Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 01

Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 01

Tập đọc THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I- Mục đích yêu cầu:

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.

- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Hiểu bài:

- Hiểu các tưg ngữ trong bài: Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, xây dựng cơ đồ.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

II- Đồ dùng dạy học

- Bảng phụ chép đoạn “Trong công cuộc . kết quả tốt đẹp.”

III- Lên lớp:

1. Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh chủ điểm

 ? Tranh vẽ gì ?(H/ ảnh Bác Hồ và HS các dân tộc trên nền lá cờ Tổ Quốc bay thành hình chữ S .

 GV: Đây là những hình ảnh nói về đất nước Việt Nam - Tổ Quốc của chúng ta.

 - Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của chủ đề “Thư gửi các học sinh”, là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân dịp khai giảng đầu tiên sau khi nước ta dành được đọc lập. trong bức thư Bác đã gửi gắm tình yêu thương và niềm tin tưởng đến các em HS.

 

doc 39 trang Người đăng hang30 Lượt xem 423Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1	 Thứ 02 ngày 16 tháng 08 năm 2010
Tập đọc	Thư gửi các học sinh
I- Mục đích yêu cầu:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Hiểu bài:
- Hiểu các tưg ngữ trong bài: Nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, xây dựng cơ đồ...
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép đoạn “Trong công cuộc ... kết quả tốt đẹp.”
III- Lên lớp:
1. Giới thiệu bài: 	- Cho HS quan sát tranh chủ điểm
 ? Tranh vẽ gì ?(H/ ảnh Bác Hồ và HS các dân tộc trên nền lá cờ Tổ Quốc bay thành hình chữ S .
 GV: Đây là những hình ảnh nói về đất nước Việt Nam - Tổ Quốc của chúng ta.
 - Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của chủ đề “Thư gửi các học sinh”, là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân dịp khai giảng đầu tiên sau khi nước ta dành được đọc lập. trong bức thư Bác đã gửi gắm tình yêu thương và niềm tin tưởng đến các em HS.
2. H/d luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) 1 GV đọc toàn bài. – Từ 2 đoạn lớn GV có thể chia thành 4 đoạn nhỏ.
? Có thể chia nội dung lá thư thành mấy đoạn ? cụ thể là đoạn nào? 
- 4 HS đọc nối tiếp 2 lần, kết hợp chú giải từ khó.
 - GV đọc toàn bài.
b) Tìm hiểu:
* Gọi 1 HS đọc từ đầu đến nghĩ sao ?
? Ngày khai trường tháng 9/45 có gì đặc biệt
so với những ngày khai giảng khác ?
- Ngồi viết thư, Bác tưởng tượng trước mắt cảnh tượng gì ?
- Trong cảnh vui mừng đó, Bác muốn nhắn nhủ HS nhớ đến công lao của ai ?
* Gọi 1 HS đọc đoạn còn lại.
- Sau cách mạng tháng tám, nhiệm vụ của toàn dân ta là gì ?
- HS có trách nhiệm trong việc kiến thiết đó? 
- Các em cần có những việc làm cụ thể nào trước mắt để thể hiện trách nhiệm của mình?
c) Đọc diễn cảm:
 * GV đọc mẫu lần 2, yêu cầu HS phát hiện cách ngắt nhịp, nhấn giọng.
 * H/d đọc diễn cảm đoạn: “Trong năm học ... của các em.”
- Cho HS phát hiện xem cần nhấn giọng, ngắt nhịp ở những chỗ nào.
d) H/d đọc thuộc lòng: Đoạn“ sau 80 năm ... công học tâp của các em,”.
- Tìm nội dung bài? 
Đ1: từ đầu đến gặp bạn.
Đ2: Tiếp đến nghĩ sao ?
Đ3: Tiếp đến hoàn cầu.
Đ4: phần còn lại.
- 4 HS đọc nối tiếp lần 1
HS đọc thành tiếng.
- Đây là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà, các em bắt đầu được hưởng 1 nền giáo dục hoàn toàn VN.
- Cảnh vui nhộn tưng bừng của ngày trường
 khắp nơi.
- Công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đã anh
 dũng hi sinh vì nền độc lập của Tổ Quốc.
Rút ý 1: Niềm vui sướng, hạnh phúc của HS trong ngày khai trường đầu tiên của
 nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
- HS đọc thành tiếng.
- Cần xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại
 cho chúng ta làm sao cho chúng ta theo kịp
 các nước khác...
- Học tập tốt để lớn lên xây dựng mộtđất nước VN giàu đẹp sánh vai với các cường Quốc năm châu.
- Cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn 
nghe thầy, yêu bạn, đoạn kết để cùng vươn
 lên.
Rút ý 2: Trách nhiệm của HS trong công
 cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
- 4 HS đọc nối tiếp.
- HS thi đọc diễn cảm theo cặp.
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS thi đọc thuộc lòng.
ND: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
 	IV. Củng cố, dặn dò
- GV: mặc dầu thời gian trôi qua đã lâu nhưng những lời căn dặn và trách nhiệm mà Bác Hồ đã nêu trong bức thư đốu với HS vẫn còn nguyên giá trị...
- Xem trước bài: “ Quang cảnh làng mạc ngày mùa “.
 -----------------------------------------------------------
Đạo đức: Em là học sinh lớp 5 (T1) 
I- Mục tiêu: 	Sau bài học, HS biết:
- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
- Vui và tự hào là HS lớp 5. có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
II- Đồ dùng dạy học:
- Mi-crô không dây để làm đồ dùng chơi trò chơi phóng viên.
- Thẻ màu để bày tỏ ý kiến.
III- Các hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: 
*Mục tiêu: HS thấy được vị thế của HS lớp 5, vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
+ HS quan sát tranh, thảo luận nhóm các câu hỏi:
- Tranh vẽ gì ? Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên ?
- HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối khác ?
- Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5 ?
+ Các nhóm báo cáo kết quả.
GV: Năm nay các em đã lên lớp 5. lớp 5 là lớp lớn nhất trường vì vậy, HS lớp 5 cần gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS ở các khối lớp khác học tập.
2. Hoạt động 2: Giúp HS xác định được nhiệm vụcủa HS lớp 5.
- HS thảo luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu bài tập 1.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
GV kết luận: các điểm a,b,c,d,e trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
* Cho HS liện hệ bản thân đã làm được gì ? những gì cần cố gắng hơn ?
3. Hoạt động 3: Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
- HS hoạt động cả hai. GV làmn bài tập 2.
- GV mời một số em tự liên hệ trước lớp.
4. Củng cố nội dung:
- 1 HS đọc bài đọc (sgk).
- HS thay nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các bạn.
VD: - Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì ?
 - Bạn cảm thấy như thế nào khi là một HS lớp 5 ?
 - Bạn đã thực hiện những điểm nào trong chương trình “Rèn luyện đội viên.”.
Dặn dò: Về nhà lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học.
-----------------------------------------------
 Chiều Thứ 02 ngày 16 tháng 08 năm 2010
 Toán Ôn tập: khái niệm phân số
I- Mục tiêu: 	Giúp HS:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II- Đồ dùng dạy học
- Các tấm bìa cắt và vẽ như hình trong sgk.
III- Các hoạt động dạy học
1. H/d ôn tập khái niệm ban đầu về phân số:
+ GV treo tấm bìa thứ nhất:
? Bảng giấy được chia làm mấy phần bằng nhau ?	
- Đã tô màu mấy phần ?	
- Viết và đọc phân số thể hiện phần tô 	 màu của bảng giấy.
* GV treo bảng ba hình còn lại:
- HS hoạt động theo nhóm bàn, hỏi và trả lời tương tự như trên.
- GV viết lên bảng 4 phân số: ; ; 
2. H/d ôn tập cách viết thương 2 số tự nhiên, cách viết mới số TN dưới dạng phân số.
a) GV viết lên bảng các phép chia:
	1 : 3 ; 4 : 10; 9 : 2.
- Gọi 1 em nhắc lại chú ý 1.
b) HS hoạt động nhóm bàn, điền số vào chỗ chấm :
 5= ; 12= ; 2001=
? c,d: Tiến hành tương tự như mục b.
3. Luyện tập:
Bài 1: GV ghi các phân số lên bảng.
 - Gọi 1 số HS đọc, nêu tử và mẫu của từng phân số.
Bài 2: HS làm miệng, trao đổi kết quả với nhau theo nhóm bàn.
Bài 3, bài 4: HS làm vào vở, GV chấm bài 1 số em, chữa bài.
 IV.Dặn dò: Học thuộc 4 điều cần chú ý sgk.
 - 3 phần.
- 2 phần.
- Viết: 
Đọc: “hai phần ba”
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. nhóm khác bổ sung.
- HS đọc lại.
- HS viết các thương dưới dạng phân số. vào nháp.
- Cho HS đổi nháp kiểm tra kết quả của nhau.
- 1 số em đọc kết quả. Cả lớp nhận xét.
+ Các nhóm thảo luận và rút ra chú ý 2.
- HS đọc to trước lớp
	 -------------------------------------------------------
LuyệnToán Ôn tập: khái niệm phân số
I- Mục tiêu: 	Giúp HS:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
II- Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập Toán 5
III- Các hoạt động dạy học
1. Các kiến thức cần ghi nhớ
? Cách đọc, viết số thập phân?
? Cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng số thập phân?
2. Luyện tập:
Bài 2: GV ghi các phân số lên bảng.
? Bài tập yêu cầu gì?
- Gọi 1 số HS đọc, nêu tử và mẫu của từng phân số.
Bài 3: ? Bài tập yêu cầu gì?
- HS làm miệng, trao đổi kết quả với nhau theo nhóm bàn.
? Số bị chia là gì của phân số?
? Số chia là gì của phân số?
Bài 4: HS làm vào vở, 
GV chấm bài 1 số em, chữa bài.
? Phân số như thế nào thì bằng 1?
Bài 5 
- HS làm bài cá nhân
- HS lên bảng làm
 IV.Dặn dò: Học thuộc 4 điều cần chú ý sgk.
- 6 HS đọc to trước lớp
- 2 HS lên bảng làm
 ----------------------------------------------------------------
 Thứ 03 ngày 17 tháng 08 năm 2010
Toán: Ôn tập tính chất cơ bản của phân số
 I- Mục tiêu: 	 Giúp HS:
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
- áp dụng tính chất cơ bản của phân sốđể rút gon và quy đồng mẫu số các phân số.
II- Lên lớp:
1. Bài cũ: Gọi 1 và HS nhắc lại 4 điểm chú ý ở tiết trước.
2.Bài mới:
a) H/d ôn tập tính chất cơ bản của phân số:
- GV treo bảng phụ: Điền số thích hợp vào ô trống:
GV và cả lớp chốt đáp số đúng.
=> Khi nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác 0, ta được gì ?	
- GV chốt lại tính chất cơ bản của 	 phân số.
- HS thảo luận theo nhóm bàn. ghi kết quả vào nháp.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS trả lời.
1-2 em đọc lại (sgk).
 b) ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
+ Rút gọn phân số:
? Thế nào là rút gọn phân số ?
Lưu ý HS: Phải rút gọn đến khi nhận được phân số tối giản.
=> Cho HS vận dụng làm bài tập 1.làm 
bài cá nhân.
+ Quy đồng mẫu số các phân số:
? Thế nào là quy đồng mẫu số các phân 
số ?	
- GV nêu 2 VD sgk. Lưu ý HS cách lấy mẫu số chung ở VD2.
Là tìm một phân số = phân số đã cho nhưng có tử và mẫu số bé hơn.
- HS thảo luận nhóm bàn, tìm chách rút
 gọn phân số: 
- Trao vở cho nhau, kiểm tra kết quả.
- Là làm cho các phân số đã cho có cùng mẫu số nhưng vẫn có giá trị bằng phân số ban đầu.
- 3 HS lên bảng chữa bài. cả lớp nhận xét.
- HS vận dụng làm bài tập 2.
 III. Dặn dò: - Đọc lại phần bài học.
	 -	Tự ra thêm các bài tập để rút gọn và quy đồng phân số.
 Khoa học: 	 Sự sinh sản
I- Mục tiêu: 	Sau bài học HS có khả năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
II- Đồ dùng dạy học
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi. “Bé là con ai ?”
III- Lên lớp:
1. Giới thiệu chủ đề: Cho HS giở phần mục lục (sgk).
Nêu 5 chủ đề của chương trình khoa học lớp 5.
- Cho HS quan sát tranh trang 3: nêu nội dung tranh.
- Giới thiệu chủ đề: “con người và sức khoẻ”.
2. Giới thiệu bài: Bài học đầu tiên của chủ đề là “sự sinh sản “
Bài học sẽ giúp các em hiểu ý nghĩa của sự sinh sản đối với loài người.
3. Tìm hiểu:
a) Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai “.
Chia lớp thành 8 nhóm, mỗi nhóm nhận một bộ phiếu + bút vẽ.
Yêu cầu: Mỗi nhóm vẽ về một em bé và một người mẹ hay người bố của em bé. các nhóm phải thảo luận kĩ và chọn một đặc điểm nào đó sao cho mọi người nhìn vào có thể nhận ra đó ... ì ngày 20 /8/ 1864, giặc pháp cho tên phản bội Huỳnh Công Tấn- trước kia đã từng dưới quyền Trương Định - đem quân vây đánh bất ngờ. Trương Định bị thương nặng, ông rút gươm tự sát, khi đó ông mới 44 tuổi...”.
c) Hoạt động 3: Lòng biết ơn, tự hào của nhân dân ta với “Trương Định”
- HS hoạt động cá nhân, trả lời ba câu hỏi:
+ Suy nghĩ của em về Trương Định ?
+ Kể thêm những mẩu chuyện về ông mà em biết ?
+ Nhận dân ta đã làm gì để tỏ lòng biết ơn ông ? (lập đền thờ, lấy tên ông đặt tên cho đường phố, trường học).
 Chiều Thứ 6 ngày 20 tháng 8 năm 2010
Luyện Tiếng Việt luyện tập về từ đồng nghĩa
A. Mục đích yêu cầu:
- Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho.
- Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn, từ đó biết cân nhắc, lựa chon từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể.
- Giáo dục hs về sự giàu và đẹp của tiếng Việt.
*Trọng tâm Củng cố cho hs về từ đồng nghĩa.
B. Đồ dùng dạy – học:
- Vở bài tập tiếng Việt.
- Bút dạ, 2 tờ phiếu khổ to ghi nộ dung bài tập 1,3
C. Các hoạt động dạy – hoc chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
	I. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của hs.
	II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là từ đồng nghĩa?
? Thế nào là từ đông nghĩa hoàn toàn? Cho ví dụ.
? Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn? Cho ví dụ.
- 3 hs nêu.
	III. Bài mới:
	1. Giới thiệu bài: Gv giới thiệu ghi bảng.
	2. Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài tập 1: Ghép tiếng Sáng với mỗi tiếng sau để tạo thành 9 từ đồng nghĩa
Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Gv nhận xét, cho điểm thi đua giữa các nhóm (theo như đã làm vở bài tập).
Bài tập 2: Tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành các từ đồng nghĩa
- GV nêu mẫu 1 từ
Yêu cầu hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Gv mời từng tổ nối tiếp nhau chơi trò chơi tiếp sức.
- Gv nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc (như vở bài tập).
Bài tập 3: Chọn từ đồng nghia thay thế cho từ dùng chưa chính xác trong đoạn văn sau
Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn 
- HS làm bài theo nhóm 4
- Hs mở vở bài tập tiếng Việt.
- 2 hs đọc.
- Các nhóm làm việc, trao đổi tìm từ đống nghĩa với các từ chỉ màu sắc đã cho.
- Đại diện các nhóm dán kết quả trên bảng lớp
- Hs nhận xét.
- 1 hs đọc
- Mỗi hs tìm ít nhất là 3 từ. 
- Mỗi hs đọc từ với từ cùng nghĩa tìm được.
- Cả lớp nhận xét.
- Đại diện các nhom trình bày
IV. Củng cố
- Gọi 1 hs nêu lại “Thế nào là từ đồng nghĩa”.
- Gv nhận xét tiết học.
V. Dặn dò
- Đọc lại đoạn văn “Cá hồi vượt thác” để nhớ lại cách lựa chọn từ đồng nghĩa.
- Chuẩn bị bài sau:
“Mở rộng vốn từ: Tổ quốc”
 ------------------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày22 thỏng10 năm 2010
 Luyện viết: Bài 9
I/ Mục tiêu:
- Luyện viết đúng, đẹp bài luyện viết 9 – trang18-19( kiểu chữ đứng nét đều).
- Biết cách viết và viết đúng tên tác giả ( viết lùi sang bên phải, sát dưới đoạn, bài trích)- Phần ghi nhớ.
II/ Chuẩn bị: vở luyện viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài.
2. Hướng dẫn luyện viết:
a. Tìm hiểu nội dung bài viết:
- Yêu cầu 2 HS đọc bài luyện viết 9.
(?) Em hiểu câu tục ngữ”uống nước nhớ nguồn”
 có ý nghĩa gì?
(?) Nêu tình huống có thể sử dụng câu tục ngữ đó? 
(?) Linh là một con người như thế nào?
(?) Đoạn văn muốn nói lên đều gì?
b. Hướng dẫn viết từ khó:quan quân, kỳ, rầm rộ,
- Yêu cầu HS viết các từ sau lên bảng 
- Nhận xét, sửa sai.
(?) Bài viết 1 trang1 được trình bày theo kiểu chữ gì?
 (?) Tên tác giả được viết ở vị trí nào so với đoạn thơ?
3. HS thực hành viết bài:
- HS viết bài, GV quan sát, giúp đỡ.
4. Chấm chữa bài. 
5. Củng cố- dặn dò:
- HS đọc
2 HS đọc bài viết
Một số HS nêu, GV chốt câu trả lời đúng.
Một số HS nêu.
- HS luyện viết các từ khó vào bảng 
- Chữ đứng, nét đều.
- viết lùi sang phải, sát dưới đoạn ( bài) trích đó.
- HS thực hành viết bài.
- Theo dõi, soát, chữa lỗi.
 ----------------------------------------------------
Thể dục : Đội hình đội ngũ 
trò chơi “ chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau ” và “ lò cò tiếp sức”
I. Mục tiêu :
- Ôn tập, củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp.
- Học sinh thực hiện thuần thục các động tác và cách báo cáo (to, rõ, đủ nội dung báo cáo).
- Biết chơi đúng luật, hào hứng khi chơi trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
II. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trờng đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện.
- 1 chiếc còi; 2-4 lá cờ đuôi nheo, kẻ sân chơi trò chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Phần
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
Mở
đầu
- Tập hợp lớp 3 hàng ngang phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
- Tập các động tác khởi động
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
6 – 8 ph
Đội hình hàng dọc
 x x x x x x x x x 
* x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x 
Cơ bản
* Ôn đội hình đội ngũ.
- Cách chào và báo cáo khi bắt đầu và kết thúc. Cách xin phép ra vào lớp.
- Giáo viên làm mẫu, sau đó hướng dẫn cho cán sự và cả lớp cùng làm.
- Học sinh luyện tập theo nhóm.
- GV theo dõi sửa sai.
- Tuyên dương những HS làm tốt
* Trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” và “ Lò có tiếp sức”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi, học sinh nhắc lại cách chơi có kết hợp một nhóm học sinh làm mẫu, sau đó cả lớp chơi thử 1, 2 lần.
- Học sinh chơi chính thức 2, 3 lần có phạt những em phạm qui.
- Tổng kết trò chơi
18 – 22 ph
Đội hình hàng dọc
 x x x x x x x x x 
* x x x x x x x x x 
 x x x x x x x x x 
Kết thúc
- Tập hợp HS, tập các động tác hồi tỉnh, hát và vỗ tay theo nhịp
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- Giao nhiệm vụ về nhà 
4 -6 ph
Đội hình hàng dọc
------------------------------------------------------
GDNGLL ( họp tổ)
 ------------------------------------------------------- 
 Thứ 7 ngày 21 tháng 8 năm 2010
Luyện Toán luyện tập chung về phân số ( 2 tiết)
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
- Tính chất cơ bản của phân số
II- Lên lớp:
1. Bài cũ: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.
2. Bài mới:
a) Ôn tập so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
? So sánh hai phân số cùng mẫu ta làm ntn ? 
Gọi 2-3 em đọc lại. 
b) So sánh hai phân số khác mẫu:
? Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta có thể làm ntn ?
3. Luyện tập:
Bài 1 Quy đồng mẫu số các phân số sau
- HS làm bài cá nhân
* Củng cố: quy đồng mẫu số
Bài 2: So sánh các phân số
Bài 3:Xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
 - HS đọc yêu cầu.
? Muốn sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn, trước hết chúng ta phải làm gì ?
Bài 4 Rút gọn các phân số sau
- HS làm bài cá nhân
Bài 5 ( Trang 7 Giúp em Giỏi Toán 5)
? Bài tập cho biết gì?
? Bài tập yêu cầu gì?
? Muốn biết bạn nào còn nhiều hơn ta làm như thế nào?
- Hs làm bài cá nhân
3. Dặn dò: Về nhà hoàn thành các bài tập.
- So sánh các tử số. Nêu 3 mục (sgk).
- Tự lấy vd cho từng mục.
+ Quy đồng rồi so sánh các tử số của chúng.
- 4 HS lên bảng làm
- HS hoạt động cá nhân, làm bài vào vở.
- Đổi vở cho nhau trong bàn đẻ kiểm tra .
- 1 số em nêu cách làm và kết quả.
Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
 +Quy đồng các phân số. so sánh các phân số với nhau:
 a) ; ; 
 	 ta có: = ; =
	 	 vì < <
	 nên < <
- 4 HS tiếp nối nhau lên bảng làm
- 1 HS lên bảng làm
 --------------------------------------------------------
Tập làm văn luyện tập tả cảnh
A. Mục đích yêu cầu:
- Giúp hs nhận biết cách quan sát cảu nhà văn trong đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”.
- Hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
- Lập được dành ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được và trình bày theo dàn ý.
- Giáo dục hs thêm yêu quang cảnh quê hương đất nước. ý thức bảo vệ môi trường
* Trọng tâm Củng cố cho hs làm tốt thể loại văn tả cảnh.
B. Đồ dùng dạy – học:
- Hs sưu tầm tranh, ảnh về vường cây, công viên, cánh đồng, thành phố
- Bảng nhóm, phấn
C. Các hoạt động dạy – hoc chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
	I. ổn định tổ chức:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của hs.
	II. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
	- Gọi 2 hs lên bảng kiểm tra nội dung bài cũ.
	- Nhận xét cho điểm hs.
- 2 hs lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu sau:
+ Hs 1: Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh
+ Hs 2: Nêu cấu tạo cảu bài văn “Nắng trưa”
	III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Gv ghi bảng.
2. Hướng dẫn hs làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu hs làm bài theo cặp: Gv giúp đỡ hs yếu.
- Gọi hs trình bày nối tiếp theo các câu hỏi.
? Cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng có gì đẹp?
? Chúng ta cần có thái độ như thế nào trước cảnh đep đó?
- Gv theo dõi và nhận xét (như đã làm vở bài tập trang 7).
Bài 2:
- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi hs đọc kết quả quan sát cảnh một buổi trong ngày.
- Nhận xét, khen ngợi những hs làm tốt
- Tổ chức cho hs làm bài tập các nhân
- Chọn hs làm tốt trình bày dàn ý của mình
- Gv nhận xét, sửa chữa (như đã làm vở bài tập Tiếng Việt trang 8).
- Hs mở vở bài tập Tiếng Việt.
- 1 hs đọc thành tiếng.
- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng trả lời câu hỏi.
- Mỗi câu 1 hs trả lời, hs khác bổ sung ý kiến.
- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.
-5 hs nối tiếp nhau đọc.
- 2 hs lập dàn ý và khổ giấy to, hs dưới lớp làm vào vở.
- 1 hs dán phiếu của mình lên bảng, hs khác nêu ý kiến
	IV. Củng cố:
	- Hs nêu cấu tạo bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Là những phần nào?
	- Gv nhận xét tiết học
	V. Dặn dò:
- Tập viết bài văn tả cảnh “Tùy chọn”
- Chuẩn bị bài sau: “Luyện tập tả cảnh”
 ----------------------------------------------------- 
Sinh hoạt : tuần 01
I Mục tiêu
-Đáng giá hoạt động tuàn 01 - Rút kinh nghiệm tuần sau
-Vạch kế hoạch tuần 2
II Nội dung sinh hoạt
 1. Lớp trưởng tổng hợp kết quả hoạt động của lớp tuàn 01
+ Nề nếp
+ Sinh hoạt 15 phút
+ Lao động vệ sinh
+ Học tập ở nhà
2 . GV đánh giá chung
+Ôn tập hè: đi chưa đầy đủ
+ Nề nếp học tập : - Tương đối tốt
 - Học tăng buổi đi tương đối đầy đủ
 + Sinh hoạt 15 phút: Chưa tốt.
 + Học tập: vắng 1 có phép.
 +Đồ dùng học tập, SGK tương đối đầy đủ.
 + Lao động vệ sinh : Tốt
 3 . Kế hạch thời gian tới :(Tuần 02)
 - Hoàn thành tiền Sách, vở
 - Khắc phục tồn tại tuần 01
 - Mua đầy đủ đồ dùng học tập, SGK
 - Làm sổ theo dõi chéo giữa các tổ
 - Làm bồn hoa lớp- trang trí lớp học.
 ----------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 1.doc