Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 32

Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 32

HƯỚNG DẪN TIẾNG VIỆT:

Ôn tập về dấu câu

I/ MỤC TIÊU:

 - Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết.

 - Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.

- Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm : để dẫn lời nói trực tiếp ; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.

 - Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng nhóm, bút dạ.

 - Hai tờ giấy khổ to kẻ bảng để HS làm BT 2.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1-Kiểm tra bài cũ:

GV cho HS nêu tác dụng của dấu phẩy.

 2- Dạy bài mới:

a--Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

b- Hướng dẫn HS làm bài tập:

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học khối 5 - Tuần học 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUần 32 
Soạn 17/4/09
Giảng 20/4/09 
Thứ hai ngày 20 tháng 4 năm 2009
Hướng dẫn tiếng việt:
Ôn tập về dấu câu
I/ Mục tiêu:
 - Tiếp tục luyện tập sử dụng đúng dấu phẩy trong văn viết.
 - Thông qua việc dùng dấu phẩy, nhớ được các tác dụng của dấu phẩy.
- Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm : để dẫn lời nói trực tiếp ; dẫn lời giải thích cho điều đã nêu trước đó.
 - Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm.
II/ Đồ dùng dạy học:
 - Bảng nhóm, bút dạ.
 - Hai tờ giấy khổ to kẻ bảng để HS làm BT 2.
III/ Các hoạt động dạy học:
 1-Kiểm tra bài cũ: 
GV cho HS nêu tác dụng của dấu phẩy.
 2- Dạy bài mới:
a--Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (138):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- GV mời 1 HS đọc bức thư đầu.
+ Bức thư đầu là của ai?
- GV mời 1 HS đọc bức thư thứ hai.
+ Bức thư thứ hai là của ai?
- Cho HS làm việc theo nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Mời một số nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (138):
- Mời 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi.
- HS viết đoạn văn của mình trên nháp.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu và hướng dẫn HS làm bài:
+ Nghe từng bạn đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn.
+ Chọn một đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn ấy vào giấy khổ to.
+Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn
 - GV nhận xét, khen những nhóm làm bài tốt.
*Bài tập 1 (143):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi.
- Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm.
- GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm, mời một số HS đọc lại.
- Cho HS suy nghĩ, phát biểu.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Bài tập 2 (143):
- Mời 3 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi.
- GV hướng dẫn: Các em đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xác định chỗ dẫn lời trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm.
- Cho HS trao đổi nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày kết quả. 
- HS khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3 (144):
- Mời 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- GV đọc thầm lại mẩu chuyện vui.
- Cho HS làm bài theo nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Lời giải :
Bức thư 1: “ Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.”
Bức thư 2: “ Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.”
- HS làm việc cá nhân.
- HS làm bài theo nhóm, theo sự hướng dẫn của GV.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Lời giải :
Câu văn
Tác dụng của dấu hai chấm
Câu a
-Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu b
-Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
*Lời giải:
a) Nhăn nhó kêu rối rít:
-Đồng ý là tao chết
- Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât.
b) khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi ! Bay đi !
-Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât.
c) thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng
-Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
*Lời giải:
- Người bán hàng hiểu lầm ý khách nên ghi trên dải băng tang: Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
(hiểu nếu còn chỗ trên thiên đàng).
- Để người bán hàng khỏi hiểu lầm thì cần ghi như sau : Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.
3- Củng cố, dặn dò: 
 - HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy.
 - GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Soạn 19/4/09
Giảng 23/4/09 Thứ năm ngày 23 tháng 4 năm 2009
Hướng dẫn toán 
 Luyện tập về tỉ số phần trăm. 
Các phép tính với số đo thời gian
I/ Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về:
 - Tìm tỉ số phần trăm của hai số; thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
 - Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép chia ; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân ; tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II/Đồ dùng dạy học: 
Thước, bảng nhóm
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: 
? Cho HS nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001... ; 
 nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000
2-Bài mới:
a- -Giới thiệu bài: 
b-Luyện tập:
*Bài tập 1 (Vở BT toán trang 97): Tính 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp. Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Các phép tính khác HS thực hiện tương tự
*Bài tập 2 (Vở BT toán trang 97): Tính nhẩm
- Mời 1 HS đọc yêu cầu, cách làm.
- Học sinh nêu lại quy tắc nhân nhẩm với 0,1; 0,001; 0,5; 0,25...
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (Vở BT toán trang 98): Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân (theo mẫu).
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS phân tích mẫu. để HS rút ra cách thực hiện.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (Vở BT toán trang 98): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
- Mời 1 HS nêu yêu cầu, cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS nêu kết quả và giải thích tại sao lại chọn khoanh vào phương án đó.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 1 (Vở BT toán trang 98): 
Tìm tỉ số phần trăm của 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu, cách làm.
- Cho HS làm bài vào bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (Vở BT toán trang 99): Tính 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp, 3 HS lên bảng 
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (Vở BT toán trang 99): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS phân tích đề bài để tìm lời giải.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 (Vở BT toán trang 99): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm, HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 1 (Vở BT toán trang 100): Tính 
- Mời 1 HS đọc yêu cầucách làm.
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2 (Vở BT toán trang 100 ): Tính 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp. Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (Vở BT toán trang 100): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS phân tích đề bài để tìm lời giải.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3- Củng cố dặn dò:
GV nhận xét giờ tuyên dương HS học tích cực nhắc nhở HS yếu cần cố gắng.
Dặn dò về nhà ôn bài
*Kết quả:
a) 
b) 26,64 37 
 266
 074 0,72
 0
*Kết quả:
a) 25 ; 360 ; 470
b) 30 ; 48 ; 34
*VD về lời giải:
a) 7 : 2= = 3,5 
b) 1 : 5 == 0,2
c) 6 : 4 == 1,5
d) 1 : 8 = = 0,125
* Kết quả:
Khoanh vào c. 80%
*Kết quả:
 Tỉ số phần trăm của 4 và 5 là
 4 : 5 = 80 % 
Tỉ số phần trăm của 15 và 12 là
 15 : 12 = 125 % 
Kết quả:
a) 32,5% + 19,8 % = 52,3 %
 b) 100% - 78,2% = 21,8%
 c) 100% + 28,4% - 36,7 % = 91,7 %
*Bài giải:
a)tỉ số phần trăm giữa số HS trai và số HS gái là:
 280 : 350 = 0,8
 0,8 = 80 %
b)Tỉ số phần trăm của số HS gái và số HS trai là: 
 350 : 280 = 1,25 = 125 %
 Đáp số: a) 80% ; b) 125%
Bài giải:
 Số sản phẩm đã làm được là:
 520 x 65 : 100 = 338 (cây)
 Số sản phẩm còn phải làm theo dự định là:
 520 – 338 = 182 (sản phẩm)
 Đáp số: 182 sản phẩm. 
Kết quả:
a) 15 giờ 24 phút b) 20,5 giờ
 + -
 3giờ 18 phút 3,2 giờ 
 18 giờ 42 phút 17,3 giờ
*Kết quả:
a) 24 giờ 48phút 8 phút 6 giây
b) 9,2 giờ 8,5 giờ
Bài giải:
 Thời gian người đi bộ đã đi là:
 6 : 5 = 1,2 (giờ)
 1,2 giờ = 1 giờ 12 phút.
 Đáp số: 1giờ 12 phút.
Soạn 20/4/09
Giảng 24/4/09 Thứ năm ngày 24 tháng 4 năm 2009
Hướng dẫn tiếng việt
Mở rộng vốn từ: Nam và nữ
I/ Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ : Biết từ ngữ chỉ những phẩm chất quan trọng nhất của nam, của nữ. Giải thích được nghĩa của các từ đó. Biết trao đổi về những phẩm chất quan trọng mà một ngời nam, một ngời nữ cần có.
- Biết các thành ngữ, tục ngữ nói về nam và nữ, về quan niệm bình đẳng nam nữ. Xác định được thái độ đúng đắn: không coi thường phụ nữ.
 Biết được các từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam, các câu tục ngữ ca ngợi phẩm chất của phụ nữ Việt Nam.
- Tích cực hoá vốn từ bằng cách đặt câu với các câu tục ngữ đó.
II/ Đồ dùng dạy học:
 Bút dạ, bảng nhóm. Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
 GV kết hợp trong khi làm bài tập
 2- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
b- Hướng dẫn HS làm bài tập:
*Bài tập 1 (Vở BT TV trang 75):
- Với học sinh yếu GV cho các em dùng từ điển để tra nghĩa từ ở câu hỏi c
- GV tổ chức cho cả lớp phát biểu ý kiến, trao đổi, tranh luận lần lượt theo từng câu hỏi.
- GV giải thích nghĩa 1 số từ nếu các em còn chưa rõ.
*Bài tập 2 (Vở BT TV trang 76):
-Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, 
- Cả lớp đọc thầm lại truyện Một vụ đắm tàu.
- GV cho HS trao đổi nhóm hai. 
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3 (Vở BT TV trang 76):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV nhấn mạnh 2 yêu cầu của BT:
+Nêu cách hiểu về nội dung mỗi thành ngữ, tục ngữ.
+Trình bày ý kiến cá nhân – tán thành câu tục ngữ nào, vì sao?
- Cho HS làm bài theo nhóm 4, ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
- Mời một số nhóm trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
*Bài tập 1 (Vở BT TV trang 82):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.
- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 2 (Vở BT TV trang 82):
- Mời 1 HS đọc nội dung BT 2, 
- Cả lớp đọc thầm lại các câu thành ngữ, tục ngữ.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4. 
- Mời một số nhóm trình bày kết quả thảo luận. 
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
*Bài tập 3 (Vở BT TV trang 82):
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Mời một số HS trình bày.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS ghi bài
- Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp đọc thầm lại nội dung bài.
- HS làm việc cá nhân.
- HS nêu ý kiến của mình, nếu có HS không đồng tình với ý kiến đó thì GV cho các em giải thích sau đó GV hướng cho các em :
+ Phẩm chất của nam: dũng cảm, cao thượng, năng nổ ...
+ Phẩm chất của nũa: dịu dàng, khoan dung, cần mẫn....
 Lời giải:
* Phẩm chất chung của hai nhân vật:
- Cả hai đều giàu tình cảm, biết quan tâm đến người khác:
+Ma-ri-ô nhờng bạn xuống xuồng cứu nạn để bạn sống.
+Giu-li-ét-ta lo lắng cho bạn, ân cần băng bó vết thương
* Phẩm chất riêng:
+Ma-ri-ô rất giàu nam tính: kín đáo, quyết đoán, mạnh mẽ, cao thượng
+Giu-li-ét-ta dịu dàng, ân cần, đầy nữ tính khi giúp Ma-ri-ô bị thương.
VD về lời giải:
- Nội dung các câu thành ngữ, tục ngữ:
a) Con trai hay con gái đều quý, miễn là có tình, có hiếu với cha mẹ.
b) Chỉ có một con trai cũng được xem nh đã có con, nhng có đến 10 con gái vẫn xem 
c) Trai gái đều giỏi giang.
d) Trai gái thanh nhã, lịch sự.
- Câu a thể hiện một quan niệm đúng đắn: không coi thường con gái, xem con nào cũng..
 Câu b thể hiện một quan niệm lạc hậu, sai trái: trọng con trai, khinh miệt con gái.
*Lời giải:
a) anh hùng : có tài năng khí phách, làm nên những việc phi thường.
bất khuất : không chịu khuất phục trước kẻ thù.
 trung hậu: chân thành và tốt bụng với mọi người
 đảm đang: biết gánh vác, lo toan mọi việc
b) chăm chỉ, nhân hậu, cần cù, khoan dung, độ lượng, dịu dàng, biết quan tâm đến mọi người,
*Lời giải:
a) Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của người mẹ
b) Phụ nữ rất đảm đang, giỏi giang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
c) Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
*VD về lời giải:
Nói đến nữ anh hùng út Tịch, mọi người nhớ ngay đến câu tục ngữ : Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc