Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 21:

Bài: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ.

I/ MỤC TIÊU:

-Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên(béThu); giọng hiền từ (người ông)

-Hiểu nội dung: tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu(trả lời các câu hỏi)

II/ CHUẨN BỊ:

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm một số tranh, ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố (nếu có).

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 38 trang Người đăng hang30 Lượt xem 486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 11 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Thứ năm ngày 01 tháng 11 năm 2012
Tiết 1	TẬP ĐỌC - Tiết 21: 
Bài: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ.
I/ MỤC TIÊU: 
-Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên(béThu); giọng hiền từ (người ông)
-Hiểu nội dung: tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu(trả lời các câu hỏi)
II/ CHUẨN BỊ:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Thêm một số tranh, ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố (nếu có).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ(2phút): Ổn định tổ chức lớp.
2-Bài mới(34phút) : Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn Học sinh luyện đọc .
- GV giới thiệu tranh minh hoạ khu vuờn nhỏ bé của bé Thu (trong SGK) ; 
- HS đọc toàn bài.
-Đọc diễn cảm toàn bài - giọng nhẹ nhàng, ngắt hơi đúng chỗ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả (khoái, rủ rỉ, ngọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng nhọn hoắt,..); đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ, chậm rãi của người ông.
- Bài chia làm thành 3 đoạn:
+3HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. 
- Luyện đọc từ khó: khoái, ngọ nguậy, nhọn hoắt..
+ 3HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài.
- HS đọc chú giải( Sgk)
- GV giải nghĩa từ: (săm soi, cầu viện).
- HS đọc đoạn 3 trong bài.
- Hướng dẫn đọc đoạn 3- nhận xét.
+3HS đọc nối tiếp 
* GV đọc mẫu toàn bài:
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm theo đoạn để trả lời câu hỏi.
H1:- Bé thu thích ra ban công để làm gì?
H2:- Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
 GV kết hợp ghi bảng những từ gợi tả: 
H3:- Vì sao thấy chim về đậu ở ban công. Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
- Em hiểu "Đất lành chim đậu" là thế nào?
Liên hệ GD: Loài chim chỉ bay đến sinh sống, làm tổ , hát ca ở những nơi có cây cối, sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch, đẹp. Nơi ấy, không nhất thiết phải là một cánh rừng, một cánh đồng, một công viên hay một khu vườn lớn. Có khi đó chỉ là một mảnh vườn nhỏ bằng một manh chiếu trên ban công của một căn hộ tập thể trong thành phố. Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên, cây hoa, chim chóc, biết tạo cho mình một khu vườn, dù chỉ nhỏ như khu vườn trên ban công nhà bé Thu, thì môi trường sống xung quanh chúng ta sẽ trong lành, tươi đẹp hơn.
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
+ 3HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài
- GV hướng dẫn luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3- theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Thu và ông). 
- Chú ý đọc phân biệt lời bé Thu, lời của ông; nhấn giọng các từ ngữ hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cánh, vội, vườn, cầu viện, đúng là, hiền hậu, đúng rồi, đất lành chim đậu.
( Tổ chức cho HS đọc phân vai.)
- Cả lớp đọc thầm nhóm đôi: đoạn 3
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét HS đọc đúng lời của nhận vật.
- Tuyên dương- HS đọc tốt nhất.
-Hát.
- SGK/ 102
-xem tranh minh họa- Nêu nội dung của tranh vẽ cảnh gì?
- HS đọc.
- đoạn 1(câu đầu), đoạn 2 (tiếp theo đến "không phải là vườn"!); đoạn 3 (còn lại).
- 3HS đọc nối tiếp 
- HS luyện đọc từ khó.
- 3HS đọc nối tiếp 
- HS đọc chú giải.
- Đoạn 3
- vài HS đọc lại.
- 3HS đọc nối tiếp 
- HS chú ý lắng nghe.
+ HS đọc thầm.
-Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công).
-HS nói về đặc điểm của từng loài cây, Cây quỳnh- lá dày, giữ được nước; Cây hoa ti gôn-thò những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; cây hoa giấy - bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; cây đa ấn độ - bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoà những là nâu rõ to,...
-Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
- Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn,..
- HS chú ý lắng nghe.
- GV tóm tắt bài học: 
* Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai Ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh mình.
 - 3 em đọc tiếp nối nhau.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc .
+ Cả lớp đọc thầm nhóm đôi.
- HS1: Người dẫn chuyện.
- HS2: Bé Thu.
- HS3: Ông.
- 3 HS thi đọc cả lớp nhận xét. 
3-Củng cố (4phút): HS tóm tắt bài học: Nội dung: * Bài văn nói lên tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai Ông cháu bé Thu và muốn mọi người luôn làm đẹp môi trường xung quanh . GD HS biết yêu quí cảnh vật thiên nhiên, dù là con chim nhỏ. HS ghi bài—đọc lại bài học)
4- Dặn dò(1phút): Dặn HS đọc bài ở nhà- Em học theo bé Thu có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh. Chuẩn bị cho tiết sau; - GV nhận xét tiết học.
 .
Tiết 2	ĐẠO ĐỨC - Tiết 11: 
Bài: THỰC HÀNH GIỮA KÌ I.
I/ M ỤC TI ÊU: 
 - Thực hiện các hành vi biểu hiện sự kính trọng, lễ phép, giúp đỡ người già và nhường nhịn em nhỏ.
- Tôn trọng yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già em nhỏ.
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: 
- Đồ dùng để chơi đóng vai cho hoạt động 1. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
 1- Kiểm tra bài cũ(6phút): HS nêu ghi nhớ. 
2- Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
 HĐ1: Em sẽ làm gì?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm:
+ GV phát phiếu ghi tình huống cho HS, yêu cầu HS , thảo luận và giải quyết tình huống.
 Phiếu bài tập
 Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau 1.Khi em nhìn thấy bạn làm việc sai 
trái.
2.Khi bạn em gặp chuyện vui.
3.Khi bạn em bị bắt nạt.
4.Khi ban em bị ốm phải nghỉ học.
5.Khi bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt.
6.Khi em nhìn thấy bạn làm việc sai trái.
7.Khi bạn em gặp chuyện vui.
8.Khi bạn em bị bắt nạt.
9.Khi ban em bị ốm phải nghỉ học.
10.Khi bạn em bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những hành vi không tốt.
11.Ban phê bình khi em mắc khuyết điểm.
12.khi bạn gặp chuyện buồn.
- GV yêu cầu các nhóm trình bày quan điểm của mình trước lớp.
 -GV nhận xét kết luận.
 Hỏi: Em hãy kể một trường hợp cụ thể?
- GV khen những HS có những hành động, việc làm đúng, khuyến khích những HS chưa có những hành động chưa đúng học tập, noi gương bạn.
- GV nhận xét.
HĐ2 : Cùng nhau học tập gương sáng
- GV tổ chức cho học sinh làm theo nhóm.
 -GV mời HS đại diện trong nhóm lên kể .
 Hỏi: câu chuyện đã kể về những ai?
Hỏi: Chúng ta học được gì từ câu chuyện mà em đã kể ?
- GV nhận xét, 
HĐ 3 : Liên hệ bản thân.
-GV tổ chức hoạt động theo nhóm.
 - Nội dung thảo luận: mỗi nhóm sẽ thảo luận và đưa ra những việc mà các thành viên trong nhóm đã làm và chưa làm được. Từ đó thống nhất thống nhất những việc nên làm để có một tình bạn đẹp của nhóm,
- GV rút ra kết luận: 
- Tình bạn không phải tự nhiên mà có. Mỗi chúng ta cần phải vun đắp, giữ gìn mới có được tình bạn. Tục nhữ có câu:
 Tình bạn là nghĩa tương thân
 Khó khăn thuận lợi ân cần bên nhau
HĐ 4: Trò chơi ai nhanh hơn
-GV tổ chức cho lớp chơi trò chơi.
GV chia lớp thành 2 nhóm ( lấy theo tổ, hoặc lấy theo dãy bàn).
+ Thời gian chơi là 10 phút.
- Phần thưởng của bên thắng: bên thua phải hát tặng bên thắng một bài.
+ Hát.
- HS hoạt động theo hướng dẫn:
- HS nhận phiếu và thảo luận.
 Trả lời Phiếu bài tập
1.Khuyên bạn ngăn bạn.
2.Chúc mừng bạn.
3.Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
4.Đến thăm hỏi bạn, chép bài giúp bạn, giảng bài cho bạn nếu bạn chưa hiểu.
5.Khuyên ngăn bạn, chỉ cho bạn thấy chơi với những người đó là không tốt, khuyên bạn không sa vào những hành vi sai trái sẽ làm bố, mẹ và thầy cô giáo phiền lòng.
6.Không tự ái, cám ơn bạn đã giúp mình nhận ra lỗi.
7.An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
8.Mỗi trường hợp, 1 nhóm nêu ý kiến các nhóm khác bổ sung ý kiến.
9.Các nhóm nêu ý kiến đồng ý hay không đồng ý với cách ưng xử của bạn và nêu ý kiến của mình.
HS trả lời.
-HS kể.
- HS thực hiện.
-HS lên trình bày.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
 - HS thảo luận.
- Đại diện nhóm lên báo cáo
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi.
- HS + Mỗi nhóm sẽ thay phiên nhau đọc những câu ca dao tục ngữ về tình bạn ( HS đã được chuẩn bị trước ở nhà). Mỗi lần đọc đúng sẽ được một điểm tốt , sai thì không. Bên nào nhiều điểm tốt hơn là chiến thắng.- Bắt đầu chơi.
3-Củng cố(3phút): HS nêu bài học( SGK)—ghi bài, Gdục HS thực hiện như bài học.
 4-Dặn dò(1phút): Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: GV nhận xét tiết học.
Tiết 3	KĨ THUẬT - Tiết 11: 
Bài: RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG.
I/ MỤC TIÊU : 
-Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống. 
-Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
-Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Một số bát, đũa và dụng cụ, nước rửa bát (chén).
Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU	.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(3phút): Ổn định lớp
2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài - ghi đề bài lên bảng.
HĐ 1. Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
- Đặt câu hỏi để HS nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng .
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1(SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn.
- GV co ... 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(7phút): 2 HS
+ Thực hiện phep tính.
- Nhận xét –ghi điểm. 
2- Bài mới (33phút): Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng
HĐ1: Giới thiệu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
a) Ví dụ 1:
* Hình thành phép nhân:
- GV vẽ hình lên bảng và nêu bài toán.
 Ví dụ: Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2m. Tính chu vi của hình tam giác đó? 
 A 
 1,2m 1,2m
 B C 
 1,2m 
- HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác ABC.
- GV: 3 cạnh của hình tam giác ABC có gì đặc biệt?
- Vậy để tính tổng của 3 cạnh, ngoài cách thực hiện phép cộng 1,2m + 1,2m+1,2m ta còn cách nào khác?
- GV nêu: Hình tam giác ABC có 3 cạnh dài bằng nhau và bằng 1,2m. Để tính chu vi hình tam giác này chúng ta thực hiện phép nhân 1,2 x 3. Đây là phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
- GV yêu cầu học sinh cả lớp trao đổi, suy nghĩ để tìm kết quả ûcủa 1,2m x 3 
- GV nghe học sinh trình bày và viết cách làm như phần bài học trong SGK.
- GV hỏi : Vậy 1,2m nhân 3 bằng bao nhiêu mét ?
- Giới thiệu kĩ thuật tính.
- Lưu ý viết 2 phép tính nhân :12 x 3 = 36 và 1,2 x 3 = 3,6 ngang nhau để cho HS tiện so sánh, nhận xét.
- GV: em hãy so sánh tích 1,2 x 3 ở cả hai cách tính .
- GV: học sinh thực hiện lại phép tính 1,2 x 3 theo cách đặt tính. 
- HS so sánh hai phép nhân :
 và 
Nêu điểm giống nhau và khác nhau ở hai phép nhân này.
- GV : Trong phép tính chúng ta đã tách phần thập phân ở tích như thế nào?
b) Ví dụ 2:
- GV nêu yêu cầu ví dụ 2: Đặt tính và tính .
- GV gọi HS nhận xét bạn làm bài trên bảng.
- GV yêu cầu HS tính đúng nêu cách tính của mình.
 0,46
 x12
 92
 46
 5,52
- GV nhận xét cách tính của HS.
- 1HS nêu , cả lớp theo dõi và nhận xét.
HĐ2: Ghi nhớ:
- GV hỏi: Qua 2 ví dụ, bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép nhân một số thập phân với 1 số tự nhiên?
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK và yêu cầu học thuộc.
HĐ3: Luyện tập - thực hành
Bài 1:- HS đọc đề bài , hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS tự làm bài.
+ HS nêu qui tắc phép trừ hai số thập phân.
 - 25,67- 10,237= 15,433; 
 -45,248- 23,627=21,513;
-Sgk/55
- HS nghe và nêu lại bài toán ví dụ.
- HS: Chu vi của hình tam giác ABC bằng tổng độ dài 3 cạnh: 1,2m + 1,2m + 1,2m
 - 3 cạnh của tam giác ABC đều bằng 1,2m.
- Ta còn có cách thực hiện phép nhân :1,2 x 3
HS thảo luận theo cặp.
-1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- (Gợi ý:Tìm cách chuyển 1,2m thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên rồi tính).
 1,2m =12dm
 36dm = 3,6m
Vậy 1,2 x 3 = 3,6 (m).
-HS : 1,2 x3 = 3,6(m)
* Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân với số tự nhiên: 
3 nhân 2 bằng 6
3 nhân 1 bằng 1 viết 1
* Đếm thấy phần thập của số 1,2 có một chử số, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích một chữ số kể từ phải sang trái.
- HS: cách đặt tính cũng cho kết quả 1,2 x 3 =3,6m 
- HS cả lớp cùng thực hiện .
- HS so sánh, sau đó HS cả lớp theo dõi và nhận xét:
- Giống nhau về đặt tính, thực hiện tính.
- Khác nhau ở chỗ một phép tính có dấu phẩy còn một phép tính không có dấu phẩy.
- HS : Đếm thấy 1,2 có một chữ số phần thập phân, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích một chữ số từ phải sang trái.
- 2 HS lên bảng thực hiện phép nhân, HS cả lớp thực hiện phép nhân vào giấy nháp.
- HS nhận xét bạn tính đúng sai, 
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
* Ta đặt tính rồi thực hiện phép nhân như nhân các số tự nhiên:
+ 2 nhân 6 bằng 12, viết 2 nhớ 1
2 nhân 4 bằng 8, 8 nhớ 1 là 9, viết 9
+ 1 nhân 6 bằng 6, viết 6
1 nhân 4 bằng 4, viết 4
+ 2 hạ 2
9 cộng 6 bằng 15, viết 5 nhớ 1
4 thêm 1 bằng 5, viết 5
* Đếm thấy phần thập phân của số 0,46 có hai chữ số, ta dùng dấu phẩy tách ra ở tích hai chữ số kể từ phải sang trái.
* Vậy 0,46 x 12 = 5,52.
- HS đọc ghi nhớ. 
* Luyện tập - thực hành.
- HS đọc yêu cầu:
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt tính và tính.
a) b) c) 
 d) 6,8
 x 15 
 340 
 68
 102,0 
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn 
- HS vừa lên bảng nêu cách thực hiện phép tính của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: - HS đọc đề bài toán.
-1 HS lên bảng làm bài.
- HS tự làm bài. 
- GV chữa bài và cho điểm HS.
- 4 HS lần lượt nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét. 
 - 1 HS đọc đề bài toán, 
- cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Trong 4 giơ,ø ô tô đi được quãng đường là:
42,6 x 4 = 170,4 (km)
 Đáp số: 170,4 km
 3- Củng cố (4phút): HS nêu qui tắc phép nhân, GD: vận dụng vào thực tiễn cuộc sống
 4-Dặn dò(1phút): Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
 và chuẩn bị bài sau; - ghi bài vào vở - nhận xét tiết dạy.
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5	 CHÍNH TẢ – Tiết 11: ( nghe viết )
Bài: LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
I/ MỤC TIÊU :
-Viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
-Làm bài tập 2a/b hoặ BT a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ gợi ý(VD: lắm – nắm; lấm – nấm; trăn – trăng; dân- dâng)
- Bảng phụ học yêu cầu ở BT3 (mục a hoặc b).
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(2phút): Oån định tổ chức lớp.
2- Bài mới(34phút) : Giới thiệu bài- Ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh nghe – viết.
- GV đọc Điều 3, khoản 3, Luật Bảo vệ môi trường (về Hoạt động bảo vệ môi trường). 
- GV hỏi: Nội dung Điều 3, khoản 3, Luật Bảo vệ môi trường nói gì? 
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày điều luật (xuống dòng sau khi viết Điều 3, khoản 3); những chữ viết trong ngoặc kép (“Hoạt động bảo vệ môi trường”), những chữ viết hoa (Luật Bảo vệ., Điều 3,); những từ các em dễ viết sai (phòng ngừa, ứng phó, suy thoái,).
*GDBVMT: GD cho HS nâng cao nhận thức, trách nhiệm về BVMT.
* Hướng dẫn viết từ khó: HS nêu.
- Cho HS luyện viết từ khó.
* Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài chính tả: 
- Cho HS soát lỗi.
- Chấm, chữa một số bài.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
Bài tập 2
-HS làm BT 2a hay BT 2b - khắc phục lỗi chính tả của học sinh địa phương mình .
- GV có thể tổ chức cho học sinh bốc thăm cặp âm, vần cần phân biệt và thi viết 
 -GV cùng cả lớp nhận xét(về chính tả, phát âm), bổ sung từ ngữ do các bạn khác tìm được(VD: lắm điều – nắm tay,).
Bài tập 3:
- GV chọn cho HS làm BT3a, BT 3b 
- GV có thể tổ chức cho các nhóm HS thi tìm các từ láy âm đầu n hoặc các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng (trình bày trên bảng phụ).
- GV nhận xét chung và chốt lại.
- Sgk/ 103.
- HS theo dõi trong SGK.
- Một HS đọc lại Điều 3, khoản 3.
- Điều 3, khoản 3 giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường?.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. 
- HS chú ý lắng nghe.
- Môi trường, phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, thiên nhiên
- HS chú ý nghe để viết.
- Đổi vở nhau để soát lỗi.
Học sinh làm bài tập chính tả
 VD: lắm – nắm); tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó (VD: thích lắm – nắm cơm).
+ HS đọc từ ngữ đã ghi trên bảng.
Từ láy âm đầu n
Từ gợi tả âm thanh có âm cuối là ng
- na ná, nai nịt, nài nỉ, nao nao, nao nức, não ruột, nắc nẻ, nắc nỏm, nắn nót, năng nổ, nao núng, nỉ non, nằng nặc, nôn nao, nết na, nắng nôi, nặng nề, nức nở, nấn ná, nõn nà, nâng niu, nem nép, nền nã,
-loong coong, boong boong, loảng xoảng, leng keng, sang sảng, đùng đoàng, quang quác, ông ổng, ăng ẳng, ùng ục,..
3- Củng cố(4phút): HS nêu các từ láy, âm đầu, các từ gợi tả âm thanh.- Ghi bài.
4- Dặn dò(1phút): Dặn HS ghi nhớ cách viết chính tả những từ ngữ đã luyện tập ở lớp
 - GV nhận xét tiết học.
.
 Ia Glai, ngày 31 tháng 10 năm 2012
	 TỔ TRƯỞNG
 Vũ Thị Thúy
SINH HOẠT TUẦN 11
(Tiết 5 – Thứ sáu ngày 2/11)
 I / MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá ưu điểm, tồn tại trong tuần 11
- Có kế hoạch cho tuần 12. 
II / NỘI DUNG SINH HOẠT :
1 - Nhận xét tuần 11: 
 Ưu điểm : 
- Đi học chuyên cần , duy trì được các hoạt động thi đua, hoạt động đội, hoạt động học tập. Sinh hoạt, nhặt rác giữa giờ.
-Yùù thức học bài và làm bài ở lớp cũng như ở nhà có tiến bộø. Các bạn HS khá giúp đở bạn học yếu, cùng nhau tiến bộ. - Nhiều HS ngoan ngoãn, lễ phép, hòa nhã với bạn bè, biết giúp đỡ nhau, nhiệt tình với mọi công tác như: vệ sinh trường lớp, thực hiện tốt An toàn giao thông. 
- Tham gia thi giữa kỳ I đạt kết quả cao.
-Tích cực luyện tập văn nghệ, bóng rổ, nét đẹp tuổi hoa.
-Tham gia sinh hoạt Ngoại khóa tháng 10 nghiêm túc.
-Tổ chức Đại hội chi đội
- Đăng kí tiết học tốt, bông hoa điểm 10.
 Tồn tại: 
-Một số HS có tác phong, cách nói năng đối xử với bạn bè chưa tốt,
 trang phục chưa gọn gàng, Số ít em chữ viết còn cẩu thả, chưa nỗ lực trong học tập chưa cố gắng vươn lên như , chưa thuộc bài cũ.
2 - Kế hoạch tuần 12
- Tiếp tục duy trì, phát huy nề nếp lơpù, khắc phục tồn tại của tuần 11 
- Khắc phục tác phong. Rèn chữ viết chữ cho một số HS chữ viết yếu. 
-Nhắc nhở một số em có điểm thi giữa kì yếu, cần cố gắng cho kì thi cuối học kì I 
-Nhắc nhở HS thực hiện tốt An toàn giao thông, 
-Tham gia thi vòng loại Bóng rổ (4/11), tham gia Đại hội Liên đội (3/11)
-Nộp các khoản tiền theo qui định.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 11-5.doc