Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023 - Võ Thị Cẩm Thi

Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023 - Võ Thị Cẩm Thi

 - Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).

- Giáo dục ý thức kính trọng người lao động.

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực ngôn ngữ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội.

 

doc 34 trang Người đăng thuyanh1 Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 9 - Năm học 2022-2023 - Võ Thị Cẩm Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2022
Tiết 1: TẬP ĐỌC: CÁI GÌ QUÝ NHẤT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
	- Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
- Giáo dục ý thức kính trọng người lao động.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực ngôn ngữ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
2. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: SGK. Tranh minh hoạ bài đọc, Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: SGK, vở ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Mở đầu
- Gọi HS lên bảng đọc thuộc đoạn thơ bài "Trước cổng trời" và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét lại.
2. HĐ Hình thành kiến thức mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Luyện đọc
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Chia đoạn: 3 đoạn
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ Lần 1: Gọi HS đọc, sửa lỗi phát âm.
- Gọi HS đọc phần chú giải trong SGK.
+ Lần 2: HS đọc, giải nghĩa từ khó.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp. 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc mẫu.
* Tìm hiểu bài
+ Theo Hùng, Quý, Nam cái quý nhất trên đời là gì ?
+ Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình ?
- Ý chính của đoạn 1 và 2 là gì? 
+ Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất ?
- Nội dung chính của đoạn 3 là gì? 
+ Hãy chọn tên khác cho bài văn ? Nêu lí do em chọn tên đó.
- Hãy nêu nội dung chính của bài?
- Chốt lại, ghi bảng: Người lao động là quý nhất.
3. HĐ Luyện tập, thực hành
* Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu 5 HS luyện đọc theo vai.
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn kể về cuộc tranh luận của Hùng, Quý, Nam.
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS tìm cách đọc và các từ cần nhấn giọng.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Em sử dụng thời gian như thế nào cho hợp lí ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại
- 1 HS đọc.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc bài.
+ Lần 1: Đọc, sửa lỗi phát âm.
- 1 HS đọc chú giải trong SGK.
+ Lần 2: Đọc, giải nghĩa từ khó.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. 
- 1 HS đọc.
- Nghe.
+ Hùng: Lúa gạo quý nhất.
 Quý: Vàng bạc quý nhất.
 Nam: Thì giờ là quý nhất.
- HS nêu.
- Cuộc tranh luận về cái gì quý nhất giữa 3 bạn Hùng, Quý, Nam.
+ Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua 1 cách vô vị.
- Kết luận của thầy giáo: Người lao động mới là quý nhất.
- HS tiếp nối nhau nêu ý kiến.
- HS nêu, HS khác bổ sung.
- HS nhắc lại.
- 5 HS đọc theo vai.
- Cả lớp trao đổi, thống nhất về giọng đọc cho từng nhân vật.
+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.
+ HS luyện đọc cặp theo vai.
+ Đại diện các nhóm thi đọc.
+ Các nhóm khác nhận xét bình chọn.
- HS nêu 
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):...
.
Tiết 2: TOÁN: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- BTCL: 1, 2, 3, 4 (a, c).
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
2. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: SGK, vở ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Mở đầu
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại.
2. HĐ Luyện tập, thực hành
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV viết lên bảng: 315cm =  m và yêu cầu HS thảo luận để tìm cách viết 315cm thành số đo có đơn vị là m.
- Nhận xét, hướng dẫn lại như cách làm SGK giới thiệu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài cho HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chốt lại.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả và nêu cách làm.
- Nhận xét, chốt lại kết quả.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau:
Điền số thích hợp váo chỗ chấm:
72m5cm=....m
10m2dm =....m
50km =.......km
15m50cm =....m 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lên chữa bài tập.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, cả lớp làm bài vào vở ô li.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở, kiểm tra cho nhau.
- Viết STP thích hợp vào chỗ chấm.
- HS thảo luận, sau đó 1 số HS nêu ý kiến trước lớp.
- Nghe GV hướng dẫn cách làm.
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, lớp làm vào vở ô li.
- 1 HS đọc.
- 1 HS làm bài vào bảng phụ, lớp làm vào vở ô li.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở, kiểm tra nhau.
- 1 HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc.
- HS trao đổi làm bài tập.
- Các nhóm dán bài lên bảng, đại diện nhóm đọc kết quả và nêu cách làm. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau:
Điền số thích hợp váo chỗ chấm:
72m5cm=....m
10m2dm =....m
50km =.......km
15m50cm =....m 
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):...
.
Tiết 3: KỂ CHUYỆN: ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
2. Phẩm chất
- Có trách nhiệm giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Một số truyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- HS: Câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu 
- Cho HS thi kể lại câu chuyện giờ trước, nêu ý nghĩa câu chuyện 
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Cho HS tiếp nối nhau đọc gợi ý SGK
- Giáo viên nhắc học sinh: những truyện đã nêu gợi ý là những truyện đã học, các em cần kể chuyện ngoài SGK để được cộng điểm cao hơn
- Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể
- Giáo viên hướng dẫn kể: Kể tự nhiên, theo trình tự gợi ý.
3. Hoạt động thực hành
- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi
- Thi kể trước lớp
- Cho HS bình chọn người kể hay nhất
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Tiết kể chuyện hôm nay các em kể về chủ đề gì ? 
- Về kể chuyện cho người thân nghe.
- HS thi kể
- HS nghe
- HS nghe.
- Học sinh đọc gợi ý SGK.
- Học sinh tiếp nối nêu tên câu chuyện sẽ kể.
- HS kể theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):...
.
Tiết 5: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN: SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
I. SINH HOẠT TẠI LỚP
- Đánh giá tuần trước.
- Nhắc nhở những công việc cần làm của tuần này.
TLHĐ CHỦ ĐỀ 1: KỈ LUẬT TỰ GIÁC (TT)
-----------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 01 tháng 11 năm 2022
Tiết 1: TOÁN: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
- BTCL: 1, 2a, 3.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
2. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: SGK, vở ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Mở đầu
- Gọi HS lên bảng chữa bài tập.
- Nhận xét lại.
2. HĐ Hình thành kiến thức mới
- Giới thiệu bài, ghi đề.
* Ôn tập về các đơn vị đo khối lượng
- Kẻ bảng đơn vị đo khối lượng.
- Gọi 1 HS viết các đơn vị đo khối lượng vào bảng.
+ Em hãy nêu mối quan hệ giữa ki - lô - gam và héc - tô - gam, giữa ki - lô gam và yến? (HS trả lời GV viết vào bảng)
- Hỏi tương tự với các đơn vị? Em hãy nêu mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo khối lượng liền kề nhau?
- Nêu ví dụ. 
 5 tấn132kg =  tấn
- Cho HS nêu cách làm.
3. HĐ Luyện tập, thực hành 
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, chốt lại cách viết các số đo khối lượng dưới dạng STP.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét chữa bài, chốt lại.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài toán.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi nhóm làm bài trên bảng phụ dán bài lên bảng và trình bày kết quả.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- Cho HS vận dụng làm bài tập sau:
Điền số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
24kg500g =.......kg
6kg20g = ..........kg
5 tạ 40kg =.....tạ 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.	
- HS lên bảng chữa bài tập.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS nêu trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS viết bảng.
- HS nêu: 1kg = 10hg = yến
- Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp 10 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó và bằng (0,1) đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- HS lớp trao đổi tìm cách làm.
5 tấn 132kg = 5 tấn = 5,132 tấn.
Vậy 5 tấn 132kg = 5,132tấn
- HS đọc.
- Cả lớp làm bài vào vở, 2 HS lên bảng.
- HS đọc bài, lớp nhận xét.
- HS nhận xét, chữa bài.
a. 4 tấn 562kg = 4,562 tấn
b. 3 tấn 14 kg = 3,014 tấn
- 1 HS đọc.
- 1 cặp làm bảng phụ, lớp làm vở ô li.
- HS nhận xét, chữa bài.
a. Có đơn vị là kg.
b. Có đơn vị đo là tạ 
- 1 HS đọc bài.
- 1 HS làm bảng phụ, lớp làm vở ô ly. 
- Đọc bài nhận xét chữa bài.
- Cho HS vận dụng làm bài tập sau:
Điền s ... ết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: SGK, Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị độ dài, khối lượng
- HS: SGK, bảng con, vở...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu 
- Cho HS hát 
- Cho HS thi nhắc lại mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài và khối lượng.
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng.
2. HĐ Luyện tập, thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét HS.
Bài 4: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2(M3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS đọc và làm bài
- GV hướng dẫn khi cần thiết
Bài 5 (M3,4): HĐ cá nhân
- Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ nêu và viết số thích hợp vào chỗ chấm.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS vận dụng kiến thức làm các bài sau: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
70m 4cm =.............m
2005g = ...............kg
80165ha =...............km2
9050 ha =................m2
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở.
- HS đọc
 - Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- Cả lớp làm bài vào vở , chia sẻ kết quả
a) 3m6dm = 3m = 3,6m
b) 4dm = m = 0,4m
c) 34m5cm = 34,05m
d) 345cm = 3,54m
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở
- HS báo cáo kết quả
a) 42dm 4cm = 42dm = 42,4dm
b) 56cm 9mm = 56,9mm
c) 26m 2cm = 26,02m
- HS đọc
- HS làm bài vào vở, báo cáo kết quả
a) 3kg5g = 3kg = 3,005kg
b) 30g = kg = 0,030kg
c) 1103g = 1000g + 103g = 1kg 103g = 1kg = 1,103kg
- HS làm bài, báo cáo giáo viên
Đơn vị đo là tấn
Đơn vị đo là kg
3,2 tấn
3200kg
0,502 tấn
502kg
2,5 tấn
2500kg
0,021 tấn
21kg
- HS làm bài cá nhân, báo cáo giáo viên
Túi cam cân nặng:
a) 1,8kg
b) 1800g.
- HS làm bài
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):...
.
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH, TRANH LUẬN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản (BT1, BT2).
- Giáo dục ý thức tôn trọng trong thuyết trình, tranh luận.
KNS: Thể hiện sự tự tin (nêu được những lí lẽ, dẫn chứng cụ thể thuyết phục, diễn đạt gãy gọn, thái độ bình tĩnh tự tin). Lắng nghe tích cực (lắng nghe tôn trọng người cùng tranh luận). Hợp tác (Hợp tác luyện tập thuyết trình tranh luận).
GDMT: Liên hệ về sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người.
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực ngôn ngữ, tìm hiểu tự nhiên và xã hội.
2. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Giáo viên: SGK.
- Học sinh: SGK, vở ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. HĐ Mở đầu
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- Nhận xét đánh giá.
2. HĐ Luyện tập, thực hành
- Giới thiệu bài, ghi đề.
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc phân vai truyện.
+ Các nhân vật trong truyện tranh luận về vấn đề gì?
+ Ý kiến của từng nhân vật như thế nào?
- Ghi các ý sau lên bảng.
+ Đất: Có chất màu nuôi cây.
+ Nước: Vận chuyển chất màu để nuôi cây.
+ Không khí: Cây cần khí trời để sống.
+ Ánh sáng: Làm cho cây cối có màu xanh.
- Ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?
- Kết luận.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS để mở rộng lí lẽ và dẫn chứng cho từng nhân vật.
- Gọi 1 nhóm lên đóng vai 4 nhân vật Đất, Nước, Không khí, ánh sáng tranh luận trước lớp. (Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng).
+ Như vậy môi trường có ảnh hưởng ntn đến đời sống của chúng ta?
- GD ý thức BVMT.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
+ Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình hay tranh luận?
+ Bài tập yêu cầu thuyết trình về vấn đề gì?
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- Gợi ý: Dựa vào hiểu biết của mình để cho mọi người thấy được sự cần thiết của cả trăng và đèn.
- Gọi HS viết bài vào bảng phụ dán bài lên bảng, đọc bài.
- Gọi HS dưới lớp đọc bài của mình.
- Nhận xét, sửa chữa.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
- Qua bài học này em học được điều gì khi thuyết trình, tranh luận ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- 1 HS đọc.
- 5 HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, Đất, Nước, Không khí, ánh sáng).
+ Vấn đề: Cái gì cần nhất đối với cây xanh?
+ Ai cũng tự cho mình là cần nhất đối với cây xanh.
+ Đất nói: tôi có chất màu để nuôi cây lớn. Không có tôi, cây không thể sống được. 
+ Nước nói: Nếu chất màu không có nước vận chuyển thì cây có lớn lên được không? 
+ Không khí nói: Không có khí trời thì tất cả cây cối đều chết rũ.
 + Ánh sáng nói: Thiếu ánh sáng thì không thể có màu xanh. Không có màu xanh thì còn gọi cây xanh sao được!
- HS phát biểu theo suy nghĩ của từng em.
- HS lắng nghe.
- 4 HS cùng trao đổi, thảo luận đưa ra ý kiến của mình và viết vào phiếu.
- 1 nhóm đóng vai tranh luận, cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Đất, nước, không khí, ánh sáng đều rất quan trọng với đời sống.
- HS đọc trước lớp.
+ Bài tập 2 yêu cầu thuyết trình.
+ Về sự cần thiết của cả trăng và đèn trong bài ca dao.
- HS suy nghĩ làm bài vào vở bài tập, 2 HS làm bài vào bảng phụ.
- HS dán bài, đọc bài, HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc bài.
- HS nêu.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):...
.
Tiết 3: KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại. 
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bi xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
- Luôn ý thức phòng tránh bị xâm hại và nhắc nhở mọi người cùng đề cao cảnh giác.
- Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
2. Phẩm chất
- Học sinh ham thích tìm hiểu khoa học, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV: Hình vẽ trong SGK trang 38, 39 phóng to. 
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu 
- Cho HS tổ chức thi kể:
+ Những trường hợp tiếp xúc nào không gây lây nhiễm HIV/AIDS.
+ Chúng ta có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - ghi bảng.
2. HĐ hình thành kiến thức mới
* Hoạt động 1: Khi nào chúng ta có thể bị xâm hại? 
- Yêu cầu HS đọc lời thoại của các nhân vật 
+ Các bạn trong các tình huống trên có thể gặp phải nguy hiểm gì?
- GV ghi nhanh ý kiến của học sinh
- GV nêu: Nếu trẻ bị xâm hại về thể chất, tình dục... chúng ta phải làm gì để đề phòng.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4
- GV nhận xét bổ sung
 Hoạt động 2: Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh hoạt động theo tổ
- HS đưa tình huống
- GV giúp đõ, hưỡng dẫn từng nhóm
Ví dụ: Tình huống 1: Nam đến nhà Bắc chơi gần 9 giờ tối. Nam đứng dậy đi về thì Bắc cứ cố giữ ở lại xem đĩa phim hoạt hình mới được bố mẹ mua cho hôm qua. Nếu là bạn Nam em sẽ làm gì khi đó?
- Gọi các đội lên đóng kịch
- Nhận xét nhóm trình bày có hiệu quả Hoạt động 3: Những việc cần làm khi bị xâm hại
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi
+ Khi có nguy cơ bị xâm hại chúng ta cần phải làm gì?
+ Khi bị xâm hại chúng ta sẽ phải làm gì?
+ Theo em có thể tâm sự với ai?
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
+ Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta phải làm gì?
- HS nêu: + Bởi ở bể bơi công cộng
+ Ôm, hôn má
+ Bắt tay.
+ Muỗi đốt
+ Ngồi học cùng bàn
+ Uống nước chung cốc
-Không nên xa lánh và phân biệt đối xử với họ
- HS nghe
- HS ghi vở.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc và nêu ý kiến trước lớp.
+ Tranh 1: Đi đường vắng 2 bạn có thể gặp kẻ xấu cướp đồ, dụ dỗ dùng chất gây nghiện.
+ Tranh 2: Đi một mình vào buổi tối đêm đường vắng có thể bị kẻ xấu hãm hại, gặp nguy hiểm không có người giúp đỡ.
+ Tranh 3: Bạn gái có thể bị bắt cóc bị hãm hại nếu lên xe đi cùng người lạ.
- HS hoạt động nhóm ghi vào phiếu học tập. Các nhóm trình bày ý kiến
- HS thảo luận theo tổ
- Học sinh làm kịch bản
Nam: Thôi, muôn rồi tớ về đây.
Bắc: Còn sớm... ở lại xem một đĩa anh em siêu nhân đi.
Nam: Mẹ tớ dặn phải về sớm, không nêu đi một mình vào buổi tối.
Bắc: Cậu là con trai sợ gì chứ?
Nam: Trai hay gái thì cũng không nêu đi về quá muồn. Nhỡ gặp kẻ xấu thì có nguy cơ bị xâm hại.
Bắc: Thế cậu về đi nhé...
- 2 học sinh trao đổi
+ Đứng dậy ngay
+ Bỏ đi chỗ khác
+ Nhìn thẳng vào mặt người đó
+ Chạy đến chỗ có người
+ Phải nói ngay với người lớn.
+ Bố mẹ, ông bà, anh chị, cô giáo.
- HS nêu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):...
.
Tiết 4: SINH HOẠT LỚP: NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. MỤC TIÊU
- Tổng kết các mặt hoạt động trong tuần 9. HS thấy được ưu - khuyết điểm trong tuần qua.
- Phương hướng và biện pháp thực hiện tuần 10, biết sửa chữa những tồn tại để vươn lên trong tuần tới.
- Lồng ghép KNS. Cho học sinh vui chơi.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Nêu yêu cầu của tiết sinh hoạt
1. Tổng kết
- Tổ chức cho các tổ báo cáo
+ Chuyên cần: 
+ Vệ sinh:
+ Trang phục:
+ Học tập:
2. Nhận xét tuần 9
- Việc thực hiện nội quy học sinh.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Việc chuẩn bị bài ở nhà.
- Tinh thần tham gia giúp đỡ HS yếu.
- Tinh thần hợp tác trong lao động.
- Ý thức chấp hành luật giao thông.
3. Kế hoạch tuần 10
- Triển khai, nhắc nhở HS thực hiện.
- Tăng cường kèm HS yếu.
- Tăng cường kiểm tra bài cũ
- Nhắc HS thực hiện tốt ATGT, KNS.
4. Vui chơi
- Cho HS kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh.
- Văn nghệ.
- Lắng nghe
- Tổng số ngày nghỉ của học sinh.
+ Có phép:..
+ Không phép:.
- Vệ sinh trường, lớp:..
- Bỏ áo vào quần:..
- Khăn quàng:..
- Chuẩn bị bài ở nhà, ở lớp:
+ Tuyên dương học sinh có thành tích tốt trong học tập:
..
..
..
. . 
+ Nhắc nhở, động viên những HS còn chậm tiến bộ trong học tập.
..
..
..
..
- Thực hiện nội qui trường, lớp:..
- Thi đua học tập:.
..
..
- Vệ sinh trường, lớp:..
- Tham gia các phong trào thi đua:.
- Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
- Thực hiện ATGT:..
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm thi kể.
- HS hát.
KNS BÀI 5: CÁC LOẠI HÌNH THÔNG MINH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_9_nam_hoc_2022_2023_vo_thi_cam_t.doc