Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 26 - Trường tiểu học Thuận Lợi A

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 26 - Trường tiểu học Thuận Lợi A

Tiết 2: TẬP ĐỌC

NGHĨA THẦY TRÒ.

I. MỤC TIÊU:

-Đọc lưu loát toàn bài đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi thể hiện cảm xúc về tình thầy trò của người kể chuyện.

-Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn, bài, diễn biến câu chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

+ GV: Tranh minh hoa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

+ HS: SGK.

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 26 - Trường tiểu học Thuận Lợi A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 26
Thứ
Môn 
Tên bài dạy
Hai 
9-3
Chào cờ 
Tập đọc 
Toán 
Lịch sử
Đạo đức
Nghĩa thầy trò.
Nhân số đo thời gian với một số.
Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
Em yêu hoà bình t1
Ba
10-3
Thể dục 
Chính tả 
Toán 
LTVC
Địa lý 
Bài 51
Nghe- viết: Lịch sử ngày Quốc tế Lao động.
Chia số đo thời gian cho một số.
Mở rộng vốn từ : Truyền thống .
Châu phi (tt ) 
Tư
11-3 
Tập đọc
Kể chuỵên 
Toán 
Khoa học 
Aâm nhạc
Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.
Kể chuyện đã nghe, đã đọc .
Luyện tập. 
Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa.
Học hát bài: Em vẫn nhớ trường xưa.
Năm 
12-3
Thể dục 
Tập làm văn
Toán 
Khoa học 
Kỹ thuật 
Bài 52.
Tập viết đoạn đối thoại .
Luyện tập chung.
Sự sinh sản của thực vật có hoa.
Lắp xe ben (t 3) 
Sáu 
13 -3 
Mỹ thuật 
LTVC
Toán 
Tập làm văn
SHL
VTT:Tập kẽ kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm.
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu.
Vận tốc .
Trả bài văn tả đồ vật.
Sinh hoạt lớp.
Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009
Tiết 2: TẬP ĐỌC
NGHĨA THẦY TRÒ.
I. MỤC TIÊU:
-Đọc lưu loát toàn bài đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài.Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng chậm rãi thể hiện cảm xúc về tình thầy trò của người kể chuyện. 
-Hiểu các từ ngữ, câu, đoạn, bài, diễn biến câu chuyện.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta, nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ:
+ GV: Tranh minh hoa bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
+ HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
30’
12’
12’
8’
3’
1. Bài cũ: Cửa sông
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài :Nghĩa thầy trò.
b/ Hướng dẫn luyện đọc.
Cho hs luyện đọc theo đoạn
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, hướng dẫn cách đọc các từ ngữ khó.
Gọi 1 học sinh đọc các từ ngữ chú giải trong bài.
Giáo viên giúp các em hiểu nghĩa các từ khó.
- Cho Hs luyện đọc theo cặp:
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài
c/ Tìm hiểu bài.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc, trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Cho học sinh đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
  Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
  Gạch dưới chi tiết cho trong bài cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
  Tình cảm cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào?
  Chi tiết nào biểu hiện tình cảm đó.
Em hãy tìm thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu.
Giáo viên chốt: Nhấn mạnh thêm truyền thống tôn sư trọng đạo không những được mọi thế hệ người Việt Nam giữ gìn, bảo vệ mà còn được phát huy, bồi đắp và nâng cao.
Người thầy giáo và nghề dạy học luôn được xã hội tôn vinh.
d/ Rèn đọc diễn cảm.
Hd hs luyện đọc đoạn 1
Gv đọc mẫu 
Giáo viên cho học sinh các nhóm thi đua đọc diễn cảm.
Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận, trao đổi nội dung chính của bài.
Giáo viên nhận xét.
giáo dục.
4: Củng cố. dặn dò:
Xem lại bài.
Chuẩn bị: 
Nhận xét tiết học 
-Học sinh đọc thuộc lòng 2 – 3 khổ thơ và cả bài thơ trả lời câu hỏi.
1 học sinh khá, giỏi đọc bài
Nhiều học sinh tiếp nối nhau luyện đọc theo từng đoạn.
Cả lớp đọc thầm từ ngữ chú giải, 1 học sinh đọc to cho các bạn nghe.
Học sinh tìm thêm những từ ngữ chưa hiểu trong bài (nếu có).
-HS đọc theo cặp 
Học sinh cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu:
Hs đọc và trả lời:
- Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy; thể hiện lòng yêu quý, kính mến, tôn trọng thầy, người đã dìu dắc dạy dỗ mình trưởng thành.
  Chi tiết “Từ sáng sớm  và cùng theo sau thầy”.
  Ông cung kính, yêu quý tôn trọng thầy đã mang hết tất cả học trò của mình đến tạ ơn thầy. 
  Chi tiết: “Mời học trò  đến tạ ơn thầy”.
Học sinh suy nghĩ và phát biểu.(Uống nước nhớ nguồn, tiên học lễ, hậu học văn, nhất tự vi sư, bán tự vi sư)
-Nhiều học sinh luyện đọc đoạn văn.
-HS đọc lại ý nghĩa
- “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân.”.
Tiết 3: Toán 
 NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ
 I .MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
Biết cách thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
5’
30’ 
5’
*Ổn định
A.Bài cũ:
- Kiểm tra lại bài tập với hs yếu.
 - Nhận xét, tuyên dương.
B.Bài mới: 
1. Thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số.
Ví dụ 1: 
- GV nêu vd1(trong sgk), cho hs nêu phép tính tương ứng , ghi bảng:
1 giờ 10 phút x 3 = ?
- GV tổ chức, hướng dẫn:
- Vậy: 1 giờ 10 phút x 3 = 3 giờ 30 phút.
Ví dụ 2: 
- GV nêu bài toán.
- Ghi bảng:3 giờ 15 phút x 5 = ?
- Gv yêu cầu:
- Gợi ý hs nhận xét: 
- Hướng dẫn: Ta có : 15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút. Vậy : 3 giờ 15 phút x 5 = 16 giờ 15 phút.
 - Hướng dẫn cách trình bày: 
 3 giờ 15 phút
 X 5
 15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút
- GV yêu cầu:
- Cho hs trao đổi 
2. Luyện tập:
Bài 1: 
Bài 2: - Gv hướng dẫn thêm cho các hs yếu.
C.Củng cố - dặn dò
- Nắm chắc cách nhân số đo thời gian với một số .
- Xem lại các bài tập.
- HS nêu bài toán, nêu phép tính giải bài toán:
1 giờ 10 phút x 3
-HS tìm cách đặt tính và tính:
 1 giờ 10 phút
X 3 
 3 giờ 30 phút
- HS nêu lại bài toán, nêu phép tính giải bài toán:
3 giờ 15 phút x 5
-1 hs lên bảng đặt tính và tính, cả lớp làm bảng con:
 3 giờ 15 phút
 X 5
 15 giờ 75 phút
-HS nhận xét, nêu ý kiến: Cần đổi 75 phút ra giờ và phút:
75 phút = 1giờ 15 phút.
- HS chú ý cách làm.
- HS trao đổi, nêu: khi nhân số đo thời gian với một số ta thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. Nếu phần số đo với đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề 
- HS làm vào vở, một số em chữa bài bài trên bảng để thống nhất kết quả.
 - HS đọc đề bài, làm vào vở, 1 em lên bảng chữa bài .
- Nhận xét tiết học.
Tiết 4: Lịch sử
CHIẾN THẮNG “ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”.
 I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này, hs biết:
 - Đế quốc Mĩ từ ngày 18 đến ngày 30/ 12/ 1972 đã điên cuồng dùng máy bay tối tân nhất ném bom hòng huỷ diệt HN.
- Quân dân miền Bắc đã chiến đấu anh dũng làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” .
	- Trình bày sự kiện lịch sử.
- Giaó dục học sinh tinh thần tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hi sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
-Một số ảnh tư liệu 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ (ở Hà Nội hoặc ở địa phương”.
-Bản đồ thành phố Hà Nội (Để chỉ một số địa danh tiêu biểu liên quan tới sự kiện lịch sử “Điện Biên phủ trên không”.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
5’
30’
3’
2’
A.Bài cũ :
-Nêu câu hỏi bài trước
-Nhận xét ghi điểm
B.Bài mới :
* Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
+Mục tiêu :Hs nắm được nhiệm vụ của bài học.
-GTB: gv sử dụng tranh ảnh tư liệu để gợi cho HS biết về những ngày đánh thắng máy bay mĩ cuối tháng 12-1972 ở Hà Nội.
- Nêu nhiệm vụ học tập cho hs .
*HĐ2: làm việc nhóm.
+Mục tiêu: Giúp HS biết được về âm mưu của Mĩ trong việc dùng B52 đánh phá hà Nội.
+Cách tiến hành: : làm việc nhóm: 
-YC hs đọc sgk và thảo luận và trình bày ý kiến riêng về âm mưu của Mĩ trong việc dùng B52 đánh phá hà Nội?
-YC hs quan sát hình sgk tr.52 .Sau đó gv nói về việc máy bay B52 của Mĩ tàn phá Hà Nội.
+Kết luận: 
*HĐ3: làm việc nhóm.
+Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về diễn biến của trận chiến đấu đêm 26-12-1972 trên bầu trời Hà Nội
 +Cách tiến hành: : 
-YC hs đọc sgk và thảo luận nhóm theo các gợi ý sau:
-Số lượng máy bay Mĩ?
-Tinh thần chiến đấu của các lực lượng phòng không của ta?
-Sự thất bại của Mĩ?
+Kết luận: 
*HĐ4. Làm việc cả lớp.
+Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
 +Cách tiến hành: : 
Yc hs trả lời các câu hỏi sau:
-Tại sao gọi là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?
-Trong 12 ngày đêm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ, quân ta đã thu được những kết quả gì?
-Ý nghĩa của chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?
 C.Củng cố:
HD rút ra bài học 
 D. Nhận xét -Dặn dò:
- Ghi nhớ kiến thức .
-Chuẩn bị bài sau.
-3 học sinh trả lời
-Nghe, ghi vở tên bài.
Nhận nhiệm vụ học tập.
-Đọc sgk thảo luận.
-Trình bày kết quả:
-Hs quan sát hình sgk tr.52
làm việc nhóm.
-Hs đọc sgk và thảo luận trả lời câu hỏi.
-Nhận xét bổ sung.
làm việc cả lớp.
-Hs trả lời câu hỏi.
-Hs khác nhận xét bổ sung.
-Đọc bài học.
-Nhận xét tiết học .
Tiết 5: Đạo đức
EM YÊU HOÀ BÌNH. (T1)
I. MỤC TIÊU: 
- Biết được giá trị của hoà bình, biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Yêu hoà bình, quý trọng và củng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. CHUẨN BỊ: 
 -Tranh, ảnh về cuộc sống ở vùng có chiến tranh. Bài hát: “Trái đất này là của chúng mình”.
- Giấy màu (Trắng, vàng, đỏ, đen, nước biển, xanh da trời).Đie ... tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp. 
4. củng cố dặn- dò:
Gv nhận xét tiết học
Về nhà CBB Lắp máy bay trực thăng t1 
-Nhắc tựa bài
- HS thực hiện 
-Hs nêu lại ghi nhớ 
- qs kĩ các hình , thực hiện 
TTCC 1,2,3 NX 7 10 hs 
 Hs nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2008 
Tiết 1: Mỹ thuật
VTT: TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH,
 NÉT ĐẬM 
Tiết 2: Luyện tư øvà câu 
LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ 	LIÊN KẾT CÂU
I. MỤC TIÊU:
-Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
-Biết sử dụng biện pháp thay thếtừ ngữ để liên kết câu. 
II. CHUẨN BỊ: 
-Một tờ giấy khổ to viết đoạn văn ở BT1.
-Một ờ giấy viết 2 đoạn văn ở Bt2 và 2 tờ giấy mỗi tờ viết 1 đoạn văn ở BT2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Tg 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
5’
30’
5’
*. Ổn định:
A. Bài cũ: MRVT: Truyền thống. Gv kiểm tra 2 Hs làm bài tập 3.
Gv nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Gv giới thiệu bài và nêu mục tiêu tiết học.
2. Hướng dẫn Hs luyện tập.
BT1: Cá nhân 
 GV yêu cầu 1 HS đọc bài tập 1.
- Gv dán tờ phiếu lên bảng đã viết đoạn văn; mời 1 HS lên bảng, gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương; nêu tác dụng của việc dùng nhiều từ ngữ thay thế. 
- Cả lớp và gv nhận xét chốt lại lời giải đúng.
BT2: Một Hs đọc nội dung bài tập 2
- Gv mời 2 hs làm bài trên bảng lớp trình bày phương án thay thế những từ ngữ lặp lại.
Cả lớp và gv nhận xét, rút ra lời giải:
Đoạn văn trên có 7 câu; các từ ngữ lặp lại là Triệu Thị Trinh( lặp 7 lần)
Câu 1: Triệuä Thị Trinh.
Câu 2: Người thiếu nữ họ Triệu
Câu 3:Nàng
Câu 4: Nàng
Câu 5: Triệu Thị Trinh
Câu 6: Người con gái vùng núi Quan Yên.
Câu 7: Bà
BT3: Hs đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho hs làm vở 
- Gọi hs đọc đoạn văn 
- Cả lớp và gv nhận xét . Gv chấm điểm những đoạn viết tốt.
C. Củng cố dặn dò:
Gv nhận xét tiết học. Hs nào chưa hoàn chỉnh bài văn về nhà làm tiếp.
- hs làm bt
- Cả lớp đọc thầm.
HS làm việc cá nhân đánh số thứ tự các câu văn.
- Các từ chỉ “Phù Đổng Thiên Vương”
 Phù Đổng Thiên Vương, trang nam nhi, Tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng.
- Tác dụng của việc dùng từ thay thế: 
 Tránh việc lặp từ, giúp cho diễn đạt sinh động hơn mà vẫn đảm bảo sự liên kết.
Cá nhân 
- Cả lớp đọc thầm.
Cả lớp làm bài cá nhân. Hs phát biểu ý kiến.
Làm vở
- Cả lớp đọc thầm
Một vài Hs giới thiệu người hiếu học em chọn viết là ai.
Hs viết đoạn văn vào vở bài tập.
Hs nối tiếp nhau đọc đoạn văn nói rõ các từ ngữ thay thế các em đã sử dụng để liên kết câu.
- Hs nhận xét tiết học.
Tiết 3: Toán
VẬN TỐC
 I .MỤC TIÊU:
 Giúp HS:
Bước đầu có khái niệm về vận tốc.
Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
5’
30’ 
5’
*Ổn định
A.Bài cũ:
- Kiểm tra lại bài tập với hs yếu.
 - Nhận xét, tuyên dương.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu khái niệm vận tốc 
- GV nêu bài toán: “ Một ô tô mỗi giờ đi được 50km, một xe máy mỗi giờ đi được 40km và cùng đi quãng đường từ A đến B, nếu khởi hành cùng một lúc từ A thì xe nào đến B trước?” 
a. Bài toán 1:
- GV nêu bài toán(trong SGK)
- Nêu: Trung bình mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km ta nói vận tốc trung bình hay nói vận tốc của ô tô là bốn mươi hai phẩy năm ki-lô-mét giờ, viết tắt là 42,5km/ giờ.
- Ghi bảng: Vận tốc của ô tô là :
170 : 4 = 42,5(km/giờ)
Gv nhấn mạnh đơn vị của vận tốc ở bài toán này là km/ giờ.
- GV yêu cầu: - HS nêu cách tính vận tốc
- Nếu gọi quãng đường là s, thời gian là t, vận tốc là v ta có công thức tính vận tốc ntn?
- GV yêu cầu:
- Gv sửa lại cho đúng với thực tế. Thông thường vận tốc của:
 Người đi bộ khoảng: 5 km/ giờ
 Xe đạp khoảng: 15 km/ giờ
 Xe máy khoảng:35 km/ giờ
 Ô tô khoảng: 50 km/ giờ.
- GV nêu ý nghĩa của khái niệm vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động.
b. Bài toán 2:
- GV nêu bài toán.
- Gv yêu cầu:
- Ghi bảng lời giải :
Vận tốc chạy của người đó là:
60 : 10 = 6(m/giây)
- Nhấn mạnh: Đơn vị của vận tốc trong bài toán này là m/giây.
2. Thực hành:
Bài 1: Cá nhân 
- Gọi hs đọc yc 
- Cho hs tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ.
Bài 2: Cặp đôi
- Gọi hs đọc yc 
- Cho hs tính vận tốc theo công thức 
v = s : t
Bài 3: Gv hướng dẫn: muốn tính vận tốc với đơn vị là m/giây thì phải đổi đơn vị của số đo thời gian sang giây.
C.Củng cố - đánh giá
- Thu vở 1 số em chấm bài 3.
- Nhắc lại cách tính vận tốc và công thức.
- Xem lại các bài tập.
- HS suy nghĩ, trả lời và giải thích tại sao ô tô đến B trước:
( Vì ô tô đi nhanh hơn xe máy)
- HS suy nghĩ, nêu kết quả .
- 1 HS nêu phép tính giải bài toán:
170 : 4 = 42,5(km)
* Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
- HS nêu công thức: v = s : t
- HS nhắc lại cách tìm vận tốc và công thức tính vận tốc.
- Hs ước lượng vận tốc của người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô.
- HS suy nghĩ giải bài toán.
- HS nêu cách tính vận tốc và trình bày lời giải bài toán.
-HS nhắc lại cách tính vận tốc.
- HS làm vào vở, một em chữa bài trên bảng: 
Bài giải
Vận tốc của xe máy là:
105 : 3 = 35 (km/ giờ)
Đáp số: 35 km/ giờ
- HS đọc đề bài, làm vào vở, 1 em lên bảng chữa bài .
Bài giải
Vận tốc của máy bay là:
1800 : 2,5 = 720 (km/ giờ)
Đáp số: 720 km/ giờ
Bài giải
1 phút 20 giây = 80 giây 
Vận tốc chạy của người đó là:
400 : 80 = 5 (m/ giây )
Đáp số: 5m/ giây
- Nhận xét tiết học.
Tiết 4: Tập làm văn
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN.
I. Mục tiêu: 
HS biết rút kinh nghiệm về cách viết của bài văn tả đồ vật theo những đề đã cho.
Nhận thức được ưu khuyết điểm của bạn và của mình khi được cô chỉ rõ.
 - Biết tham gia sửa lỗi chung, biết tự sửa lỗi thầy cô yêu cầu sửa trong bài viét của mình.
- Giáo dục học sinh lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn Bị: 
+ GV: Bảng phụ ghi các đề bài của tiết viết bài văn tả đồ vật.
 Một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý  phiếu học tập của học sinh để thống kê các lỗi trong baì làm của mình.
+ HS:
III. Các Hoạt Động:
Tg
Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
1’
4’
30’
3’
2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: -Giáo viên chấm vở 
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài 
	Bài mới: Trả bài văn tả đồ vật.
 b.nhận xét kết quả bài viết của hs 
Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn đềø bài của tiết viét bài văn tả đồ vật, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý nhận xét về kết quả làm bài của học sinh.
* Những ưu điểm chính:
VD: Xác định dùng đề bài bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần câu diễn đạt mạch lạc, có hình ảnh, ý sáng tạo.
Nêu ví dụ cụ thể kèm tên học sinh.
* Những thiếu sót hạn chế.
VD: Còn sai lỗi chính tả, câu văn lủng củng, ý liệt kê. Thông báo số điểm cụ thể.
c. Hướng dẫn học sinh sửa bài.
-Trả bài cho hs 
-HD hs chữa lỗi chung 
Giáo viên chỉ các lỗi cần sửa trên bảng phụ.
-Gv nhận xét sủa cho đúng .
-HD hs sửa lỗi trong bài .
Giáo viên yêu cầu hs :
  Đọc lời nhận xét.
  Đọc chỗ đã cho lỗi trong bài.
  Viết các lỗi theo từng loại và sửa lỗi.
  Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn cạnh bên để soát lại.
-Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn hay.
Giáo viên đọc cho học sinh nghe những đoạn văn, bài văn hay.
-Hướng dẫn học sinh viết lại một đoạn cho hay hơn .
Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Giáo viên nhận xét, chấm điểm bài làm của một số học sinh.
4: Củng cố.
Đọc đoạn, bai văn hay.
Nhận xét.
5. Dặn dò: 
Yêu cầu học sinh về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn vào vở.
Nhận xét tiết học. 
 Hát 
-2- 3 học sinh về nhà viết lại màn kịch “Giữ nguyên phép nước”
Học sinh lắng nghe.
-Một số hs lên bảng chũa lần lượt từng lỗi . Cả lớp sửa trên nháp .
-Cả lớp trao đổi về bài đã sửa .
Học sinh làm việc cá nhân, các em thực hiện theo các nhiệm vụ đã nêu của giáo viên.
Học sinh chép bài sửa vào vở.
Học sinh cả lớp trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay của đoạn văn, bài văn, từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
Học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
Học sinh làm việc cá nhân sau đó đọc đoạn văn tả viết lại (so sánh với đoạn văn cũ).
Học sinh phân tích cái hay, cái đẹp.
Nhận xét.
-Nhận xét tiết học
Tiết 5: Sinh hoạt lớp.
TUẦN 26
I .Mục Tiêu
Giúp hs:
-Nắm được những gì đạt được và chưa đạt được trong tuần 26
-Nắm được phương hướng của tuần tới.
II.Đồ Dùng Dạy Học
-Sổ theo dõi trong tuần.
III. Các Hoạt Động Dạy- Học 
Tg
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
20 phút
5’
5phút
A-Hướng dẫn lớp sinh hoạt :
-GV nhận xét chung :Nêu lên những mặt đạt được và những điểm còn hạn chế.Từ đó rút kinh nghiệm những mặt chưa đạt được và tuyên dương những HS có nhiều tiến bộ trong tuần .Từ đó cần cố gắng phát huy.
B.Nêu phương hướng của tuần tới.
+Oån định nề nếp ht .Rèn luyện tốt
+Đi học đúng giờ, đồng phục đeo khăn quàng đầy đủ.
Học bài và làm bài đầy đủ.
-GV HD Sinh hoạt Đội : Học chương trình rèn luyện đội viên. 
C.Hướng dẫn hs sinh hoạt văn nghệ
- Các tổ trưởng lên đọc sổ theo dõi trong tuần.
-Lớp trưởng nhận xét chung.
+Về học tập 
+Về vệ sinh trường lớp- lao động.
-Nhận nhiệm vụ tuần tới.
-Sinh hoạt Đội 
-sinh hoạt văn nghệ
Khối duyệt 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 26 lop 5.doc