Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 3

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 3

LÒNG DÂN

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK)

- HSKG biết đọc diễn cảm theo cách phân vai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.

HS: Đọc trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn: 08/ 9/ 2010
Ngày dạy: Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
Tập đọc (tiết 5)
Lòng dân
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK)
- HSKG biết đọc diễn cảm theo cách phân vai.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn luyện đọc diễn cảm.
HS: Đọc trước bài.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định tổ chức (1p)
2. Bài cũ (3p)
- GV Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc lòng khổ thơ em thích trong bài thơ Sắc màu em yêu. 
? Vì sao em thích khổ thơ đó? 
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm:
3.Bài mới (30p)
3.1. Giới thiệu bài, ghi bảng. HS ghi vở. 
3.2. HD HS luyện đọc& tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc.
Đây là vở kịch, GV định hướng cho HS cách đọc.
- Gọi 1 HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc toàn bộ ND bài đọc. Lớp đọc thầm chia đoạn.(3đoạn)
- GV gọi 4 HS đọc nối tiếp bài: 1 HS đọc lời giới thiệu, 3 HS đọc 3 đoạn.
+ Lần 1 (Sửa phát âm, ngắt giọng)
+ Lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ: 
 Lâu mau: Lâu chưa. Tui: Tôi
 Lịnh: Lệnh Con heo: Con lợn
- GV cho HS đọc trong nhóm đôi
- GV gọi 1 HS đọc toàn bộ bài
b. Tìm hiểu nội dung:
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời
? Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?(Chú bị địch rượt bắt, chú chạy vô nhà gì Năm)
- GV ghi bảng: quẹo vô.(Hỏi HS giải thích)
? Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
- GV ghi bảng: chõng(HS giải thích)
? Qua hành động đó, em thấy gì Năm là người ntn?
? Chi tiết nào trong đoạn trích làm em thích thú nhất? Vì sao?
? Đặt câu với từ : Dũng cảm?
? Nêu nội dung chính của đoạn kịch?
- GV tóm tắt nội dung bài, ghi bảng
c. HD HS luyện đọc diễn cảm:
? Qua tìm hiểu ND, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào?
- Đọc phân vai (5 vai:Dì Năm, An, chú Cán Bộ, Lính và Cai), HS thứ sáu làm người dẫn truyện.
- Luyện đọc trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp: 
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
- GV nhận xét kết luận
- GV khái quát những ND cơ bản và yêu cầu HS nêu ND chính của bài học.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung . GV giúp HS hoàn thiện ND bài học.
- Nhiều HS nhắc lại ND
4. Củng cố, dặn dò. (2p)
- HS nêu lại nd của bài đọc.
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- Dặn HS về đọc và soạn bài phần 2.
Khoa học (tiết 5)
cần làm gì để mẹ và em bé đều khoẻ ?
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Nêu được những việc nên làm hoặc không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tậptranh ảnh
III. Các hoạt động dạy- học
ổn định lớp (1p)
 2. Kiểm tra bài cũ.(3p)
- GV gọi HS lên bảng.
? Cơ thể của mỗi con người hình thành ntn?
? Hãy mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi?
GV nhận xét ghi điểm em:
3. Dạy bài mới.
a. GV giới thiệu bài.
- GV ghi bài lên bảng. HS ghi bài vào vở
b. Nội dung.
* Hoạt động 1:
- GV nêu yêu cầu:
? Lớp ta có mẹ bạn nào đang mang thai em bé? 
? Người mẹ khi mang thai cần làm gì để giữ sức khỏe?
- HS quan sát SGK và dựa vào những hiểu biết thực tế của mình để thảo luận nhóm 4 để điền vào thông tin phụ nữ nên làm gì và không nên làm gì?(TG: 3p)
- Các nhóm báo cáo.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi nhanh ý kiến lên bảng.
- HS đọc lại phiếu đã hoàn chỉnh.
- HS đọc mục bạn cần biết (T 12).
GV kết luận chuyển hoạt động 2.
* Hoạt động 2 
- Lớp thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:Mọi người trong gia đình cần làm gì để quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai?
- HS quan sát H5,6,7 để trả lời.
- Gọi HS trình bày, HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV ghi bảng.
- HS nhắc lại.
GV kết luận: Phụ nữ mang thai (sgv)
* Hoạt động 3: Trò chơi: Đóng vai.
- GV giao cho mỗi nhóm 1 tình huống và y/c thảo luận, tìm cách giải quyết, chọ vai diễn và diễn trong nhóm.
- Các nhóm trình diễn trước lớp. Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, kết luận: Mọi người cần phải quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
4. Củng cố, dặn dò (2p)
? Phụ nữ có thai cần làm những việc gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh?
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết .Sưu tầm ảnh chụp của mình hoặc trẻ ở các giai đoạn khác nhau.
Toán (tiết11)
luyện tập
I. Mục tiêu
- Biết cộng, trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy – học
ổn định lớp: (1p)
Kiểm tra bài cũ(5p)
2 HS lên bảng làm. Lớp làm vở nháp.
 5 6 
 - Chữa bài.
 - GV nhận xét, ghi điểm:
3. Dạy bài mới.
a. GV giới thiệu bài.
- GV ghi tên bài lên bảng. HS ghi bài vào vở.
b. Nội dung.
? Tiết LT hôm nay gồm mấy bài tập? 
Bài 1: 
? BT y/c làm gì?
- 2 HS lên bảng làm . Lớp làm vở.
- Lớp nhận xét, chữa bài.
? Em hãy nêu cách chuyển hỗn số thành p/s ?
Bài 2: 
- HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng . HS suy nghĩ tìm cách so sánh hai hỗn số.
- HS trình bày cách so sánh.
 GV ghi bảng.
- Lớp làm các ý còn lại.
- HS đọc bài làm của mình.
- Lớp nhận xét. GV nhận xét.
Bài 3: HS đọc đề bài.
- HS lên bảng làm bài.
- Lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét bài làm trên bảng.
? Nêu lại cách thực hiện phép cộng (trừ) hai P/S cùng mẫu sô, khác mẫu số?
- HS nhận xét, bổ sung ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận chung.
4 Củng cố, dặn dò (2p)
GV tổng kết tiết học.
Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
Đạo đức (tiết 3)
có trách nhiệm về việc làm của mình
I. Mục tiêu: 
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
II. chuẩn bị:
	GV: - Phiếu bài tập, bảng phụ (hoạt động 2- Tiết 1)
HS: - Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định lớp.(1p)
2. Bài cũ.(3p) 
? Để xứng đáng là học sinh lớp 5 em phải làm gì?
 ? Em hãy nêu phần ghi nhớ? 
 GV nhận xét, ghi điểm :
3. Bài mới
a. Giới thiệu – Ghi đầu bài. 
b. Bài giảng.
 HĐ1 : Tìm hiểu “Chuyện của bạn Đức”
- Gọi 2 HS đọc chuyện trong SGK- T.6.
- Lớp thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.
? Đức đã gây ra chuyện gì ?
? Đức đã vô tình hay cố ý gây ra chuyện đó ?
Sau khi gây ra chuyện Đức và Hợp đã làm gì? Việc làm đó của hai bạn đúng hay sai?
? Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
? Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao lại làm như vậy? 
- Các nhóm trả lời các câu hỏi.
- Nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận chung: Khi làm điều gì có lỗi  
 HĐ2 : Thế nào là người sống có trách nhiệm?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.BT 2- T. 8(sgk)
- Các nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét chung.
? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm? 
 HĐ3 : Liên hệ bản thân.
- Lớp suy nghĩ kể một việc làm mà em đã thành công và nêu lí do dẫn đến sự thành công đó?.
- HS nêu trước lớp.
- HS khác nhận xét.
? Em rút ra được bài học gì từ những câu chuyện của các bạn?
GV nhận xét và kết luận: Trước khi làm một việc gì, chúng ta cần phải suy nghĩ..
 HĐ4 : Hướng dẫn thực hành.
- Về sưu tầm những câu chuyện, những bài báo hoặc tìm hiểu ở xung quanh kể về những bạn có trách nhiệm với việc làm của mình.
4 Củng cố, dặn dò (2p)
- GV tổng kết tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài, chuẩn bị bài tuần sau: 
Ngày soạn: 08/ 9/ 2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
Luyện từ và câu (tiết 5)
mở rộng vốn từ: nhân dân
I. Mục đích yêu cầu:
- Xếp được các từ ngữ cho trước về chủ điểm nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2); hiểu nghĩa từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với từ có tiếng đồng bào vừa tìm được (Bt3).
II. Đồ dùng dạy học.
GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng phân loại ở BT1, bảng phụ ghi lời giải BT3
HS: Vở Bài tập TV5
III. Các hoạt động dạy- học.
1. ổn định (1p)
2. Bài cũ(3p)
- GVgọi HS lên bảng chữa lại bài tiết trước
- Nhận xét.
3. Bài mới
a. GV giới thiệu bài, ghi tên bài.
- HS ghi tên bài.
b. Hướng dẫn bài tập:
BT1: 1 hs đọc y/c, cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 2 về y/c của bài tập.
- GV viết sẵn các nhóm từ trên bảng lớp:
- HS trình bày câu trả lời. Các hs khác nhận xét cho bạn, GV bổ sung nếu cần.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- GV hỏi HS về nghĩa một số từ.
? Tại sao thợ cấy, thợ cày cũng làm việc chân tay lại thuộc nhóm nông dân?
? Doanh nhân có nghĩa là gì? 
BT2: 1 hs đọc y/c và nội dung của bài tập , cả lớp theo dõi SGK.
- HS thảo luận nhóm 4 về y/c của bài tập. Theo gợi ý của GV:
+ Đọc kĩ từng câu thành ngữ, tục ngữ.
+ Tìm hiểu nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ.
+ Học thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ.
- HS trình bày câu trả lời. Các hs khác nhận xét cho bạn, GV bổ sung nếu cần.
- GV chốt lại câu trả lời đúng.
BT3: 1 hs đọc y/c , GV giúp hs hiểu rõ thêm y/c.
- 1 HS đọc truyện, 1HS đọc câu hỏi.
? Vì sao người VN ta gọi nhau là đồng bào?(Vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ)
? Theo em từ đồng bào có nghĩa là gì?.
- HS đọc mẫu SGK, giải thích mẫu. 
- HS làm bài, đọc bài làm. 
- Nhận xét. Kết luận từ đúng.
- HS đọc y/c ý c.
- HS đặt câu. 
- NHận xét câu đúng, hay.
4. Củng cố, dặn dò(2p)
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- Gv nhận xét tiết học, dặn hs xem trước bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
Thể dục (tiết5)
ôn đội hình đội ngũ-trò chơi: bỏ khăn.
I. Mục tiêu
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay tráI, quay phảI, quay sau.
- Biết cách chơI và tham gia chơI được.
II. Đồ dùng dạy học
 -Còi, sân bãi.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu.
- GV cho HS khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản.
a) Ôn đội hình đội ngũ.
- GV cho HS ôn tập chung cả lớp 8 phút.
- GV chia nhóm cho HS tập luyện.
- GV cho HS thi đấu giữa các tổ xem tổ nào có nhiều bạn tập đúng và đẹp nhất.
b)Chơi trò chơi “Bỏ khăn ”
- GV nêu tên trò chơi và cách chơi.
- GV điều khiển trò chơi nhiệt tình, vui và đoàn kết.
- GV cho HS chơi thi.
3. Phần kết thúc.
- GV cho HS thả lỏng.
- Gv cùng HS hệ thống bài.
Chính tả (tiết 3)
thư gửi các học sinh
I. Mục đích yêu cầu:
 - Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong 2 dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (Bt2), biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
II. Đồ dùng dạy ... 
Bài 2 : 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV cho HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- GV nhấn mạnh cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính đối với phân số cũng giống như cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính đối với số tự nhiên.
- GV lưu ý HS khi trình bày bỏ bớt các bước trung gian.
Bài 3 :Gv cho HS nêu yêu cầu bài
- Tổ chức chữa bài, nếu cần có thể yêu cầu HS nêu cách làm (Khi trình bày không cần HS phải nêu cách làm).
Bài 4: (Dành cho HSKG) HS tính ra vở nháp rồi trả lời miệng.
- GV thu 3- 4 vở chấm, nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò (2p)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Khoa học (tiết 6)
từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dạy thì
- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dạy thì.
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở bài tập - Thông tin và hình trang 14, 15 SGK
- ảnh bản thân lúc còn nhỏ và ở các lứa tuổi khác nhau
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp (1p)
2 . Kiểm tra bài cũ: (3p)
? Mọi người trong gia đình cần phải làm gì nếu gia đình em có phụ nữ mang thai?
- GV nhận xét.
3.. Bài mới
*Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm
- Giới thiệu ảnh của mình hoặc các trẻ em khác đã sưu tầm được cho bạn biết theo yêu cầu : 
? Em bé mấy tuổi và đã biết làm gì ?
- Đại diện một số nhóm giới thiệu trước lớp.
*Hoạt động 2 : Trò chơi Ai nhanh, ai đúng.
- GV phổ biến luật chơi
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
GV kết luận:
* Hoạt động 3: thực hành
- HS làm việc cá nhân: 
+ Đọc các thông tin trong SGK.
+ Trả lời: Tại sao tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người ?
? Tuổi dậy thì xuất hiện khi nào?
- HS trả lời, GV kết luận. 
- HS đọc mục bạn cần biết.
4. Củng cố, dặn dò (2p)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS thực hành theo nội dung bài học; chuẩn bị tiết sau.
Luyện từ và câu (tiết 6)
luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục đích yêu cầu:
Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1), hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ(BT2).
Dựa vào ý khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa(BT3)
II. Đồ dùng dạy học
	1. Vở bài tập.
	2. Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
	1. ổn định (1p)
2. Bài cũ: (3p)
- GV cho HS đọc lại bài làm ở nhà của tiết trước GV cho về nhà.
- GV bổ sung nếu cần thiết. 
- GV nhận xét, ghi điểm:
3.Bài mới. 
a. Giới thiệu . Ghi đầu bài 
b. Bài giảng.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập
BT1. HS đọc yêu cầu, nội dung bài tập
-GV cho HS đọc thầm quan sát tranh và làm vào vở bài tập 
- GV chia bảng 3 phần HS lên bảng làm
- HS nhận xét.
? Các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là gì? ( mang một vật nào đó đến nơi khác)
? Tại sao chúng ta không nói: Bạn Lệ vác trên vai chiếc ba lô con cóc? 
- GV kết luận:
BT2. HS đọc yêu cầu BT.
- GV giải nghĩa từ cội. 
- HS tự làm bài.
- Nhận xét bài làm của bạn.
- GV kết luận.
- HS đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ này. Có thể yêu cầu HS đặt câu với 1 trong 3 câu tục ngữ này.
BT3 : HS đọc và nêu yêu cầu
- GV nhắc HS có thể viết về màu sắc sự vật có trong bài hoặc sự vật không có trong bài, chú ý sử dụng những từ đồng nghĩa.
? Em chọn khổ thơ nào trong bài thơ để miêu tả. Khổ thơ đó có những màu sắc và sự vật nào?
- Cả lớp và GV nhận xét bình chọn bạn viết hay.
	4. Củng cố, dặn dò (2p)
	- GV nhận xét tiết học.
	- HS chuẩn bi tiết sau. 
Tập làm văn (tiết 5)
Luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
- Tìm được dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối, tả con vật, bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa.
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp MT thiên nhiên, có tác dụng giáo dục bảo vệ môI trường.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định (1p)
2. Bài cũ: (3p)
- GV cho HS mang vở ở nhà của tiết trước GV kiểm tra.
- GV bổ sung nếu cần thiết. 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1: HS đọc yêu cầu đề.
Lớp thảo luận nhóm 4 theo gợi ý sau:
+ Đọc kĩ bài văn.
+ Trao đổi thảo luận để trả lời câu hỏi.
+ Viết câu trả lời vào giấy nháp.
Các nhóm trình bày, nhận xét.
? Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến?
? Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa, hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?
? Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn mưa của tác giả?
? Qua cách quan sát và miêu tả của tác giả em thấy tác giả là người ntn đối với thiên nhiên?
GV giảng thêm.
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài.
HS đọc bản ghi chép về cơn mưa mà em đã quan sát.
GV hướng dẫn:
? MB cần nêu những gì?
? Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
? Những cảnh vật nào chúng ta thường gặp trong cơn mưa?
? phần kết bài em nêu những gì?
Lớp làm bài lập dàn ý.
HS đọc dàn ý của mình. - Nhận xét.
4. Củng cố dặn dò.(2p)
- GV nhận xét giờ.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 08/ 9/ 2010
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
Tập làm văn (tiết 6)
luyện tập tả cảnh
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được ý chính của 4 đoạn văn và chọn một đoạn để hoàn chỉnh theo yêu cầu của BT1.
- Dựa vào dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa đã lập trong tiết trước, viết được một đoạn văn có chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2)
II. Đồ dùng dạy - học
- Vở Bài tập TV5.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung chính của 4 đoạn văn tả cơn mưa
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định (1p)
2. Bài cũ: (3p)
- GV cho HS mang vở ở nhà của tiết trước GV kiểm tra.
- GV bổ sung nếu cần thiết. GV nhận xét chung
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS làm bài.
Bài1
- Một HS đọc yêu cầu bài tập.
? Đề văn mà bạn Quỳnh Liên làm là gì?
- Lớp trao đổi để xác định nội dung chính của từng đoạn.
? Em có thể viết thêm những gì vào đoạn văn của bạn Quỳnh Liên?
GV cho HS làm bài. Đọc bài làm.
Nhận xét.
Bài2
- Gọi 3 HS đọc yêu cầu .
? Em chọn đoạn văn nào để viết?
- Cho HS làm bài .
- GV cho Các nhóm trình bày kết luận.
- GV nhận xét và sửa.
4. Củng cố dặn dò (2p)
- Nhận xét giờ 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Thể dục (tiết6)
đội hình đội ngũ – trò chơi: đua ngựa
I Mục tiêu
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, dàn hàng, dồn hàng, quay trái, quay phải, quay sau.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II Đồ dùng dạy học
 -Còi, sân bãi.
III Các hoạt động dạy học.
1. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu.
- GV cho HS khởi động các khớp.
2. Phần cơ bản.
a) Ôn để nâng cao kĩ thuật trong đội hình đội ngũ.
 - GV cho HS tập theo nhóm 
- Gv quan sát giúp HS chưa nắm được kĩ thuật.
- GV cho HS ôn tập chung cả lớp 8 phút.
- GV chia nhóm cho HS tập luyện.
- GV cho HS thi đấu giữa các tổ xem tổ nào có nhiều bạn tập đúng và đẹp nhất.
b)Chơi trò chơi “ Đua ngựa”
- GV nêu tên trò chơi và cách chơi.
- GV điều khiển trò chơi nhiệt tình, vui và đoàn kết.
- GV cho HS chơi thi.
3. Phần kết thúc.
- GV cho HS thả lỏng.
- Gv cùng HS hệ thống bài.
Toán (tiết 15)
ôn tập về giải toán
I. Mục tiêu
- Làm được bài toán dạng tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Bảng phụ, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học
1. ổn định lớp (1p)
 2 . Kiểm tra bài cũ: (3p)
2 HS lên bảng làm. Lớp làm vở.
1	5	
Lớp nhận xét bài của bạn.
 GV nhận xét ghi điểm :
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn HS ôn tập.
- HS đọc bài toán 1& 2: HS nêu cách giải 2 bài toán. 
- HS nhắc lại cách giải 2 dạng bài toán 
- GV nhận xét chốt lại cách giải 2 dạng bài toán này
c. Thực hành
Bài 1 :GV cho HS đọc yêu cầu; HS tóm tắt bài toán
- Gv hướng dẫn HS nhận dạng bài toán và nêu hướng giải
- GV cho HS giải, nhận xét, đánh giá
- GV bao quát, giúp đỡ HS yếu
Bài 2 :GV cho HS đọc thầm bài toán
- GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, nhận dạng bài toán.
- GV gọi HS giải, nhận xét, đánh giá.
? Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em biết?
Bài 3 : GV cho HS đọc bài toán, tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
- GV chấm một số bài, nhận xét, kết luận
Lưu ý học sinh có thể tính gộp.
4. Củng cố, dặn dò (3p)
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS làm các ý còn lại ở nhà, chuẩn bị cho tiết học sau.
Địa lí (tiết 3)
khí hậu
I. Mục tiêu.
- Nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.
+ Có sự khác nhau giữa hai miền: Miền Bắc có mùa đông mưa phùn, miền Nam nóng quanh năm với hai màu mưa, khô rõ rệt.
- Nhận biết ảnh hưởng của khí hậu với đời sống và sản xuất của nhân dân ta, ảnh hưởng tích cực: cây cối xanh tốt quanh năm, sản phẩm nông nghiệp đa dạng; ảnh hưởng tiêu cực: thiên tai, lũ lụt, hạn hán,
- Chỉ danh giới khí hậu bắc nam(dãy núi Bạch mã)trên bản đồ.
- Nhận biết được bản số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Quả địa cầu, tranh ảnh về một số hậu quả do bão lụt gây ra.
III. Các hoạt động dạy học
1. ổn định lớp.(1p)
2. KT bài cũ.(3p) 
- GV treo bản đồ địa lí TNVN lên bảng
 - HS lên chỉ một số dãy núi và đồng bằng trên bản đồ.
 ? Nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta ?
3. Bài mới. 
a. Giới thiệu – Ghi đầu bài.
b. Bài giảng.
* HĐ 1 : QS quả địa cầu, H 1 và đọc SGK trả lời :
? Chỉ vị trí nước ta và cho biết nước ta nằm trong đới khí hậu nào ?
? ở đó nước ta có khí hậu nóng hay lạnh ?
? Nêu đ đ của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? 
- GV kết luận, bổ sung cho hoàn chỉnh.
* Hoạt động 2 : Làm việc theo cặp đọc SGK, xem lược đồ khí hậu VN.
? Chỉ trên lược đồ ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam nước ta?
? Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? 
? ảnh hưởng của hướng gió đó đến khí hậu miền Bắc?
? Chỉ trên lược đồ miền khí hậu có mùa đông lạnh và miền khí hậu có nóng quanh năm? 
? Nếu lãnh thổ nước ta không trải dài từ Bắc vào Nam thì khí hậu có thay đổi theo miền không?
- GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời để đi đến kiên thức cần ghi nhớ.
* Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp
? Khí hậu nóng và mưa nhiều giúp gì cho sự phát triển cây cối của nước ta? 
? Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau? 
? Mùa khô kéo dài gây hại gì cho sản xuất và đời sống?
- GV kết luận đưa ra các tranh làm dẫn chứng cho kiến thức bài học.
4. Củng cố, dặn dò (2p)
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những học sinh học tập tích cực, hiệu quả
- HS chuẩn bị tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan3-1011.doc