Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 1 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 1 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tập đọc - Tiết 1

Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 I. MỤC TIÊU:

 -Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 -Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn.

 - Học thuộc lòng đoạn thư: Sau 80 năm . Công học tập của các em.

- GDHS ý thức học tập,rèn luyện để xứng đáng trở thành cháu ngoan Bác Hồ.

 II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Tranh minh hoạ sgk, bảng phụ.

 - HS: Đọc bài trước ở nhà.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 1 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 20 tháng 8 năm 2012
Tiết 1:	Chào cờ - Tiết 1
	 (Theo nội dung nhà trường)
Tiết 2: 	 Tập đọc - Tiết 1
Bài: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
 I. MỤC TIÊU:
 	-Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 	-Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn. 
 	- Học thuộc lòng đoạn thư: Sau 80 năm. Công học tập của các em.
- GDHS ý thức học tập,rèn luyện để xứng đáng trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
 II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ sgk, bảng phụ.
 - HS: Đọc bài trước ở nhà.
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 3’
 Ổn định, kiểm tra sgk.
2. Bài mới: 32’ 
a.. Giới thiệu bài:
 Nêu vấn đề- ghi đầu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * HĐ1: Luyện đọc đúng:
- Gọi hs khá đọc bài.
- Chia đoạn:+Đoạn1: Từ đầu ..nghĩ sao
 +Đoạn2: Tiếp.hết.
- Cho hs đọc nối tiếp đoạn lần 1
-Ghi từ khó –cho hs luyện đọc
- Cho hs đọc nối tiếp lần 2
-Cho hs đọc chú giải – giảng từ khó
-Hướng dẫn hs đọc câu dài
-Cho hs đọc nối tiếp lần 3
-GV đọc mẫu toàn bài
 * HĐ2: Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu hs đọc thầm từng đoạn để trả lời câu hỏi
 + Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
-Giảng: HS rất tự hào và vinh dự trong ngày khai trường
 +Sau cách mạng tháng 8, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
-Giảng: HS có nhiệm vụ học tập, rèn luyện tốt trong công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước.
 * HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
 -Cho hs đọc lại cả bài
 -Đọc mẫu đoạn: Sau 80 năm tốt đẹp.
 -Gọi 2 em khá đọc lại đoạn văn
-Cho hs luyện đọc theo nhóm cặp
-Cho hs thi đọc giữa các nhóm
-Nhận xét – khen những em đọc hay
 * HĐ4: HD hs học thuộc lòng:
-Cho hs đọc nhẩm đoạn văn : Sau 80 nămcho đến của các em.
-Cho hs xung phong đọc thuộc tại lớp 
-Khen ngợi, khuyến khích hs
3. Củng cố – Dặn dò: 5’
-Hỏi: Bức thư của Bác Hồ nói lên điều gì?
-Chốt nội dung bài – cho hs ghi bài vào vở
 -Dặn hs học bài ở nhà, chuẩn bị bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Mở sgk
-Lắng nghe
-Một em đọc bài, cả lớp đọc thầm
-Đánh dấu đoạn
-4 em nối tếp đọc 2 lần
-Luyện đọc từ khó
-2 em đọc
-Một em đọc chú giải 
-Luyện đọc câu dài
-2 em đọc 
-Lắng nghe gv đọc bài
-Cả lớp đọc thầm- trả lời câu hỏi:
+Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VNDCCH.Ngày khai trường ở nước VN độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này hs bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN.
+ Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu.
+ HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho đất nước VN bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu.
-2 em nối tiếp đọc bài
-Nghe gv đọc
-2 em đọc diễn cảm đoạn văn
-Luyện đọc diễn cảm theo nhóm
-Các nhóm thi đọc diễn cảm trươc lớp
-Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
-Đọc nhẩm thuộc đoạn văn tại lớp
-Xung phong đọc thuộc tại lớp
-Niềm tự hào, vinh dự của hs trong ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH và nhiệm vụ của hs trong công cuộc kiến thiết đất nước
- ghi bài, chuẩn bị bài ở nhà
Tiết 3:	 Đạo đức - 	 Tiết 1
Bài: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I. MỤC TIÊU:
	Sau khi học bài này, HS biết:
	- HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
	- Có ý thức học tập, rèn luyện.
	- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Các bài hát về chủ đề Trường em
	-Tranh minh họa như SGK
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1. Giới thiệu bài: 1’
Năm học này các em đã là những HS lớp 5. Chúng ta có gì khác với các em ở các lớp dưới? Các em cùng tìm hiểu bài học Em là học sinh lớp 5.
2. Tìm hiểu bài: 34 
*HĐ1: Quan sát tranh và thảo luận:
- GV treo tranh minh họa các tình huống như SGK, tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu nội dung của từng tình huống
- GV gợi ý tìm hiểu tranh:
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận
+ Em nghĩ gì khi xem các bức tranh trên?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
+ Em hãy nói cảm nghĩ của nhóm em khi đã là HS lớp 5?
- GV kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS các khối lớp khác học tập. 
* HĐ2: Luyện tập
- Hướng dẫn bài tập 1, SGK
- GV nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn bài tập 2, 3 SGK
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
* HĐ3:Chơi trò chơi Phóng viên
- Theo dõi, giúp đỡ
3. Củng cố, dặn dò: 5’
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này: Mục tiêu phấn đấu; Những thuận lợi đã có; Những khó khăn có thể gặp; Biện pháp khắc phục khó khăn; Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục khó khăn.
- Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em
- Vẽ tranh về chủ đề Trường em.
- Nhận xét tiết học
- Lắng nghe
- HS quan sát tranh trong SGK, dựa vào những câu hỏi gợi ý của GV, thảo luận và trả lời về nội dung của từng tình huống trong tranh theo các câu hỏi gợi ý:
+ Bức ảnh thứ nhất chụp cảnh gì? Nét mặt các bạn như thế nào?
+ Bức tranh thứ hai vẽ gì? Cô giáo đã nói gì với các bạn? Em thấy các bạn có thái độ ra sao?
+ Bức tranh thứ ba vẽ gì? Bố của bạn HS đã nói gì với bạn? Theo em, bạn HS đó đã làm gì để được bố khen?
- HS thảo luận nhóm, sau đó mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- HS nêu suy nghĩ của mình
+ HS lớp 5 là HS lớn nhất trường nên phải gương mẫu để cho các em HS lớp dưới noi theo.
+ Chúng ta cần phải chăm học, tự giác trong công việc hàng ngày và trong học tập, phải rèn luyện thật tốt.
+ Em thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn. Em thấy vui, rất tự hào vì đã là HS lớp 5.
- HS nhắc lại 
- HS thảo luận bài tập theo nhóm đôi
- Một vài nhóm trình bày trước lớp:
+ Các điểm a, b, c, d, e là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
- HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
 - Một số HS tự liên hệ trước lớp.
- HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung:
+ Theo bạn, HS lớp 5 cần phải làm gì?
+ Bạn cảm thấy thế nào khi là HS lớp 5?
+ Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình "rèn luyện đội viên"?
+ Hãy nêu những điểm bạn thấy mình đã xứng đáng là HS lớp 5.
+ Nêu những điểm bạn thấy mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5.
+ Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề Trường em
- 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
- HS ghi vở
Tiết 4:	Toán - Tiết 1: 
Bài: ÔN TẬP : KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	- Biết đọc, viết phân số; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
	-GD HS ham thích học toán.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Các tấm bìa cắt vẽ hình như phần bài học SGK để thể hiện các phân số 
HS: CBB ở nhà
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 3’ 
- Kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS. 
2. Bài mới: 32’
a.Giới thiệu bài: Trong tiết học toán đầu tiên của năm học các em sẽ được củng cố về khái niệm phân số và cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số.
b. Tìm hiểu bài:
*HĐ1: HD ôn tập khái niệm về phân số
- GV treo miếng bìa thứ nhất (biểu diễn phân số ) và hỏi: Đã tô màu mấy phần băng giấy?
- GV yêu cầu HS giải thích. 
- GV yêu cầu HS lên bảng đọc và viết phân số thể hiện phần đã được tô màu của băng giấy. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
- GV tiến hành tương tự với các hình còn lại.
- GV viết lên bảng cả 4 phân số: sau đó yêu cầu HS đọc.
* HĐ2: Hướng dẫn ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
a) Viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
- GV viết lên bảng các phép chia như sau: 1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2
- Em hãy viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
- GV cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- GV nhận xét , sửa sai
- GV hỏi: có thể coi là thương của phép chia nào?
- GV hỏi tương tự với hai phép chia còn lại.
- Yêu cầu HS mở SGK và đọc chú ý 1.
b) Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- HS viết lên bảng các số tự nhiên 5, 12, 2001, . . . và nêu yêu cầu : hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
-Mọi số tự nhiên đều có thể viết ra sao?
- Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
- 1 có thể viết thành phân số như thế nào?
- Hãy tìm cách viết 0 thành các phân số.
- 0 có thể viết thành phân số như thế nào?
* HĐ3: Luyện tập – thực hành:
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm đề bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Bài 2, 3:
- GV gọi HS đọc và nêu rõ yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
GV theo dõi, hướng dẫn
3. Củng cố, dặn dò: 5’
- Yêu cầu HS nhắc lại toàn bộ nội dung bài học.
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài : Tính chất cơ bản của của phân số .
- Nhận xét 
- Lắng nghe
- HS quan sát và trả lời : Đã tô màubăng giấy.
Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô màu hai phần như thế. Vậy đã tô màu băng giấy.
- HS viết và đọc: 
 đọc là hai phần ba.
- HS quan sát các hình, tìm phân số thể hiện phần đã tô màu của mỗi hình, sau đó đọc và viết các phân số đó.
- HS đọc lại các phân số trên.
- HS nêu yêu cầu
- HS theo dõi.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS cả lớp viết vào bảng con.
 - HS đọc và nhận xét bài làm của bạn.
- Phân số có thể coi là thương của phép chia 
1 : 3.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Một số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con.
 - HS : Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- Một số HS lên bảng viết phân số của mình.
- 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
- Một số học sinh lên bảng viết phân số của mình, cả lớp viết vào bảng con. 
- 0 có thể viết thành phân số có tử số bằng 0 và mẫu số phác 0.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Bài tập yêu cầu chúng ta đọc và chỉ rõ tử số, mẫu số của các phân số.
- HS nối tiếp nhau làm bài trước lớp. Mỗi HS đọc và nêu rõ tử số, mẫu số của 1 phân số trong bài.
- HS: Viết các thương dưới dạng phân  ... :
HS1: Theá naøo laø töø ñoàng nghóa? Theá naøo laø töø ñoàng nghóa hoaøn toaøn? Neâu VD. HS2:Theá naøo laø töø ñoàng nghóa khoâng hoaøn toaøn? neâu VD.
-GV nhaän xeùt chung
2- Daïy baøi môùi(30 phuùt): Giôùi thieäu baøi- Ghi ñeà leân baûng.
*Höôùng daãn HS laøm baøi taäp.
Baøi taäp 1.- HS ñoïc yeâu caàu cuûa BT1.
- HÑ1: HS thaûo luaän nhoùm 2
HS laøm vôû baøi taäp( theo daõy)
Daõy1:1a/ daõy 2: 1b/ daõy3: 1c/ Baøn cuoái :1d
- GV cho HS ghi keát quaû ôû baûng.
- GV nhaän xeùt chung.
Baøi 2: HS ñoïc yeâu caàu cuûa BT2
- HÑ2: Hoïc nhoùm 6(baûng nhoùm)
- Goïi HS nhoùm khaùc nhaän xeùt.
* GV nhaän xeùt chung
Baøi taäp 3: HS ñoïc yeâu caàu cuûa BT3.
HÑ3: HS thaûo luaän nhoùm ñoâi.
- GV cho ñaïi dieän nhoùm trình baøy keát quaû. 
* GV nhaän xeùt chung
- Moät HS ñoïc ñeà baøi.
-HS thaûo luaän nhoùm
-HS tìm töø ñoàng nghóa vôùi nhöõng cöû chæ maøu saéc ñaõ cho.
 + HS ñaïi dieän ghi ôû baûng.
a- Chæ maøu xanh: xanh bieác, xanh leø.... 
b- Chæ maøu ñoû: ñoûû au, ñoû choeù, ñoû choùi...
c- chæ maøu traéng: traéng tinh , traéng toaùt... 
d- Chæ maøu ñen: ñen xì, ñen kòt...
- lôùp nhaän xeùt boå sung. 
+1 HS ñoïc baøi. 
- HS treo baûng nhoùm ôû baûng. 
- Buoåi chieàu, da trôøi xanh ñaäm, nöôùc bieån xanh lô.
- Maët trôøi ñoû oái töø töø khuaát sau daõy nuùi.
- Baïn Nga coù nöôùc da traéng hoàng.
- Hoøn than ñen nhaùnh.
+1 HS ñoïc baøi tröôùc lôùp 
- Ñoïc kó ñoaïn vaên
- Xaùc ñònh nghóa cuûa töøng töø trong ngoaëc 
- Choïn caùc töø sau ñeå ñieàn vaøo choã troáng : ñieân cuoàng, nhoâ leân, saùng röïc, gaàm vang, hoái haû.
Moät vaøi HS ñoïc laïi ñoaïn vaên hoaøn chænh vôùi nhöõng töø ñuùng. 
 3/ Cuûng coá( 2 phuùt): HS neâu ghi nhôù Baøi: töø ñoàng nghóa.
 4/ Daën doø( 1 phuùt )
- Daën HS veà nhaø hoïc baøi , laøm laïi BT, chuaån bò baøi sau--- GV nhaän xeùt tieát hoïc .
Tiết 3	 Khoa học - Tiết 2:
Bài: NAM HAY NỮ?
I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Luôn có ý thức tôn trọng mọi người cùng giới hoặc khác giới. Đoàn kết, yêu thương giúp đỡ mọi người, bạn bè, không phân biệt nam hay nữ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: Các hình minh họa trong SGK. Giấy khổ A4, bút dạ
	- HS chuẩn bị hình vẽ (đã giao từ tiết trước)
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
+ Tại sao chúng ta nhận ra được em bé và bố mẹ của các em?
+ Nhờ đâu mà các thế hệ trong gia đình, dòng họ được kế tiếp nhau?
+ Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- GV nhận xét, ghi điểm từng HS
2. Bài mới: 30’
a,Giới thiệu bài:
- Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ.
b. HD hs tìm hiểu bài:
*HĐ 1: Sự khác nhau giữa nam và nữ về đặc điểm sinh học
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp
- Con người có những giới nào?
-Yêu cầu HS đem tranh em vẽ 
+ Nêu một số điểm giống và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ?
+ Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả. 
- GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng, nhận xét và chốt ý
*HĐ2: .Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
- GV cho HS quan sát hình chụp trứng và tinh trùng trong SGK
- Yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học.
*HĐ3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Yêu cầu HS mở SGK, đọc và tìm hiểu nội dung trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Hướng dẫn HS cách thực hiện trò chơi.
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả làm việc lên bảng 
- Tổ chức cho HS thi nói về từng đặc điểm trên.
+ Vì sao em cho rằng chỉ có nam có râu còn nữ thì không?
- GV tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc và kết luận: Giữa nam và nữ có những điểm khác biệt về mặt sinh học nhưng lại có rất nhiều điểm chung về mặt xã hội .
3. Củng cố, dặn dò:5’
- Nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt nào về mặt sinh học?
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- GV nhận xét tiết học. 
-2-3 em lên bảng trả lời 
-Làm việc theo cặp
- Con người có hai giới: nam và nữ
+ Cho bạn xem tranh em vẽ bạn nam và bạn nữ, sau đó nói cho bạn biết vì sao em vẽ bạn nam khác bạn nữ? 
+ Vẽ bạn nam và bạn nữ khác nhau vì giữa nam và nữ có nhiều điểm khác nhau.
+ Giống nhau như có các bộ phận trong cơ thể giống nhau, cùng có thể học, chơi, thể hiện tình cảm 
+Khác nhau như nam thì thường cắt tóc ngắn, nữ lại để tóc dài, nam mạnh mẽ, nữ dịu dàng ,
+ Khi một em bé mới sinh ra người ta dựa vào bộ phận sinh dục để biết đó là bé trai hay bé gái.
- Đại diện các cặp báo cáo, các HS khác bổ sung ý kiến.
- HS cùng quan sát.
- HS phát biểu ý kiến. Ví dụ:
+ Nam: cơ thể thường rắn chắc, khỏe mạnh, cao to hơn nữ.
+ Nữ: cơ thể thường mềm mại, nhỏ nhắn hơn nam.
- HS cùng đọc SGK
- Nghe GV hướng dẫn cách chơi. Sau đó chia nhóm và thực hiện trò chơi.
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
- Có râu
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
- Dịu dàng
- Mạnh mẽ
- Kiên nhẫn
- Tự tin
- Chăm sóc con
- Trụ cột gia đình
- Đá bóng
- Giám đốc
- Làm bếp giỏi
- Thư kí
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Mang thai
- Cho con bú
- Đại diện các nhóm trình bày
- Một số HS nêu ý kiến của mình. Ví dụ:
+ Do sự tác động của hoóc-môn sinh dục nam nên đến một độ tuổi nhất định thì ở các bạn nam có râu.
- 2 em trả lời
-Ghi bài vào vở
Tiết 4	Toán - Tiết 5:
Bài: PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU:
	- Biết đọc, viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
	- GD HS ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung phần bài học. Bài dạy
- HS : SGK, vở làm bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 5’
- Gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập 2 của tiết trước.
- Nhận xét cho điểm từng học sinh. 
2. Bài mới: 32’
a..Giới thiệu bài: Trong tiết học này các em sẽ cùng tìm hiểu về phân số thập phân.
b. HD hs tìm hiểu bài:
*HĐ 1: Giới thiệu phân số thập phân 
- GV viết lên bảng các phân số . . . và yêu cầu HS đọc.
- Em có nhận xét gì về mẫu số của các phân số trên?
- GV giới thiệu: các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000, . . . được gọi là phân số thập phân.
- GV viết lên bảng phân số và yêu cầu: Hãy tìm một phân số thập phân bằng phân số .
- Em tìm phân số thập phân bằng với phân số bằng cách nào?
- GV yêu cầu tương tự với các phân số ; . . 
-Chuyển phân số thành phân số thập phân bằng cách nào?
*HĐ2: Hướng dẫn luyện tập thực hành:
Bài 1: 
- GV viết các phân số lên bảng và yêu cầu HS đọc.
Bài 2:
- GV lần lượt đọc các phân số thập phân cho HS viết.
- Nhận xét và cho điểm 
Bài 3:
- GV cho HS đọc các phân số trong bài, sau đó nêu rõ các phân số thập phân.
- Trong các phân số còn lại, phân số nào có thể viết thành phân số thập phân?
Bài 4:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Mỗi phần trong bài diễn giải cách tìm một phân số thập phân bằng phân số đã cho. Các em cần đọc kĩ từng bước làm để chọn được số thích hợp điền vào chỗ trống.
- GV yêu cầu HS làm bài.
-GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
 3. Củng cố, dặn dò:5’
- Thế nào là phân số thập phân?
- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
-2 em lên bảng làm bài- cả lớp dò , sửa bài
- HS đọc các phân số trên.
+ Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,
+ Mẫu số của các phân số này đều chia hết cho 10. . . 
- HS nhắc lại.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
==
- HS nêu cách làm của mình.
- HS tiến hành tìm các phân số thập phân bằng với các phân số đã cho và nêu cách tìm của mình.
==; ==
- Theo dõi và nhắc lại.
+ Khi muốn chuyển một phân số thành phân số thập phân ta tìm một số nhân với mẫu để có 10, 100, 1000, . . . rồi lấy cả tử số và mẫu số nhân với số đó để được phân số thập phân. (cũng có khi ta rút gọn được phân số đã cho thành phân số thập phân).
- HS nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân.
+ Chín phần mười
+ Hai mươi mốt phần một trăm
+ Sáu trăm hai mươi lăm phần một nghìn
+Hai nghìn không trăm linh năm phần một triệu
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con, yêu cầu HS viết đúng theo thứ tự GV đọc.
- HS đọc và nêu: 
+ P/S là P/S thập phân
+Phân số có thể viết thành phân số thập phân:
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm số thích hợp điền vào ô trống.
- HS nghe GV hướng dẫn.
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) c)
- HS nhận xét bài làm của bạn.
-1 em nêu
-Ghi bài vào vở
Ia Glai, ngày 20 tháng 8 năm 2012
 TỔ TRƯỞNG
 Vũ Thị Thúy
 Tiết 5	
SINH HOẠT TUẦN 1
 I. MỤC TIÊU: 
-Bầu cán sự lớp, quy định nề nếp lớp , tác phong, đạo đức, vệ sinh, công tác đội, nội qui trường, nội qui của lớp. Bảo vệ cơ sở vật chất, giữ gin vệ sinh, thực hiện luật an toàn giao thông, chuẩn bị tốt đồ dùng học tập, trang phục, thực hiện đúng việc đi học , sinh hoạt 15 phút đầu giờ, 
 	-Duy trì nề nếp lớp, lên kế hoạch sinh hoạt.
II. CHUẨN BỊ: Các tổ trưởng, báo cáo hoạt động của các tổ viên trong tuần; trực nhật.
 Lên kế hoạch tuần 2, phân công việc cho các tổ trưởng.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
 1. ỔN định lớp: Hát.
 2. Tiến hành : Các tổ báo cáo ưu, khuyết điểm trong tuần, 
Khen ngợi: tổ thực hiện công tác trong tuần và phê bình tổ chưa thực hiện tốt.
Biện pháp xử lí: HS vi phạm lỗi nhẹ: cảnh cáo. Vi phạm lỗi nặng: viết kiểm điểm, 
3. Ý kiến của Giáo viên: 
 + Ưu : Lớp có thực hiện tốt nề nếp lớp, nội qui của nhà trường, nội qui của lớp, sinh hoạt sao đầy đủ, đúng giờ. Vệ sinh trường lớp có sạch, tác phong khá tốt, trang phục ổn, tinh thần đoàn kết có , chưa cao. chưa chú ý bài trong giờ học. 
 + Khuyết điểm: nề nếp lớp chưa tốt, trang phục chưa được đồng bộ, vệ sinh sân trường chưa sạch sẽ, Tác phong đạo đức còn yếu, lễ phép chưa có, bài ở nhà chưa thuộc, bài tập ở nhà chưa làm còn nhiều. Đi học muộn.
 + Biện pháp khắc phục: Giáo viên, ban cán sự lớp, tăng cường kiểm tra thường xuyên: Tất cả các hoạt động của học sinh về vệ sinh, bài cũ, trang phục, nề nếp, đạo đức từng học sinh. 
4. Kế hoạch tuần 2: 
-Tiếp tục duy trì nề nếp học sinh, các hoạt động đội, hoạt động học tập, tác phong, đạo đức, vệ sinh trường lớp, đăng kí câu lạc bộ, an toàn giao thông.
- Tăng cường ôn tập để thi khảo sát đầu năm.
- Thực hiện vệ sinh trường lớp sạch sẽ, đi học chuyên cần.
- Trang trí lớp học, sinh hoạt 15’, sinh hoạt sao đúng lịch.
- Bổ sung sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1-5.doc