Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần dạy 16

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần dạy 16

Toán

Luyện tập

I- Mục tiêu:

 Giúp HS :

 - Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số đồng thời làm quen với các khái niệm.

 - Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.

 - Tiền vốn, tiền lãi, số phần trăm lãi.

II - Đồ dùng dạy học:

 GV : Bảng nhóm

 HS : SGK , nháp .

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần dạy 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 16:
Ngày soạn : 3.12.2010
Buổi sáng:
Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010.
Chào cờ.
Tập trung dưới cờ. 
----------------------------------------------
Toán
Luyện tập 
I- Mục tiêu: 
 Giúp HS : 
 - Luyện tập về tính tỉ số phần trăm của hai số đồng thời làm quen với các khái niệm.
 - Thực hiện một số phần trăm kế hoạch, vượt mức một số phần trăm kế hoạch.
 - Tiền vốn, tiền lãi, số phần trăm lãi. 
II - Đồ dùng dạy học: 
 GV : Bảng nhóm
 HS : SGK , nháp .
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
 1’
28’
 3’
I – Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng tính: 
 Tìm tỉ số % của: 13,5 và 4,5
 50,5 và 2,5 
- Hỏi HS dưới lớp : Muốn tìm tỉ số phần trăm ta làm như thế nào ? 
- GV nhận xét, ghi điểm.
II - Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Luyện tập: 
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài và củng cố: Cách +,- x, : tỉ số %
- Lưu ý HS : đây là làm tính với tỉ số % của cùng một đại lượng.
Bài 2:
 - Yêu cầu HS đọc đề bài. 
 - Giúp HS rõ hơn về khái niệm mới: Số % đã thực hiện trước và số % vượt mức so với kế hoạch.
a) 18 : 20 = 0,9 = 90% . Tỉ số này cho biết : coi kế hoạch là 100% thì đạt được 90% kế hoạch.
b) 23,5 : 20 = 1,175 = 117,5 % . Tỉ số này cho biết: coi kế hoạch là 100% thì đã thực hiện được 117,5% kế hoạch.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và củng cố : Cách tìm thừa số chưa biết 
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS phân tích đề:
+ Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ?
+ Để thực hiện được yêu cầu của đề bài ta cần làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và củng cố về tìm tỉ số %
* HS yếu + TB Làm bài : 1 ; 2a.
* HS khá , giỏi Làm bài : 1 ; 2 ; 3 .
III - Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu lại các kiến thức vừa luyện tập.
- GV nhận xét giờ học .
- 2 HS lên bảng. 
- HS trả lời.
- HS nghe và ghi vở.
- 1 HS đọc.
- Thảo luận nhóm đôi.
- HS làm cá nhân.
- 2 HS chữa bảng +Nhận xét.
- Trao đổi với nhau về 2 khái niệm 
- HS làm vào vở,
- 1 HS chữa bảng+Nhận xét
- 1 HS đọc
- HS làm bài vào vở.
- 1 HS làm bảng phụ.
 - HS nhận xét.
-------------------------------------------------------------------
Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng , lưu loát diễn cảm bài văn với giọng kể nhẹ nhàng, điềm tĩnh, thể hiện thái độ cảm phục tấm lòng nhân ái, không màng danh lợi của Hải Thượng Lãn Ông.
- Hiểu các từ trong bài và ý nghĩa của bài : Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.
 - Giáo dục: HS có lòng nhân hậu, biết yêu thương con người.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV :Tranh minh họa bài đọc trong SGK ; Bảng phụ .
 HS : Tranh, ảnh về nạn phân biệt chủng tộc.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
8’
10’
3’
I- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS đọc bài thơ Về ngôi nhà đang xây và trả lời 
+ Em thích hình ảnh nào trong bài thơ ? Vì sao ?
+ Bài thơ nói lên điều gì ? 
- GV đánh giá cho điểm. 
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 2 lượt 3 phần của bài.
+ Lượt 1 : phát âm từ dễ đọc sai : Lãn Ông, nóng nực, nồng nặc,
+ Lượt 2 : giải nghĩa các từ ở mục Chú giải.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
+ Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn
Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài?
+ Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ.
+ Vì sao có thể nói Lãn Ông là người không màng danh lợi ? 
+ Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào?
- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.
4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :
- GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
- GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.
- Tổ chức cho HS luyện và thi đọc diễn cảm đoạn 2:
+ GV đọc mẫu
+ Gọi HS nêu từ cần nhấn giọng, ngắt câu.
+ Gọi 1 HS đọc.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp và thi đọc.
III- Củng cố, dặn dò:
- Bài văn cho biết điều gì và gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Nhận xét giờ học – dặn dò.
- 2 HS đọc và trả lời. Lớp nhận xét. 
- HS nghe và ghi vở.
- HS theo dõi.
- Mỗi lượt 3 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 3 HS đọc.
- HS trả lời và thể hiện
- HS nghe GV đọc mẫu, nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp.
- 3 HS thi đọc.
- HS trả lời và ghi vở.
---------------------------------------------------
Khoa học
Chất dẻo 
I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II - Đồ dùng dạy học : 
 GV :- Các hình trang 64, 65 SGK
 HS :- Một vài đồ dùng bằng nhựa ( thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa..)
III- Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
 1’
10’
13’
5’
3’
I- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời các câu hỏi :
+ Nêu tính chất của cao su ? 
+ Kể tên một số đồ dùng bằng cao su. Nêu cách bảo quản các đồ dùng ấy ?
- GV nhận xét và cho điểm.
 II – Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
a) Hoạt động1: Quan sát và thảo luận
- Cho HS quan sát hình trang 64 SGK và một số đồ dùng bằng nhựa mang đến.
- Yêu cầu HS kể tên một số đồ dùng bằng nhựa. 
- GV chốt: Những đồ dùng bằng nhựa chúng ta thường gặp được làm ra từ chất dẻo.
b) Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin và liên hệ thực tế.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi SGK 65:
+ Chất dẻo có sẵn trong tự nhiên không ? Nó được làm ra từ gì ?
+ Nêu tính chất chung của chất dẻo?
+ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày ? Tại sao ?
- GV kết luận: Chất dẻo làm ra từ dầu mỏ và than đá. Chất dẻo có tính chất cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
c- Hoạt động 3: Thực hiện trò chơi
- GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi theo tổ : thi kể tên các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
- GV tổng kết trò chơi.
III- Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu cách bảo quản đồ bằng chất dẻo.
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Về nhà thực hành bảo quản tốt đồ dùng bằng chất dẻo. Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét cho điểm
-HS thảo luận nhóm 4
Đại diện trình bày
Nhận xét bổ sung 
- làm việc nhóm 2
- Đại diện trình bày Nhận xét.
- Nhận xét bổ sung 
Thi theo tổ dưới hình thức tiếp sức.
- Nhận xét thi đua các tổ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 4.12.2010
Buổi sáng :
Thứ ba ngày 7 tháng 12 năm 2010
Tiếng Anh 
Giáo viên chuyên dạy 
--------------------------------------------------
Toán
Giải toán về Tỉ số phần trăm (tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp HS
 - Biết cách tính một số phần trăm của 1 số .
 - Vận dụng giải bài toán đơn giản về tính một số phần trăm của 1 số.
 - Rèn kĩ năng giải toán.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Phấn màu,bảng nhóm.
 HS: Nháp ,vở. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
1’
12’
16’
3’
I – Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi 2 HS lên bảng:
Tìm tỉ số % của 2 số: 18 và 20
- Hỏi HS dưới lớp : Nêu cách tìm tỉ số % của 2 số.
- GV nhận xét, cho điểm.
II - Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
2 Giảng bài: 
a. Ví dụ 1: Giới thiệu cách tính 52,2% của số 800
- GV nêu đề bài và ghi tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS giải 
 + 100% số HS toàn trường là 800 em.
 + 1 % số HS toàn trường là bao nhiêu em? 
 + 52,5% số HS toàn trường là bao nhiêu em ? 
 800 : 100 x 52,5 = 420 (HS )
- Hỏi:Vậy muốn tìm 52,5 % của 800 ta làm như thế nào ?
b.Ví dụ 2 : Giới thiệu bài toán có liên quan đến tỉ số %
- GV nêu đề bài và ghi tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS giải bài toán : 
Số tiền lãi sau 1 tháng là: 1000000 : 100 x 0,5 = 5000 (đồng)
3. Luyện tập – Thực hành:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đề.
- Hướng dẫn HS: Tìm 75 % của 32 HS (là số HS 10 tuổi) 
 Tìm số HS 11 tuổi.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV chữa bài và củng cố : Cách tìm bao nhiêu phần trăm của một số.
Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS : 
+ Tìm 0,5 % của 5.000.000 đồng là số tiền lãi sau 1 tháng
+ Tính tổng số tiền gửi và tiền lãi.
- Yêu cầu HS làm vào vở và chữa bài. 
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS tìm số vải may quần và tìm số vải may áo?
- Yêu cầu HS làm bài và chữa bài.
III - Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
- 2 HS làm + Nhận xét.
- 1 HS nêu .
- HS ghi vở.
- HS giải toán ra nháp.
 3- 4 HS trả lời.
- 2 HS nêu cách giải 
- HS làm ra nháp và 
Nêu cách giải .
- HS đọc 
- HD HS tìm cách giải 
- HS chữa + Nhận xét. 
- HS làm cá nhân 
-2 HS làm bảng phụ – HS chữa bài - Nhận xét. 
- 1 HS đọc.
- Làm cá nhân.
- 1 HS làm bảng phụ HS chữa bài +Nhận xét. 
- 1 HS đọc 
- HS làm bài
------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ 
I. Mục tiêu :
1. Thống kê được nhiều từ đồng nghĩa và trái nghĩa nói về các tính cách nhân hậu, 
trung thực, dũng cảm, cần cù.
 2. Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong một đoạn văn tả người.
 3. Giáo dục: HS có ý thức trau dồi những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV: Bảng nhóm
 HS : SGK , nháp .
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
28’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 4 HS lên bảng , mỗi HS viết 4 từ ngữ miêu tả hình dáng của con người : mái tóc, vóc dáng, khuôn mặt, làn da.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết.
- GV đánh giá cho điểm.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4, tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với một trong các từ : nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Gọi 4 nhóm viết trên bảng nhóm đọc các từ tìm được, các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Gọi 4 HS đọc lại bài, yêu cầu cả lớp viết vào vở.
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS đọc bài văn và trả lời câu hỏi : Cô Chấm có những tính cách gì ?
(1. Trung thực, thẳng thắn
 2. Chăm chỉ
3. Giản dị
4. Giàu tình cảm, dễ xúc động)
- Tổ chức cho HS làm việc nhóm 4: tìm những c ... việc cá nhân trên phiếu.
* Một vài em chữa bài trên bảng.
- Nhận xét, bổ xung.
* Đọc to ghi nhớ (sgk).
Tập làm văn.
 Làm biên bản một vụ việc.
I/ Mục tiêu.
1. Nắm được các phần trong biên bản về một vụ việc, so sánh với biên bản một cuộc họp.
2. Biết lập biên bản về một vụ việc theo mẫu.
3.Giáo dục ý thức tự giác học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, bảng phụ...
 - Học sinh: sách, vở, bút màu...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
PT.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
- Nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2) Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Bài tập 1.
 -HD nêu miệng.
- Ghi ý chính vào bảng phụ.
-Mở bảng phụ cho HS đọc nội dung đã ghi tóm tắt. 
Bài tập 2 : 
- Lập biên bản một vụ việc.
-HD làm nhóm.
- Chấm chữa một số bài.
- Giữ lại bài làm tôt nhất.
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Bài tập 1.
- Đọc đề bài.
- Xác định các phần của biên bản.
+ Phát biểu ý kiến, nhận xét bổ sung.
* Phần đầu.
* Phần nội dung biên bản.
* Phần cuối.
* So sánh với biên bản cuộc họp.
Bài tập 2 : 
* Đọc và tìm hiểu yêu cầu.
- Thảo luận và lập biên bản theo nhóm.
- Cử đại diện trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
Lịch sử
Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
I/ Mục tiêu.
Sau khi học bài này, giúp học sinh biết:
Mối quan hệ giữa tiền tuyến và hậu phương trong kháng chiến.
Vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Giáo dục lòng tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, phiếu.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
PT
1/ Khởi động.
2/ Bài mới.
a)Hoạt động 1: (làm việc cả lớp)
- GV gợi ý, dẫn dắt HS vào bài và nêu nhiệm vụ bài học.
b/ Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm và cả lớp)
- Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- Gọi các nhóm báo cáo.
- GV kết luận và giải nghĩa từ khó.
- Đánh giá ghi điểm các nhóm.
c/ Hoạt động 3:(làm việc cả lớp)
- GV kết luận về vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Củng cố dặn dò :
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Nêu nội dung bài giờ trước.
Nhận xét.
* Lớp theo dõi.
* N1: Tìm hiểu về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
* N2: Tìm hiểu về Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
* N3: Tinh thần thi đua kháng chiến của đồng bào ta...
* Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình hoạt động.
- Lần lượt từng nhóm nêu câu hỏi cho nhóm kia trả lời.
- Kể về một gương anh hùng được tuyên dương trong đại hội (5-1952) mà em biết và nêu cảm nghĩ về người anh hùng đó.
- Đọc to nội dung chính (sgk)
PH
Thể dục.
Bài thể dục phát triển chung - Trò chơi: Lò cò tiếp sức.
I/ Mục tiêu.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
- Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi trò chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao.
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
PT
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung.
b/ Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi.
- Động viên nhắc nhở các đội chơi.
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
4-6’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động.
* Lớp tập 8 động tác 1-2 lần.
+ Chia nhóm tập luyện
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
*Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.
Địa lí:
Ôn tập.
I/ Mục tiêu.
Học xong bài này, học sinh:
Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
Xác định trên bản đồ các thành phố Hà Nội, TP HCM ... và các trung tâm công nghiêp, cảng biển lớn ở nước ta.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, bản đồ Phân bố dân cư, Kinh tế Việt Nam, bản đồ trống...
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
PT
A/ Khởi động.
B/ Bài mới.
a) Hoạt động 1: (làm việc theo nhóm)
* Bước 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu các bài tập trong sgk.
* Bước 2: Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
* Bước 3: Gọi các nhóm báo cáo kết quả.
- Rút ra KL(Sgk).
b) Hoạt động 2: (làm việc cá nhân)
- Gọi HS chỉ bản đồ.
*Kết luận: sgk.
C/Củng cố dặn dò : 
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
* 1 em đọc yêu cầu bài tập.
* HS chia 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận và trả lời 1 bài tập trong sgk.
* Các nhóm trình bày trước lớp.
+ Nhận xét, bổ sung.
- Chỉ trên bản đồ treo tường về sự phân bố dân cư, một số ngành kinh tế của nước ta.
- Nhận xét, hoàn chỉnh nội dung.
* Đọc to nội dung chính toàn bài.
BĐ
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm (tiếp theo).
I/ Mục tiêu.
Giúp HS: - Biết cách tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
 - Vận dụng vào giải bài toán đơn giản có nội dung tìm một số khi biết một số phần trăm của nó.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, bảng con...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
PT
1/ Kiểm tra bài cũ.
2/ Bài mới.
a)Giới thiệu bài.
b)Bài mới.
*HD HS giải toán về tỉ số phần trăm.
- Giới thiệu cách tính một số biết 52,5% của nó là 420.
- HD nêu các bước tìm .
- HD nêu quy tắc tính một số biết 52,5% của nó là 420.
*Giới thiệu bài toán có nội dung liên quan đến tỉ số phần trăm.
- Ghi vắn tắt lên bảng nội dung ví dụ và hướng dẫn học sinh thực hiện.
* Luyện tập thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm bảng, nêu miệng.
- Lưu ý cách viết.
Bài 2: GV giới thiệu mẫu.
- Hướng dẫn làm nhóm.
- Gọi các nhóm chữa bảng.
Bài 3: Hướng dẫn làm vở theo bài toán mẫu.
-Chấm chữa bài.
c)Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Chữa bài giờ trước.
* Đọc bài toán (sgk).
+ HS ghi tóm tắt các bước thực hiện .
+ Nêu lại cách tính: 
 420 : 52,5 x 100 = 800.
Hoặc: 420 x 100 : 52,5 = 800.
- 2-3 em đọc to quy tắc.
* Làm bảng ví dụ (sgk).
+ Chữa, nhận xét.
Đáp số: 1325 ô tô.
Bài 1:
* Đọc yêu cầu.
- Làm bảng, chữa (nêu bằng lời kết hợp với viết bảng).
+ Nhận xét bổ xung.
Bài 2:
 * Đọc yêu cầu của bài.
- Làm nhóm, báo cáo kết quả.
- Chữa, nhận xét.
Đáp số: 800 sản phẩm.
Bài 3: 
* Đọc yêu cầu bài toán.
- Làm vở, chữa bảng.
Bài giải:
Đáp số a) 50 tấn;
 b) 20 tấn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chiều 
Chính tả
Nghe - viết : Về ngôi nhà đang xây
A – Mục đích, yêu cầu :
 1. Nghe – viết đúng, đẹp đoạn từ Chiều đi học về  còn nguyên màu vôi gạch trong bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
 2. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt r / d / gi.
 3. Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ.
B - Đồ dùng dạy học : 
 GV: Bảng nhóm
C – Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
18’
10’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng tìm những tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu ch / tr.
- GV nhận xét, cho điểm.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết :
a)Tìm hiểu bài viết :
- GV đọc bài chính tả 1 lượt và gọi 1 HS đọc lại.
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi : Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho em thấy điều gì về đất nước ta ? 
b) Luyện viết : 
- GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai : xây dở, giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, còn nguyên, 
- GV sửa lỗi sai (nếu có)
- Gọi 1 HS đọc lại các từ vừa viết.
- Hướng dẫn HS cách trình bày bài.
c)Viết bài chính tả :
-Yêu cầu HS gấp SGK rồi đọc cho HS viết.
- GV quan sát và uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS.
- GV đọc cho HS soát lỗi 2 lần.
- GV chấm và nhận xét 5 - 10 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2a :
- GV chọn bài và nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm
- Gọi một nhóm đọc các từ tìm được. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận các từ đúng.
Bài 3 : 
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào SGK.
- GV chữa bài trên bảng lớp và kết luận lời giải đúng.
- Gọi 1 HS đọc mẩu chuyện.
- Hỏi : Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào ?
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : Ghi nhớ cách viết chính tả của những từ đã luyện tập.
- 2 HS lên bảng. Lớp nhận xét.
- HS nghe và ghi vở.
- 1 HS đọc
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS viết ra nháp.
1 HS lên bảng viết.
- HS nhận xét
- 1 HS đọc.
- HS viết bài.
- HS soát cá nhân và kiểm tra chéo vở theo nhóm 2.
- HS nghe
- HS làm bài trong nhóm 4, 1 nhóm trình bày.
- 1 HS đọc
- HS làm bài vào SGK, 1 HS lên bảng.
- 1 HS đọc.
- HS trả lời.
Thể dục.
Bài thể dục phát triển chung - Trò chơi: Nhảy lướt sóng.
I/ Mục tiêu.
- Ôn các động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng động tác.
-Trò chơi nhảy lướt sóng : nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi trò chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao.
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Ôn 8 động tác của bài thể dục phát triển chung.
GV quan sát sửa sai.
b/ Trò chơi: “Nhảy lướt sóng ”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi, cách chơi, điều khiển cuộc chơi.
- Động viên nhắc nhở các đội chơi.
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
4-6’
18-22’
4-6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động: Kết bạn.
* Lớp tập 8 động tác 1-2 lần.
 Lớp trưởng hô.
+ Chia nhóm tập luyện – Tổ trưởng hô
- Các nhóm thi trình diễn.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
*Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 16- Vinh.doc