Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 12

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 12

TẬP ĐỌC (Tiết số: 23)

MÙA THẢO QUẢ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)

HSKG: Nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.

HS: Đọc trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

1. Ổn định tổ chức (1)

2. Bài cũ (3-5)

- GV Gọi 2HS lên bảng đọc bài: “Tiếng vọng”

? Vì sao t/g lại day dứt cái chết của con chim sẻ?

? Nêu nội dung chính của bài thơ?

- HS nhận xét.

- GV nhận xét, ghi điểm em:

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Ngày soạn: 08- 10/ 11/ 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tập đọc (Tiết số: 23)
Mùa thảo quả
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.
- Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
HSKG: Nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc.
HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Bài cũ (3-5’)
- GV Gọi 2HS lên bảng đọc bài: “Tiếng vọng”
? Vì sao t/g lại day dứt cái chết của con chim sẻ?
? Nêu nội dung chính của bài thơ? 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm em: 
3. Bài mới (30-32’)
3.1. Giới thiệu bài(1-2’) 
 - GV ghi bảng. HS ghi vở. 
3.2. HD luyện đọc& tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
- 1 HS đọc toàn bài. Lớp đọc thầm chia đoạn. 
? Theo em bài chia thành mấy đoạn? (3 đoạn) 
- Nhận xét.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
+ Lần 1 (Sửa phát âm, ngắt giọng): HS đọc từ khó. 
+ Lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ: HS khó hiểu)
- HS đọc chú giải.
- GV cho HS đọc trong nhóm đôi
+1-2 nhóm đọc: Nhận xét.
+ GV nhận xét.
- GV đọc mẫu.
b. Tìm hiểu bài:
- 1 HS đọc lại toàn bài. 
1. Thảo quả báo hiệu vào mùa.
* Lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1.
? Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?
? Cách dùng từ, đặt câu ở đoạn đầu có gì đáng chú ý? 
GV ghi bảng, giảng từ:
? Nội dung đoạn 1 là gì?. 
- Nhận xét- GV ghi bảng
* HS đọc thầm tiếp đoạn 2 trả lời câu hỏi 2.
2. Sự phát triển của thảo quả.
? Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh? 
- GV ghi bảng và giảng từ: 
? ý đoạn 2 nói gì ?. Nhận xét- GV ghi bảng. 
* Để trả lời câu hỏi 3 lớp đọc thầm đoạn còn lại.
3. Vẻ đẹp của rừng khi thảo quả chín.
- HS đọc câu hỏi. HS trả lời.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
? Nêu nội dung chính của đoạn?
- Nhận xét- GV ghi bảng
- HS đọc lại toàn bài.
? Nêu nội dung chính của bài? 
- GV tóm tắt nội dung bài, ghi bảng.
c. HD đọc diễn cảm:
? Qua tìm hiểu ND, hãy cho biết: Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào? 
- GV kết luận giọng đọc. 
- Đọc diễn cảm đoạn 1: (bảng phụ)
+ GVđọc mẫu, HS theo dõi GV đọc.
- Luyện đọc trong nhóm. 
- Thi đọc diễn cảm trước lớp: 
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
- GV nhận xét kết luận.
4. Củng cố- dặn dò. (2’)
? Tác giả miêu tả thảo quả theo trình tự nào?
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về đọc và soạn bài: Hành trình của bầy ong.
Toán (Tiết số:56)
Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000... 
I. Mục tiêu:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng dưới dạng số thập phân.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài dạy. 
- HS: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)
- GV đọc đề bài: Tính:
 a. 2,3 x 7	b. 12,34 x 5	c. 34,089 x 9
- 3 HS lên bảng làm. Lớp làm vở nháp. 
- Chữa bài.
3. Dạy bài mới (32-35’)
a. GV giới thiệu bài.(1-2’)
- GVghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
b. Nội dung:
* VD 1: 
- GV nêu VD: 27,867 x 10 = ?
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp làm nháp.
- Nhận xét phần đặt tính và tính kết quả của HS.
- GV nêu: Vậy ta có: 27,867 x 10 = 278,67.
- GV hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10.
? Vậy khi nhân một số thập phân với 10 ta có thể tìm được ngay kết quả bằng cách nào?
* VD 2: 53,286 x 100 = ?
- GV hướng dẫn tương tự như VD 1.
* Quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, 
? Muốn nhân một số thập phân với 10 ta làm ntn? Số10 có mấy chữ số 0?
? Muốn nhân một số thập phân với 100 ta làm ntn? Số100 có mấy chữ số 0?
? Dựa vào cách nhân một số thập phân với 10, 100 em hãy nêu cách nhân một số thập phân với 1000 ?
? Hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ?
- Nhiều HS nêu. HS nêu thuộc ngay tại lớp.
c. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:- HS nêu y/c.
- GV cho HS tự làm bài. Đổi vở kiểm tra.
- 3 HS lên bảng làm.
- Chữa bài.
- GVnhận xét.
Bài 2:- HS đọc đề bài .
- GV viết lên bảng mẫu:12,6m = m
? 1m bằng bao nhiêu xăng- ti- mét?
? Vậy đổi 12,5m thành xăng- ti- mét thì em làm ntn?
- HS nêu cách đổi. GV nhận xét và ghi kết quả.
- Lớp làm bài.
- 3 HS lên bảng làm.
- Chữa bài: Có giải thích.
- GV nhận xét.
4 Củng cố, dặn dò (2’)
GV tổng kết tiết học.
Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài: luyện tập.
Đạo đức (Tiết số:12)
Kính già, yêu trẻ (T.1)
I. Mục tiêu: 
- Biết vì sao phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái đọ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
GDKNS: Tư duy phê phán; quyết định; giao tiếp, ứng xử.
II. chuẩn bị:
	GV:- Phiếu bài tập (STK- 48)- HĐ3 tiết 1, bảng phụ (HĐ 2- Tiết 1)
HS: - Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. Bài cũ.(không) 
3. Bài mới (25-30’)
a. Giới thiệu (1-2’)
- Ghi đầu bài. 
b. Bài giảng.
1. HĐ1 : Tìm hiểu câu chuyện: “Sau đêm mưa”
- HS đọc câu chuyện.
? Các bạn trong chuyện đã làm gì khi gặp bà cụ và em bé?
? Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
? Em có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
? Em học được gì từ các bạn nhỏ trong truyện?
- GV nhận xét kết luận: 
- HS đọc ghi nhớ trong SGK.
3. HĐ2 : Tình cảm kính già, yêu trẻ.
- GV phát phiếu bài tập 
- HS làm bài. Trình bày bài.
- Nhận xét
- GV nhận xét giờ học.
* HD HS thực hành.
- Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ nơi em ở.
4 Củng cố, dặn dò (2’)
- GV tổng kết tiết học.
 - Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài tuần sau: 
Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010.
LT & C (Tiết số:23)
Mở rộng vốn từ: bảo vệ môi trường
I. Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu nghĩa của một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1.
- Biết ghép tiếng Bảo với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức BT2. Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3.
GDMT: GD lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bài dạy. BT 1b viết bảng phụ.
HS: Vở Bài tập TV5
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ(3-5’)
- GVgọi 3HS 
? Đặt câu với cặp quan hệ từ mà em biết? 
- Nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm: 
3. Bài mới (32-35’)
3.1. GV giới thiệu bài (1-2’)
- GV ghi tên bài. HS ghi tên bài.
3.2. Tìm hiểu bài:
Bài 1: 
a. HS đọc y/c và nội dung.
- HS làm bài nhóm đôi.
- HS phát biểu. Nhận xét.
b. HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét lời giải đúng.
Bài 2: 1 hs đọc y/c bài tập , cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận theo cặp về y/c của bài tập.
- GV gợi ý: ghép tiếng bảo với mỗi tiếng để tạo thành từ phức.Sau đó tìm hiểu và ghi lại nghĩa của từ đó.
- HS phát biểu ý kiến. HS nhận xét.
- GV nhận xét chốt ý đúng:
Bài 3: 1 hs đọc y/c BT.
- GV hướng dẫn HS: Tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi.
- HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- Nhận xét. Sửa từ.
- GV cho điểm những em làm bài tốt.
4. Củng cố- dặn dò(2’)
- GVnhận xét tiết học, hs xem trước bài: luyện tập về quan hệ từ.
Toán (Tiết số:57)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, 
- Nhân một số thập phân với số tròn chục, tròn trăm.
- Giải các bài toán có 3 bước tính.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bài dạy.
 - HS: Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp (1-2’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- GV viết lên bảng: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm.
a. 34,5m =  dm	 b. 4,5 tấn = .. . tạ
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm bài.
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi tên bài.- HS ghi vở.
b. Nội dung.
* HD hs luyện tập.
Bài 1 : 
- HS đọc đề bài.
a. HS tự làm.
- GV gọi HS đọc bài làm trước lớp.
- GV Nhận xét.
? Em làm thế nào để được1,48 x10 = 14,8?
- GV hỏi tương tự các trường hợp còn lại.
b. HS đọc y/c:
? Làm thế nào để viết 8,05 thành 80,5 ?
? Vậy 8,05 nhân với số nào được 80,5?
- HS làm các phần còn lại.
- Nhận xét.
. Tính nhẩm
1,48 x 10 = 14,8
15,5 x 10 = 155
5,12 x 100 = 512
0,9 x 100 = 90
Bài 2: HSKG: Làm thêm ý c,d
- HS tự làm bài.
- GV gọi 4 HS lên nối tiếp lên bảng làm. 
- Nhận xét
? Nêu cách làm của mình?
- GV nhận xét chung.
Bài 3: 
- HS đọc đề bài.
- HS khá lên bảng làm bài.
- GV gợi ý cho HS kém.
- Tổ chức chữa bài. 
- Gv nhận xét chung.
3 giờ đầu đi được:10,8 x 3 = 32,4 (km)
4 giờ sau đi được:9,52 x 3 = 28,56 (km)
Ng đó đi được tất cả số km là:32,4 + 28,56 = 60,96 (km)
 Đ/s: 60,96 km
 4. Củng cố- dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học.
HS về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
Chính tả (Nghe-viết) - (Tiết số:12)
Mùa thảo quả
I. Mục đích, yêu cầu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm được BT2a/b hoặc BT3a/b.
II. Đồ dùng dạy học:
	GV: Kẻ bảng phụ BT 2
	HS : Vở và bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học: 
	1. ổn định lớp (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- Gọi 2 HS lên bảng, lớp viết vào vở nháp.
? Tìm các từ láy âm đầu n hoặc từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng?
- Nhận xét, ghi điểm em: 
3. Bài mới (32-35’)
a. GV giới thiệu bài(1-2’)
- GV ghi tên bài. HS ghi tên bài.
b. GV HD viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung bài.
- GV gọi 3-5 HS đọc nội dung đoạn văn.
? Nêu nội dung của đoạn văn ? 
* Hướng dẫn viết từ khó.
? Tìm các từ khó, dễ lẫn.?
- HS viết các từ khó.
- GV nhắc HS chú ý những chữ dễ viết sai, chữ viết hoa, cách viết chữ số.
* Viết chính tả.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi. 
- GV thu 5- 6 vở chấm.
- GV nhận xét chung
c. Hướng dẫn HS làm bài tập
BT2 : GV cho HS đọc yêu cầu và dung bài 2a.
- Lớp làm bài nhóm 4. 
- Lớp đọc bài làm của nhóm mình, nhận xét bài.
- GV ghi bảng.
- GV chốt lại kết quả đúng.
BT3 : HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 3a.
- GV chia lớp thành 2 nhóm: 
- Làm bài.
- HS phát biểu ý kiến.
- Nhận xét 
- GVchốt kiến thức bài, cho 2 ,3 HS đọc lại bài.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV tóm tắt ý chính của bài.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010
Tập đọc (Tiết số:24)
Hành t ... gốc, t/c của sắt ?
? Hợp kim của sắt là gì ? chúng có những t/c nào?
3. Dạy bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài (1- 2’)
- GV ghi bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
b. Nội dung.
* H Đ 1: Tính chất của đồng.
- HS thảo luận trong nhóm 4. Theo gợi ý sau: Cho biết.
+ Màu sắc của sợi dây?
+ Độ sáng của sợi dây?
+ Tính cứng và dẻo của sợi dây?
- Các nhóm trình bày ý kiến. Nhóm khác nhận xét. 
- GV nhận xét, kết luận: 
* H Đ 2: Nguồn gốc, so sánh t/c của đồng và hợp kim của đồng.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4
? Nêu t/c của đồng và hợp kim của đồng vào phiếu học tập.
- Các nhóm bày bài.
- Các nhóm nhận xét kq. 
? Theo em đồng có ở đâu?
- GV kết luận: 
* H Đ 3: Một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng, cách bảo quản các đồ dùng đó.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS quan sát hình minh họa SGK- T.51:
? Tên đồ dùng đó là gì?
? Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu gì?
? Chúng thường có ở đâu?
? Em còn biết những sản phẩm nào khác được làm từ đồng và hợp kim của đồng?
- HS nêu. HS nhận xét.
- GV kết luận.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, chuẩn bị bài 25.
Luyện từ và câu (Tiết số:24)
Luyện tập về quan hệ từ
I. Mục đích yêu cầu:
Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu. (BT1,2)
Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3, biết đặt câu với quan hệ từ đã cho BT4.
HSKG: Đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ ở BT4.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Viết bảng phụ BT3. Bảng lớp BT 1.
- HS : Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- GV lên bảng: Đặt câu với một trong các từ phức có tiếng bảo trong BT2, tiết học trước.
- Lớp làm bài. 
- GV bổ sung nếu cần thiết. 
3. Bài mới (32-35’)
a. Giới thiệu. (1-2’)
- GV ghi đầu bài. HS ghi vở. 
b. Bài giảng. 
* Hướng dẫn HS làm BT.
Bài 1: HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập.
HS tự làm.
 GV gợi ý: Dùng bút chì gạch 2 gạch dưới từ quan
 hệ, 1 gạch dưới những từ ngữ được nối với nhau bằng quan hệ từ đó.
- 1 HS lên bảng làm. Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- GV kết luận.
Bài 2: HS đọc yêu cầu, nội dung BT.
- GV y/c HS tự làm.
- HS trình bày bài. HS nhận xét.
- GV nhận xét kết luận lời giải đúng.
a. Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản.
b. mà: biểu thị quan hệ tương phản.
c. Nếuthì: biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết- kết quả.
Bài 3: HS đọc y/c và nội dung bài.
- HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm. 
- Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét.
Bài 4: HS đọc yêu cầu, nội dung BT.
 GV tổ chức cho HS dưới dạng trò chơi.
 GV hướng dẫn cách chơi. (STK- 361)
 Các tổ thi đua.
 GV nhận xét bài qua trò chơi.
4. Củng cố, dặn dò (2’)
	- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bi tiết sau: Tuần 13.
Tập làm văn (Tiết số:23)
Cấu tạo của bài văn tả người
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn tả người. (ND Ghi nhớ).
- Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học.
	- GV: Bài dạy. Đáp án BT phần nhận xét viết bảng phụ. 
- HS: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- GV thu chấm đơn kiến nghị của 5 HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới.(32-35’)
a. Giới thiệu bài.(1-2’)
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu VD.
- HS quan sát tranh.
? Qua bức tranh, em cảm nhận được điều gì về anh thanh niên ?
- HS đọc bài: Hạng A Cháng.
- GV nêu từng câu hỏi trong SGK. Từng HS trả lời.
- GV nhận xét, chỉnh sửa nội dung.
- GV treo bảng phụ có viết sẵn đáp án của bài tập và giảng lại về cấu tạo của bài văn.(STK- T 357)
? Qua bài văn Hạng A Cháng, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả người?
- HS đọc phần ghi nhớ.
c. HD luyện tập.
Bài 1:- HS đọc y/c bài tập.
- GVhướng dẫn:
? Em định tả ai?
? Phần mở bài em nêu những gì?
? Em cần tả được những gì về người đó trong phần thân bài?
? Phần kết bài em nêu những gì?
- HS làm bài.
- GVgiúp đỡ những em gặp khó khăn.
- HS trình bày bài.
- GVnhận x ét, bổ sung ý kiến cho từng HS.
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
? Em hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người?
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
Lịch sử (Tiết số:12)
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
I. Mục tiêu:
- Sau cách mạng tháng 8 nước ta đứng trước những khó khăn to lớn: “giặc đói”, “giặc dốt”, “giặc ngoại xâm”
- Các biện pháp nhân dân ta đã thực hiện để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”: quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xoá nạn mù chữ
II. Đồ dùng dạy- học:
	GV:- Bài giảng.
 - Phiếu học tập của HS
 HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. ổn định (1-2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (không)
3. Bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài ghi tên bài lên bảng. 
- HS ghi vào vở. 
b. Nội dung.
*HĐ 1: Hoàn cảnh VN sau c/m tháng Tám.
- HS đọc SGK: Từ Cuối năm 1945. nghìn cân treo sợi tóc 
- GV nêu vấn đề (STK- T 72)
? Em hiểu thế nào là nghìn cân treo sợi tóc?
? Hoàn cảnh nước ta lúc đó có những khó khăn nguy hiểm gì?
? Nếu không đẩy lùi được nnj đói và nạn dốt thì điều gì có thể xảy ra với đất nước chúng ta ?
? Vì sao Bác Hồ gọi nạn đói và nạn dốt là “giặc”? 
? Em hiểu thế nào là bình dân học vụ?
- GVkết luận, giảng nội dung: 
*HĐ 2: ý nghĩa của việc đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
- Lớp thảo luận nhóm 4. Đọc SGK đẻ tìm ý nghĩa của việc nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã chống lại giặc đói, giặc dốt ntn?
- Các nhóm trình bày. Nhận xét.
GV nhận xét, kết luận.
*HĐ 3: Bác Hồ trong những ngày diệt “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
- HS đọc đoạn: Bác Hoàng Văn TíT. 25.
? Em có cảm nghĩ gì về việc làm của Bác Hồ qua câu chuyện trên?
- GV kết luận: 
- HS đọc KL: SGK- T 26. 
4. Củng cố, dặn dò:(2’) 
- GV tóm tắt nội dung 
? Đảng và Bác Hồ đã phát huy được điều gì trong nhân dân để vượt qua tình thế hiểm nghèo?
- Nhận xét giờ.
- Về chuẩn bị bài 13. 
Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010
Toán (Tiết số:60)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về:
- Nhân một số thập phân với một số thập phân.
- Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bài dạy. Bảng phụ viết nội dung bài tập 1a.
 - HS: Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp (1-2’)
 2 . Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vở.
- GV viết đề bài: Tính nhẩm. 	
a. 12,35 x 0,1 b. 1,78 x 0,1
- Lớp nhận xét bài của bạn, đọc bài làm của mình.
 3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi tên bài.- HS ghi vở. 
b. HD hs luyện tập.
? Giờ học hôm nay gồm mấy bài tập? (5 BT)
Bài 1:
a. - HS đọc y/c bài.
- 2 HS bảng làm.- Lớp tự làm bài.
 - GV bao quát lớp, giúp đỡ HS yếu.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
? Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b ) x c và a x (b x c) khi a = 2,5; b = 3,1; c =0,6.
- GV hỏi tương tự các trường hợp còn lại.
- GV thống nhất kết quả.
? Nêu t/c kết hợp của phép nhân các số thập phân?
b. HS tự làm bài.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét bài.
? Vì sao em cho rằng cách tính của em là thuận tiện nhất?
Bài 2:- HS đọc đề bài.
- HS tự thực hiện phép tính.
- 2 HS lên bảng làm.
- Lớp làm vào vở. Đổi chéo vở để kiểm tra.
- GV cùng HS chữa bài , nhận xét.
a. (28,7 + 34,5) x 2,4
 = 63,2 x 2,4
 = 151,68
- HSKG: Làm thêm bài 3.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Luyện tập chung.
Tập làm văn (Tiết số:24)
Luyện tập tả người
( Quan sát và chọn lọc chi tiết )
I. Mục đích, yêu cầu:
Giúp HS:
- Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bài dạy. 
- HS : Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (3-5’)
- Thu, chấm dàn ý chi tiết cho bài van tả một người trong g đ của 3HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới.(32-35’)
a. Giới thiệu bài.(1-2’)
b. Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1:
- HS đọc y/c và nội dung của BT.
- Lớp thảo luận nhóm 4.
- GV gợi ý: 
+ Đọc kĩ bài.
+ Dùng bút chì gạch chân những chi tiết tả mái tóc, giọng nói, đôi mắt, khuôn mặt của bà.
+ Viết vào giấy. 
- HS trình bày. Nhận xét bài làm của nhó bạn.
- GV nhận xét bài làm của nhóm bạn.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả ngoại hình của t/g 
- GV giảng:
Bài 2: - HS đọc y/c và nội dung của BT.
- Lớp thảo luận nhóm 4.
- GV gợi ý: 
+ Đọc kĩ bài.
+ Dùng bút chì gạch chân những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc.
+ Viết vào giấy.
- HS trình bày. Nhận xét bài làm của nhó bạn.
- GV nhận xét bài làm của nhóm bạn.
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả anh thợ rèn của tác gỉa?
? Em có cảm giác gì khi đọc đoạn văn?
- GV nhận xét, ghi điểm HS làm bài tốt.
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Học tập cách miêu tả để lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp.
Địa lí (Tiết số:12)
Công nghiệp
I. Mục tiêu:
 	Giúp HS:
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí
- Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói
- Nêu tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: bản đồ hành chính VN
- HS: đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. KT bài cũ.(3-5’) 
? Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu?
? Nước ta có những điều kiện nào để phát triển ngành thủy sản?
 - GV nhận xét. 
3. Bài mới (25-30’) 
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi đầu bài.
b. Bài giảng.
* HĐ 1 : Các ngành công nghiệp.
- HS Đọc SGK
? Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống của nhân dân?
- GV kết luận:
? Ngành khai thác khoáng sản nước ta khai thác được loại khoáng sản nào nhiều nhất? (than)
? Kể một số sản phẩm của ngành luyện kim? (gang, thép)
? Cá hộp, thịt hộp, là sản phẩm của ngành nào? (chế biến thủy, hải sản)
- GV kết luận:
* HĐ 2 : Nghề thủ công của nước ta.
- Lớp thảo luận nhóm đôi theo gợi ý sau:
? Địa phương ta có nghề thủ công nào?
Tên nghề thủ công
Các sản phẩm
Vật liệu
Địa phương có nghề
- HS trình bày bài. Nhóm khác nhận xét.
GV giảng: 
? Hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta?
? Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống nhân dân ta?
- GV nhận xét, kết luận: 
4. Củng cố, dặn dò (2’)
? Nước ta có bao nhiêu dân tộc? 
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tập tích cực, hiệu quả
- HS chuẩn bị tiết sau: Nông nghiệp

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan12-1011.doc