Tiết 61 : LUYỆN TẬP CHUNG
A/ MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân .
- Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân .
B/ ĐDDH
Vở BT Toán 5
C/ CÁC HĐ DH CHỦ YẾU
1- ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số
2- Kiểm tra : 2 HS lên bảng làm bài tập 2 (T 61 SGK) lớp nhận xét và sửa chữa
Tuần 13 Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2007 Toán Tiết 61 : luyện tập chung A/ Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân . - Bước đầu biết nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân . B/ ĐDDH Vở BT Toán 5 C/ Các HĐ DH chủ yếu ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số Kiểm tra : 2 HS lên bảng làm bài tập 2 (T 61 SGK) lớp nhận xét và sửa chữa Bài mới: - GV HD cho HS tự làm bài tập rồi chữa bài * Bài 1 : Đặt tính rồi tính . - Cho HS làm bài tập vào vở bài tập : Gọi 3 HS lên chữa bài trên bảng và nêu cách tính - GV cùng cả lớp chữa bài. * Bài 2 : Tính nhẩm : - GV HD HS thực hiện tính nhẩm theo các quy tắc đã học : nhân nhẩm một số thập phân với 10 ; 100 ; 1000,... và nhân nhẩm với 0,1 ; 0,01 ; 0,001, - Cho HS làm bài theo ba nhóm sau đó mỗi nhóm cử đại diện lên bảng t/bày bài làm của nhóm mình - Cho cả lớp nh/xét GV chốt lại kết quả đúng. * Bài 3 : - Cho HS đọc đề bài. GV HDHS tìm hiểu y/cầu của bài tập và tìm cách giải bài tập - Gọi 1 HS lên bảng t/bày bài giải. Bài giải Giá tiền 1kg đường là : 38500 : 5 = 7700 (đồng) Số tiền mua 3,5 kg đường là : 7700 x 3,5 = 26950 (đồng) Mua 3,5kg đường phải trả số tiền ít hơn 5kg đường là : 38500 – 26950 = 11500 (đồng) Đáp số : 11500 đồng * Bài 4 : GV giúp HS hiểu y/cầu của bài tập - Cho HS làm bài và chữa bài theo 4 nhóm - GV cùng cả lớp chữa bài giúp HS đưa ra được nh/xét về giá trị của hai biểu thức (a + b) x c = a x c + b x c 4 Củng cố- dặn dò - GV nhận xét giờ học. - VN làm lại các BT . - HS đọc y/cầu của BT - HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng t/bày - Lớp nh/xét, b/sung - HS nêu y/cầu của BT - HS làm bài tập theo nhóm và cử đại diện lên bảng - Lớp nh/xét - 1HS đọc, lớp đọc thầm - 1 HS lên bảng t/bày - Lớp chữa bài vào vở BT - 1 HS đọc yêu cầu của BT - HS thảo luận cách làm và làm bài theo 4 nhóm, cử đại diện lên bảng Tập đọc Tiết 25 : người gác rừng tí hon A/ Mục đích – Yêu cầu: 1- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi ; nhanh và hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng camr của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. 2- Hiểu ý nghĩa truyện : Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. B/ ĐDDH: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK C/ Các HĐD-H. KTBC : HS đọc thuộc bài thơ Hành trình của bầy ông và TLCH về nội dung của bài. Bài mới: Giới thiệu bài HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - Gọi HS khá giỏi đọc toàn bài - Cho HS chia đoạn + giới thiệu tranh - Luyện đọc lần 1 – kết hợp luyện phát âm - Luyện đọc lần 2 – kết hợp giải nghĩa từ - Y/cầu HS luyện đọc theo cặp - Cho HS đọc toàn bài - GV đọc diễn cảm toàn bài + HDHS cách đọc bài văn b) Tìm hiểu bài: ? Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ phát hiện ra điều gì ? (Cho HS phát biểu, GV ghi tóm tắt lên bảng: (Chú bé phát hiện thấy những dấu chân người lớn lạ) ? Kể những việc việc làm của bạn nhỏ thể hiện bạn nhỏ là người thông minh, dũng cảm ? (GV cho HS trao đổi t/luận theo nhóm đại diện từng nhóm phát biểu.) ? Vì sao bạn nhỏ tự nguyện tham gia việc bắt bọn trộm gỗ?(Vì bạn hiểu rừng là tài sản chung, ai cũng phải có trách nhiệm bảo vệ rừng...) ? Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì ? (Cho HS phát biểu tự do sau đó GV chốt lại những ý đúng) c) HDHS đọc diễn cảm - GV HD cả lớp luyện đọc diễn cảm bài văn - GV t/c cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm - GV cho vài nhóm HS thi đọc diễn cảm 3. Củng cố dặn dò Nhận xét tiết học. Khen những HS đọc tốt VN tiếp tục luyện đọc bài. Chuẩn bị cho tiết học sau - 1 HS đọc - HS chia đoạn, q/s tranh - HS đọc nối tiếp - HS đọc nối tiếp - HS đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - Đọc thầm và TLCH - 2, 3 HS Trả lời. Lớp nhận xét bổ sung - 2, 3 HS Trả lời. Lớp nhận xét bổ sung - 1, 2 HS trả lời. Lớp nhận xét bổ sung - 4, 5 HS phát biểu ý kiến - Cả lớp luyện đọc - 3- 4 nhóm HS thi đọc Chính tả Tiết 13 (Nhớ- viết) : hành trình của bầy ong A/ Mục đích – Yêu cầu: 1. Nhớ- viết đúng chính tả, t/bày đúng hai khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong. 2. Ôn lại cách viết những từ ngữ có tiếng chứa âm đầu s/x hoặc âm cuối t/c B/ ĐDDH Bảng phụ và 2 -3 tờ phiếu có nội dung BT 3, 4 Bút dạ và giấy khổ to để các nhóm thi tìm nhanh từ theo y/cầu của bài tập 3 C/ Các HĐ DH 1- Kiểm tra bài cũ: HS viết những tiếng có âm đầu s/x 2- Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài : - GV nêu MĐ, YC của tiết học b) HDHS nhớ- viết: - GV cho 1 HS đọc trong SGK 2 khổ thơ cuối của bài thơ Hành trình của bầy ong. - Cho hai HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng 2 khổ thơ - GV nhắc các em chú ý cách t/bày bài thơ theo thể thơ lục bát và các chữ dễ viết sai chính tả. - GV cho HS viết bài - GV đọc cho HS soát lại bài - GV chấm chữa 7- 10 bài. Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi và sửa lỗi - GV nhận xét chung c) HDHS làm bài tập chính tả * Bài tập 2 GV chọn cho HS làm phần a) - Cho HS đọc y/cầu của BT - GV cho HS lần lượt bốc thăm, mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu ( VD : sâm – xâm)tìm và viết thật nhanh lên bảng từ ngữ có chứa các tiếng đó - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. * Bài tập 3 a) - GV giúp HS nắm được y/cầu BT - Cho HS làm bài tập vào vở bài tập, gọi vài HS lên bảng làm bài. Sau đó đọc lại đoạn thơ đã điền lời giải - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại ý đúng. 3) Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học - VN tập chép lại cho đúng và đẹp bài viết. - Chuẩn bị bài sau - HS đọc - HS gấp SGK và viết bài - HS soát bài - Lớp đổi vở cho nhau theo bàn trên bàn dưới - 1 HS đọc y/cầu - HS lên bốc thăm và thực hiện theo y/cầu - Lớp nhận xét bài trên bảng - HS đọc yêu cầu - HS thực hiện làm bài tập vào vở bài tập - Vài HS lên bảng trả bài - HS nh/xét Đạo đức Tiết 13 : kính già, yêu trẻ (tiết 2) A/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết : - Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đóng góp nhiều cho xã hội ; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc. - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ nhường nhịn người già và các em nhỏ. B/ T/liệu& P/tiện - Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động C/ Các HĐ DH chủ yếu 1- KTBC : HS nhắc lại nội dung bài học tuần trước 2- Bài mới; * Hoạt động 1 : (Đóng vai) - GV chia lớp thành các nhóm và phân công mỗi nhóm sử lí, đóng vai một tình huống trong bài tập hai. - Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai - Ba nhóm đại diện lên thể hiện - Các nhóm khác t/luận, nh/xét bổ sung : - GV kết luận * Hoạt động 2 : (làm bài tập 3- 4, SGK) - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS làm bài tập 3- 4 . - HS làm việc theo nhóm - GV mời 1số nhóm HS lên t/bày - GV kết luận : + Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1/ 10 hàng năm + Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế thiếu nhi mồng 1 tháng 6 + Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội người cao tuổi + Các t/chức dành cho trẻ em là : Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng * Hoạt động 3 : (Thảo luận cả lớp) - HS thảo luận tìm hiểu các phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc Việt Nam - HS thảo luận theo nhóm - Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận * Hoạt động nối tiếp : - GV nhận xét tiết học - VN học thuộc phần bài học, chuẩn bị cho bài sau - HS thảo luận và đóng vai sử lý tình huống - Các nhóm thảo luận - Ba nhóm lên thực hiện - Lớp nh/xét - HS thảo luận và trả lời theo câu hỏi theo câu hỏi - Các nhóm lên báo cáo - Lớp nh/xét - HS thảo luận - HS báo cáo kết quả - Lớp nh/xét Thứ ba ngày 27tháng 11 năm 2007 Toán Tiết 62 : luyện tập chung A/ Mục tiêu: Giúp HS : - Củng cố về phép cộng, phép trừ và phép nhân các số thập phân . Biết vận dụng tính chất nhân một tổng các số thập phân với một số thập phân trong thực hành tính. - Củng cố về giải bài toán có lời văn liên quan đến đại lượng tỉ lệ. B/ ĐDDH VBT Toán 5 C/ Các HĐ DH chủ yếu 1 ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số 2 Kiểm tra : 1 HS lên bảng làm bài tập 3 (T 62 SGK) và nêu cách giải bài toán 3 Bài mới: Bài 1 ; Tính - Yêu cầu HS tự làm vào vở, rồi chữa bài, lưu ý HS thứ tự thực hiện các phép tính. - GV viết các phép tính lên bảng. Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. a) 375,84 – 95,69 + 36,78 = b) 7,7 + 7,3 Í 7,4 = - Yêu cầu HS tự nêu cách thực hiện Bài 2 ; Tính bằng hai cách . - Cho HS thực hiện tính, rồi tính kết quả vào vở bài tập. - Gọi 2 HS lên bảng chữa bài. - GV cùng cả lớp nh/xét chốt lại kết quả đúng.Chẳng hạn : a) C 1: (6,75 + 3,25) Í 4,2 = 10 Í 4,2 = 42 hoặc C 2: (6,75 + 3,25) Í 4,2 = 6,75Í4,2 + 3,25 Í 4,2 = 28,35 + 13,65 = 42 Bài 3 a); Tính bằng cách thuận tiện nhất : - Cho HS tự tính và nêu kết quả . 4,7Í5,5 - 4,7Í4,5 = 4,7 Í (5,5 – 4,5) = 4,7 Í 1 = 4,7 b) Tính nhẩm kết quả tìm x : - Cho HS tự tính nhẩm và nêu kết quả . Bài 4 : HS đọc y/cầu của bài tập. - GV cho HS tự nêu tóm tắt rồi giải bài toán - Gọi 1 HS lên bảng t/bày bài giải - GV cùng cả lớp nh/xét chốt lại lời giải đúng 4. Củng cố – dặn dò - GV nhận xét giờ học - Giao BT về nhà : - Chuẩn bị bài sau./. - HS đọc yêu cầu - HS làm bài, 2 HS lên bảng chữa bài và nêu cách thực hiện - HS đọc yêu cầu BT - HS làm bài, 2 HS lên bảng chữa bài và nêu cách thực hiện - HS nêu y/cầu - Thảo luận cách làm 2 HS lên bảng t/bày - Lớp nhận xét, bổ sung (thực hiện tương tự) - 1 HS đọc lớp đọc thầm - HS tự nêu tóm tắt - 1 HS lên bảng t/bày - Lớp nh/xét Luyện từ & câu Tiết 25 : mrvt : Bảo vệ môi trường A/ Mục đích – Yêu cầu: 1. Mở rộng vốn từ ngữ về môi trường và bảo vệ môi trường 2. Viết được đoạn văn có đề tài gắn với nội dung bảo vệ môi trường. B/ ĐDDH VBT Tiếng Việt 5 Bảng phụ t/bày nội dung bài tập 2 C/ Các HĐ DH I) KTBC. GV kiểm tra HS : - Đặt một câu có quan hệ từ và cho biết các từ ấy nối những từ ngữ nào trong câu. II) Bài mới . Giới thiệu bài HDHS làm bài tập * Bài tập 1 .Gọi một HS đọc nội dung BT - GV gợi ý : Nghĩa của cụm từ khu bảo tồn đa dạng sinh học đã được thể hiện ngay trong đoạn văn. - Cho HS đọc lại đoạn văn, trao đổi với bạn bên cạnh để TLCH - HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại * Bài tập 2 . GV cho HS đọc y/cầu bài tập - GV phát bút dạ và giấy khổ to cho 2- 3 nhóm. - Các nhóm làm việc và đại diện các nhóm t/bày kết quả làm việc của nhóm mình - GV chốt lại lời giải đúng. Hành động bảo vệ môi trường : trồng cây, phủ xanh đât trống đồi núi trọc, trồng rừng Hành động phá hoại môi ... nhóm mình theo hai cột như : - GV hd cả lớp nhận xét và bình chọn nhóm thắng cuộc. GV chốt lại lời giải đúng III) Củng cố dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt - Yêu cầu HS viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn. - 2, 3 HS lên bảng - Lớp nhận xét bổ sung - HS đọc y/cầu bài tập - HS thảo luận và làm bài theo cặp - Vài cặp trả lời - Lớp nh/xét - HS đọc y/cầu BT - Làm bài theo nhóm và cử đại diện lên bảng báo cáo kết quả làm việc của nhóm - Lớp nh/xét - HS đọc nội dung bài tập - Trao đổi và làm bài theo nhóm - 2 nhóm trả lời - Lớp nhận xét - Lớp bình chọn Khoa học Tiết 28 : xi măng A/ Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng : - Kể tên các loại vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng - Nêu tính chất và công dụng của xi măng. B/ ĐDDH Các sơ đồ trang 42, 43 SGK Giấy khổ to và bút dạ dùng cho các nhóm hoạt động C/ HĐDH * Hoạt động 1 : Thảo luận + Mục tiêu: Giúp HS - Kể tên một số đồ gốm. - Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ. * Hoạt động 2 : Quan sát + Mục tiêu : - HS nêu được công dụng của gạch, ngói. * Hoạt động 3 : Thực hành + Mục tiêu : - HS làm thí nghiệm để phát hiện ra một số t/c của gạch, ngói. * Củng cố, dặn dò N/xét giờ học. Chuẩn bị bài sau + Cách tiến hành B1- Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm vào giấy khổ to. B2- Làm việc cả lớp - Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người thuyết trình. - GV nêu câu hỏi cho cả lớp t/luận + Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì? + Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào? *GV kết luận như SGK B1- Làm việc theo nhóm. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các bài tập ở mục Quan sát thư ký ghi kết quả vào giấy. Tiếp theo nhóm trưởng điều khiển nhóm mình TLCH : Để lợp mái nhà ở hình 5, hình 6 người ta sử dụng loại ngói nào ở hình 4 ? B2- Làm việc cả lớp - Đại diện từng nhóm t/bày kết quả thảo luận . - GV nh/xét và kết luận B1 Nhóm trưởng đ/khiển nhóm mình : q/sát kĩ một viên gạch rồi nh/xét . - Làm thực hành : theo SGK B2 Từng nhóm báo cáo kết quả và giải thích hiện tượng Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2007 Toán Tiết 70 : chia số thập phân cho số thập phân A/ Mục tiêu: Giúp HS biết : - Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân - Vận dụng vào giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số thập phân . B/ ĐDDH Vở bài tập toán 5 C/ Các HĐ DH chủ yếu 1 ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số 2 Kiểm tra : Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 4 trang 70 SGK 3 Bài mới: a) Hình thành quy tắc chia - GV nêu VD (như SGK) rồi viết ở trên bảng phép tính giải bài toán : 23,56 : 6,2 = ? (kg) - GV HDHS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên. (như trong SGK) rồi thực hiện phép chia 235,6 : 62 - GV HD để HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 - GV ghi tóm tắt các bước lên bảng b) GVHDHS tự giải VD 2 - Cho HS áp dụng cách làm ở VD để thực hiện phép chia - Từ đó cho HS phát biểu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. - GV nêu quy tắc trong SGK , giải thích cách cách thực hành đối với phép chia cụ thể. Gọi HS đọc quy tắc. c) Thực hành. * Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:. Cho HS tự làm bài vào vở BT, sau đó gọi 4 HS lên bảng chữa bài, GV và cả lớp nh/xét chốt lại kết quả đúng. * Bài tập 2 : Cho HS đọc y/cầu bài tập . - GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng. HS cả lớp ghi lời giải vào vở bài tập. 1 HS nêu phép tính giải, 1 HS nêu đáp số. - Cả lớp cùng nhận xét sửa chữa * Bài tập 3: Cho HS đọc y/cầu bài tập : - GV giúp HS hiểu y/cầu của bài tập - Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở, Gọi 1 HS lên bảng t/bày bài giải. - GV và cả lớp nh/xét 4- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học - Giao BT về nhà : VN làm lại các bài toán có trong VBT toán và học thuộc các quy tắc đã học. Chuẩn bị bài sau./. - HS nh/xét - HS tự đặt tính - Tính theo HD - Vài HS nêu - HS giải theo HD - HS phát biểu quy tắc - 2, 4 HS đọc - HS nêu y/c của BT - HS làm bài vào vở và 4 HS lên bảng t/bày - HS đọc y/cầu bài tập - HS thực hiện theo chỉ dẫn của GV - HS nêu y/cầu bài tập - HS tự giải bài toán - 1 HS lên bảng t/bày - HS cả lớp nh/xét Tập làm văn Tiết 28 : luyện tập làm biên bản cuộc họp A/ Mục đích – Yêu cầu: Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp. B/ ĐDDH: Bảng lớp viết đề bài, gợi ý ; dàn ý 3 phần của một biên bản C/ Các HĐ DH. 1- Ktra : Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước. 2- Bài mới: a) Giới thiệu bài GV nêu MĐYC, bài học b) HDHS làm bài tập - GV gọi 1 HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK . - GV kiểm tra việc chuẩn bị làm bài tập của HS ; mời nhiều HS nói trước lớp “Các em chọn viết biên bản cho cuộc họp nào (họp tổ, họp lớp, họp chi đội)? Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì và diễn ra vào thời gian nào, thời điểm nào ? - GV và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không. - GV nhắc HS chú ý t/bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản (theo mẫu là biên bản đại hội chi đội) - GV dán lên bảng tờ phiếu ghi nội dung gợi ý 3 và dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp ; mời 1 HS đọc lại - Cho HS làm bài theo nhóm – tập hợp những HS có cùng lựa chọn thể loại biên bản giống nhau vào cùng một nhóm. - Mời đại diện các nhóm thi đọc biên bản của nhóm mình. Cả lớp và GV nh/xét - GV chấm điểm những biên bản viết tốt (đúng nội dung, thể thức, viết rõ ràng mạch lạc, đủu thông tin, viết nhanh. - Bình chọn nhóm có tinh thần học tập tốt, nội dung học tập qua bài tập viết biên bản, nhóm có bài viết hay, đúng thể loại 3- Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà sửa lại biên bản vừa lập ở lớp. Chuẩn bị bài sau ; về nhà q/sát và ghi lại kết quả q/sát hoạt động của một người mà em yêu thích để miêu tả trong tiết TLV tới. - 1 HS đọc - HS cả lớp đọc thầm, trao đổi - HS t/bày miệng - HS đọc 2-3 HS nói không nhìn sách - HS làm bài tập - HS đọc bài làm của nhóm Lịch sử Tiết 14 : thu- đông 1947, Việt bắc “mồ chôn giặc pháp” A/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết : Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta. B/ ĐDDH - Bản đồ Hành chính Việt Nam - Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. - Phiếu học tập. C/ Các HĐ DH chủ yếu I- KTBC : Trước âm mưu của thực dân Pháp, nhân dân ta đã làm gì ? II- Bài mới : * Hoạt động 1 : (Làm việc cả lớp) - GV giới thiệu bài : Chỉ trên bản đồ một số địa danh thuộc căn cứ địa Việt Bắc và nhấn mạnh đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi tập chung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực. Vì vậy thực dân Pháp âm mưu để tấn công lên Việt Bắc, - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS : + Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. + Nêu diễn biến sơ lược chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. + Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. * Hoạt động 2 : (Làm việc theo nhóm) - GV HDHS tìm hiểu tại sao địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc : GV nêu câu hỏi cho HS t/luận + Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì ? + Tại sao Căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của thực dân Pháp ? * Hoạt động 3 (Làm việc cả lớp) - GV HDHS hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 - GV sử dụng biểu đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947, sau đó HDHS tóm tắt các ý như SGK . - GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài *Dặn dò N/xét giờ học, Nhắc HS về nhà học thuộc n/d bài học và chuẩn bị bài sau. 2 HS TLCH - HS chú ý nghe - Các nhóm làm việc theo HD của GV - HS đọc SGK và tìm hiểu rồi TLCH - HS đọc SGK và tìm hiểu nội dung của đoạn trích. Mỹ thuật Tiết 14 : vẽ trang trí Trang trí đường diềm ở đồ vật A/ Mục tiêu: HS thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật. HS biết cách trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật. HS tích cực suy nghĩ, sáng tạo. B/ Chuẩn bị * GV : SGK, hình phóng to một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục * HS : SGK, bút chì, tẩy, màu vẽ, vở vẽ C/ Các HĐ DH chủ yếu I- KTBC : GV Ktra sự chuẩn bị của HS cho tiết học. II- Bài mới : * Giới thiệu bài : GV dùng tranh để giới thiệu * Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm đặt câu hỏi để HS tìm hiểu . + Đường diềm được dùng để trang trí cho những đồ vật nào ? + Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng của các đồ vật như thế nào ? - GV b/sung nh/xét và gợi ý cho HS nhận ra vị trí của đường diềm. - GV đặt câu hỏi để HS tìm ra các hoạ tiết ở đường diềm * Hoạt động 2 : Cách trang trí - GV giới thiệu hình vẽ gợi ý cách vẽ và vẽ phác lên bảng để HS nhận ra các bước trang trí đường diềm. - GV cho HS phát biểu nêu các bước trang trí đwờng diềm và tóm tắt để các em nắm vững kiến thức trước khi thực hành * Hoạt động 3 : Thực hành - GV cho HS thực hành vẽ, GV HD từng bàn - GV nhắc HS chọn, vẽ hoạ tiết đơn giản để có thể hoàn thành bài tập ở lớp - GV gợi ý HS : + Tìm các hình mảng và hoạ tiết. + Cách vẽ hoạ tiết trang trí đường diềm. + Tìm, vẽ màu hoạ tiết * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại 1 số bài vẽ tốt và chưa tốt - GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt ở từng bài - GV nhận xét chung tiết học * Dặn dò - VN sưu tầm tranh ảnh về đề quân đội - HS q/sát và nêu nhận xét - HS q/sát và theo dõi GV HD - HS phát biểu - HS thực hành - HS nhận xét và xếp loại Sinh hoạt lớp I/ Nhận xét chung 1. Ưu điểm - Lớp đã có cố gắng nhiều trong học tập, nhiều bạn đã có cố gắng tự giác và tích cực học tập nhất là học Toán - Nhiều bạn đã phát huy tính sáng tạo trong học tập, có tinh thần giúp đỡ bạn học yếu và gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong học tập - Trong lớp chú ý lắng nghe GV giảng bài - Vệ sinh sạch sẽ - Đã ổn định các nền nếp học tập và ngoài giờ lên lớp - Tinh thần học tập đã có sự cố gắng cụ thể như : Minh ; Diệp ; Hiền ; Tiếp 2. Tồn tại - Vẫn còn một số em nghỉ học không có lý do nhất là trong những ngày trời mưa - Thu nộp chưa hiệu quả II/ Phương hướng tuần tới Nâng cao ý thức tự học tập ở nhà Tổ chức các nhóm học tập trên lớp cũng như các nhóm học tập ở nhà Làm tốt công tác vệ sinh khu vực phân công Tổ chức có hiệu quả giờ truy bài đầu giờ Triển khai thu nộp có hiệu quả
Tài liệu đính kèm: