- HS dưới lớp đọc bài của mình
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)
- Qua bài học này em học được điều gì khi thuyết trình, tranh luận ?
- HS nêu.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
	- HS nắm được ưu điểm và nhược điểm về các mặt: Học tập, nề nếp, vệ sinh, và việc thực hiện nội quy của trường của lớp.
	- HS đưa ra được nhiệm vụ và biện pháp để thực hiện kế hoạch tuần tiếp theo.
	- Sinh hoạt theo chủ điểm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Bảng phụ viết sẵn kế hoạch tuần tới.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”
- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2021_2022.doc