Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần số 3

Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần số 3

Toán

Luyện tập

I. Mục tiêu:

- Củng cố cho HS cách chuyển hỗn số thành phân số, cách thực hiện các phép tính với hỗn số, so sánh hỗn số.

- Rèn HS kĩ năng tính toán chính xác thành thạo.

- Giáo dục các em lòng say mê học toán .

II. Đồ dùng dạy học:

 GV : - Bảng nhóm.

 HS : - sách ,vở ,bảng con , nháp .

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn học lớp 5 - Tuần số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3:
 Ngày soạn : 3 / 9 / 2010
Sáng
	Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010.
Chào cờ :
Tập trung dưới cờ .
---------------------------------------
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS cách chuyển hỗn số thành phân số, cách thực hiện các phép tính với hỗn số, so sánh hỗn số.
- Rèn HS kĩ năng tính toán chính xác thành thạo.
- Giáo dục các em lòng say mê học toán .
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV : - Bảng nhóm.
 HS : - sách ,vở ,bảng con , nháp .
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
1’
28’
3’
I – Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng tính : 
- Yêu cầu HS dưới lớp nêu cách chuyển từ hỗn số thành PS.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con rồi vào vở.
- GV quan tâm các đối tượng yếu.
 - GV chữa bài và củng cố : Cách chuyển hỗn số thành PS.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu.
 - GV viết: yêu cầu HS tìm cách so sánh.
 - GV đi giúp HS yếu ,TB . HS yếu bỏ bớt 2 phép tính. - GV chốt : Cần đổi ra PS rồi so sánh.
 - Yêu cầu HS làm bài vở và bảng phụ rồi chữa bài.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở nháp . HS yếu bỏ bớt 2 
phép tính.
 - GV chữa bài và củng cố : Phép tính với hỗn số nên chuyển thành PS rồi mới tính toán.
* HS giỏi GV ra thêm bài tập khó dần.
III - Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức vừa luyện tập.
- GV nhận xét giờ học - Dặn dò giờ sau.
- 2 HS lên bảng
- HS trả lời.
- HS nghe và ghi vở.
- HS làm bài vào bảng con rồi vào vở, 
 - HS chữa bài.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài vở và bảng phụ- HS chữa bài.
- HS làm bài ra nháp, 2 HS lên bảng.
- HS làm vào vở nháp
 2 HS lên bảng.
----------------------------------------------------------------
Tập đọc
Lòng dân
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc đúng một văn bản kịch. Biết đọc ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật, đọc đúng ngữ điệu các kiểu câu trong bài. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 của vở kịch : Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng. 
 - Giáo dục: HS có tinh thần dũng cảm, có lòng yêu nước, căm thù giặc.
 II. Đồ dùng dạy học :
 GV : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. 
 HS : SGK .
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
10’
8’
10’
 3’
I- Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi HS đọc thuộc lòng bài Sắc màu em yêu
và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV đánh giá cho điểm. 
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
 GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc lời mở đầu.
- GV đọc diễn cảm đoạn kịch
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 3 lượt 3 đoạn .Gọi nhiều đối tượng yếu ,TB đọc .
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh; phát âm từ dễ đọc sai :hổng thấy, tui, lẹ, rượt bắt, quẹo,và giải nghĩa các từ ở mục Chú giải
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
 + Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ?
 + Dì Năm đã nghĩa ra cách gì để cứu chú cán bộ ?
 + Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao ?
- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.
4. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
- GV mời HS đọc đoạn kịch theo cách phân vai.
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc cho mỗi nhân vật.
- Tổ chức cho từng tốp HS đọc phân vai toàn bộ đoạn kịch.
- Tổ chức thi đọc.
 III- Củng cố, dặn dò:
- Đoạn kịch cho biết điều gì và gợi cho em cảm xúc gì ?
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò : Về nhà tập phân vai dựng lại đoạn kịch.
 Đọc trước phần 2 của vở kịch Lòng dân
-2 HS đọc và trả lời. Lớp nhận xét. 
-HS nghe và ghi vở.
- HS theo dõi.
- Mỗi lượt 3 HS đọc.
-HS đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- 6 HS đọc.
- HS trả lời và thể hiện
- HS luyện đọc theo nhóm 6 và thi đọc.
-HS trả lời và ghi vở.
--------------------------------------------
Khoa học
Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe?
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Kể được những việc nên làm và không nên làm đối với người phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khỏe và thai nhi khỏe.
 - Nêu được những việc mà người chồng và các thành viên khác trong gia đình phải làm để chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
 - Luôn có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : Hình trang 12, 13 SGK.
 HS : SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
28’
3’
I- Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS trả lời :
+ Cơ thể mỗi người được hình thành như thế nào ?
+ Hãy mô tả khái quát quá trình thụ thai ?
+ Hãy mô tả một vài giai đoạn phát triển của thai nhi ?
- GV nhận xét, cho điểm.
II – Bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
a)Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ?
- Yêu cầu HS làm việc nhóm 4: quan sát các hình minh họa trang 12 và dựa vào những hiểu biết thực tế của mình để nêu những việc phụ nữ có thai nên làm và không nên làm.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- Gọi 1 HS đọc lại phiếu hoàn chỉnh.
- Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết.
b) Trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình với phụ nữ có thai :
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 13 và hỏi: Hình vẽ cho biết các thành viên trong gia đình đang làm gì ? Việc làm đó có ý nghĩa gì với phụ nữ mang thai ? 
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi: Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai ?
- Gọi HS trình bày, HS khác bổ sung.
c) Trò chơi : Đóng vai
- Yêu cầu cả lớp cùng thảo luận câu hỏi: Khi gặp phụ nữ có thai xách nặng hoặc đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ ?
- Yêu cầu HS hoạt động theo tổ: Đóng vai theo chủ đề “Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai”.
- Gọi các tổ lên trình diễn. GV nhận xét.
III- Củng cố, dặn dò:
- Hỏi: Phụ nữ có thai cần làm những việc gì để thai nhi khỏe mạnh ? Tại sao nói rằng: Chăm sóc sức khỏe của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người ?
- Nhận xét giờ học - Dặn dò: Học thuộc mục Bạn cần biết 
- 3 HS trả lời.
- HS nghe và ghi vở.
- HS thảo luận và viết câu trả lời vào phiếu.
- Nhóm làm xong trước trình bày, các nhóm khác bổ sung. 
- 1 HS đọc.
- 1 HS đọc.
- HS quan sát và trả lời.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS trình bày.
- HS trả lời.
- HS đóng vai theo tổ.
- Từng tổ lên trình diễn. 
- 2 HS trả lời.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn : 4 / 9/ 2010.
Sáng
Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010.
Tiếng Anh
GV chuyên dạy
----------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết phân số thập phân và chuyển 1 số phân số thành PS thập phân.
- Chuyển hỗn số thành phân số. 
- Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Bảng phụ
 HS : Bảng con , nháp. 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
3’
1’
28’
3’
I – Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng :
- Yêu cầu HS dưới lớp nêu cách so sánh các hỗn số.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2- Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: - Hỏi: Những PS như thế nào được gọi là PSTP ? Muốn chuyển 1 PS thành PSTP ta làm thế nào?
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở. GV đi giúp các đối tượng yếu.
 - GV chữa bài và củng cố : Cách chuyển 1 PS thành PS thập phân.
Bài 2: - Yêu cầu HS làm bài vào bảng con rồi làm vở. GVđến giúp các đối tượng yếu ,TB.
 - GV chữa bài và củng cố : Cách chuyển hỗn số thành PS ?
Bài 3: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
 - Hướng dẫn HS tìm hiểu mẫu.
 - Yêu cầu HS làm bài vào vở.
 - GV chữa bài và củng cố : Mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bài.
Bài 4: - Tiến hành tương tự bài 3
 - GV chữa bài và củng cố : Cách chuyển các số đo có2 tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị dưới dạng hỗn số.
Bài 5:- Yêu cầu HS làm bài ra nháp.
 - GV chữa bài và lưu ý HS cách trình bày bài.
* Lưu ý : HS yếu có thể làm bài1,2.
 HS TB có thể làm bài 1,2,3.
 HS khá ,giỏi có thể cho thêm bài tập nếu còn thời gian.
III - Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức vừa luyện tập.
- GV nhận xét giờ học - Dặn dò ôn bài làm bài còn lại. 
- 2 HS lên bảng
- HS trả lời.
- HS nghe và ghi vở.
- HS trả lời
- HS làm bài vào vở, 
 4 HS lên bảng.
- HS làm bài vào bảng con rồi làm vở,
 4 HS lên bảng.
- HS trả lời
- HS làm bài vào vở,
 3 HS lên bảng.
- HS làm vào vở,
 3 HS lên bảng.
- HS làm bài ra nháp,
 3 HS lên bảng.
- HS
------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Nhân dân
I. Mục tiêu:
 1. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về Nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
 2. Tích cực hóa vốn từ (sử dụng từ đặt câu).
 3. Giáo dục: HS tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : - Bảng nhóm , bút dạ.
 HS : - Từ điển.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
28’
 3’
I – Kiểm tra bài cũ :
 - GV gọi HS đọc BT4 đã được viết lại hoàn chỉnh.
 - GV đánh giá cho điểm.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài 1 :
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV giải nghĩa từ tiểu thương : người buôn bán nhỏ
 - Yêu cầu HS trao đổi với bạn để làm bài.
 - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả. 
 - GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
 - Gọi 1 HS đọc lại bài.
 - HS sửa bài theo lời giải đúng:
 a) thợ điện, thợ cơ khí d) đại úy, trung sĩ
 b) thợ cấy, thợ cày e) giáo viên, bác sĩ, kĩ sư
 c) tiểu thương, chủ tiệm g) HS tiểu học, HS trung học
Bài 2 : 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4
- Mời đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận.
- Tổ chức cho HS thi HTL các thành ngữ trên.
Bài 3 : 
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại truyện Con Rồng cháu Tiên, suy nghĩ , trả lời câu hỏi 3a.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3b theo nhóm 4, gọi đại diện nhóm lên dán bài lên bảng và trình bày. GV nhận xét và khuyến khích HS tìm được nhiều từ.
- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi 3c.
III- Củng cố, dặn dò:
- Mời HS đọc lại các từ ngữ về chủ đề Nhân dân
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò : Về nhà HTL các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT2 ... từ 6 đến 10 tuổi.
- Nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời mỗi con người
- Giáo dục các em ý thức học tập chăm chỉ .
II/ Đồ dùng dạy-học.
 - Tranh minh học hình 14,15.
 - Sách giáo khoa...
III/ Các hoạt động dạy-học.
 Giáo viên
 Học sinh
Pt
a/ Kiểm tra bài cũ.
- Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì ?
- Nhận xét, ghi điểm.
b/ Bài mới : Giới thiệu
 Bài giảng
* Hoạt động 1 : Thảo kuận cả lớp.
 Mục tiêu : Học nêu được tuổi và đặc điểm em bé trong ảnh đã sưu tầm được.
- Yêu cầu học sinh giới thiệu trước lớp ảnh sưu tầm được.
* Hoạt động 2 : Trò chơi :Ai nhanh, ai đúng .
 Mục tiêu : Học sinh nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở các giai đoạn từ 3 đến 10 tuổi.
- Yêu cầu các nhóm chuẩn bị bảng và bút viết
- Giáo viên phổ biến cách chơi và luật chơi
đánh giá kết quả, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Hoạt động 3 : Thực hành.
- Mục tiêu : Học sinh nêu được đặc điểm và tầm quan trọng của tuổi dậy thì
- Tại sao tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt?
c/ Củng cố- dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài
- Về học kĩ bài .
- Học sinh trả lời
-Học sinh giới thiệu ảnh của mình : bé mấy tuổi, biết làm gì...
-Các nhóm theo dõi, tiến hành chơi.
-1 em đọc thông tin trang 15.
-Vì đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất.
------------------------------------------------------
Lịch sử:
Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
I/ Mục tiêu.
 - Giúp HS nắm được : cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết tổ chức đã mở đầu cho phong trào Cần vương
- Các em biết tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc
- Giáo dục các em ý thức học tập chăm chỉ.
II/ Đồ dùng dạy-học.
 - Lược đồ,bản đồ
 - Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học.
Giáo viên
Học sinh
a/ Kiểm tra bài cũ.
b/ Bài mới : Giới thiệu
 Bài giảng
*Hoạt động 1 : Diễn biến cuộc phản công ở kinh thành Huế.
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung
* Hoạt động 2 : ý nghĩa của chiếu Cần vương
- Giới thiệu một số ảnh của các nhân vật lịch sử.
* Củng cố - dặn dò.
- Nhắc lại nội dung bài
- Về học kĩ bài.
- 1 em đọc phần 1
- Lớp thảo luận hoàn thành các nhiệm vụ:
- Phân biệt phái chủ hoà và chủ chiến
- Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chống Pháp.
- Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Lớp đọc thầm phần còn lại.
- Nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của phong trào Cần vương
- 3 em đọc phần ghi nhớ
--------------------------------------------------------
Kĩ thuật
Đính khuy bốn lỗ (tiết 1).
I/ Mục tiêu.
Sau khi học bài này, học sinh biết:
Biết cách đính khuy bốn lỗ.
Đính được khuy bốn lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
Rèn luyện tính cẩn thận.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, vật liệu và dụng cụ cắt khâu thêu.
 - Học sinh: vải , bộ đồ dùng khâu thêu, khuy bốn lỗ.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Khởi động.
2/ Bài mới.
* Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu.
a)Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu.
- HD quan sát mẫu, nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy bốn lỗ.
- HD nhận xét đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy.
- HD quan sát và so sánh vị trí các khuy, lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
* Tóm tắt nội dung chính hoạt động 1.
b) Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật.
- HD thao tác chuẩn bị đính khuy.
- HD cách đính khuy, các lần khâu đính khuy.
- HD thao tác quấn chỉ.
- HD thao tác kết thúc đính khuy.
* HD nhanh lần 2 các bước đính khuy.
- Nhận xét và kết luận.
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát: Em yêu trường em.
- Quan sát mẫu, nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy bốn lỗ.
- Đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy.
- Đọc lướt các nội dung mục II.
- Nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
- Đọc mục 1 và quan sát hình 2 nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy bốn lỗ.
+ 1-2 em thực hiện thao tác trong bước 1.
- Đọc mục 2b và quan sát hình 4, nêu cách đính khuy.
+ 1 em lên bảng thực hiện thao tác.
- Quan sát hình 5;6 nêu cách quấn chỉ chân khuy.
+ 1-2 em nhắc lại thao tác đính khuy bốn lỗ.
- Thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy.
-------------------------------------------------------------
Chiều 	Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm 2008
Toán**
Ôn tập về giải toán.
I/ Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh cách giải bài toán liên quan đến tỉ số ở lớp 4 ( bái toán: Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu ) và tỉ của hai số đó.
- Rèn kĩ năng tính toán chính xác, thành thạo cho học sinh.
- Giáo dục các lòng yêu thích toán học .
II/ Đồ dùng dạy-học.
 - Bảng phụ
 - Sách giáo khoa
III/ Các hoạt động dạy-học.
 Giáo viên
 Học sinh
Pt
* Luyện tập
Bài 1 
- Gọi nhận xét, bổ sung, nhắc lại cách làm.
Bài 2
- Yêu cầu 1 em đọc đề bài. 
- Gọi nhận xét, sửa sai, nhắc lại cách làm.
Bài 3
- Chấm, chữa bài cho học sinh. 
c/ Củng cố -dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
- Về học kĩ bài . 
-Học sinh tự làm , nêu kết quả
Bài 1
-Lớp theo dõi,vẽ sơ đồ rồi làm bài
Bài 2
-Học sinh làm bài vào vở , chữa bài
Bài 3
 -----------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa.
I/ Mục tiêu.
- Luyện tập sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn.Biết thêm một số thành ngữ về tình dân tộc.
- Các em làm tốt các bài tập ứng dụng.
- Giáo dục các em ý thức học tốt bộ môn .
II/ Đồ dùng dạy-học.
 - Phiếu học tập
 - Từ điển
III/ Các hoạt động dạy-học.
 Giáo viên
 Học sinh
a/ Kiểm tra bài cũ.
- Nhận xét, ghi điểm.
b/ Bài mới : Giới thiệu
 Bài giảng
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1
- Gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Gọi nhận xét,chốt lại lời giải đúng.
Bài 2
- Yêu cầu 1 em đọc đè bài.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 3
- Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- Ghi điểm những bài khá, tuyên dương những bạn sử dụng được nhiều từ đồng nghĩa.
c/ Củng cố- dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Về học kĩ bài .
-Học sinh chữa bài 3
-Lớp theo dõi, quan sát tranh minh họa rồi làm bài, chữa bài
Bài 1 : Thứ tự các từ cần điền là:
+ đeo,xách, vác, khiêng, kẹp...
-2 em đọc lại đoạn văn
-Lớp theo dõi, làm bài theo nhóm 4, cử đại diện nêu kết quả.
Bài 2
-ý nghĩa chung của các câu tục ngữ là : Gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên.
-5 em nêu khổ thơ mình chọn, nói một vài câu mẫu.
-Làm bài vào vở, trình bày trước lớp
------------------------------------------------------
 -------------------------------------------------------------
Âm nhạc.
Ôn tập bài hát: Bài Reo vang bình minh.
I/ Mục tiêu.
 - HS hát thuộc cả bài , hát đều và hay.
 - HS biết hát và múa phụ hoạ vận động đơn giản.
 - HS biết biểu diễn đơn ca, song ca tốp ca 
 - Giáo dục các em lòng yêu thích môn học.
 * Trọng tâm : HS hát đều và hay .
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Chép sẵn bài hát trên bảng, thanh phách bằng tre .
 - Học sinh SGK âm nhạc lớp 5 .
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
A/ Phần mở đầu. ( 2’ ) : 
 - GV dùng lời để gợi mở giúp HS nêu tên bài hát.
 - Kiểm tra bài cũ ( 3’ ) :
 Gọi HS hát bài : Reo vang bình minh ( lời 1 ) . GVKL đánh giá.
B/ Phần hoạt động.
- Nội dung: Ôn bài Reo vang bình minh.
a)Hoạt động 1: ( 15’ ) 
 Ôn bài hát : Reo vang bình minh ( lời 1 )
 - Cho HS hát lời 1 .
 - Gv nghe sửa sai, nhận xét .
 - Cho cả lớp hát lời 2.
- Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau của lời 1 và lời 2?
 - Cho HS hát lời 2 .GV nghe sửa sai.
 - Cho HS hát cả hai lời GV nghe sửa sai.
.
b) Hoạt động 2: ( 13’ ) Tập biểu diễn.
- Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, tiếttấu lời ca.
- Hướng dẫn HS vừa đứng vừa hát nhún chân nhịp nhàng .
C. Củng cố – Dặn dò : ( 2’ )
 - Nêu tên bài hát vừa học? Tên tác giả ? 
- HS đứng hát và vỗ tay theo nhịp , phách 2 lần.
 - GV nhận xét tiết học .
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
- 2HS hát – HS nhận xét .
- Cả lớp hát.
- Hát theo dãy, theo nhóm , cá nhân
 - HS nêu 
 - HS hát 
 - HS hát.
- HS khá giỏi lên làm mẫu.
 - Lớp quan sát.
- HS thảo luận cách biểu diễn theo nhóm.
 - Nhận xét các nhóm.
- HS 3 - 4 em nêu.
 - Cả lớp thực hiện.
-----------------------------------------------------
Tiếng Anh
Giáo viên chuyên dạy .
Thể dục
Đội hình đội ngũ . Trò chơi : Đua ngựa.
I/ Mục tiêu.
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, nghiêm nghỉ, đi đều vòng phải, vòng trái.
- Các em chơi đúng luật, hào hứng trò chơi : Đua ngựa.
- Giáo dục các em chăm tập thể dục thể thao.
II/ Địa điểm,phương tiện.
 - Sân tập
 - Còi, khăn tay
III/ Các hoạt động dạy-học.
Nội dung
TG
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
b/ Phần cơ bản.
* Đội hình đội ngũ.
* Trò chơi vận động.
- Chơi trò : Đua ngựa
c/ Phần kết thúc.
4 - 6’
22 - 24’
4 - 6’
- Giáo viên nhận lớp, nêu yêu cầu bài tập, chấn chỉnh đội hình.
- Học sinh khởi động
- Chơi trò : Diệt con vật có hại
- Ôn tập dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm nghỉ, quay phải, trái, đi đều vòng phải, vòng trái.
- Lần 1 giáo viên điều khiển.
- Các lần sau cán sự lớp điều khiển, giáo viên quan sát , sửa sai.
- Lớp chia tổ tập luyện
- Thi trình diễn giữa các tổ
- Giáo viên nêu tên trò chơi, hướng dẫn luật chơi.
- Lớp chơi thử, chơi chính thức
- Lớp tập trung, thả lỏng
- Giáo viên nhận xét tiết học.
------------------------------------------
Âm nhạc.
Học hát: Bài Reo vang bình minh.
I/ Mục tiêu.
Học xong bài này, học sinh:
Hát đúng giai điệu và lời ca, ngắt câu và lấy hơi đúng chỗ.
HS cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên buổi sáng qua nội dung diễn đạt trong bài hát, biết qua về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
Giáo dục các em lòng yêu thích môn học.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nhạc cụ, tư liệu.
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
PT
A/ Phần mở đầu.
B/ Phần hoạt động.
- Nội dung: Học hát bài Reo vang bình minh.
a)Hoạt động 1: Giới thiệu bài hát.
- GV hát mẫu.
- Đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu.
b) Hoạt động 2: 
- Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Vận động theo nhạc: hướng dẫn tư thế đứng, động tác...
C/ Phần kết thúc.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
* HS chú ý theo dõi.
- HS nghe, đọc lời ca.
- Hát từng câu, hát theo tổ, dãy bàn, cá nhân.
* HS hát kết hợp vỗ tay theo nhịp.
- Hát theo tổ, dãy bàn...
-----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 - Tuan 3..doc