Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 10

Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 10

HƯỚNG DẪN TIẾNG VIỆT

Luyện tập: Đại từ

 I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Củng cố về đại từ. Biết dùng đại từ trong khi nói và viết .

- Biết dùng đại từ để tránh bị lặp từ

- Làm được các bài tập ở vở BTTV

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Vở BTTV.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 11 trang Người đăng hang30 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2009
Hướng dẫn tiếng việt
Luyện tập: Đại từ
 I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về đại từ. Biết dùng đại từ trong khi nói và viết .
- Biết dùng đại từ để tránh bị lặp từ
- Làm được các bài tập ở vở BTTV
II- Đồ dùng dạy học 
- Vở BTTV.
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra
Thế nào là đại từ? Đại từ được dùng khi nào? Cho VD
- GV đánh giá cho điểm
2 -Bài mới
Tiết 1: Hướng dẫn học sinh làm các bài tập sau:
Bài 1:
Tìm đại từ trong các câu ca dao, câu thơ sau:
a- Mình về mình có nhớ ta 
Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười.
b- Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
c- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
 Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu.
Bài 2: Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau:
 Trong giờ ra chơi, Nam hỏi Bắc:
- Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?
- Tớ được mười, còn cậu được mấy điểm? Bắc nói.
- Tớ cũng thế.
Bài 3 : Đặt câu với đại từ Tôi:
a) Làm chủ ngữ
b) Làm vị ngữ
- GV gọi học sinh đọc bài làm của mình. Nhận xét cho điểm.
Tiết 2: GV hướng dẫn học sinh làm bài ở vở bài tập tiếng việt.
* Gv dành thời gian hướng dẫn cho HS làm bài ở vở bài tập tiếng việt.Với học sinh yếu giáo viên cần hướng dẫn học sinh kĩ để các em làm được bài ngay tại lớp.
3- Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ, hướng dẫn học sinh về nhà ôn lại bài, làm nốt các bài tập nếu chưa xong ở lớp.
- 3 HS trả lời và lấy ví dụ
- Học sinh đọc đề bài rồi làm bài
- Chữa bài
Kết quả: Các đại từ là: ta, mình
- Nhiều học sinh đọc lại câu ca dao
Học sinh đọc yêu cầu, đọc đoạn hội thoại.
- Học sinh làm bài , Chữa bài 
Các đại từ là: 
Câu " Bắc ơi..." : bạn thay thế cho từ Bắc.
Câu" Tớ được.." tớ thay thế cho Bắc; cậu thay thế cho Nam.
Câu" Tớ cũng thế" Tớ thay thế Nam; thế thay cho cụm từ" được điểm mười" 
- Học sinh đặt câu;
a- Tôi đang học bài thì Nam đến.
b- Người được nhà trường biểu dương là tôi.
Học sinh làm bài, gv theo dõi giúp đỡ các em còn khó khăn trong việc làm các bài tập ở vở BTTV
 Thứ năm ngày13 tháng 11 năm 2008 
hướng dẫn toán:
Luyện tập cộng hai số thập phân - Chữa bài kiểm tra giữa học kì I
I - Mục tiêu:
- Củng cố về cộng hai số thập phân, đặt tính và tính thành thạo.
- Biết dùng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng hai số thập phân để tính thuận tiện.
- Chữa bài kiểm tra giữa học kì
II- đồ dùng: 
Vở bài tập toán
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách cộng hai số thập phân?
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
2- Bài mới : 
Tiết 1+2: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các bài tập.
Bài 1: GV hướng dẫn học sinh làm
a) Gạch dưới phần nguyên của mỗi số thập phân sau:
85,72 91,25 8,05 365,9 0,87
b) Gạch dưới phần thập phân của mỗi số thập phân sau:
 2,56 8,125 69,05 0,07 0,001
Bài 2:(45) Thêm dấu phẩy để phần nguyên của STP sau có 3 chữ số.
Gv hướng dẫn học sinh cách làm:
- Phần nguyên của STP nằm ở phía nào của dấu phẩy?
- Học sinh làm bài
- Chữa bài
Bài 3: Viết hỗn số thành số thập phân (theo mẫu)
a) 3= 3,1 8= 8,2 61= 61,9
b) 5= 5,72 19= 19,25 
c)2= 2,625 88= 88,207
Bài 4: Chuyển số thập phân thành phân số thập phân:
a) 0,5 = 0,92 = 0,075 = 
b) 0,4 = 0,04 = 0,004 = 
- GV củng cố cho học sinh về cách chuyển từ STP sang phân số thập phân. 
Bài 5: Viết tiếp vào chố chấm:
a) số 5,8 đọc là: năm phẩy tám
5,8 có phần nguyên gồm 5 đơn vị; phần thập phân gồm 8 phần mời
- Tương tự hướng dẫn học sinh làm phần b, c
- Nêu giá trị của chữ số trong từng hàng của số thập phân.
- Chữa bài.
Bài 6: chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân:
GV cho HS nêu phân số thập phân là phân số có mẫu như thế nào?
a) 3,4 = 3 ; 7,9 =7 ; 12,35 = 12
b) 8,06 = 8; 72,308 = 72 20,006 = 20
Bài 7: Tìm số tự nhiên x biết
a) = 0,02 b) 3 =3,005
- Gv hướng dẫn số x là số như thế nào?
- Phân số thập phân đọc như thế nào, giá trị số x sẽ tương ứng với giá trị đó 
- Kết quả : a) x= 2; b) x= 5
Bài 8: Tìm chữ số x trong mỗi số thâp phân sau:
a) 3,7x5 = 3,725 b) 0,0x4 = 0,014
- Gv hướng dẫn cách làm 
- Gọi HS chữa bài 
- Kết quả: a) x = 2 b) x = 1
GV củng cố lại số thập phâm bằng nhau.
Bài 9 Nối số thập phân với phân số thập phân thích hợp:
- GV hướng dẫn cách làm
- Chữa bài nhận xét.
-Củng cố về phân số thập phân.
Tiết 3: GV chữa bài kiểm tra giữa học kì I
GV dựa vào kết quả làm bài của HS để củng cố lại những phần kiến thức HS còn chưa nắm rõ, đồng thời rèn luyện kĩ năng tính toán cho HS
3- Củng cố - dặn dò:
Giáo viên nhận xét giờ, củng cố nội dung bài. Dặn dò học sinh về nhà ôn bài.
- 4 HS nêu
- Lớp nhận xét
- Học sinh nêu yêu cầu rồi làm bài
- GV gọi hs lần lượt chữa bài trên bảng
- Học sinh nêu lại cấu tạo của STP
- Học sinh đọc đề bài và làm bài
- gọi HS lần lượt chữa bài đọc các STP đã viết.
- Học sinh đọc bài tìm hiểu yêu cầu đề bài sau đó làm bài.
- HS chữa bài
 - Gv củng cố về số chữ số ở phần thập phân và số chữ số 0 ở mẫu của phân số thập phân.
- Học sinh làm bài và nêu đáp án đúng.
- Chữa bài: học sinh lần lượt chữa bài
- Học sinh đọc đề bài tìm hiểu đề và làm bài
- chữa bài trên bảng
- Gv cùng học sinh củng cố cách đọc số thập phân.
- Học sinh đọc đề bài tìm hiểu đề và làm bài
- Học sinh nêu phân số thập phân là phân số có mẫu là 10,100, 1000 ...
- chữa bài trên bảng
- Học sinh đọc đề bài tìm hiểu đề và làm bài
- Là số tự nhiên
- Học sinh tìm số tự nhiên x
- Chữa bài 
- Học sinh nêu yêu cầu bài 
- Nêu cách làm: So sánh từng hàng của số thập phân đó để tìm được giá trị của chữ số x
- Học sinh nêu cách làm và làm bài 
- Chữa bài 
0,1010 ; 36,72 ; 3,672 ; 0,0101
- Học sinh chữa bài vào vở toán. 
Soạn 11/11/08
Giảng 14/11/08 Thứ sáu ngày 14 tháng 11 năm 2008
Hướng dẫn tiếng việt
Chữa bài kiểm tra giữa học kì I
Luyện viết chữ cái ph, qu, ch, tr, th 
I – Mục đích yêu cầu:
Chữa bài kiểm tra giữa học kì I, giúp học sinh nhận ra lỗi và biết cách chữa các lỗi có trong bài kiểm tra 
- Rèn kĩ năng viết bài văn, trình bày bài kiểm tra sạch đẹp
- Biết viết các chữ cái theo đúng cỡ chữ.
- Viết đúng, sạch, đẹp các chữ cái ch, ph, th, qu, tr.
II- Đồ dùng 
- Vở bài tập tiếng việt
- Bảng phụ viết các chữ cái.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 
Không kiểm tra
2. Bài mới :Tiết 1
- GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
* Chữa bài kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu:
- Yêu cầu HS đọc thầm bài Mầm Non- SGK trang 98.
- Đọc các câu đáp án đúng 
- GV theo dõi, nhắc nhở HS chữa bài.
Kết quả
- Đọc cá nhân.
- HS làm bài.
1.Mầm non nép mình nằm im trong mùa nào?
d/Mùa đông
2.Trong bài thơ, mầm non được nhân hoá bằng cách nào?
a/ Dùng những động từ chỉ hành động của người để kể, tả về mầm non.
3. Nhờ đâu mầm non nhận ra mùa xuân về?
a/ Nhờ những âm thanh rộn ràng, náo nức của cảnh vật mùa xuân.
4. Em hiểu câu thơ “Rừng cây thông thưa thớt” nghĩa là thế nào?
b/ Rừng thưa thớt vì cây không lá.
5. ý chính của bài thơ là gì?
c/ Miêu tả sự chuyển mùa kì diệu của thiên nhiên.
6. Trong câu nào dưới đây, từ mầm non được dùng với nghĩa gốc ?
c/ Trên cành cây có những mầm non mới nhú.
7. Hối hả có nghĩa là gì ?
a/ Rất vội vã, muốn làm việc gì đó cho thật nhanh.
8. Từ thưa thớt thuộc từ loại nào ?
b/ Tính từ
9.Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
c/ Nho nhỏ, lim dim, hối hả, lất phất, rào rào, thưa thớt, róc rách.
10. Từ nào đồng nghĩa với im ắng?
a/ Lặng im
* Chữa bài kiểm tra viết
Chính tả : 
GV trả bài cho học sinh tự chữa lỗi
 b)Tập làm văn :
 Hướng dẫn HS chữa lỗi
HS chữa lỗi dùng từ, lỗi chính tả, lỗi diễn đạt theo các nội dung sau
- Bố cục bài văn có đủ 3 phần, rõ ràng 
- Mở bài: Giới thiệu được ngôi trường thân yêu của mình 
-Thân bài: +Tả quang cảnh chung của ngôi trường 
 + Tả chi tiết từng cảnh, xen lẫn cảm xúc, tình cảm của mình về ngôi trường
- Kết bài: Nêu được tình cảm, sự gắn bó của mình với ngôi trường 
- GV đọc cho HS nghe 1 số đoạn văn, bài văn hay tả về ngôi trường. 
Tiết 2:Luyện viết
Học sinh tự chữa lỗi vào vở 
- HS tìm hiểu yêu cầu đề bài:
+ Thể loại : Văn miêu tả
+ Kiểu bài : Tả cảnh
+Đối tượng miêu tả: Ngôi trường đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
HS chữa lại các lỗi vào vở 
- GV cho học sinh quan sát và đọc các chữ mẫu: ph, qu, th, ch , tr
- GV viết mẫu cho HS nhận xét cách viết: các chữ này đều có nét khuyết trên hoặc khuyết dưới kết hợp với các nét khác.
- Hướng dẫn viết bảng, sửa lỗi cho học sinh.
- Cho học sinh viết bài vào vở GV nhắc học sinh chú ý cách đưa bút, điểm đặt bút dừng bút. Mỗi chữ cái viết 2 dòng.
- GV quan sát giúp đỡ nhắc nhở HS viết đúng cỡ chữ, quy trình viết.
3- Củng cố - dặn dò: 
GV nhận xét giờ, nhắc học sinh về ôn bài, làm các bài tập ở vở bài tập Tiếng việt.
Tập viết nhiều lần cho chữ đẹp. 
- Học sinh đọc các chữ trên bảng.
- đọc các chữ cái đó
- Học sinh viết bảng con: mỗi chữ viết 2 lần 
- Học sinh viết bài vào vở ô li
Tuần 11
Soạn 13/11/08
Giảng 17/11/08 Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2008
Hướng dẫn toán
Luyện tập cộng nhiều số thập phân
I- Mục tiêu: Giúp HS: 
-Biết tính tổng nhiều số thập phân.
	-Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II- Đồ dùng
- Vở bài tập toán
 II- Các hoạt động dạy học:
Họat động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
Nêu cách cộng hai số thập phân?
- Gv nhận xét
2-Bài mới:
a- Giới thiệu bài
- 2 em nêu
- Lớp nhận xét
b) Luyện tập:
Bài tập 1 : Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
Bài tập 2 :Tính rồi so sánh giá trị của
 (a + b) + c và a + (b + c).
 - Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Chữa bài. Cho HS rút ra T/ C kết hợp của phép cộng các số thập phân.
Bài tập 3 : Sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp để tính:
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 4 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Bài 4:Đặt tính rồi tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách đặt tính.
- Cho HS làm vào bảng con. 
Bài 5:Tính bằng cách thuận tiện nhất
GV gọi học sinh nêu cách tính thuận tiện bằng cách nào
cho học sinh làm rồi chữa bài
Bài 6 Tóm tắt
Ngày 1: 32,7 m
Ngày 2: hơn ngày đầu 4,6 m
Ngày 3: Trung bình cộng 2 ngày đầu
Ngày 3 bán ? m 
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
 Về nhà ôn bài.
*Kết quả:
 28,16 0,92
 + 7,93 + 0,77
 4,05 0,64
 40,14 2,33
-HS làm bài và tự rút ra nhận xét:
 (a + b) + c = a + (b + c) 
*Ví dụ về lời giải:
a)6,9 + 8,75 + 3,1
 = (6,9 + 3,1) + 8,75
 = 10 + 8,75
 = 18,75 
 ( Các phần còn lại HS tự làm tương tự)
 23,75 0,93
 + 8,24 + 0,8
 19,83 1,76
 51,82 3,49
- Học sinh làm bài trên bảng
a) 2,96 +4,58 +3,04
 = (2,96 + 3,04) +4,58
= 6 + 4,58
= 10,58
Các phần còn lại học sinh trình bày tương tự 
 Học sinh làm bài vào vở
Bài giải
Ngày thứ hai bán được là
32,7 +4,6 = 37,3 (m)
Ngày thứ ba bán được là
(32,7 + 37,3) : 2 = 35 (m)
Đáp số: 35 m
Soạn 17/11/08
Giảng 21/11/08 Thứ sáu ngày 21 tháng 11 năm 2008 (Học bài thứ năm)
Hướng dẫn tiếng việt
Luyện tập về quan hệ từ. 
Luyện viết: Luyện viết liên kết phần vần
I- Mục đích yêu cầu:
 - Bước đầu nắm được khái niệm quan hệ từ.
 - Nhận biết được một vài quan hệ từ (hoặc cặp quan hệ từ) thường dùng; hiểu được tác dụng của chúng trong câu hay đoạn văn; biết đặt câu với quan hệ từ.
II- Đồ dùng dạy học : 
 - Bảng phụ thể hiện nội dung BT2 ( phần Nhận xét)
III- Hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Quan hệ từ là những từ như thế nào?
2-Bài mới:
a.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của bài.
b.Luyện tập
Bài tập 1 (110):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2(111):
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS đọc thầm lai bài.
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- Mời 2 HS nối tiếp chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét , bổ sung.
Bài tập 3 ( Vở BTTV):
- Cho HS làm theo nhóm sau đó chữa bài. 
- Cả lớp và GV bình chọn nhóm giỏi nhất - đặt được nhiều câu đúng và hay
Bài tập 4 (Vở BTTV)
*Lời giải:
của -nối cái cày với người Hmông. 
bằng- nối bắp cày với gỗ tốt màu đen: 
như 1 -nối vòng với hình cánh cung
như 2 nối hùng dũng với một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.
 + Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải.
+ Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng
Bài tập 5: (Vở BTTV) Lời giải:
nhưng - biểu thị quan hệ tương phản
mà- biểu thị quan hệ tương phản
Nếu... thì biểu thị quan hệ giả thiết ( điều kiện- kết quả ) 
+ GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 6: Vở BTTV
*Lời giải:
- Câu a: và; Câu b: và, ở, của ;
 Câu c: thì, thì; Câu d: và, nhưng
Các câu văn sẽ là:
a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao.
b) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời, sau rặng tre đen của một ngôi làng xa.
c. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.
d. Tôi đã đi ..... người làng và thương yêu tôi hết mực, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn .....
Bài tập 7 
VD: Em dỗ mãi mà bé vẫn không nín khóc./ Học sinh lười học thì thế nào cũng nhận điểm kém.
 Câu chuyện của Mơ rất hấp dẫn vì Mơ kể bằng cả tâm hồn.
Tiết 3: Luyện viết liên kết phần vần
3-Củng cố dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học.
- Cho 1 vài HS nêu
- Học sinh ghi bài 
*Lời giải:
a)-Và nối Chim, Mây, Nước với Hoa.
 -Của nối tiếng hót kì diệu với Hoạ Mi.
 -Rằng nối cho với bộ phận đứng sau.
b)-Và nối to với nặng
 -Như nối rơi xuống với ai ném đá.
c)-Với nối ngồi với ông nội.
 -Về nối giảng với từng loại cây.
*Lời giải:
a) Vì nên ( Biểu thị quan hệ nguyên nhân-kết quả )
b) Tuy nhưng ( Biểu thị quan hệ tương phản)
- HS thi đặt câu với các QHT (mà, thì, bằng ) theo nhóm. Cách làm : Từng HS trong nhóm tiếp nối nhau viết câu văn mình đặt vào tờ giấy khổ to.
- Đại diện từng nhómbáo cáo kết quả, đọc to, rõ từng câu văn.
+ 1 HS đọc nội dung bài tập 1, suy nghĩ xem mỗi quan hệ từ nối những từ ngữ nào trong câu. 
- HS phát biểu ý kiến.
- 2,3 HS lên bảng làm bài.(gạch 2 gạch dưới QHT tìm được, gạch một gạch dưới các từ ngữ được nối với nhau bởi QHT đó.)
+1 HS đọc lại kết quả làm bài của một bạn trên bảng 
 1HS nêu yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm lại.
+ HS trao đổi theo cặp (hay nhóm nhỏ), trả lời miệng lần lượt từng câu hỏi. 
+ Đại diện các nhóm (cặp) phát biểu ý kiến, trình bày kết quả.
+ HS đọc yêu cầu của BT. Cả lớp đọc thầm lại toàn bộ nội dung bài.
+ HS điền QHT vào ô trống thích hợp trong vở hoặc viết QHT thích hợp kèm theo kí hiệu của câu (a,b, c, d)
+ GV dán 4 tờ phiếu khổ to (đã có nội dung 4 câu văn lên bảng; mời 4 HS lên bảng làm bài .
+ GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Soạn 18/11/08
Giảng 22/11/08 Thứ bảy ngày 22 tháng 11 năm 2008 (Học bài thứ sáu)
Hướng dẫn toán
Luyện tập trừ hai số thập phân, nhân một số thập phân với một số tự nhiên
- Mục tiêu: Giúp HS: 
	-Biết thực hiện phép trừ hai số thập phân.
	-Bước đầu có kĩ năng trừ hai số thập phân và vận dụng kĩ năng đó trong giải bài toán có nội dung thực tế.
	- Rèn luyện kĩ năng nhân số thập phân với số tự nhiên
II- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Kiểm tra
Bài mới
Bài tập 1 (Vở BTT): Tính
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
Bài tập 2 (Vở BTT): Đặt tính rồi tính.
 - Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp. 
- Chữa bài. 
Bài tập 3 (Vở BTT):
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài theo 2 cách.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét. 
Bài tập 4 (Vở BTT): Đặt tính rồi tính
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét.
Bài tập 5 (Vở BTT): Tìm x
- Mời 1 HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm x( nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính).
- Mời 4 HS lên chữa bài, - HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Bài tập 6(Vở BTT):
- Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- Cho HS làm vào vở.
 - Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài tập 7(Vở BTT):
a- GV hướng dẫn HS tìm giá trị của biểu thức. 
b- Hướng dẫn học sinh vận dụng tính chất đã học để tính bằng cách thuận tiện 
- GV nhận xét. 
3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học
 Về nhà ôn lại bài
*Kết quả: 
 53,6 3,45
 31,554 37,13
Kết quả:
41,7
4,34
61,15
Bài giải:
Cách 1: Số lít dầu lấy ra tất cả là:
 3,5 +2,75 = 6,25 (lít)
 Số lít dầu còn lại trong thùng là:
 17,65 – 6,25 = 11,4 (lít)
 Đáp số: 11,4 lít
-Mời 1 HS nêu yêu cầu rồi làm bài.
*Kết quả:
 70,64 
 - 26,8
 43,84
Các phần còn lại hs làm tương tự
*Kết quả: 
a) x + 2,47 = 9,25
 x = 9,25 – 2,47
 x = 6,78
Các phần còn lại hs làm tương tự
Bài giải:
Con vịt cân nặng là:
 1,5 + 1,7 = 3,2 (kg)
Cả gà và vịt cân nặng là: 
 1,5 + 3,2= 4,7 (kg)
Con ngỗng cân nặng là:
 9,5 - 4,7 = 4,8 (kg) 
 Đáp số : 4,8 kg
 Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm ra nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài phần a.
- Mời 4 HS lên bảng chữa bài phần b
- Các HS khác nhận xét.
Tuần 12 Nghỉ ôn thi GV dạy giỏi cấp huyện, tổ dạy thay
Tuần 13 Nghỉ tham gia thi GV dạy giỏi cấp huyện, tổ dạy thay

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc