Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 22 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 22 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 43

Bài: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN.

I/ MỤC TIÊU:

-Đọc diễn cảm toàn bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với lời nhân vật(C.H 1,2,3)

-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.

-GD: vận dụng kiến thức để đóng góp công sức xây dựng cuộc sống mới.

II / ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh họa trang 35-37 SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 469Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 22 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 43
Bài: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN.
I/ MỤC TIÊU:
-Đọc diễn cảm toàn bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với lời nhân vật(C.H 1,2,3)
-Hiểu nội dung bài: Ca ngợi bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.
-GD: vận dụng kiến thức để đóng góp công sức xây dựng cuộc sống mới.
II / ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh minh họa trang 35-37 SGK.
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ (6phút):
- Nhận xét HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- GV ghi điểm từng học sinh.
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn HS Luyện đọc
-1HS đọc toàn bài.
*Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Toàn bài đọc với giọng kể chuyện: lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi. 
• Lưu ý giọng của từng nhân vật:
-Lời bố Nhụ: nói với ông nhụ: Rành rẽ điềm tĩnh, dứt khoát hào hứng, sôi nổi khi nghĩ về ngôi làng mới.
-Lời ông Nhụ: Nói với bố Nhụ: kiên quyết, gay gắt.
-Đoạn kết bài: đọc chậm, giọng mơ tưởng. 
*Bố Nhụ nói với Nhụ: vui vẻ thân mật.
*lời Nhụ đáp: nhẹ nhàng.
- Bài chia làm; 4 đoạn.
+ 4 HS đọc nối tiếp - 4 đoạn.
- Luyện đọc từ khó:
+ 4 HS đọc nối tiếp - 4 đoạn.
-HS đọc chú giải( sgk).
-GV giảng từ khó: Làng biển: một làng hay nột xóm ở ven biển.
- Luyện đọc đoạn 4
-Vài HS đọc đoạn 4: --Nhận xét GV.
 +4 HS đọc nối tiếp - 4 đoạn.
* GV đọc mẫu toàn bài, 
HĐ2: Tìm hiểu bài
+ Em hiểu thế nào là làng biển, dân chài? 
H:Câu chuyện có những nhân vật nào?
H: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì?
H: Việc lập làng mới ngoài đảo có gì thuận lợi?
H: Việc lập làng mới ở ngoài đảo có lợi gì?
H: Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời của bố Nhụ?
H: Những chi tiết nào cho thấy ông của Nhụ suy nghĩ rất kỹ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch lập làng giữ biển của bố Nhụ?
H: Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?( nội dung chính của bài.)
- Giảng: bài Lập làng giữ biển ca ngợi những người dân chài dũng cảm, dám rời bỏ mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi. Việc làm của họ không chỉ phục vụ cho riêng họ là xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà còn là giữ một vùng biển trời của tổ quốc.
*GDBVMT: việc lập làng mới ngoài đảo, chính là góp phần giữ gìn môi trường biển trên đất nước ta.
c) Đọc diễn cảm:
- Gọi 4 HS phân vai đọc toàn bài, .
-Đọc thầm đoạn 4- nhóm 2.
- cho HS đọc diễn cảm đoạn 4:
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Gọi HS đọc bài tiếng rao đêm và trả lời câu hỏi về nội dung bài:
+ Sgk/ 36.
* HS luyện đọc
- HS khá đọc toàn bài.
+ HS 1: nhụ nghe bốtỏa ra hơi muối.
+ HS 2: Bố Nhụ vẫn nóithì để cho ai.
+ HS3: ông Nhụ quan trọng nhường nào.
+ HS4: Để có mộtở mãi phía chân trời.
 - Dân chài: người dân làm nghề đánh cá.
 - HS luyện đọc 
+ 4 HS đọc nối tiếp. 
* Tìm hiểu bài
 - Làng biển: làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo.
- Dân chài: người dân làm nghề đánh cá.
+ Bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông của bạn.
+ Họp làng để đưa cả làng ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo.
+ ở đấy đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, như trường gần, đáp ứng được mong ước bấy lâu của những người dân chài là có đất rộng để phơi được một vàng lưới, buộc được một con thuyền.
+ Việc lập làng mới ngoài đảo mang đến cho bà con dân chài nơi sinh sống mới có điều kiện thuận lợi hơn và còn là để giữ đất của nước mình.
+ Làng mới ở ngoài đảo đật rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới, buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi ngôi lành trên đất liền: có chợ, có trường học, có nghĩa trang.
+ Ông bước ra võng, ngồi xuống võng, vận mình, hai má phập phòng như người súc miệng khan. ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai ông quan trọng nhường nào.
 * Cầu chuyện ca ngợi những người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng của tổ quốc.
- Lắng nghe.
* Đọc diễn cảm
- HS đọc phân vai:
+ HS1: người dẫn chuyện
+ HS2: bố Nhụ
+ HS3: ông Nhụ
+ HS4: Nhụ
- 3 đến 5 HS thi đọc.
Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung 
	3- Củng cố (3phút): nôïi dung: Cầu chuyện ca ngợi những người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng của tổ quốc.(HS đọc)
GD: Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
	4-dặn dò(1phút):- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: - Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2	Tiết 43- KHOA HỌC 
Bài 2: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT ( tiếp theo).
I / MỤC TIÊU: 
- Nêu được một số biện pháp phòng chống cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
*GDSDNL tiết kiệm và hiệu quả: sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt
-GD: cho HS biết sử dụng an toàn, tiết kiệm chất đốt trong gia đình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Hình và thông tin trang 86, 87, 88, 89 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút): Gọi 2 em lên bảng.
HS1: Có những loại khí đốt nào ?
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ3: Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
- Làm việc cả lớp thảo luận theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận(dựa vào SGK; các tranh ảnh,..đã chuẩn bị và liên hệ với thực tế ở địa phương, gia đình HS) theo các câu hỏi gợi ý:
-H: Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đốt than?
-H: Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? Tại sao?
-H: Nêu ví dụ về việc sử dụng lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
*GDBVMT: Do khai thác tài nguyên tự do, bị cạn kiệt- ô nhiễm MT.
*GDSDNL tiết kiệm và hiệu quả: điện, nước, tài nguyên, khoáng sản..
+ Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn.
- Gia đình bạn sử dụng chất đốt gì để đun nấu?
- Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt.
- Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
- Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó. *GDBVMT: đề phòng chất đốt, ảnh hưởng đến MT
*GDSDNL tiết kiệm và hiệu quả chất đốt tròn thực tế.
HĐ4 : HS làm việc nhóm đôi:
- GV yêu cầu HS đọc thông ting trang 89 để thảo luận câu hỏi.
H: Khi chất đốt cháy sinh ra những chất độc hại nào?
H: Khói bếp than hoặc các cơ sở sửa chữa ô tô, khói của các nhà máy công nghiệp có những tác hại nào?
- GV nhận xét chốt lại.
*GDBVMT: HS biết đề phòng cháy khi sử dụng chất đốt.
+ Gọi 2 em lên bảng.
-HS2: Ở nước ta dầu mỏ được khai thác chủ yếu ở đâu?
-Sgk.
* Thảo luận về sử dụng an toàn, tiết kiệm các loại chất đốt.
- HS thảo luận nhóm 6.
- Làm theo sự hướng dẫn của GV.
-Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
+Chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than sẽ làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng, tới môi trường. Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. 
+ Hiện nay, các nguồn năng lượng này đang có nguy cơ bị cạn kiệt do việc sử dụng của con người. Con người đang tìm cách khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, nước chảy,...
+ HS liên hệ thực tiễn.
+cháy, nổ, bỏng, hư hỏng đồ dùng
* HS làm việc nhóm đôi:
- HS đọc thông ting trang 89 để thảo luận câu hỏi.
+ Khi chất đốt cháy sinh ra các khí các- bô- níc và một số chất độc khác.
+ Khói bếp than hoặc các cơ sở sửa chữa ô tô, khói của các nhà máy công nghiệp làm nhiễm bẩn khônh khí, gây độc hại cho con người, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe , ảnh hưởng đến môi trường .
- Các HS khác nhận xét bổ sung
 3-Củng cố(3phút): - Gọi HS đọc mục bạn càn biết trong SGK.
 4- Dặn dò(1phút): Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
 - Tuyên dương những em có cố gắng trong học tập. GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3	ĐẠO ĐỨC - Tiết 22- 
Bài: LUYỆN TẬP- THỰC HÀNH
(UBND XÃ (PHƯỜNG) EM -Tiết 2)
I/ MỤC TIÊU: HS biết.
-Bước đầu biết vai trò quan trọng Ủy ban nhân dân ( UBND ) xã (phường) đối với cộng đồng. -Kể được một số công việc của ủy ban nhân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
-Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã(phường) 
-có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước
-Yêu Tổ quốc Việt Nam.
- GD: Tôn trọng UBND xã (phường).
II/ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
Sgk, vở bài tập
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ (5phút): Oån định lớp - cho lớp hát một bài.
2- Bài mới(32phút):Giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng.
Xử lí tình huống ( bài tập 1 SGK )
- GV gọi 1 em đọc đề bài.
- GV cho HS thảo luận nhóm. 
- đại diện nhóm trình bày kết quả, 
- GV nhận xét chung và chốt lại.
- GV kết luận: UBND xã (phường) luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân,  ...  được đó là câu ghép?
+ Em tìm chủ ngữ bằng cách nào?
+ Em tìm vị ngữ bằng cách nào?
- HS lên bảng đặt câu ghép có quan hệ từ.
-Sgk/ 
* Tìm hiểu ví dụ
HS lấy ví dụ
HS đọc, HS khác nhận xét bổ sung.
* Luyện tập
Bài 1: 
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- Làm bài cá nhân. 1 HS làm trên bảng 
a)	Mặc dù giặc Tây hung tàn / nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập vui tươi, đoàn kết,tiến bộ.
b)	 Tuy rét vẫn kéo dài / mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.
- Nhận xét bài làm của bạn: đúng / sai (nếu sai thì sửa lại cho đúng).
- Chữa bài (nếu sai).
Bài 2: 
- HS đọc thành tiếng trước lớp.
+ Làm ở bảng nhóm.
Ví dụ:
a)	+ Tuy hạn hán kéo dài, nhưng cây cối vẫn tươi tốt.
	+ Tuy hạn hán kéo dài nhưng vườn rau nhà em vẫn xanh tốt.
b)	+ Tuy trời đã tối nhưng các cô bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
	+ Mặc dù mặt trời đã khuất sau rặng tre nhưng các cô bác vẫn miệt mài trên đồng ruộng.
Bài 3: 
- 1 HS làm bài trên bảng lớp. Cả lớp làm vào vở bài tập.
+ Mặc dù tên cướp rất hung hăng, gian xảo nhưng cuối cùng hắn vẫn phải đưa tay vào còng số 8.
+ Vì câu đó có hai vế câu.
+ Tìm chủ ngữ bàng câu hỏi Ai.?
+ Tìm vị ngữ bằng câu hỏi Thế nào? 
 3- Củng cố(2phút): HS đọc ghi nhớ bài học.
	 4- dặn dò(1phút):- Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhơ .(trang 22/sgk TV 2)
, kể lại câu chuyện Chủ ngữ ở đâu cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4	TOÁN - Tiết 110: 
Bài:	 THỂ TÍCH MỘT HÌNH.
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Có biểu tượng về thể tích của một hình. 
- Biết so sánh thể tích của 2 hình trong một số tình huống đơn giản.(bài 1, 2)
- GD cho HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Bộ đồ dùng dạy học toán 5.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ (5phút ):HS nêu qui tắc.
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng
HĐ1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình.
a, VD1: 
- GV đưa ra 2 hình, 1 hình lập phương và 1 hình hộp chữ nhật. Sau đó lấy hình lập phương cho lọt vào trong hình hộp chữ nhật. Yêu cầu HS nhận xét xem hình nào to hơn hình nào? Từ đó suy ra thể tích hình nào lớn hơn?
b, VD2: 
-GV đưa ra hình C gồm 4 hình lập phương như nhau và hình D gồm 4 hình lập phương như thế. Sau đó hỏi thể tích 2 hình này như thế nào? Vì sao? 
c, VD3: 
-GV đưa ra hình P gồm 6 hình lập phương như nhau, cho HS quan sát. Sau đó tách hình này thành 2 hình: Hình M gồm 4 hình lập phương và hình N gồm 2 hình lập phương. Sau đó cho HS nhận xét thể tích 2 hình này như thế nào? Vì sao? 
HĐ2: Thực hành
Bài 1 : HS đọc đề bài 
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Một nhóm viết trên giấy khổ to.
- GV nhận xét chung.
Bài 2: Yêu cầu HS của đề .
- GV cho HS làm bài cá nhân - 1 em làm bảng - lớp làm bài vào vở.
- GV nhận xét chung
S/114
* Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình.
- HS quan sát và nêu 1 hình là hình hộp chữ nhật và 1 hình là hình lập phương. Nhận xét hình hình hộp chữ nhật to hơn hình lập phương. Vậy hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn hình lập phương.
- HS nêu thể tích 2 hình đó bằng nhau, vì bằng tổng 4 hình lập phương nhỏ cộng lại.
- HS nêu thể tích hình M lớn hơn thể tích hình N, vì hình M bằng tổng 4 hình lập phương và hình N bằng tổng 2 hình lập phương.
* Thực hành
Bài 1 : 1 em đọc yêu cầu của đề .
+ Hình hộp chữ nhật A gồm 16 hình lập phương nhỏ.
+ Hình hộp chữ nhật B gồm 18 hình lập phương nhỏ.
+Hình B có thể tích lớn hơn thể tích hìnhA
- Các nhóm khác nhận xét bài bổ sung.
Bài 2: 1 em đọc yêu cầu của đề .
- 1 em làm bảng - lớp làm bài vào vở.
+ Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ.
+ Hình B gồm 26 hình lập phương nhỏ.
+ Hình A có thể tích lớn hơn thể tích hình 
3-củng cố(2phút): HS nêu bài học. 
4-Dặn dò(1phút):- Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau " Xăng - ti - mét khối .Đề - xi - mét khối.".- GV nhận xét tiết học 
--------------------------------------------------------------------------------------------
Tiêt 5 	KHOA HỌC - Tiết 44- 
Bài: SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ NĂNG LƯỢNG NƯỚC CHẢY.
I / MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được ví dụ về việc sử dụng của năng lượng gió, năng lượng nước chảy trong đời sống và sản xuất. 
- Sử dụng năng lượng gió, điều hòa khí hậu, làm khô và chạy động cơ gió 
-Sử dụng năng lượng nước chảy; quay guồng nước; chạy máy phát điện.
-GDSDNL tiết kiệm-hiệu quả: khi sử dụng năng lượng nước, gió, điện.
-GD: Biết sử dụng, vận dụng năng lượng gió và nước chảy vào cuộc sống.
II / ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh ảnh về sử dụng năng lượng gío, năng lượng nước chảy.
- Mô hình tua bin hoặc bánh xe nước. - Hình trang 90, 91 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút): 
HS1: Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đốt than?
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Thảo luận về năng lượng gió.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
-Yêu cầu các nhóm quan sát hình minh họa 1,2,3 trang 90
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
-H: Vì sao có gió? Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng gió trong tự nhiên.
-H: Con người sử dụng năng lượng gió trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
*GDBVMT: biết bảo vệ môi trường
*GDSDNL tiết kiệm và hiệu quả: gió, nước, điện
- GV nhận xét chung ghi điểm.
HĐ2:Thảo luận về năng lượng nước chảy.
- HS học nhóm, thảo luận theo các gợi ý:
-H: Nêu một số ví dụ về tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên.
-H: Con người sử dụng năng lượng nước chảy trong những việc gì? Liên hệ thực tế ở địa phương.
*GDBVMT: không xả rác xuống nguồn nước, ô nhiễm MT
*GDSDNL tiết kiệm và hiệu quả.
HĐ 3: Thực hành “Làm quay tua - bin”
- HS thực hành theo nhóm: Đổ nước làm quay tua - bin của mô hình “tua - bin nước” hoặc bánh xe nước.
 - GV nhận xét chung
- HS quan sát tranh ảnh về con người đã sử dụng năng lượng của gió, nước chảy. (GV tóm tắt bài học.)
Gọi 2 em lên bảng.
HS2: Gia đình em đã làm gì để tiết kiệm chất đốt?
-Sgk/ 
* Thảo luận về năng lượng gió.
- HS thảo luận nhóm 4.
- HS quan sát hình minh họa 1,2,3 trang 90
- Các nhóm nghe câu hỏi nhóm mình.
- Từng nhóm trình bày kết quả và thảo luận chung cả lớp.
+ Do sự chênh lệch nhiệt độ nên khí chuyển động từ nơi này đến nơi khác. Sự chuyển động của khí tạo ra gió.
+ Năng lượng của gió giúp cho bè xuôi dòng nhanh hơn, giúp cho con người rê thóc, làm quay các cánh quạt để quay tua - bin của nhà máy phát điện
+ Ở địa phương sử dụng năng lượng của gió quạt thóc, quạt bếp than, chơi diều
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Thảo luận về năng lượng nước chảy.
- HS làm việc theo nhóm theo câu hỏi 
- thảo luận chung cả lớp.
+ Tác dụng của năng lượng nước chảy trong tự nhiên làm tàu bè chạy, làm quay tua bin của các nhà máy phát điện, làm quay cối giã gạo.
+Dùng sức nước để tạo ra dòng điện  làm quay cối xay ngô, xay thóc. 
Sản phẩm của nhóm được treo trước lớp và đại diện của từng nhóm thuyết trình về việc sử dụng năng lượng gió và nước chảy qua các tranh ảnh sau tầm được.
* Thực hành “Làm quay tua - bin”
- HS thực hành theo nhóm.
- HS quan sát.
- HS đọc.
 3- Củng cố( 3phút): Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
 4- Dặn dò(1phút):Về nhà học thuộc mục bạn cần biết tìm hiểu xem con người sử dụng năng lượng của điện vào những việc gì và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học .
 ----------------------------------------------------------------------------------------
 Ia Glai, ngày 21 tháng 1 năm 2013 
 Tổ trưởng
	 Vũ Thị Thúy
(Tiết 5 - Thứ 6(25/1))
SINH HOẠT TUẦN 22.
 I/ MỤC TIÊU:
-Tiếp tục duy trì nề nếp lớp, tác phong, đạo đức, các hoạt động đội.
- Nhận xét đánh giá ưu điểm, khuyết điểm tuần 22. Khắc phục tồn tại trong tuần.
- Lên kế hoạch trong tuần 23
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT :
* Ưu điểm:
- Lớp thực hiệnï tốt các hoạt động của Đội, trường, lớp; tác phong ngoan ngoãn, lễ phép, hòa nhã với bạn bè, thực hiện tốt nề nếp của lớp, nội quy của nhà trường. 
- Lớp thực hiện tốt hoạt động tập nghi thức đội, SH 15 phút, SH sao nhi.
- Học bài, làm Vệ sinh sạch sẽ, làm tốt việc bảo vệ cơ sở vật chất, an toàn giao thông. 
-Kí cam kết không tàng trữ, mua bán . Các loại pháo nổ.
* Tồn tại: 
-Đi học trang phục chưa gọn gàng, phụ huynh chưa quan tâm nhiều cho con em.
-Đạo đức, tác phong 1số HS còn ồn ào, lộn xộn, trong giờ học như Phương, Hậu 
-HS vẫn chưa thuộc bài khi đến lớp, Bài tập về nhà không làm: Quốc, Hợp
-Đầu tóc chưa gọn gàng: Linh
 III- Kế hoạch tuần 23.
-Tiếp tục tìm hiểu Đảng và Bác Hồ, thực hiện đúng chủ điểm“Mừng Đảng, mừng xuân.”
-Duy trì nề nếp. Nội qui nhà trường, an toàn giao thông. Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.- Tìm hiểu về kỉ niệm ngày 3-2 TL Đảng CSVN. 
-Duy trì sĩ số, đảm bảo thời gian nghỉ tết và học đúng qui định của nhà trường.
-Tiếp tục phụ đạo HS yếu, - thực hiện đúng nội qui lớp, nội qui nhà trường.
-Tập luyện Nghi thức Đội, bóng đá nam
-Phát động kế hoạch nhỏ (quyên góp vỏ lon bia..) số lượng 10 vỏ, HSDT 5 vỏ
-Hướng dẫn viết thư UPU
-------------------------------------------b & a-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22-5.doc