Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần học 27

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần học 27

Toán

Tiết 131: LUYỆN TẬP

I. Mục tiêu: Giúp HS :

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau

- Giúp HS làm được bài tập 1,2,3.

II. Đồ dùng dạy học:

GV: chuẩn bị bảng phụ

HS: Bảng nhóm, vở bài tập

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần học 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
Tiết 131: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau
- Giúp HS làm được bài tập 1,2,3.
II. Đồ dùng dạy học: 
GV: chuẩn bị bảng phụ 
HS: Bảng nhóm, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên
TL
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Luyện tập 
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài 3 trang 139 / SGK
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài
?. Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính vận tốc
- GV hỏi thêm: Có thể tính vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị đo là mét / giây không ? 
- YCHS làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ.
- GV theo dõi kèm HS chậm
- Nhận xét bài làm và thống nhất kết quả.
Bài 2: - GV yêu cầu HS nói cách tính vận tốc
- Hướng dẫn HS cách viết vở:
Với s = 130 km; t = 4 giờ thì v = 130 : 4 = 32,5 km/ giờ
- Cho HS thực hiện các trường hợp còn lại
- GV đánh giá bài làm của HS
Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, chỉ ra quãng đường và thời gian đi bằng ô tô. Từ đó tính được vận tốc của ô tô
- GV cho HS làm, gọi một số HS nêu kết quả
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà: Ôn lại các nội dung đã học 
- Về làm bài 4 trang 140 / SGK
5'
1'
37'
2'
- HS lên bảng giải
- Cả lớp theo dõi - Nhận xét
Bài 1: - 1 HS đọc đề
- HS trả lời
- HS nêu
- HS nêu cách làm
- HS thực hiện bài giải
Đáp số : 1050 m/ phút 
Bài 2: HS tự giải toán, trao đổi bài làm và nhận xét bài 
- HS đọc kết quả ( chú ý nêu tên đơn vị của vận tốc trong mỗi trường hợp)
Bài 3: HS thực hiện bài giải
- Nhận xét bài làm của bạn
* HS nhắc lại cách tính vận tốc 
Ngày dạy: Thứ hai: 19/03/2012
Tập đọc
Tiết 53: TRANH LÀNG HỒ
I/ Mục tiêu:
1. Biết đọc toàn bài với giọng ca ngợi, tự hào
2. Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)
II/ Đồ dùng dạy- học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc ở SGK. Một số bức tranh của làng Hồ
III/ Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 A. Bài cũ: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
- Gọi 2- 3HS đọc diễn cảm bài, trả lời câu hỏi 
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 - Giới thiệu nội dung, tranh SGK, tranh dân gian
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a) Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài, HS đọc chú giải 
- Chia 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu ...đến " hóm hỉnh, tươi vui "
+ Đoạn 2: Tiếp ...đến " bên gà mái mẹ"
+ Đoạn 3: Đoạn còn lại
- Theo dõi ghi bảng từ khó đọc- luyện đọc từ khó
- Cho HS đọc bài theo nhóm 3, theo dõi kèm HS chậm, cho HS thi đọc trước lớp
- Đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài: 
- Tổ chức cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài / SGK / trang 89
- Tham khảo SGV / trang 151, gợi ý HS trả lời 
* Câu hỏi dành cho HS giỏi:
- Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ?
- GV giới thiệu: Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam 
 c) Hướng dẫn HS luyện đọc lại: 
- Hướng dẫn HS chọn đoạn đọc phù hợp - GV đọc mẫu 
- Tổ chức HS đọc thể hiện theo đúng nội dung của đoạn, bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc
- Yêu cầu HS về nhà rèn đọc bài nhiều lần và tìm hiểu các làng nghề truyền thống của địa phương 
5'
1'
17'
10'
10'
2'
- HS đọc nối tiếp bài và trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài 
- Nhận xét
- Quan sát tranh minh hoạ bài đọc SGK/ trang 88; nói về nội dung tranh
- 1 HS đọc bài, 1 HS đọc chú giải
-Từng tốp 3 HS nối tiếp đọc đoạn, bài 
- HS đọc đúng: thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh
- Đọc bài theo nhóm 3. 2 nhóm thi đọc trước lớp.
- Theo dõi
- HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi 
 *HS nêu ý nghĩa của bài, ghi vào vở
- Luyện đọc theo đoạn 
- Thi đua đọc đoạn, bài; trả lời câu hỏi 
- Nhắc lại ý nghĩa bài 
- Liên hệ: Kể tên một số nghề truyền thống và địa phương làm các nghề truyền thống đó 
. Kể tên các làng nghề truyền thống của Kon Tum như: dệt thổ cẩm ở các buôn làng dân tộc, nghề làm gạch ngói, đan lát ...
Khoa học
 Bài 53: CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
A/Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Chỉ trên hình vẽ hoặc vật thật cấu tạo của hạt gồm: vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
- Giáo dục HS có ý thức trồng và chăm sóc cây xanh.
B/Đồ dùng dạy- học : 
 - Hình trang 108, 109 SGK
- Chuẩn bị theo cá nhân: Ươm một số hạt lạc ( hoặc đậu xanh, đậu đen,...) vào bông ẩm
 ( hoặc giấy thấm hay đất ẩm ) khoảng 3 - 4 ngày 
C/Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động của giáo viên 
TL
 Hoạt động của học sinh
* Bài cũ:Sự sinh sản của thực vật có hoa 
- Gọi 2 HS trả lời các câu hỏi ôn tập 
* Bài mới:
+ Mở bài: Giới thiệu nội dung bài
1.Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt 
- HS quan sát, mô tả cấu tạo của hạt
- Yêu cầu HS cẩn thận tách hạt lạc đã ươm ra làm đôi và chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng 
- Kết luận: Hạt gồm: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ
2. Hoạt động 2: Thảo luận 
- Điều kiện nảy mầm của hạt
. Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt ở nhà
- GV cho từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình
- Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp 
3. Hoạt động 3: Quan sát 
- HS nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt
- GV cho HS thảo luận cặp
- Kết luận: Quá trình phát triển thành cây của hạt
* Củng cố : Nhắc lại nội dung bài 
* Hoạt động tiếp nối: Liên hệ thực tế
5'
10'
10'
10'
3'
2'
- 2 HS nêu nội dung bài học
- Cả lớp theo dõi - nhận xét
1/ HS quan sát và chỉ vỏ, phôi, chất dinh dưỡng
- HS quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108, 109 
 - HS thực hiện bài tập:
Đáp án: 2 - b 3 - a 
 4 - e 5 - c 6 - d
2/ - HS giới thiệu kết quả gieo hạt và trao đổi với nhau:
. Nêu điều kiện để hạt nảy mầm
. Chọn những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp 
3/ - HS cùng quan sát hình 7 trang 109 SGK, chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi ra hoa, kết quả và cho hạt mới 
 * HS nhắc lại nội dung 
* Về nhà làm thực hành như yêu cầu ở mục Thực hành trang 109 SGK
 Toán
Tiết 132: QUÃNG ĐƯỜNG
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều
- Giúp HS làm được bài tập 1,2. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng nhóm, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Luyện tập 
- Gọi 2 HS lên bảng giải bài 4 trang 140
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Hình thành cách tính quãng đường 
a) Bài toán 1: - GV cho HS đọc bài toán 1 trong SGK, nêu yêu cầu của bài toán
- GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô
- GV cho HS viết công thức tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian
- GV cho HS nhắc lại quy tắc tính quãng đường 
b) Bài toán 2:
- GV hỏi HS về đơn vị của thời gian trong bài toán và nhấn mạnh đơn vị của quãng đường km
3. Thực hành:
Bài 1: - GV cho HS tính quãng đường của ca nô với đơn vị đo là km 
- Theo dõi kèm HS chậm
- Tổ chức cho HS nhận xét thống nhất kết quả.
Bài 2: - GV cho HS tính quãng đường theo công thức. GV lưu ý HS số đo thời gian phải cùng một đơn vị đo thời gian 
- Theo dõi kèm HS chậm
- Tổ chức cho HS nhận xét thống nhất kết quả.
4. Củng cố- Dặn dò
- Nhận xét tiết học. 
- Về: Ôn lại các nội dung đã học
- Về làm bài 3 trang 141 / SGK
5'
1'
15'
27'
2'
- HS lên bảng giải
- Cả lớp theo dõi - Nhận xét
a) HS thực hiện theo nhóm đôi 
- HS suy nghĩ và tìm kết quả 
- HS nói cách làm và tìm kết quả 
 Quãng đường ô tô đi được là:
 42,5 x 4 = 170 ( km)
- HS nhắc lại quy tắc tính quãng đường và công thức tính quãng đường 
 s = v x t
b) HS đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 Quãng đường người đi xe đạp là:
 12 x 2,5 = 30 ( km )
*Có thể đổi 2 giờ 30 phút = giờ
Quãng đường: 12 x =30 ( km ) 
Bài 1: HS nêu cách tính quãng đường, làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng phụ.
- Quãng đường ca nô đi là:
 15,2 x 3 = 45,6 ( km )
 Đáp số :45,6 km 
Bài 2: HS tự làm rồi chữa bài
 Bài giải: 
 15 phút = 0,25 giờ
Quãng đường đi được của người đó là: 12,6 x 0,25 = 3,15( km) 
* HS nhắc lại cách tính quãng đường 
Tập đọc
Tiết 54: ĐẤT NƯỚC
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
1. Đọc lưu loát bài thơ với giọng đọc trầm lắng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về đất nước.
2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Thể hiện niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của dân tộc .
- Giáo dục HS lòng yêu nước, tự hào với truyền thống bất khuất của dân tộc.
3. Học thuộc lòng bài thơ đối với HS khá giỏi. HTL 2-3 khổ thơ đối với các ĐT còn lại. 
II/ Đồ dùng dạy- học: 
-Tranh minh hoạ trong SGK. 
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
TL
Hoạt động của học sinh
 A. Bài cũ: Tranh làng Hồ 
- Gọi 3 HS đọc diễn cảm bài, trả lời câu hỏi 
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 - Giới thiệu nội dung, tranh ở SGK
2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a) Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc toàn bài, HS đọc nối tiếp theo 5 khổ thơ 
- Theo dõi ghi bảng từ khó đọc - luyện đọc từ khó
- Tổ chức cho HS đọc bài theo nhóm 2
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc
- Đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài: 
- Tổ chức cho HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Những ngày thu dẹp và buồn được tả trong khổ thơ nào?
- Nêu một hình đẹp và vui về mùa thu mới trong khổ thơ thứ ba?
* Câu hỏi dành cho HS giỏi:
- Nêu một hai câu thơ nói lên lòng tự hào về đất nước tự do và về truyền thống bất khuất của dân tộc trong khổ thơ thứ tư và thứ năm?
- YCHS nêu ý nghĩa của bài
 - GV giúp HS hiểu thêm: Đây là những câu thơ viết về mùa thu Hà Nội năm xưa - năm những người con của Thủ đô Hà Nội - Thăng Long - Đông Đô lên chiến khu đi kháng chiến. 
 c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
- Hướng dẫn HS đọc phù hợp - GV đọc mẫu 
-Tổ chức HS đọc thể hiện theo đúng nội dung 
- Tổ chức HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
( HSTB và chậm), cả bài( HS khá giỏi)
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài
3. Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại ý nghĩa của bài thơ
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ
5'
1'
18'
10'
10'
1'
- HS đọc nối tiếp bài và trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài 
- Nhận xét
- Quan sát tranh minh hoạ nói về nội dung tranh
- 1 HS giỏi đọc bài.
- HS đọc chú giải/ SGK trang 95
- Từng tốp 5 HS nối tiếp đọc đoạn, bà ... i kèm HS chậm và thống nhất kết quả
Bài 3: ( HS từ TB trở lên)
- GV có thể hướng dẫn HS tính tương tự bài toán 2 của bài Thời gian:
72: 96 = giờ ; giờ = 45 phút
- Theo dõi kèm HS chậm làm bài 1, 2.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học 
- Về nhà: Ôn lại các nội dung đã học - Về làm bài 4 trang 143 / SGK
5'
1'
37'
2'
- HS lên bảng giải
- Cả lớp theo dõi - Nhận xét
- HS nêu
- HS rút công thức tính vận tốc, quãng đường
Bài 1: HS đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài
- HS nêu cách tính, tính rồi điền kết quả vảo ô trống
- HS đọc kết quả, nhận xét bài làm 
Bài 2: 1 HS đọc đề
- HS nêu
- HS nêu cách đổi
- HS tự giải toán, 1HS làm ở bảng phụ, trao đổi bài làm và nhận xét bài 
Bài 3: HS thực hiện bài giải vào vở
- 1HS làm ở bảng phụ, lớp nhận xét thống nhất kết quả
* HS nhắc lại cách tính quãng đường 
 Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT LỚP TUẦN 27
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết được những ưu, khuyết điểm trong tuần 27 và nội dung kế hoạch tuần 28. Có ý thức khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 27. 
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể 
II. Tiến trình sinh hoạt:
1. Đánh giá hoạt động tuần 27
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 27
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
	- HS thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, đoàn kết tốt 	
- Nhiều HS chăm học ở nhà, tích cực trong học tập ở lớp. Ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình, ổn định tốt nề nếp lớp, thể dục giữa giờ, múa hát tập thể nghiêm túc.
- Thực hiện tốt việc lao động theo lịch cũng như vệ sinh cá nhân.
- Duy trì tốt sĩ số. 
- Đa số HS đã tham gia lao động vào chiều thứ tư nhiệt tình.
- HS tham gia đội bóng tích cực tập luyện.
* Khuyết điểm: 
	- Còn một số HS chưa sôi nổi phát biểu xây dựng bài, chưa làm bài tập giao về nhà.
	- Chữ viết cẩu thả ( Phất, Jun, Su )
 - Nghỉ học không lí do ở buổi chiều: Ya
 2. Kế hoạch tuần 28. 
- GV phổ biến kế hoạch lớp : 
*Khắc phục những nhược điểm của tuần 27
*Duy trì tốt sĩ số cả hai buổi
*Học bài làm bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu ý kiến, 
*Bảo quản tốt sách vở và mua thêm đồ dùng học tập
 *Thực hiện 10' đầu giờ nghiêm túc. 
*Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tham gia lao động theo lịch. 
* Tích cực học bài và làm bài ở nhà. 
* Tham gia làm bài KTGHKII đầy đủ
* Trinh khắc phục tình trạng nghỉ học không lí do ở buổi chiều.
* Hiếu (a) hoàn thành các khoản thu.
3. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
 - Hát tập thể bài: Nhớ giọng hát Bác Hồ.
Chính tả
Tiết 27: Cửa sông
I/ Mục tiêu: Giúp HS
1. Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài thơ Cửa sông
2.Tiếp tục ôn tập quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài; làm đúng các bài tập thực hành để củng cố, khắc sâu quy tắc. 
3. Giáo dục ý thức viết đúng chính tả
- HS chậm viết được 2 khổ thơ.
II/ Đồ dùng dạy- học: 
+ Bút dạ và 2 tờ phiếu kẻ bảng để HS làm bài tập 2
III/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ Bài cũ: Lịch sử ngày quốc tế lao động ( 4 phút ) 
- Cho HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng 
B/ Bài mới: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
1/ Hướng dẫn HS nghe - viết : ( 30 phút)
- GV YCHS đọc thuộc lòng những khổ thơ cần viết 
- GV hỏi về nội dung bài thơ
- GV cho HS viết đúng: nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá,...
- YCHS đọc đồng thanh bài viết
- GV chú ý cách trình bày bài, chữ cần viết hoa
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu viết khổ thơ 3+4. 
- GV chấm, chữa một số bài; nêu nhận xét chung
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập: ( 15 phút)
+ Bài 2:
- GV tổ chức cho HS thực hiện bài theo nhóm
- GV phát phiếu riêng cho 2 HS làm bài 
. Tên người: Cri- xtô- phô- rô Cô- lôm- bô, A- mê- ri- gô Ve- xpu- xi, ét- mân Hin- la- ri, Ten- sinh No- rơ- gay
. Tên địa lý: I- ta- li- a, Lo- ren, A-mê- ri- ca, E- vơ- rét, Hi- ma- lay- a, Niu Di- lân 
3/ Củng cố - Dặn dò: ( 1 phút)
- Nhận xét tiết học, biểu dương HS viết bài đúng chính tả, chữ đẹp
- Nhắc HS ghi nhớ quy tắc đúng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài
- Chuẩn bị bài chính tả 28
- HS viết: Ơ- gien Pô- chi- ê, Pi- e Đơ- gây-tê, Công xã Pa-ri,...
- 3 HS xung phong đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối
- HS theo dõi đoạn cần viết 
- Luyện viết từ khó trên bảng con, nêu rõ cách viết danh từ riêng 
- Cả lớp đọc bài
- Theo dõi ghi nhớ
- HS gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ, tự viết bài
- Theo dõi nhận xét
.
+ Bài 2: HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến và nêu:
- Viết hoa các chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối 
. Tên địa lý: Mĩ, ấn Độ, Pháp: Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam ( viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt
- Cả lớp nhận xét, đánh giá, kết luận nhóm thắng cuộc 
- Theo dõi lắng nghe.
	------------*****--------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: TRUYỀN THỐNG
A/Mục tiêu:
1. Mở rộng, hệ thống hoá, tích cực hoá vốn từ gắn với chủ điểm Nhớ nguồn
2. Từ đó, biết tìm các câu tục ngữ, ca dao liên quan đến chủ điểm
3. Giáo dục cho HS truyền thống của dân tộc. 
B/Đồ dùng dạy- học: 
- Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam; Ca dao, dân ca Việt Nam
- Bút dạ và một tờ phiếu khổ to để HS làm bài tập 1 theo nhóm
- Một số tờ phiếu kẻ sẵn các ô chữ ở bài tập 2
C/Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
TL
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: Luyện tập thay thế từ ngữ...
- HS làm miệng các bài tập 2, 3 (Phần luyện tập) 
B. Bài mới:
1/ Giới thiệu: Nêu mục đích bài học
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
- GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu và bút dạ cho các nhóm thi làm bài
- GV nhắc HS minh hoạ mỗi truyền thống đã nêu bằng một câu tục ngữ hoặc ca dao, nhóm nào tìm được nhiều hơn càng đáng khen
Bài 2:- GV phát phiếu và bút dạ cho các nhóm thi làm bài, giữ bí mật lời giải
- GV tổ chức HS tìm ô chữ, phỏng đoán chữ còn thiếu trong câu 
- GV kết luận nhóm thắng cuộc giải đúng ô chữ hình chữ S, màu xanh 
- Cho HS nêu nội dung, ý nghĩa của câu: Uống nước nhớ nguồn
3. Củng cố, dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS học tốt 
- Yêu cầu mỗi HS về nhà học thuộc ít nhất 10 câu tục ngữ, ca dao trong bài tập 1, 2 
5’
- HS thực hiện bài tập 
- Cả lớp nhận xét
Bài 1: HS trao đổi cùng bạn, làm bài vào vở, mỗi em viết ít nhất 4 câu tục ngữ hoặc ca dao minh hoạ cho 4 truyền thống đã nêu 
Bài 2: 1HS đọc yêu cầu, giải thích bằng cách phân tích mẫu
- HS giải ô chữ:
 Uống nước nhớ nguồn
- HS tiếp nối nhau đọc lại tất cả các cây tục ngữ, ca dao, câu thơ sau khi đã điền các tiếng hoàn chỉnh
* HS liên hệ các hoạt động về các truyền thống tốt đẹp của địa phương, trường, lớp 
Ngày dạy: Thứ tư: 21/03/2012
Luyện từ và câu
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI
A/-Mục tiêu:
1. Hiểu thế nào là liên kết câu bằng từ ngữ nối.
2. Biết tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong đoạn văn; biết sử dụng các từ ngữ nối để liên kết câu
3. Giáo dục HS ý thức dùng đúng từ ngữ trong việc viết văn.
B/ Đồ dùng dạy- học: - Bảng phụ viết đoạn văn ở bài tập 1 ( phần Nhận xét )
- Bút dạ và 4 tờ giấy khổ to phô tô các đoạn văn của bài Qua những mùa hoa - Bài tập 1 
- Hai tờ phô tô 3 đoạn văn đầu( đánh số thứ tự từ 1 đến 7)
- Một tờ phiếu phô tô mẩu chuyện vui ở bài tập 2 ( phần Luyện tập)
C/Các hoạt động dạy- học:
 Hoạt động của giáo viên
TL
 Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ: MRVT :Truyền thống
 - GV cho HS làm lại bài tập 1, 2
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu bài
2. Nhận xét: 
+ Bài tập 1: GV mở bảng phụ đã viết đoạn văn
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
. Cụm từ "vì vậy" ở ví dụ nêu trên giúp chúng ta biết được biện pháp dùng từ ngữ nối để liên kết câu 
+ Bài tập 2:Yêu cầu HS tìm thêm những từ ngữ mà các em biết có tác dụng nối giống như cụm từ vì vậy ở đoạn trích trên 
2. Phần Ghi nhớ: 
- GV tổ chức HS nêu nội dung của bài học 
3.Hướng dẫn HS luyện tập 
- GV tổ chức cho HS thực hiện câu 1, 2 trang 
98, 99 / SGK
+ Bài 1: GV phân việc cho HS: 
- Tìm các từ ngữ nối trong 3 đoạn đầu
+ Bài 2:GV dán lên bảng tờ phô tô mẩu chuyện vui, suy nghĩ, phát hiện chỗ dùng từ nối sai 
5. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
- Dặn những HS ghi nhớ cách dùng từ ngữ nối 
5’
1’
17’
3’
18’
1’
- HS đọc 10 câu ca dao, tục ngữ bài 2
- Cả lớp nhận xét 
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập và suy nghĩ, thực hiện 
- Từ hoặc có tác dụng nối từ em bé với từ chú mèo trong câu 1
- Cụm từ vì vậy có tác dụng nối câu 1 với câu 2
Bài 2: HS suy nghĩ , trả lời:
- Tuy nhiên, mặc dù, nhưng, cuối cùng, thậm chí, ngoài ra, mặt khác,...
3. HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 
( không nhìn SGK )
Bài1: HS đọc yêu cầu bài tập 
. Đ1: nhưng nối câu 3 với câu 2
. Đ 2: vì thế nối câu 4 với câu 3
 rồi nối câu 5 với câu 4
. Đ3: nhưng nối câu 6 với câu 5
 rồi nối câu 7 với câu 6
Bài 2: HS thực hiện bài tập:
. Thay từ nhưng bằng vậy, vậy thì,...
* HS nhắc lại nội dung bài
Hoạt động tập thể
Tuần 27
A/Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Đánh giá được những ưu, khuyết điểm trong tuần 26
	- Nắm bắt nội dung kế hoạch tuần 27. Có biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, hoàn thành tốt kế hoạch tuần 27	
- Có ý thức đoàn kết, xây dựng tập thể lớp. Có tinh thần phê bình và tự phê bình..
B/ Nội dung- Tiến trình sinh hoạt:
1/ Đánh giá hoạt động tuần :
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ trong tuần 
- Lớp trưởng báo cáo chung
- GV tổng hợp ý kiến, đánh giá
* Ưu điểm: 
	- Tích cực học chương trình tuần 26 nghiêm túc. 
- Rèn luyện, thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường và nhiệm vụ HS tiểu học
	- Tập thể lớp đoàn kết tốt
	- Lên kế hoạch hoạt động của chi đội kịp thời, phù hợp KH chung của liên đội
	- Sinh hoạt chi đội nghiêm túc, có hiệu quả.
	* Khuyết điểm: 
- Một số HS chưa có ý thức trong học tập : 
-Một số HS viết chữ cẩu thả (Tuấn, Mĩ Trinh, Đặng Trọng)
2/ Kế hoạch tuần 27- Biện pháp và phân công thực hiện:
- GV phổ biến kế hoạch lớp ( Nội dung trong sổ chủ nhiệm)
- BCH chi đội phổ biến kế hoạch công tác Đội (Nội dung trong sổ hoạt động Đội)
* Nhắc nhở chung: Ôn tập tốt chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt giữa kì 2.
3/ Giáo dục ngoài giờ lên lớp:
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 8/ 3 và 16/3.
4/ Lớp vui sinh hoạt cuối tuần: 
- Thi kể chuyện về chủ đề quê hương đất nước, Về tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Kon Tum.
	-------------------*****---------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc