Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 17, 18 - Trường TH Tú Lệ

Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 17, 18 - Trường TH Tú Lệ

Tiết 81 : LUYỆN TẬP CHUNG

A/ MỤC TIÊU:

Giúp HS:

- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân .

 - Rèn luyện kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm .

B/ ĐDDH

Vở BT Toán 5

C/ CÁC HĐ DH CHỦ YẾU

1- ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số

2- Kiểm tra : 2 HS lên bảng làm bài tập 2 (T 79 SGK) lớp nhận xét và sửa chữa

 

doc 46 trang Người đăng hang30 Lượt xem 396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần 17, 18 - Trường TH Tú Lệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 17 Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
Toán 
Tiết 81 : luyện tập chung 
A/ Mục tiêu:
Giúp HS: 
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân .
 - Rèn luyện kỹ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm .
B/ ĐDDH
Vở BT Toán 5
C/ Các HĐ DH chủ yếu
ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra : 2 HS lên bảng làm bài tập 2 (T 79 SGK) lớp nhận xét và sửa chữa
Bài mới:
- GV HD cho HS tự làm bài tập rồi chữa bài
* Bài 1 : Tính . 
- Cho HS làm bài tập vào vở bài tập : Gọi 3 HS lên chữa bài trên bảng và nêu cách tính 
- GV cùng cả lớp chữa bài.
* Bài 2 : Tính : 
- Tổ chức cho HS làm bài tập theo 2 nhóm mỗi nhóm làm một phần của bài tập ; dưới hình thức thi đua nhóm nào làm nhanh cử đại diện lên bảng t/bày kết quả của nhóm mình. GV tính thời gian và kết quả chính xác tính điểm cho các nhóm thắng cuộc
* Bài 3 : 
- Cho HS đọc đề bài. GV HDHS tìm hiểu y/cầu của bài tập và tìm cách giải bài tập 
- Gọi 2 HS lên bảng t/bày bài giải theo hai phần.
Bài giải
a)Từ cuối năm 00 đến cuối năm 01 số người tăng thêm là:
15875 – 15625 = 250 (người)
Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là :
250 : 15625 = 0,016 
0,016 = 1,6%
b)Từ cuối năm 00 đến cuối năm 01 số người tg thêm là :
15875 x 1,6 : 100 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là :
15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số : a) 1,6% ; b) 16129 người
 * Bài 4 : GV giúp HS hiểu y/cầu của bài tập - Cho HS làm bài và chữa bài
- GV cùng cả lớp chữa bài : Kết quả là khoanh vào C 
4 Củng cố- dặn dò 
- GV nhận xét giờ học. VN làm lại các BT .
- HS đọc y/cầu của BT
- HS làm bài vào vở, 3 HS lên bảng t/bày 
- Lớp nh/xét, b/sung 
- HS nêu y/cầu của BT
- HS làm bài tập theo nhóm và cử đại diện lên bảng
- Lớp nh/xét 
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- 2 HS lên bảng t/bày 
- Lớp chữa bài vào vở BT
- 1 HS đọc yêu cầu của BT và tìm ý đúng để khoanh
- Cả lớp và GV chữa bài
Tập đọc 
Tiết 33 : Ngu công xã trịng tường
A/ Mục đích – Yêu cầu:
1- Biết đọc trôi chảy, diễn cảm bài văn với giọng kể hào hứng, thể hiện sự khâm phục trí sáng tạo, tinh thần quyết tâm chống đói nghèo, lạc hậu của ông Phàn Phù Lìn .
2- Hiểu ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dũng cảm dám nghĩ dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
B/ ĐDDH: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK 
C/ Các HĐD-H.
1 KTBC : HS đọc thuộc bài thơ Thầy cúng đi bệnh viện và TLCH về nội dung của bài. 
2 Bài mới: 
Giới thiệu bài
HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Gọi HS khá giỏi đọc toàn bài
- Cho HS chia đoạn + giới thiệu tranh
- Luyện đọc lần 1 – kết hợp luyện phát âm
- Luyện đọc lần 2 – kết hợp giải nghĩa từ
- Y/cầu HS luyện đọc theo cặp
- Cho HS đọc toàn bài 
- GV đọc diễn cảm toàn bài + HDHS cách đọc bài văn
b) Tìm hiểu bài:
? Ông Lìn đã làm như thế nào để đưa được nước về thôn ? (Cho HS dựa vào phần 1 phát biểu, GV ghi tóm tắt lên bảng: (Ông lần mò cả tháng trời trong rừng tìm nguồn nước ; cùng vợ con đào suốt 1 năm trời 4 cây số mương)
? Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi như thế nào ? (Cho HS dựa vào phần 2 để TLCH, GV nh/xét và ghi tóm tắt lên bảng ý kiến đúng nhất )
? Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước ?(Ông đã h/dẫn bà con trồng cây thảo quả)
 ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? (Cho HS phát biểu tự do sau đó GV chốt lại những ý đúng : Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó/)
 c) HDHS đọc diễn cảm
- GV HD cả lớp luyện đọc diễn cảm bài văn
- GV t/c cho HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 
- GV cho vài nhóm HS thi đọc diễn cảm 
 3. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
VN tiếp tục luyện đọc bài. Chuẩn bị cho tiết học sau
- 1 HS đọc
- HS chia đoạn, q/s tranh
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc nối tiếp
- HS đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài
- 2, 3 HS Trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
- 2, 3 HS Trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
- 1, 2 HS trả lời. Lớp nhận xét bổ sung
- 4, 5 HS phát biểu ý kiến
- Cả lớp luyện đọc
- 3- 4 nhóm HS thi đọc
Chính tả Tiết 17
(Nghe- viết) : Người mẹ của 51 đứa con
 	A/ Mục đích – Yêu cầu:
1. Nghe- viết chính xác, t/bày đúng chính tả bài Người mẹ của 51 đứa con.
2. Làm đúng các bài tập ôn mô hình cấu tạo vần. Hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau.
B/ ĐDDH
Bảng phụ và 2 -3 tờ phiếu có nội dung BT 2a
Bút dạ và giấy khổ to để các nhóm thi viết theo y/cầu của bài tập 3a
C/ Các HĐ DH
1- Kiểm tra bài cũ: HS làm lại các bài tập 2a; tiết Chính tả tuần trước. 
2- Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài :
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
b) HDHS nghe- viết:
- GV cho 1 HS đọc lại đoạn cần viết trong bài Người mẹ của 51 đứa con.
- GV nhắc các em chú ý cách t/bày bài văn và các chữ dễ viết sai chính tả. Cách viết tên riêng : tên địa danh, và tên người VD Lý Sơn ; Nguyễn Thị Phú, và viết các số liệu bằng chữ số.
- GV đọc cho HS viết bài
- GV đọc cho HS soát lại bài
- GV chấm chữa 7- 10 bài. Cho HS đổi vở cho nhau để soát lỗi và sửa lỗi 
- GV nhận xét chung
c) HDHS làm bài tập chính tả
* Bài tập 2 GV chọn cho HS làm phần a) 
- Cho HS đọc y/cầu của BT: Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát sau vào mô hình cấu tạo vần 
Con ra tiền tuyến xa xôi
Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
M: tuyến
u
yê
n 
- GV cho HS làm việc theo nhóm . Phát phiếu khổ to cho 1, 2 nhóm t/bày và dán bài làm lên bảng.
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
3) Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học 
- VN tập chép lại cho đúng và đẹp bài viết. 
- Chuẩn bị bài sau
- 1 HS đọc 
- Lớp đọc thầm lại đoạn văn
- HS gấp SGK và viết bài
- HS soát bài
- Lớp đổi vở cho nhau theo bàn trên bàn dưới 
- 1 HS đọc y/cầu
- HS làm bài tập vào VBT theo nhóm
- 1, 2 nhóm làm bài vào phiếu và dán bài lên bảng
- Lớp nhận xét bài trên bảng
 Đạo đức
Tiết 17 : Hợp tác với những người xung quanh (Tiết 2)
A/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết :
- Cách thức hợp tác với những người xung quanh và ý nghĩa của việc hợp tác.
- Hợp tác với những người xung quanh trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày.
- Đồng tình với những người biết hợp tác với những người xung quanh và không đồng tình với những người không biết hợp tác với những người xung quanh.
B/ T/liệu& P/tiện
Thẻ màu để sử dụng cho hoạt động 3.
Phiếu học tập cá nhân
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1- KTBC : HS nhắc lại nội dung bài học tuần trước
2- Bài mới ;
* Hoạt động 1 : Làm bài tập3, SGK 
- GV y/cầu từng cặp HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận làm bài tập 3 
- Các nhóm thảo luận 
- Theo từng nội dung, một số em t/bày kết quả trước lớp ; những em khác có thể nêu ý kiến b/sung hay tranh luận.
* GV kết luận .
+ Việc làm của các bạn Tâm, Nga, Hoan trong tình huống (a) là đúng.
+ Việc làm của bạn Long trong tình huống (b) là chưa đúng.
* Hoạt động 2 : Xử lí tình huống (bài tập 4, SGK)
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS t/luận để làm bài tập 4
- GV y/cầu các nhóm làm việc 
- Mời đại diện từng nhóm t/bày kết quả làm việc ; cả lớp nh/xét, b/sung. 
- GV khen HS và kết luận :
* Hoạt động 3 Làm bài tập 5, SGK
- GV y/cầu HS tự làm bài tập 5 ; sau đó trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. 
- HS làm bài tập và trao đổi với bạn
- Một số em t/bày trước lớp dự kiến sẽ hợp tác với những người xung quanh trong một số việc. Các bạn khác góp ý cho bạn
- GV nh/xét về những dự kiến của HS 
* Hoạt động nối tiếp :
- GV nh/xét giờ học 
- GV nhận xét tiết học ./.
- HS nêu y/cầu bài tập 
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị nội dung giới thiệu.
- Các nhóm cử đại diện lên t/bày 
- HS phát biểu ý kiến
- HS đọc y/cầu bài tập 
- Các nhóm t/luận 
- Đại diện t/bày trước lớp
- Lớp nh/xét b/sung 
- HS đọc y/cầu bài tập 
- HS làm việc và trao đổi với bạn bên cạnh
- Một vài HS t/bày trước lớp
- Những HS khác góp ý
 Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007
 Toán 
Tiết 82 : luyện tập chung 
A/ Mục tiêu:
 Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép tính.
- Ôn tập chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
B/ ĐDDH
VBT Toán 5
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1 ÔĐTC : Hát + Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra : 1 HS lên bảng làm bài tập 4 (T 80 SGK) và nêu cách tìm ra đáp án.
3 Bài mới:
Bài 1 ; Viết các hỗn số sau thành số thập phân :
- HDHS thực hiện một trong hai cách :
* Cách 1 : Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số thập phân rồi viết số thập phân tương ứng. Chẳng hạn: 
 1 5
4 = 4 = 4,5
 2 10
* Cách 2 : Thực hiện chia tử số của phần phân số cho mẫu số, chẳng hạn : 
 1
Vì 1 : 2 = 0,5 nên 4 = 4,5
 2 
- Gọi 4 HS lên bảng chữa bài, lớp nh/xét sửa chữa.
Bài 2 ; Tìm x .
- Cho HS thực hiện theo các quy tắc đã học.
- Gọi 2 HS lên bảng chữa bài và y/cầu nêu cách thực hiện phép toán của bài tập.
- GV cùng cả lớp nh/xét chốt lại kết quả đúng. 
Bài 3 a); Cho HS đọc y/cầu của bài tập, GV giúp HS hiểu rõ y/cầu của bài tập :
- Cho HS làm bài rồi chữa bài. GV định hướng cho HS giải theo 2 cách.
Bài 4 : Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng :
805m2 = .ha
- GV viết phần câu hỏi và các ý trả lời lên bảng 
- Cho HS lựa chọn đáp án đúng và trả lời
- GV cùng cả lớp nh/xét chốt lại lời giải đúng
 4. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Giao BT về nhà : 
- Chuẩn bị bài sau./.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài, 4 HS lên bảng chữa bài và nêu cách thực hiện
- HS đọc yêu cầu BT 
- HS làm bài. 
- 2 HS lên bảng chữa bài và nêu cách thực hiện
- Lớp nh/xét 
- HS nêu y/cầu 
- Thảo luận cách làm 2 HS lên bảng t/bày theo 2 cách 
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS nêu y/cầu bài tập 
- HS thảo luận cả lớp và phát biểu ý kiến. 
Luyện từ & câu 
Tiết 33 : ôn tập về từ và cấu tạo từ
A/ Mục đích – Yêu cầu:
1. Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ phức, từ đơn, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm).
2. Nhận biết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức ; từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. Tìm được từ đồng nghĩa với các từ đã cho. Bước đầu biết giải thích lí do lựa chọn từ trong văn bản.
B/ ĐDDH
Một vài tờ giấy khổ to 
Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt.
C/ Các HĐ DH
I) KTBC : - Đọc lại đoạn văn viết tả đoạn mẹ đi cấy lúa (BT3, tiết LT&C trước).
II) Bài mới .
Giới thiệu bài
HDHS làm bài tập 
* Bài tập 1 .Gọi một HS đọc nội dung BT 
- GV giúp HS nắm vững y/cầu bài tập : trong 3 ý đã cho, có thể ít nhất 2 ý thích hợp ; các em phải chọn 1 ý thích hợp nhất.
- Cho HS làm việc độc lập
- HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại lời giải đúng 
* Bài tập 2 . Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ h ... o hai nhóm lên bảng thi đua t/bày phần bài làm của nhóm mình theo hai cột như :
- GV hd cả lớp nhận xét và bình chọn nhóm thắng cuộc. GV chốt lại lời giải đúng
III) Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt
- Yêu cầu HS viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
- 2, 3 HS lên bảng 
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS đọc y/cầu bài tập
- HS thảo luận và làm bài theo cặp
- Vài cặp trả lời
- Lớp nh/xét 
- HS đọc y/cầu BT
- Làm bài theo nhóm và cử đại diện lên bảng báo cáo kết quả làm việc của nhóm
- Lớp nh/xét 
- HS đọc nội dung bài tập
- Trao đổi và làm bài theo nhóm
- 2 nhóm trả lời
- Lớp nhận xét
- Lớp bình chọn
Khoa học
Tiết 32 : tơ sợi
A/ Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng :
- Kể tên các loại vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng
- Nêu tính chất và công dụng của xi măng.
B/ ĐDDH
Các sơ đồ trang 42, 43 SGK 
Giấy khổ to và bút dạ dùng cho các nhóm hoạt động
C/ HĐDH 
* Hoạt động 1 : Thảo luận 
+ Mục tiêu: Giúp HS 
- Kể tên một số đồ gốm.
- Phân biệt được gạch, ngói với các loại đồ sành, sứ.
* Hoạt động 2 : Quan sát 
+ Mục tiêu : 
- HS nêu được công dụng của gạch, ngói.
* Hoạt động 3 : Thực hành 
+ Mục tiêu : 
- HS làm thí nghiệm để phát hiện ra một số t/c của gạch, ngói.
* Củng cố, dặn dò
 N/xét giờ học.
 Chuẩn bị bài sau
+ Cách tiến hành
B1- Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các thông tin và tranh ảnh sưu tầm được về các loại đồ gốm vào giấy khổ to.
B2- Làm việc cả lớp
- Các nhóm treo sản phẩm lên bảng và cử người thuyết trình.
- GV nêu câu hỏi cho cả lớp t/luận 
+ Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì?
+ Gạch, ngói khác đồ sành, sứ ở điểm nào?
*GV kết luận như SGK 
B1- Làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm các bài tập ở mục Quan sát thư ký ghi kết quả vào giấy. Tiếp theo nhóm trưởng điều khiển nhóm mình TLCH : Để lợp mái nhà ở hình 5, hình 6 người ta sử dụng loại ngói nào ở hình 4 ?
B2- Làm việc cả lớp
- Đại diện từng nhóm t/bày kết quả thảo luận .
- GV nh/xét và kết luận 
B1 Nhóm trưởng đ/khiển nhóm mình : q/sát kĩ một viên gạch rồi nh/xét .
- Làm thực hành : theo SGK 
B2 Từng nhóm báo cáo kết quả và giải thích hiện tượng
 Thứ sáu ngày 21 tháng 12 năm 2007
Toán 
Tiết 80 : luyện tập 
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết :
- Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân 
- Vận dụng vào giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số thập phân .
 	B/ ĐDDH
Vở bài tập toán 5
C/ Các HĐ DH chủ yếu
1 ÔĐTC 	: Hát + Kiểm tra sĩ số 
2 Kiểm tra 	: Gọi 1 HS lên bảng chữa bài tập 4 trang 70 SGK 
3 Bài mới:
a) Hình thành quy tắc chia  
- GV nêu VD (như SGK) rồi viết ở trên bảng phép tính giải bài toán : 23,56 : 6,2 = ? (kg)
- GV HDHS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên. (như trong SGK) rồi thực hiện phép chia 235,6 : 62 
- GV HD để HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 
- GV ghi tóm tắt các bước lên bảng
b) GVHDHS tự giải VD 2
- Cho HS áp dụng cách làm ở VD để thực hiện phép chia
- Từ đó cho HS phát biểu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
- GV nêu quy tắc trong SGK , giải thích cách cách thực hành đối với phép chia cụ thể. Gọi HS đọc quy tắc.
c) Thực hành. 
* Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:.
Cho HS tự làm bài vào vở BT, sau đó gọi 4 HS lên bảng chữa bài, GV và cả lớp nh/xét chốt lại kết quả đúng.
* Bài tập 2 : Cho HS đọc y/cầu bài tập .
- GV ghi tóm tắt bài toán lên bảng. HS cả lớp ghi lời giải vào vở bài tập. 1 HS nêu phép tính giải, 1 HS nêu đáp số.
- Cả lớp cùng nhận xét sửa chữa
* Bài tập 3: Cho HS đọc y/cầu bài tập :
- GV giúp HS hiểu y/cầu của bài tập 
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở, Gọi 1 HS lên bảng t/bày bài giải.
- GV và cả lớp nh/xét 
 4- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Giao BT về nhà : VN làm lại các bài toán có trong VBT toán và học thuộc các quy tắc đã học. Chuẩn bị bài sau./.
- HS nh/xét 
- HS tự đặt tính
- Tính theo HD 
- Vài HS nêu
- HS giải theo HD 
- HS phát biểu quy tắc 
- 2, 4 HS đọc 
- HS nêu y/c của BT
- HS làm bài vào vở và 4 HS lên bảng t/bày 
- HS đọc y/cầu bài tập 
- HS thực hiện theo chỉ dẫn của GV 
- HS nêu y/cầu bài tập
- HS tự giải bài toán
- 1 HS lên bảng t/bày 
- HS cả lớp nh/xét 
Tập làm văn 
Tiết 32 : làm biên bản một vụ việc
A/ Mục đích – Yêu cầu:
Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
B/ ĐDDH: 
Bảng lớp viết đề bài, gợi ý ; dàn ý 3 phần của một biên bản
C/ Các HĐ DH.
1- Ktra : Gọi HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết học trước.
2- Bài mới: 
a) Giới thiệu bài
GV nêu MĐYC, bài học
b) HDHS làm bài tập 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài và các gợi ý 1, 2, 3 trong SGK . 
- GV kiểm tra việc chuẩn bị làm bài tập của HS ; mời nhiều HS nói trước lớp “Các em chọn viết biên bản cho cuộc họp nào (họp tổ, họp lớp, họp chi đội)? Cuộc họp ấy bàn về vấn đề gì và diễn ra vào thời gian nào, thời điểm nào ?
- GV và cả lớp trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không.
- GV nhắc HS chú ý t/bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản (theo mẫu là biên bản đại hội chi đội)
- GV dán lên bảng tờ phiếu ghi nội dung gợi ý 3 và dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp ; mời 1 HS đọc lại
- Cho HS làm bài theo nhóm – tập hợp những HS có cùng lựa chọn thể loại biên bản giống nhau vào cùng một nhóm.
- Mời đại diện các nhóm thi đọc biên bản của nhóm mình. Cả lớp và GV nh/xét 
- GV chấm điểm những biên bản viết tốt (đúng nội dung, thể thức, viết rõ ràng mạch lạc, đủu thông tin, viết nhanh.
- Bình chọn nhóm có tinh thần học tập tốt, nội dung học tập qua bài tập viết biên bản, nhóm có bài viết hay, đúng thể loại
3- Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà sửa lại biên bản vừa lập ở lớp. Chuẩn bị bài sau ; về nhà q/sát và ghi lại kết quả q/sát hoạt động của một người mà em yêu thích để miêu tả trong tiết TLV tới. 
- 1 HS đọc 
- HS cả lớp đọc thầm, trao đổi 
- HS t/bày miệng
- HS đọc
2-3 HS nói không nhìn sách
- HS làm bài tập 
- HS đọc bài làm của nhóm
Lịch sử 
Tiết 16 : hậu phương những năm sau chiến dịch
A/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS biết :
Diễn biến sơ lược của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta.
B/ ĐDDH
- Bản đồ Hành chính Việt Nam 
- Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
- Phiếu học tập.
C/ Các HĐ DH chủ yếu 
I- KTBC : Trước âm mưu của thực dân Pháp, nhân dân ta đã làm gì ?
II- Bài mới :
* Hoạt động 1 : (Làm việc cả lớp)
- GV giới thiệu bài : Chỉ trên bản đồ một số địa danh thuộc căn cứ địa Việt Bắc và nhấn mạnh đây là thủ đô kháng chiến của ta, nơi tập chung cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực. Vì vậy thực dân Pháp âm mưu để tấn công lên Việt Bắc,
- GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS :
+ Vì sao địch mở cuộc tấn công lên Việt Bắc.
+ Nêu diễn biến sơ lược chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. 
+ Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947.
* Hoạt động 2 : (Làm việc theo nhóm)
- GV HDHS tìm hiểu tại sao địch âm mưu mở cuộc tấn công quy mô lên Việt Bắc : GV nêu câu hỏi cho HS t/luận 
+ Muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, thực dân Pháp phải làm gì ?
+ Tại sao Căn cứ địa Việt Bắc trở thành mục tiêu tấn công của thực dân Pháp ?
* Hoạt động 3 (Làm việc cả lớp)
- GV HDHS hình thành biểu tượng về chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 
- GV sử dụng biểu đồ để thuật lại diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947, sau đó HDHS tóm tắt các ý như SGK . 
- GV củng cố cho HS những nội dung chính của bài
*Dặn dò
N/xét giờ học, 
Nhắc HS về nhà học thuộc n/d bài học và chuẩn bị bài sau.
2 HS TLCH 
- HS chú ý nghe 
- Các nhóm làm việc theo HD của GV
- HS đọc SGK và tìm hiểu rồi TLCH
- HS đọc SGK và tìm hiểu nội dung của đoạn trích.
Mỹ thuật
Tiết 16 : vẽ theo mẫu
 Mẫu vẽ có hai đồ vật
A/ Mục tiêu:
HS thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật.
HS biết cách trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật.
HS tích cực suy nghĩ, sáng tạo.
 B/ Chuẩn bị
* GV : SGK, hình phóng to một số hoạ tiết trang trí đối xứng qua trục
* HS : SGK, bút chì, tẩy, màu vẽ, vở vẽ
C/ Các HĐ DH chủ yếu 
I- KTBC : GV Ktra sự chuẩn bị của HS cho tiết học.
II- Bài mới :
* Giới thiệu bài : GV dùng tranh để giới thiệu
* Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm đặt câu hỏi để HS tìm hiểu .
+ Đường diềm được dùng để trang trí cho những đồ vật nào ?
+ Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng của các đồ vật như thế nào ?
- GV b/sung nh/xét và gợi ý cho HS nhận ra vị trí của đường diềm.
- GV đặt câu hỏi để HS tìm ra các hoạ tiết ở đường diềm
* Hoạt động 2 : Cách trang trí 
- GV giới thiệu hình vẽ gợi ý cách vẽ và vẽ phác lên bảng để HS nhận ra các bước trang trí đường diềm. 
- GV cho HS phát biểu nêu các bước trang trí đwờng diềm và tóm tắt để các em nắm vững kiến thức trước khi thực hành
* Hoạt động 3 : Thực hành
- GV cho HS thực hành vẽ, GV HD từng bàn
- GV nhắc HS chọn, vẽ hoạ tiết đơn giản để có thể hoàn thành bài tập ở lớp
- GV gợi ý HS :
+ Tìm các hình mảng và hoạ tiết.
+ Cách vẽ hoạ tiết trang trí đường diềm.
+ Tìm, vẽ màu hoạ tiết 
* Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá 
- GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại 1 số bài vẽ tốt và chưa tốt
- GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt ở từng bài
- GV nhận xét chung tiết học
* Dặn dò
- VN sưu tầm tranh ảnh về đề quân đội 
- HS q/sát và nêu nhận xét
- HS q/sát và theo dõi GV HD
- HS phát biểu
- HS thực hành
- HS nhận xét và xếp loại
Sinh hoạt lớp
I/ Nhận xét chung
1. Ưu điểm
- Lớp đã có cố gắng nhiều trong học tập, nhiều bạn đã có cố gắng tự giác và tích cực học tập nhất là học Toán
- Nhiều bạn đã phát huy tính sáng tạo trong học tập, có tinh thần giúp đỡ bạn học yếu và gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong học tập
- Trong lớp chú ý lắng nghe GV giảng bài
- Vệ sinh sạch sẽ
- Đã ổn định các nền nếp học tập và ngoài giờ lên lớp
- Tinh thần học tập đã có sự cố gắng cụ thể như : Minh ; Diệp ; Hiền ; Tiếp
2. Tồn tại
- Vẫn còn một số em nghỉ học không có lý do nhất là trong những ngày trời mưa
- Thu nộp chưa hiệu quả
II/ Phương hướng tuần tới
Nâng cao ý thức tự học tập ở nhà 
Tổ chức các nhóm học tập trên lớp cũng như các nhóm học tập ở nhà
Làm tốt công tác vệ sinh khu vực phân công
Tổ chức có hiệu quả giờ truy bài đầu giờ
Triển khai thu nộp có hiệu quả

Tài liệu đính kèm:

  • docGi¸o ¸n TuÇn 17 + 18 Qu©n 2007.doc