Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 25 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 25 - Trường TH Nguyễn Tri Phương

Tiết 1 TẬP ĐỌC - Tiết 49

BÀI: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG.

I/ MỤC TIÊU:

-Biết đọc diễn cảm diễn bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.(trả lời các câu hỏi)

-GD: Yêu quí, bảo vệ di tích lịch sử; BVMT thiên nhiên.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh họa chủ điểm, tranh bài đọc trong SGK;

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 554Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 25 - Trường TH Nguyễn Tri Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2013
Tiết 1	 TẬP ĐỌC - Tiết 49
BÀI: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG. 
I/ MỤC TIÊU:
-Biết đọc diễn cảm diễn bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.(trả lời các câu hỏi)
-GD: Yêu quí, bảo vệ di tích lịch sử; BVMT thiên nhiên.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh họa chủ điểm, tranh bài đọc trong SGK; 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn: Hộp thư mật và nêu nội dung bài.
 +Qua những vật có hình chữ V, người liên lạc muốn nhắn gửi chú Hai Long điều gì?
- GV Nhận xét, ghi điểm .
2- Bài mới(35phút): --Quan sát tranh S/67: chủ đề, tranh vẽ gì?
- Thầy, cô đưa chúng em đi tham quan viện bảo tàng, nơi lưu giữ các di tích lịch sử: vua Hùng, trống đồng Đông sơn chủ đề “Nhớ nguồn”
-Bài học: Phong cảnh đền Hùng; ghi bảng.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc 
-1HS đọc toàn bài.
-Hướng dẫn đọc diễn cảm: Chú ý cách đọc nhịp đọc khoan thai, giọng trang trọng tha thiết; nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp uy nghi của đền Hùng. Vẽ hùng vĩ của cảnh vật thiên nhiên vùng đất Tổ Quốc.
-Bài chia làm ? đoạn(3 Đoạn)
+ 3 HS đọc nối tiếp - 3 đoạn. 
- Luyện đọc từ khó; chót vót, dập dờn,
+ 3 HS đọc nối tiếp - 3 đoạn
- Gọi HS đọc phần Chú giải.
- Gv giảng từ khó: 
-Hướng dẫn nhấn mạnh, đoạn 2: Kề bên, ẩn, thật là đẹp, vòi vọi, trán giữ, sừng sững, đỡ lấy,.
 + 3 HS đọc nối tiếp - 3 đoạn- Gv nhận xét.
- Gọi HS đọc toàn bài.
 HĐ2: Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
H: Bài văn viết về cảnh vật gì? Ơû nơi nào?
H: Hãy kể những điều em biết về các Vua Hùng?
H: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng?
H: Bài văn gợi cho em nhớ đến ,một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước giữ nước của dân tộc .Hãy kể các truyền thuyết đó?
H: Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? 
 Dù ai đi ngược về xuôi
 Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
- Gv nhận xét chung.
*GD: biết BV các di tích lịch sử, khi đến tham quan, không hái hoa, bẻ cành.
H: GV tóm tắt nội dung chính của bài?
(Bài học miêu tả cảnh đẹp ở đâu, đền gì?)
- GV ghi bảng - gọi HS đọc.
-Bài học: Em thích đoạn nào, vì sao?
HĐ3: Đọc diễn cảm.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp- 
-GV hướng dẫn đọc diễn cảm.(như trên) 
+ HS luyện đọc thầm theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
- HS đọc :Hộp thư mật; Nêu nội dung bài.
-Nhắn gửi tình yêu thương Tổ quốc của mình và lời chào chiến thắng. 
- Sgk/ 68.
* HS luyện đọc.
+ 1HS khá đọc.
- 11ần xuống dòng là một đoạn.
- 3 HS đọc bài theo thứ tự.
+ HS luyện đọc từ khó.
- 3 HS đọc bài theo thứ tự.
- 1 HS đọc thành tiếng trứơc lớp.
- (bảng phụ)-vài HS đọc thành tiếng. 
- HS theo dõi.
+ 3 HS đọc nối tiếp. 
* Tìm hiểu bài
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, ảnh thiên nhiên núi Nghĩa Linh, huyên Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nơi thờ các Vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
- Các Vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu vùng Phú Thọ, cách nay khoảng 4.000 năm
- Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn, bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững.....
- Truyền thuyết về Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương.(xây thành cổ loa); Lạc Long Quân và bà Âu Cơ 
- Ca ngợi truyền thống tốt đẹp của người dân VN, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc.- Nhắc nhở, khuyên răn mọi người, dù đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì cũng không quên ngày giỗ tổ, không quên cội nguồn.
* Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
+- Đoạn 2, vì
* Đọc diễn cảm
- 4 HS đọc : 
- Luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 5 HS thi đọc- Hs nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe.
3- Củng cố(3phút): Nêu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đép tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Đọc)
 - GD: yêu quí, bảo vệ di tích lịch sử.
4-Dặn dò:- Dặn dò HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học. 
------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 2	KHOA HỌC - Tiết 49
Bài: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG.
I/ MỤC TIÊU: ÔN tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
-Những kĩ năng về bảo vệ môi trường giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
-GD: Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 + Pin, bóng đèn, dây dẫn,...
+ Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
- Hình trang 101, 102 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ (5phút): Gọi 2 em 
HS1: Chúng ta cần làm gì để phòng tránh bị điện giật ?
HS2: Vì sao cần sử dụng điện một cách hợp lí?(để tránh lãng phí, tốn tiền)
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(30phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ 1: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?"
- GV có thể cho tất cả các HS cùng chơi với điều kiện dặn các em chuẩn bị một bộ thẻ từ có ghi sẵn các chữ cái: a, b, c, d.
- Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi trang 100, 101 SGK.
- GV cho trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. 
- Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
Lưu ý: Đối với câu hỏi 7, GV cho các nhóm lắc chuông đề giành quyền trả lời câu hỏi
- GV nhận xét chung tuyên dương những nhóm thắng cuộc.
HĐ2: Quan sát và trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK.
- Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
*GDBVMT: biết bảo vệ MT nước
- Cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị điện giật.; ngoài ra không nên chơi nghịch ổ lấy điện hoặc dây dẫn điện như cắn các vật vào ổ điện (dù các vật đó cách điện), bẻ, xoắn dây điện,..(vì vừa làm hỏng ổ điện và dây điện, vừa có thể bị điện giật)
-Sgk/ 
* Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?"
- HS chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV.
- HS lần lượt đọc từng câu hỏi trang 100, 101 SGK.
- Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. 
- Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là thắng cuộc.
* Chọn câu trả lời đúng (từ câu hỏi 1 đến câu hỏi 6):
1 - d; 2 - b; 3 - c; 4 - b; 5 - b; 6 - c.
* Điều kiện xảy ra sự biến đổi hoá học (câu 7):
a) Nhiệt độ bình thường.
b) Nhiệt độ cao.
c) Nhiệt độ bình thường.
d) Nhiệt độ bình thường.
* Quan sát và trả lời câu hỏi
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
- HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
a) Năng lượng cơ bắp của ngươí.
b) Năng lượng chất đốt từ xăng.
c) Năng lượng gió.
d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
e) Năng lượng nước.
g) Năng lượng chất đốt từ than đá.
h) Năng lượng mặt trời.
	3- Củng cố, dặn dò(3phút): HS nêu nộ dung bài học, trọng tâm.
- Dặn HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau học tiếp. - GV nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 3	Đạo đức - Tiết 25 : 
 Bài: THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I/ MỤC TIÊU: Giúp cho HS nắm được những bài học trong giữa học kì II. Để từ đó HS có hướng học tập trong các tuần tiếp theo.
-GD cho HS biết thích thú môn học.
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1-Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 em lên bảng.
+ nhận xét –ghi điểm.
2-Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS ôn tập những bài từ tuần 19 đến tuần 25:
- GV yêu cầu HS trả lời: 
H: Bố Nga đến Ủy ban nhân dân xã để làm gì ?
H: Ngoài việc cấp giấy khai sinh , Ủy ban nhân dân xã phường còn làm những công việc gì?
- GV cho HS tham gia các hoạt động do Ủy ban nhân dân xã tổ chức cho trẻ em.
H: Qua bài “Em yêu tổ quốc Việt Nam “ em có cảm nghĩ gì về về đất nước và con người Việt Nam?
H: Em mong muốn khi lớn lên sẽ làm gì để góp phần xây dựng đất nước?
- GV nhận xét bổ sung.
H: Qua bài “ Em yêu hòa bình “ em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân, đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh ?
H: Bản thân em khi học xong bài em em có suy nghĩ gì ?
- GV nhận xét chung.
-HS nêu bài học.
- Sgk/ 
* HS ôn tập những bài từ tuần 19 đến tuần 25:
+HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi.
- Bố Nga đến Ủy ban nhân dân xã để làm giấy khai sinh cho em.
- Ngoài việc cấp giấy khai sinh , Ủy ban nhân dân xã phường còn làm xác nhận chỗ ở, quán lí việc xây dựng trường học , điểm vui chơi cho trẻ em..
- Việt Nam là một đất nước tươi đẹp và có truyền thống văn hóa lâu đời. Việt Nam đang thay đổi , phát triển từng ngày.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- Qua bài em thấy cuộc sống của người dân đặc biệt là trẻ em vùng có chiến tranh phải sống một cuộc sống vô cùng khổ cực 
- Bản thân mỗi chúng em có trách nhi ... át câu bằng cách thay thế từ ngữ(ND ghi nhớ)
-Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó(Làm được 2 BT)
-GD: vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
I/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Bảng phụ, bảng nhóm, sgk,v vở BT.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút): Gọi 2 em lên bảng đặt câu có sử dụng liên kết bằng cách lập từ ngữ, 
- GV nhận xét ghi điểm
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- HS làm bài theo cặp. Gợi ý HS dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ cho em biết đoạn văn nói về ai.
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Nhận xét bài làm của bạn: 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Gọi HS phát biểu.
- Kết luận:
Việc thay thế những từ ngữ ta dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như ở hai đoạn văn trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.
HĐ2: Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- HS lấy ví dụ về phép thay thế từ ngữ.
Nhận xét - Khen ngợi những HS hiểu bài ngay tại lớp.
HĐ3: luyện tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm vào giấy dán lên bảng. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung (nếu sai).
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng
Yêu cầu HS dưới lớp đọc thuộc lòng phần ghi nhớ.
+ Sgk/ 
* Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1
- 1HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận làm bài. 1HS làm trên bảng lớp.
a) Các câu trong đoạn văn đều nói về Trần Quốc Tuấn. Những từ ngữ cùng chỉ Trần Quốc Tuấn trong đoạn văn là: Hưng Đạo Vương, Ôâng, Vị Quốc công Tiết chế, vị chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người.
Bài 2
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Nối tiếp nhau phát biểu, bổ sung: Đoạn văn ở bài 1 diễn dạt hay hơn đoạn văn ở bài 2 vì đoạn văn ở bài 1 dùng nhiều những từ ngữ khác nhau nhưng cùng chỉ một người là: Trần Quốc Tuấn. Đoạn văn ở đoạn 2 lập lại quá nhiều từ Hưng Đạo Vương.
 * Ghi nhớ.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp. HS cả lớp đọc thầm để thuộc bài ngay tại lớp.
- Lấy ví dụ minh hoạ về phép thay thế.
* luyện tập
Bài 1.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1HS làm vào giấy khổ to (hoặc bằng nhóm), HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Làm việc theo yêu cầu của GV.
- Chữa bài (nếu sai).
+ Từ anh thay cho Hai Long.
+ Cụm từ Người liên lạc thay cho người đặt hộp thư.
+ Từ anh thay cho Hai Long.
+ Từ đó thay cho những vật gợi ra hình chữ V.
-Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.
	3- Củng cố dặn dò( 3phút):- Gọi 1 em đọc phần nội dung bài học SGK.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4	TOÁN - Tiết 125
 Bài: LUYỆN TẬP.
I/ MỤC TIÊU: 
-Biết cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán có nội dung thực tế.(bài 1b, bài 2, bài 3)
-Tăng cường tiếng việt cho HS dân tộc.
-GD cho HS yêu thích môn học.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
-Sgk, vở BT, bảng nhóm, phấn
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(6phút) : Gọi 2 em lên bảng 
- GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(34phút): Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài1: Gọi 1 em đọc đề bài.
H: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- 2 em làm bảng lớp làm bài vào vở.
- GV cho HS tự làm bài.
- GV chữa bài trên bảng - chấm vở một số HS - Nhận xét chung.
Bài 2: Gọi 1 em đọc đề bài.
H: Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm thế nào?
- GV gọi 3 em lên bảng làm bài - lớp làm bài vào vở.
- GV chữa bài trên bảng - chấm vở một số HS - nhận xét chung.
Bài 3 : Gọi 1 em đọc đề bài.
H: Trong trường hợp số đo theo đơn vị nào đó của số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm ntn?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi rồi thống nhất kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét chéo nhau. 
- GV nhận xét chung
HS1: Nêu cách cộng hai số đo thời gian ?
HS2: Nêu cách trừ hai số đo thời gian? 
+ Sgk/
Bài1: 1 em đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta chuyển đổi các đơn vị đo thời gian?
b. 1,6 giờ = 96 phút
2 giờ 15 phút = 135 phút
2,5 phút = 150 giây
4 phút 25 giây = 265 giây.
Bài 2: 1 em đọc đề bài.
- Thì ta đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề 
- 3 em lên bảng làm bài - lớp làm bài vào vở.
a. 2 năm 3 tháng b. 4 ngày 21 giờ
 + 13 năm 6 tháng + 5 ngày 15 giờ
 15 năm 9 tháng 9 ngày 36 giờ
 =10 ngày 12giờ
c. 13 giờ 34 phút 
 + 6 giờ 35 phút
 19 giờ 69 phút = 20 giờ 9 phút
Bài 3: 1 em đọc đề bài.
- ta chuyển đổi một đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường.
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận cùng nhau rồi nêu kết quả.
a. 1 năm 7 tháng
b. 4 ngày 18 giờ
c. 7 giờ 38 phút
	3- Củng cố, dặn dò(3phút): HS nêu ghi nhớ phép cộng hai ssó đo thời gian.
- Dặn HS về nhà học bài - chuẩn bị bài sau. - GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Tiêt 5 	KHOA HỌC - Tiết 50
 ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG ( tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU: ôn tập về:
- Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng và các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
-Những kĩ năng về bảo vệ môi trường giữ gìn sức khỏe liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
-GD: Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Chuẩn bị theo nhóm (theo phân công):
 + Pin, bóng đèn, dây dẫn,...
+ Một cái chuông nhỏ (hoặc vật thay thế có thể phát ra âm thanh).
- Hình trang 101, 102 SGK.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Kiểm tra bài cũ(5phút): Gọi 2 em lên bảng.
-GV nhận xét ghi điểm.
2- Bài mới(30phút) Giới thiệu bài, ghi đề bài lên bảng.
HĐ3: Trò chơi "Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện"
- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức "tiếp sức".
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ.
- Thực hiện: Mỗi nhóm cả từ 5 đến 7 người, tuỳ theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng 1. 
- Khi GV hô "bắt đầu", HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một dụng cụ hoặc máy móc sử dụng điện rồi đi xuống; tiếp đến HS 2 lên viết,....Hết thời gian, nhóm nào viết được nhiều và đúng là thắng cuộc.
- GV nhận xét chung
HĐ4: Trò chơi nhà tuyên truyền giỏi:
- GV viết tên các đề tài để HS lựa chọn vẽ tranh cổ động tuyên truyền .
1. Tiết kiệm khi sử dụng chất đốt.
2. Tiết kiệm khi sử dụng điện 
3. Thực hiện an toàn khi sử dụng điện.
- GV nhận xét chung và chốt lại.
HS1: Sự biến đổi hóa học của các chất xảy ra trong điều kiện nào?
HS2: Ở phần vật chất và năng lượng em đã được tìm hiểu về những vật liệu nào?
-Sgk/
* Trò chơi "Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện"
- HS chơi theo nhóm dưới hình thức "tiếp sức".
- Mỗi nhóm cả từ 5 đến 7 người, tuỳ theo số lượng của nhóm đứng xếp hàng 1. 
- Chơi theo hiệu lệnh của GV.
+Xe đạp: năng lượng con người.
+Máy bay: NL Xăng
+Thuyền buồm: NL gió.
+Xe ô tô: NL xăng
+bánh xe nước: NL nước.
+Tàu lửa: dầu(than đá)
+Pin mặt trời: ánh sáng.
* Trò trơi nhà tuyên truyền giỏi:
- HS lựa chọn vẽ tranh cổ động tuyên truyền theo sự hướng dẫn của HS.
- Sau khi vẽ xong, hS lên trình bày trước lớp về ý tưởng của mình 
- Thành lập ban giám khảo để chấm tranh, chấm lời tuyên truyền 
	3- Nhận xét dặn dò( 3phút):
- Dặn HS về nhà hoàn thiện tranh vẽ, chuẩn bị bài sau mang đến lớp một bông hoa thật.
- GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------
 Ia Glai, ngày 25 tháng 3 năm 2013 
 Tổ trưởng
	 Vũ Thị Thúy
TIẾT 5 (Thứ 6 (1/3) 
 SINH HOẠT TUẦN 25
I/ MỤC TIÊU:
- Nhận xét đánh giá ưu điểm, tồn tại trong tuần qua . 
- Có kế hoạch trong tuần tới .
II/ NỘI DUNG SINH HOẠT :
1- Ưu điểm:
 - Tuyên dương lớp ta thực hiện khá đủ các hoạt động của Đội, trường, lớp; tác phong, lễ phép, hòa nhã với bạn bè, thực hiện tốt nề nếp của lớp, nội quy của nhà trường. 
- Làm tốt hoạt động học tập, vệ sinh, an toàn giao thông. 
- Luyện tập nghi thức đội, tham gia thi bóng đá, nộp bài thi UPU, thi tìm hiểu kiến thức răng miệng, nộp Kế hoạch nhỏ. 
2-Tồn tại: một số HS đi học chưa chuyên cần, đến lớp không thuộc bài, tác phong chưa tốt, giờ học vào ra nhiều, chưa trật tự học tập, còn nói chuyện nhiều.
3- Kế hoạch tuần 26.
 -Tìm hiểu Ngày quốc tế phụ nữ 8-3, ngày giải phóng Gia Lai 17-3; ngày thành lập Đoàn TNCSHCM 26-3; thực hiện đúng chủ điểm: “Tiến lên Đoàn.” 
-Thực hiện thi giữa kì II.
- Duy trì nề nếp lớp. Nội qui nhà trường, an toàn giao thông. 
 -Tiếp tục Đăng kí thi đua giờ học tốt, bông hoa điểm 10. để kỉ niệm ngày 8-3 và ngày 17-3; 26-3. Mua hoa tặng người thân, nhân ngày Quốc tế phụ nữ.
 -Duy trì sĩ số Tập luyện nghi thức đội.
-Sinh hoạt đội, SH sao nhi đồng. Bảo vệ cơ sở vật chất, vệ sinh, tưới cây xanh.
-Tiếp tục phụ đạo HS yếu. Nộp các khoản theo quy định. 
---------------------------b & a---------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25-5.doc