Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 18

Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 18

HƯỚNG DẪN TIẾNG VIỆT

Ôn tập về câu

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến.

- Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) ; Xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.

 -Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.

-Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép ; đặt được câu ghép.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy khổ to ghi những nội dung ghi nhớ của bài.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Soạn 3/1/09
Giảng 5/1/09 Thứ hai ngày 5 tháng 1 năm 2009
Hướng dẫn tiếng việt
Ôn tập về câu
I- Mục đích yêu cầu:
- Củng cố kiến thức về câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu cầu khiến.
- Củng cố kiến thức về các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?) ; Xác định đúng các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu.
 -Nắm được khái niệm câu ghép ở mức độ đơn giản.
-Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn, xác định được các vế câu trong câu ghép ; đặt được câu ghép.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to ghi những nội dung ghi nhớ của bài.
III- Các hoạt động dạy học: 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
HS làm bài tập 1 trong tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
a-Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 (171):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
+Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì?
+Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì?
+Câu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu khiến bằng dấu hiệu gì?
+Câu cảm dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cảm bằng dấu hiệu gì?
- GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc.
- Cho HS làm bài theo nhóm vào bảng nhóm.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 
*Bài tập 2(171):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Các em đã biết những kiểu câu kể nào?
- GV dán tờ phiếu ghi nội dung ghi nhớ, mời một HS đọc.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn.
- Cho HS làm bài vào vở (gạch một gạch chéo giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, gạch 2 gạch chéo giữa chủ ngữ với vị ngữ)
- Mời một số HS trình bày.
- Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng.
*Bài tập 1:
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Cho HS thảo luận nhóm 
- Mời một số học sinh trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét , bổ sung.
*Bài tập 3:
- Cho HS làm vào vở sau đó chữa bài.
- Nhiều hs nối tiếp nhau đọc câu của minh đặt, GV cùng học sinh cả lớp chữa bài nhận xét câu cả về cấu ttúc và ý nghĩa câu
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
*Lời giải :
Kiểu câu
 Ví dụ
 Dấu hiệu
Câu hỏi
Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ?
Dùng để hỏi .. Cuối câu có dấu hỏi.
Câu kể
Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS.
Dùng để kể Cuối câu có dấu chấm ; dấu 2 chấm
Câu cảm
Thế thì đáng buồn quá!
Câu bộc lộ CX, Có các từ quá, đâu và dấu !
Câu khiến
Em hãy cho biết đại từ là gì.
Câu nêu yêu cầu, đề nghị. Trong câu có từ hãy.
*Lời giải:
Ai làm gì?
- Cách đây không lâu,/ lãnh đạo hội đồng TP Nót-tinh-ghêm ở nước Anh// Đã QĐ phạt tiền các công chức nói hoặc viết không đúng chuẩn.
- Ông chủ tịch hội đông TP// tuyên bố sẽ không kí bất cứ văn bản nào có lỗi ngữ pháp và chính tả.
Ai thế nào?
-Theo QĐ này, mỗi lần mắc lỗi,// công chức//sẽ bị phạt một bảng.
-Số công chức trong TP// khá đông.
Ai là gì?
Đây// là một biện pháp mạnh nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.
*Lời giải:
 Vế 1
 Vế 2
Trời / xanh thẳm
biển cũng thẳm xanh,
Trời / rải mây trắng nhạt.
biển / mơ màng dịu hơi sương
Trời / âm u mây
biển / xám xịt, nặng nề.
Trời / ầm ầm 
biển / đục ngầu, giận giữ
Biển / nhiều khi 
ai / cũng thấy nh thế.
Lời giải:
Không thể tách mỗi vế câu ghép nói trên thành một câu đơn vì mỗi vế câu thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với các ý của vế câu khác.
*VD về lời giải:
- Mùa xuân đã về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Mặt trời mọc, sương tan dần.
Soạn 5/1/09
Giảng 8/1/09 Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2009
Hướng dẫn toán
Luyện tập về hình tam giác, diện tích hình tam giác
I- Mục tiêu: củng cố về:
- Quy tắc tính diện tích hình tam giác.Biết vận dụng quy tắc tính diện tích hình tam giác.
- Rèn luyện kĩ năng tính diện tích hình tam giác.
- Biết tính diện tích hình tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh góc vuông của hình tam giác vuông.
II- Đồ dùng dạy học:
	- Bộ đồ dùng dạy học toán
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu công thức tính diện tích hình tam giác. 
- Muốn tính diện tích hình tam giác vuông ta làm thế nào?
2-Bài mới:
Bài tập 1 (Vở BTT trang105): HS trả lời miệng
Bài tập 2 (Vở BTT trang105): Tính S hình tam giác.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
Bài tập 3 (Vở BTT trang 106): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
+ Yêu cầu HS tìm cạnh đáy và đường cao.
+Sử dụng công thức tính S hình tam giác.
- Cho HS làm vào bảng vở. 
- Mời 2 HS lên chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 1 (Vở BTT trang 106)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- GV củng cố về cách tính diện tích hình tam giác
Bài tập 2(Vở BTT trang 107): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS cách tính diện tích tam giác vuông.
- Cho HS làm vào vở bài tập toán.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 (Vở BTT trang 108): 
- HS đọc bài toán, 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm: Nhận biết đâu là cạnh đáy và chiều cao của tam giác 
- GV hướng dẫn HS cách tính diện tích của từng tam giác 
- Cho HS làm vào vở bài tập toán.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 3 (Trang 110)
 A 10 cm B 4cm M
 8cm 8cm 
 N 4cm D 10 cm C
* Gv cho học sinh làm bài ở tiết tự kiểm tra trong vở bài tập toán trang 110.
- GV chấm nhận xét bài làm của HS
- Chữa bài mà nhiều học sinh làm sai, hướng dẫn các em làm sai về nhà tự chữa bài.
3-Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nhắc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác.
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập.
-2 học sinh làm
 S = hoặc S = a h : 2
 - Ta lấy tích độ dài hai cạnh góc vuông chia cho 2.
Kết quả:
Diện tích hình tam giác là:
 7 4 : 2 = 14 (cm2)
Diện tích hình tam giác là 
 15 9 : 2 =67,5 (m2)
 c) Diện tích hình tam giác là
 3,7 4,3 : 2 = 15,355 ( dm2)
Bài giải
Diện tích hình tam giác EDC là 
 13,5 10,2 : 2 = 68,85 (m2)
 Đáp số: 68,85 m2
HS làm rồi chữa bài:
4 em nêu miệng kết quả
 - Lớp nhận xét, bổ xung
Bài giải
a) Diện tích hình tam giác vuông BAC là: 3 4 : 2 = 6 (cm2)
 Đáp số: 6 cm2
b) Diện tích hình tam giác vuông EDG là: 5 4 : 2 = 10 (cm2)
 Đáp số: 10 cm2
Bài giải:
Diện tích hình tam giác MQP là:
 5 3 : 2 = 6 (cm2)
b) Diện tích hình tam giác MNP là:
 5 3 : 2 = 6 (cm2)
 Đáp số: 6 cm2
Bài giải
Cách 1: 
Diện tích hình thang ABCN là:
 (10 + 4 + 10 ) 8 :2 = 96 (cm2)
Diện tích tam giác BCM là:
 48 : 2 = 16 (cm2)
Diện tích hình bình hành AMCN là
 96 +16 = 112 (cm2)
 Đáp số : 112 cm2
Cách 2: Học sinh tự làm tính DT hình chữ nhật ABCD, DT 2 tam giác bằng nhau rồi cộng lại
- Học sinh tự làm bài kiểm tra
Soạn 6/1/09
Giảng 9/1/09 Thứ sáu ngày 9 tháng 1 năm 2009
Hướng dẫn tiếng việt
Chữa bài kiểm tra cuối học kì I. Luyện viết chữ: Luyện tập tổng hợp trình bày văn bản
I- Mục đích yêu cầu
- Học sinh chữa bài kiểm tra cuối học kì , củng cố kiến thức về luyện từ và câu đã học trong học kì I
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản cho trước
- Rèn kĩ năng làm bài trắc nghiệm
- Rèn luyện kĩ năng trình bày bài viết văn bản
II- Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ, đề kiểm tra
III – Các hoạt động dạy học chủ yếu
1-Kiểm tra
2- Bài mới 
a- GV cho học sinh đọc lại văn bản 
b- Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào ý đúng trong mỗi câu hỏi
1. Bài văn miêu tả cảnh gì?
Cảnh trăng lên ở làng quê
Cảnh sinh hoạt ở làng quê
Cảnh làng quê dưới ánh trăng
2. Trăng soi sáng những cảnh vật gì ở làng quê?
Cánh đồng lúa, tiếng hát, luỹ tre
Cánh đồng lúa, luỹ tre, cây đa.
Cánh đồng lúa, cây đa, tiếng hát
3. Dưới ánh trăng, người dân quây quần ngoài sân làm gì?
Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, uống nước.
Ngồi ngắm trăng, tụ họp, ca hát.
Ngồi ngắm trăng, trò chuyện, ca hát.
4. Vì sao chú bé hết giận dỗi và bước nhẹ nhàng lại với mẹ?
Vì dưới ánh trăng, chú bé thấy vầng trán mẹ hiện ra rất đẹp.
Vì dưới ánh trăng, chú bé thấy làn da nhăn nheo và sự mệt nhọc của mẹ.
 c) Vì dưới ánh trăng, chú bé thấy làn gió làm những sợi tóc của mẹ bay bay
5. Cách nhân hoá trong câu “ Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già” cho thấy điều gì hay?
a) ánh trăng che chở cho mái tóc của các cụ già ở làng quê.
b) ánh trăng có thái đọ gần gũi và quý trọng các cụ già ở làng quê.
ánh trăng gần gũi và thấm đượm tình cảm yêu thương con người.
6. Dãy từ nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ “ nhô”( trong câu văn Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên sau luỹ tre ...) ?
mọc, ngoi, dựng.
mọc, ngoi, nhú.
 c) mọc , nhú , đội
7. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ chìm trong câu Trăng chìm vào đáy nước?
 a) trôi
 b) lặn
 c) nổi
8. Trong các câu dưới đây , dãy câu nào có từ in đậm là từ nhiều nghĩa?
Trăng đã lên cao. / Kết quả học tập cao hơn trước.
Trăng đậu vào ánh mắt. / Hạt đậu đã nảy mầm.
ánh trăng vàng chảy khắp nơi. / Thì giờ quý hơn vàng.
9. Trong câu “ Làng quê em đã yên vào giấc ngủ” đại từ em dùng để làm gì?
Thay thế danh từ.
Thay thế động từ.
Để xưng hô.
10. Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ?
Những mắt lá ánh lên tinh nghịch.
Ai nấy đều ngồi ngắm trăng.
Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già
Đáp án: Mỗi câu chọn ý trả lời đúng 
 1)a 2)b 3)c 4)b 5)c 6)c 7)c 8)a 9)c 10) c
Tiết 2: Luyện viết kĩ năng trình bày văn bản:
GV hướng dẫn cách trình bày văn bản
- Chữ đầu dòng viết lùi vào 1 ô, dấu chấm đặt sát chữ vừa viết, khoảng cách giữa các chữ không quá mau hay quá thưa, dấu thanh đặt trên âm chính. Bài viết sạch sẽ ít mắc lỗi chính tả, tránh gạch xoá. Các con chữ viết đúng quy định
- Giáo viên đọc cho học sinh viết 1 đoạn trong bài kiểm tra đọc hiểu:	
 Vầng trăng vàng thẳm đang từ từ nhô lên sau luỹ tre xanh thẫm. Hình như cũng từ vầng trăng, làn gió nồm thổi mát rượi làm tuôn chảy những ánh vàng tràn trên sóng lúa trải khắp cánh đồng. ánh vàng đi đến đâu, nơi ấy bỗng bừng lên tiếng hát ca vui nhộn. Trăng đi đến đâu thì luỹ tre được tắm đẫm màu sữa tới đó. Trăng lẩn trốn trong các tán lá cây xanh rì của những cây đa cổ thụ đầu thôn. Những mắt lá ánh lên tinh nghịch. Trăng chìm vào đáy nước . Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào ánh mắt . Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. 
Học sinh viết bài vào vở luyện chữ.
Chấm 1 số bài nhận xét 
3- Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ học tuyên dương những em học tốt.
- Hướng dẫn về nhà : nỗi tuần viết 1 bài vào vở luyện viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc