Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 28

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 28

TẬP ĐỌC (Tiết số: 35)

ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 (TIẾT 1)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc đọ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

GV:- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27 ở sách Tiếng Việt 5, tập hai để HS bốc thăm.Trong đó .

- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở BT 2.

HS: vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Ngày soạn: 7-10/ 3/ 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tập đọc (Tiết số: 35)
Ôn tập giữa kì 2 (tiết 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc đọ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2)
II. Đồ dùng dạy học:
GV:- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27 ở sách Tiếng Việt 5, tập hai để HS bốc thăm.Trong đó .
- Một số tờ phiếu khổ to kẻ sẵn bảng thống kê ở BT 2.
HS: vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức (1’)
2. Bài cũ (không)
3. Bài mới (30-35’)
3.1. Giới thiệu bài(1-2’) 
 - GV ghi bảng. HS ghi vở. 
3.2. HD ôn tập.
a. Kiểm tra đọc.
- HS lên bảng gắp thăm bài đọc (5 HS )
- HS đọc bài gắp thăm và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung.
- GV cho điểm trực tiếp từng HS.
b. HD làm bài tập:
Bài tập 2
- HS đọc y/c bài tập
? Bài y/c gì ?
- GV cho HS làm bài.
- Chú ý nhắc HS: đặt câu theo thứ tự bảng tổng kết.
- Nhận xét
- GV kết luận lời giải đúng
Các kiểu cấu tạo câu
Ví dụ
Câu đơn
Câu ghép không dùng từ nối
Câu ghép
Câu ghép dùng từ nối
Câu ghép dùngquan hệ từ
Câu ghép dùng cặp từ hô ứng
4. Củng cố- dặn dò. (2’)
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về đọc và ôn lại những nội dung chính của từng bài tập đọc
Toán (Tiết số:136)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết tính vận tốc, thời gian, quãng đường.
- Biết đổi đơn vị đo thời gian.
- Bài tập cần làm: BT1,2
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài dạy. 
- HS: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ(3-5’)
- GV gọi 2 HS lên bản làm bài, HS lớp làm nháp. GV đọc bài STK- T 219
3. Dạy bài mới (32-35’)
a. GV giới thiệu bài.(1-2’)
- GVghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở.
b. Nội dung:
Bài 1: - HS đọc đề bài toán.
? Quãng đường dài bao nhiêu km ?
? Ô tô đi hết quãng đường đó trong bao lâu ?
? Xe máy đi hết quãng đường trong bao lâu ?
- 2 HS lên bảng làm.
- Chữa bài.
- GVnhận xét.
Vận tốc của ôtô là:135 : 3 = 45(km/giờ)
4giờ 30 phút = 4,5 giờ
Vận tốc của xe máy là:135 : 4,5 = 30(km/giờ)
Mỗi giờ ôtô chạy đượ nhanh hơn xe máy là:
45 – 30 = 15(km/giờ)
Bài 2: - HS đọc đề bài.
? Để tính vận tốc của xe máy chúng ta làm ntn ?
? Với quãng đường và thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp ?
- Lớp làm bài.
- 1 HS lên bảng bài làm. Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chung.
1250m = 1,25km
2phút = 1/30giờ
Vận tốc của xe máy là:1,25 : 1/30 = 37,5 (km/giờ)
 Đáp số: 37,5km/giờ
Bài 3: - HS đọc đề bài (Dành cho HSKG)
- HS nêu cách làm.
- HS chữa bài, nhận xét.
Bài 4:- HS đọc đề bài. (Dành cho HSKG)
? Bài toán y/ c chúng ta tính gì ?
? Bài toán cho vận tốc của cá heo là bao nhiêu ?
- HS nêu cách giải bài toán. 
- HS làm bài .
- Nhận xét.
4 Củng cố, dặn dò (2’)
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
Đạo đức (Tiết số:28)
Em tìm hiểu về liên hợp quốc
I. Mục tiêu: 
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về Tổ chức Liên hợp quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có tháI độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
- Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương.
II. chuẩn bị:
	GV: - Bài giảng
HS: - Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. Bài cũ.(3-5’) 
? Em hãy kể một tình bạn mà em thấy? 
3. Bài mới (25-30’)
a. Giới thiệu (1-2’)- Ghi đầu bài. 
b. Bài giảng.
* Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin về Liên Hợp Quốc
- GV cho HS thảo luận theo nhóm
? Các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc có ý nghĩa gì ?
? Việt Nam có liên quan như thế nào với tổ chức Liên Hợp Quốc?
? Là thành viên của Liên Hợp Quốc chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
- GV cho HS đọc bài tập 1- T 42 để HS giơ thẻ bày tỏ thái độ. .
- GV kết luận: 
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống.
- GV cho HS làm bài tập trong STK- T 116
- GV cho HS trình bày.
- GV kết luận:
- HS đọc ghi nhớ SGK.
 Tiết 2
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu về tổ chức liên hợp quốc ở Việt Nam.
- GV phát phiếu học tập (STK- 119) 
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày. Nhận xét.
* Hoạt động 2:Giới thiệu về liên hợp quốc với bạn bè.
- GV hướng dẫn HS cách giới thiệu theo nhóm 4.
- Các nhóm giới thiệu.
- Nhận xét.
- GV kết luận.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi. 
- GV tổ chức cho HS chơi như STK- T 120
- GV kết luận
4 Củng cố, dặn dò (2’)
- GV tổng kết tiết học.
 - Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài tuần sau: 
Thứ ba ngày 15 tháng 3 năm 2011
LT & C (Tiết số:55)
Ôn tập (Tiết 2).
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Tạo lập được câu ghép theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bài dạy
HS: vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ(không)
3. Bài mới (32-35’)
3.1. GV giới thiệu bài (1-2’)
- GV ghi tên bài. HS ghi tên bài.
3.2. HD ôn tập.
(HD tương tự như T 1)
a. Kiểm tra đọc.
- HS lên bảng gắp thăm bài đọc (5 HS )
- HS đọc bài gắp thăm và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung.
- GV cho điểm trực tiếp từng HS.
b. HD làm bài tập
Bài 2: - HS đọc y/c bài.
- HS làm bài.
- HS trình bày bài.
- Nhận xét bài.
- GV nhận xét chung.
Viết tiếp vàođể tạo câu ghép.
a. Tuy . Nhưng chúng điều khiển kim đồng hồ chạy/ chúng rất quan trọng/ đồng hồ sẽ không chạy nếu không có chúng.
b. Nếu  thì chiếc đồng hồ sẽ hỏng/ chiếc đồng hồ sẽ chạy không chính xác/ chiếc đồng hồ sẽ không hoạt động.
c. Câu  và mọi người vì mỗi người”
4. Củng cố- dặn dò(2’)
- GVnhận xét tiết học, hs về luyện đọc & đọc thuộc lòng bài đã học.
Toán (Tiết số:137)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian.
- Biết cách giải bài toán chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian.
- Bài tập cần làm: BT1,2.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bài giảng
 - HS: Vở BT.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp (1-2’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (2-3’)
- GV gọi 2 HS lên bản làm bài, HS lớp làm nháp. GV đọc bài STK- T 224
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi tên bài.- HS ghi vở.
 b. Nội dung.
* Hướng dẫn HS giải bài toán về hai chuyển động ngược chiều trong cùng một thời gian
- GV treo bảng phụ và cho HS đọc.
- GV chốt lại và cho HS thảo luận cách làm.
- GV chốt lại cách làm và cho HS vận dụng làm bài tập.
- GV cho HS đọc bài 1b.
? Quãng đường AB dài bao nhiêu km?
? Hai xe ôtô đi như thế nào?
? Bài toán yêu cầu em tính gì?
? Làm như thế nào để tính được thời gian để hai xe gặp nhau?
? Quãng đường cả hai xe đi được sau mỗi giờ ntn với vận tốc của hai xe?
- GV cho HS làm bài 1b.
- Nhận xét bài làm
Bài 2:- HS đọc y/c đề bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS giải bài toán. Nhận xét bài làm.
Thời gian ca nô đi hết quãng đường AB là: 
11giờ15phút – 7giờ30phút = 3giờ45phút
3giờ45phút = 3,75giờ
Quãng đường AB dài là:12 3,75 = 45 (km)
 Đáp số: 45km
Bài 3:- HS đọc y/c đề bài. (Dành cho HSKG)
- HS nêu cách đổi đơn vị cho phù hợp.
- HS giải bài toán. Nhận xét bài làm.
Bài 4:- HS đọc y/c đề bài. (Dành cho HSKG)
- HS tóm tắt bài toán.
? Muốn biết sau 2giờ 30 phút xe máy còn cách B bao xa chúng ta phải làm ntn?
- HS giải bài toán. Nhận xét bài làm.
4. Củng cố- dặn dò(2’)
GV nhận xét giờ học.
HS về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.
Chính tả (Tiết số:28)
Ôn tập (Tiết 3)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- HSKG hiểu tác dụng của từ ngữ lặp lại, từ ngữ được thay thế.
- Tìm được các câu ghép, các từ ngữ được lặp lại, được thay thế trong đoạn văn BT2.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bài dạy. 
HS: Đọc lại bài.
III. Các hoạt động dạy- học: 
	1. ổn định lớp (1-2’)
2. Bài cũ: (không.)
3. Bài mới (32-35’)
3.1 GV giới thiệu bài(1-2’). - GV ghi tên bài. HS ghi tên bài.
3.2. HD ôn tập.
a. Kiểm tra đọc.
- HS lên bảng gắp thăm bài đọc (5 HS )
- HS đọc bài gắp thăm và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung.
- GV cho điểm trực tiếp từng HS.
b. HD làm bài tập.
Bài 2: - HS đọc y/c đề bài.
- Lớp thảo luận nhóm 4: Để trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Các nhóm đọc bài làm. Nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét KL chung.
+Những từ ngữ trong đoạn thể hiện tình cảm của tác giả:Đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt
+Những kỉ niệm thời ấu thơ đã gắn bó tác giả với quê hương.
+Tất cả các câu trong bài là câu ghép.
+Các từ lặp lại:tôi, mảnh đất.
+Các từ thay thế:mảnh đất cọc cằn này, mảnh đất quê hương thay cho mảnh đất cọc cằn, mảnh đất ấy thay chi mảnh đất quê hương.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV tóm tắt ý chính của bài.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS hs về luyện đọc & đọc thuộc lòng bài đã học.
Thứ tư ngày 16 tháng 3 năm 2011
Tập đọc (Tiết số:56)
Ôn tập (Tiết 4)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 bài thơ (đoạn thơ), đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Kể tên các bài tập đọc và văn miêu tả đã học trong 9 tuần đầu HKII (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Như T 1
- HS: Đọc trước bài, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ (không)
3.Bài mới (32-35’)
3.1. Giới thiệu bài, ghi bảng. HS ghi vở. 
3.2. HD ôn tập.
a. Kiểm tra đọc.
- HS lên bảng gắp thăm bài đọc 
(5 HS )
- HS đọc bài gắp thăm và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung.
- GV cho điểm trực tiếp từng HS.
b. HD làm bài tập.
Bài 2: HS đọc y/c bài tập.
- HS tự làm.
- HS phát biểu, nhận xét.
Bài 3: HS đọc y/c bài tập.
- HS tự làm.
- HS phát biểu, nhận xét.
Dàn ý bài tập đọc.
VD: Bài: Phong cảnh Đền Hùng.
- Đoạn 1: Đền thượng trên đỉnh núi Nghĩa lĩnh.
- Đoạn 2: Phong cảnh xung quanh đền.
- Đoạn 3: Cảnh v ật trong khu đền.
- Viết từ khó.
4. Củng cố, dặn dò. (2’)
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về đọc và xem lại bài: T 5.
Mĩ  ... áng 3 năm 2011
Toán (Tiết số:139)
Ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Biết đọc, viết, số, so sánh các số tự nhiênv à dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
- Bài tập cần làm: BT1,2,3 (cột1), BT5.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bài dạy.
 - HS : Vở kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp (1-2’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (1’)
- GV kiểm tra sách, vở, bút của HS.
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi tên bài - HS ghi vở.
b. Nội dung.
Bài 1:- HS đọc y/c đề bài.
- HS nêu cách làm bài.
- HS giải bài toán. 
- Nhận xét bài làm.
? Qua bài tập em hãy cho biết giá trị của chữ số phụ thuộc vào đâu?
Bài 2:- HS đọc y/c đề bài.
- HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm.
? Làm thế nào để biết được các số tự nhiên liên tiếp?
? Thế nào là số chẵn, hai số chẵn (lẻ) liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- GV nhận xét.
a. Ba số tự nhiên liên tiếp:
 998; 999; 1000 
 7999; 8000; 8001
b. Ba số tự nhiên liên tiếp:
 998; 999; 1000 
 996; 998; 
c. Ba số tự nhiên liên tiếp:
 77; 79; 
Bài 3:
- HS đọc y/c đề bài.
- HS tự so sánh
- Chữa bài. Nhận xét bài làm.
1000 > 997 
53796 < 53800
Bài 4: Dành cho HSKG
- HS đọc y/c đề bài.
- HS tự làm bài. Nhận xét bài làm.
Bài 5:
- HS đọc y/c đề bài.
? Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9?
- HS làm bài. Nhận xét bài làm.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Khoa học (Tiết số:56)
Sự sinh sản của côn trùng
I. Mục tiêu:
 Giúp HS:
- Kể tên một số côn trùng.
- Hiểu được quá trình của một số côn trùng:bướm cải, ruồi, gián.
- Biết được đặc điểm trung về sự sinh sản của côn trùng.
- Vận dụng những hiểu biết về sự sinh sản, quá trình phát triển của côn trùng để có những ý thức tiêu diệt những côn trùng có hại.
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bài dạy, phiếu học tập.
HS: Xem trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ.(3-5’)
- GV gọi HS lên bảng.
? Kể tên các con vật đẻ trứng mà em biết?
? Kể tên các con vật đẻ con mà em biết?
3. Dạy bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài (1- 2’)
- GV ghi bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
b. Nội dung.
* Hoạt động1: Tìm hiểu về bướm cải.
? Theo em côn trùng sinh sản bằng cách đẻ trứng hay đẻ con?
? Bướm thường đẻ trứng vào mặt nào của lá cải?
? ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất?
? Trong trồng trọt, em thấy người ta có thể làm gì để giảm thiệt hại do côn trùng gây ra đối với hoa màu và cây cối?
- GV Kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về ruồi và gián.
- GV cho HS thảo luận theo nhóm
- GV cho HS trình bày.
- GV cho HS nhận xét phần kết quả của từng nhóm .
? Gián (ruồi) sinh sản ntn ?
? Chu trình sinh sản của ruồi và gián có gì giống và khác nhau?
? Gián (ruồi) thường đẻ trứng ở đâu?
? Nêu cách diệt Gián (ruồi) mà em biết?
- GV Kết luận
- GV cho HS đọc mục bạn cần biết.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
`? Nêu cách diệt Gián (ruồi) mà em biết?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài: 57
Luyện từ và câu (Tiết số:56)
Ôn tập ( Tiết 6)
I. Mục đích, yêu cầu :
- Tiếp tục KT lấy điểm TĐ và HTL( YC như tiết1)
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu: biết dùng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để liên kết câu trong những ví dụ đã cho.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV:- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL (như tiết 1); Phiếu học tập cá nhân.
- HS: Đọc trước bài, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: ( không)
3. Bài mới (32-35’)
a. Giới thiệu . (1-2’)
- GV ghi đầu bài. HS ghi vở. 
* Kiểm tra đọc.
- HS lên bảng gắp thăm bài đọc (5 HS )
- HS đọc bài gắp thăm và trả lời 1 đến 2 câu hỏi về nội dung.
- GV cho điểm trực tiếp từng HS.
* HD làm BT.
Bài 2:
- HS đọc y/c.
- HS tự làm bài.
- HS trình bày bài làm.
- Chữa bài.
- GV nhận xét chung.
a) Con gấu càng  nhưng xem 
b) Lũ trẻ ngồi  , chúng rủ 
nhau 
c) ánh nắng .... ánh nắng . Sứ  nắng  Sứ của chị.	
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học.
- HS chuẩn bi tiết sau: ôn tập.
Tập làm văn (Tiết số: 55)
Ôn tập (tiết 7)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra đọc theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKII (Nêu ở tiết 1 Ôn tập)
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bài dạy. 
- HS: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (không)
3. Bài mới.(32-35’)
a. Giới thiệu bài.(1-2’)
b. Bài giảng.
* Đọc thầm.
- HS đọc thầm bài: SGK- T 103
b. Dựa vào nội dung bài, chọn câu trả lời đúng.
- GV cho lớp thảo luận nhóm 4. Trong thời gian là 10 phút.
- Các nhóm thảo luận.
- GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Các nhóm trình bày bài.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- GV kết luận.
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
Lịch sử (Tiết số:28)
Tiến vào dinh độc lập
I. Mục tiêu:
- Biết ngày 30/4/1975 quân dân ta giảI phóng Sài Gòn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ đây đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ. ảnh tư liệu.
 HS: Xem lại bài.
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. ổn định (1-2’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3- 5’)
? Nêu ý nghĩa của Cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 ?
3. Bài mới (25-30’)
a. GV giới thiệu bài ghi tên bài lên bảng. 
 	b. Nội dung.
*Hoạt động 1: Khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
- Hãy so sánh lực lượng của của ta và của chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa-ri?
* Hoạt động 2: Chiến dịch HCM lịch sử và cuộc tiến công vào dinh độc lập
 - GV cho HS thảo luận 
? Quân ta tiến vào Sài Gòn theo mấy mũi tiến công?
? Lữ đoàn xe tăng 203 có nhiệm vụ gì?
? Thuật lại cảnh xe tăng quân ta tiến vào dinh Độc Lập?
- GV cho HS trình bày.
? Sự kiện quân ta tiến vào dinh độc lập chứng tỏ điều gì?
? Tại sao Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện?
* Hoạt động 3: ý nghĩa của chiến dịch lịch sử HCM
? Chiến thắng của chiến dịch HCM lịch sử có thể so sánh với những chiến thắng nào trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước?
? Chiến thắng này đã tác động như thế nào đến chính quyền Mĩ, có ý nghĩa thế nào với mục tiêu cách mạng của ta?
4. Củng cố, dặn dò:(2’) 
- GV tóm tắt nội dung 
- Nhận xét giờ.
- Về chuẩn bị bài : Hoàn thành 
Thứ sáu ngày 18 tháng 3 năm 2011
Toán (Tiết số:140)
Ôn tập về phân số
I. Mục tiêu:
	- Biết xác định phân số bằng trức giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
- Bài tập cần làm: BT1,2,3(a,b),4.
II. Đồ dùng dạy – học:
 - GV: Bài dạy
 - HS: VBT
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp (1-2’)
2 . Kiểm tra bài cũ: (3-5’)
- 2 HS lên bảng làm. Lớp làm vở. STK- T 241
3. Bài mới. (32-35’)
a. Giới thiệu (1-2’) - Ghi tên bài.- HS ghi vở.
 b. Nội dung.
Bài 1:
- HS đọc y/c và tự làm bài. HS nêu kq bài làm.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
? Giải thích cách viết P/S hỗn số của mình?
- GV kết luận.
a)
b)1
Bài 2:
- HS đọc đề bài.
? Khi muốn rút gọn một phân số chúng ta làm ntn?
- Lớp làm bài. Chữa bài.
- GV nhận x ét, kết luận
 ; 
Bài 3:
- HS đọc đề bài. 
? Muốn quy đồng mẫu số các PS ta làm ntn?
- HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
- GV nhận xét.
 và 
Bài 5:
- HS đọc đề bài.
? Bài tập y/c chúng ta làm gì?
? Nêu cách thực hiện so sánh các PS?
- Lớp làm bài.
- Nhận xét bài làm.
4. Củng cố- dặn dò (2’)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau: Ôn tập 
Tập làm văn (Tiết số: 36)
 Ôn tập (tiết 8)	
I. Mục đích, yêu cầu:
- Kiểm tra (Viết) theo yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng GHKII.
- Nghe viết đúng bài Chính tả (tốc độ viết khoảng 100 tiếng/15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ (văn xuôi).
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bài dạy. 
- HS: Vở kiểm tra. 
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định (1-2’)
2. Bài cũ: (2’)
- GV kiểm tra vở của HS.
3. Bài mới.(32-35’)
a. Giới thiệu bài.(1-2’)
b. Bài giảng
- GV nêu y/c của tiết kiểm tra.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- HS đọc đề bài.
- GV lưu ý cho HS khi làm bài.
- HS làm bài
- GV bao quát lớp làm bài.
* Biểu điểm chấm:
- MB: 1 điểm.
- TB: 
+ Tả bao quát: 3 điểm
+ Tả các hoạt động: 4 điểm
+ Liên hệ thực tế: 1 điểm
- KB: 1 điểm.
4. Củng cố- dặn dò.(2’)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: 
Địa lí (Tiết số:18)
Châu Mĩ (Tiếp)
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư và kinh tế của Châu Mĩ.
- Nêu được một số đặc điểm chính của kinh của Hoa Kì: có nền kinh tế phát triển với nhiều ngành công nghiệp, đứng hàng đầu thế giới về nông sản xuất khẩu lớn trên thế giới.
- Chỉ và đọc trên bản đồ vị trí của Hoa Kì.
- Dùng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết được một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Mĩ.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bản đồ Thế giới. Một số tranh ảnh SGK
- HS: đọc bài.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định lớp.(1-2’)
2. KT bài cũ.(2-3’) 
? Nêu đặc điểm tự nhiên của châu Mĩ ?
3. Bài mới (25-30’) 
a. Giới thiệu (1-2’) 
- Ghi đầu bài.
b. Bài giảng.
* Hoạt động 1 (Làm việc cá nhân)
- GV cho: HS dựa vào bảng kê số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi sau:
? Châu Mĩ đứng thứ mấy về số dân trong các châu lục?
? Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống?
? Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
- GV cho một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- GV giải thích thêm cho HS biết rằng, dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông của châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến sống đầu tiên; sau đó họ mới di chuyển sang phần phía tây.
* Hoạt động 2 (Làm việc theo nhóm)
GV cho : HS trong nhóm quan sát hình 4, đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
+ Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ.
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi.
- HS khác bổ sung.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
- Các nhóm tưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có).
* Hoạt động 3 (Làm việc theo cặp)
- GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì và Thủ đô Oa - sinh - tơn trên Bản đồ Thế giới.
- HS trao đổi về một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (theo thứ tự: vị trí địa lí, diện tích, dân số đứng thứ mấy thế giới, đặc điểm kinh tế)
4. Củng cố, dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tập tích cực, hiệu quả
- HS chuẩn bị bài: Châu đại .

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan28-1011.doc