Thiết kế giáo án lớp 1 - Tuần 8

Thiết kế giáo án lớp 1 - Tuần 8

I. Mục tiêu : Giúp HS biết được :

- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương chăm sóc.

- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị.

2. HS biết: Yêu quý gia đình của mình.

- Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.

- Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS nêu tên bài học tiết trước

2. Dạy bài mới : Cả lớp hát bài” Cả nhà thương nhau”

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án lớp 1 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ Hai, ngày 13 tháng 10 năm 2008
Buổi sáng
Đạo đức
Gia đình em (Tết 2)
I. Mục tiêu : Giúp HS biết được :
- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương chăm sóc.
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị.
2. HS biết: Yêu quý gia đình của mình.
- Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
- Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS nêu tên bài học tiết trước
2. Dạy bài mới : cả lớp hát bài” Cả nhà thương nhau”
HĐ1: Liên hệ bản thân
- GV yêu cầu HS tự liên hệ xem mình đã thực hiện việc lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ như thế nào
VD:
+ Em lễ phép vâng lời ai ?
+ Trong tình huống nào ? Khi đó, ông (bà, cha, mẹ) dạy bảo em điều gì ?
+ Em đã làm gì khi đó ?
+ Tại sao em lại làm như vậy ?
+ Kết quả ra sao ? Ông (bà, cha, mẹ) đã tỏ thái độ, nói gì với em ?
- HS trình bày trước lớp.
GVnhận xét chung, khen ngợi những em biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
HĐ2: Thực hiện bài tập 3
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm giải quyết một tình huống trong tranh (2, 3, 4)
+ Bạn nhỏ sẽ phải làm gì ? ai sẽ đóng từng vai đó ? cần có những dụng cụ , đồ vật gì để sắm vai ?
- HS 3 nhóm thảo luận và chuẩn bị sắm vai.
- Đại diện các nhóm lần lượt thực hiện trò chơi sắm vai. Sau từng lần sắm vai, GV giúp HS phân tích:
+ Bạn nhỏ đã lễ phép, vâng lời chưa ? Vì sao ?
+ Khi đó, bà và những người khác trong gia đình có hài lòng với bạn đó không ? Vì sao em lại nghĩ vậy ?
- GV nhận xét chung và khen ngợi các nhóm đóng tình huống hay nhất và có cách giải quyết hợp lí nhất.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Thứ Hai, ngày 13 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt
Bài 30: ua – ưa
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- HS đọc và viết được: ua ưa, cua bể, ngựa gỗ..
- Đọc được câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Giữa trưa. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kĩ năng đọc câu ứng dụng:
- 2 HS đọc câu ứng dụng: bé Hà nhổ cỏ, chị Kha tỉa lá. GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài và ghi bảng
HĐ 1: Dạy vần 
ua
a. Nhận diện vần.
- GV nêu câu hỏi để HS trả lời vần ua được tạo nên từ: u và a. 
- So sánh ua với u.
+ Giống nhau: u.
+ Khác nhau: có thêm a.
b. Đánh vần.
* Vần: GV hướng dẫn cho HS đánh vần: u - a - ua
- Phân tích vần: ua.
- GV hướng dẫn HS ghép vần ua trên bộ đồ dùng.
- HS đọc trơn vần: ua (cá nhân, nhóm, dãy bàn, đồng thanh). 
* Đánh vần tiếng khoá, từ ngữ khoá.
- HS trả lời về vị trí của các chữ và vần trong tiếng khoá cua.( c đứng trước, ua đứng sau)
- GV hướng dẫn HS ghép cua trên bộ đồ dùng.
- GV hướng dẫn HS đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khoá:
 u - a - ua
 cờ - ua - cua
 cua bể
- HS luyện đọc cá nhân theo trật tự thuận của bài: vần – tiếng – từ khoá.
- HS luyện đọc nhóm theo trật tự ngược của bài: từ khoá - tiếng – vần.
- GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS.
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
ưa ( Qui trình tương tự ua)
- Vần ưa được tạo nên từ: ư và a. 
- So sánh ưa với ư.
+ Giống nhau: ư.
+ Khác nhau: có thêm a.
- GV hướng dẫn cho HS đánh vần: ư – a – ưa.
- Vi trí của các chữ và vần trong tiếng khoá ngựa.( ng đứng trước, ưa đứng sau, dấu năng dưới ư)
- GV hướng dẫn HS đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khoá:
 ư - a - ưa
 ngờ - ưa - ngưa - nặng - ngựa.
 ngựa gỗ
- HS luyện đọc cá nhân theo trật tự thuận của bài: vần – tiếng – từ khoá.
- HS luyện đọc nhóm theo trật tự ngược của bài: từ khoá - tiếng – vần.
- GV chỉnh sửa nhịp đọc của HS.
c. Hướng dẫn viết chữ.
+ Vần đứng riêng.
- GV viết mẫu lên bảng chữ ua.Vừa viết, GV vừa hướng dẫn quy trình. 
- HS viết trên không trung rồi viết vào bảng con.
- GV viết mẫu lên bảng chữ ưa.Vừa viết, GV vừa hướng dẫn quy trình. 
- HS viết trên không trung rồi viết vào bảng con.
+ Viết tiếng và từ ngữ .
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: cua.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: ngựa.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng.
- 2 HS đọc các từ ngữ ứng dụng. GV giải thích các từ ngữ ứng dụng.
- GV đọc mẫu.
Tiết 2:
HĐ 1: Luyện tập
a. Luyện đọc: Luyện đọc lại các vần ở tiết 1
- HS lần lượt phát âm ua, cua, cua bể và ưa, ngựa, ngựa gỗ. GV sửa phát âm.
- HS đọc các từ, tiếng ứng dụng (theo: nhóm, bàn, cá nhân).
Đọc câu ứng dụng: HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
- GV nêu nhận xét chung và cho HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
- GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng.
b. Luyện viết: HS tập viết ua ưa cua bể ngựa gỗ trong vở Tập viết .
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
c. Luyện nói: HS đọc tên bài Luyện nói: Giữa trưa
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Tai sao em biết đây là bức tranh vẽ giữa trưa mùa hè ?
+ Giữa trưa là lúc mấy giờ ?
+ Buổi trưa, mọi người thường làm gì và ở đâu ?
+ Buổi trưa, em thường làm gì ?
+ Tại sao trẻ em không nên chơi đùa vào buổi trưa ?
3. Củng cố, dặn dò: GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
Thứ Hai, ngày 13 tháng 10 năm 2008
Thể dục
đội hình đội ngũ- thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
I Mục tiêu: Giúp HS: ôn một số kĩ năng đội hình đội ngũ. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Làm quen với tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay về trước. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
- ôn trò chơi: “Qua đường lội”. Yêu cầu HS biết tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân bãi, 1 còi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: GV tập trung HS phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
- Đứng hát và vỗ tay theo nhịp.
- Giậm chân, đếm theo nhịp 1 - 2, 1 - 2...
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản:
* Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. 
+ GV chọn vị trí và hô từng tổ ra tập hợp, sau đó cùng HS cả lớp nhận xét đánh giá xếp loại. Sau khi các tổ thi xong, GV nhận xét đánh giá chung.
* Thi tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc: Cả 3 tổ cùng thi một lúc dưới sự điều khiển của GV.
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
* Ôn dàn hàng, dồn hàng: Lần 1: GV cho dàn hàng, sau đó cho dồn hàng. Lần 2: dàn hàng xong, gv cho tập các động tác Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản.
* Tư thế đứng cơ bản: GV nêu tên động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác. Tiếp theo dùng khẩu lệnh “Đứng theo tư thế cơ bản...bắt dầu !” để HS thực hiện động tác, GV kiểm tra uốn nắn cho HS, sau đó dùng khẩu lệnh “Thôi!” để HS đứng bình thường.
Lần tập 2, hướng dẫn như trên. Lần tập 3, GV cho tập dưới dạng thi đua xem tổ nào có nhiều người thực hiện đúng động tác nhất.
* Đứng đưa hai tay ra trước:
* ôn Trò chơi “Qua đường lội”: GV tổ chức cho HS chơi.
3. Phần kết thúc.
- Đứng vỗ tay và hát.
- GV cùng HS hệ thống bài. GV nhận xét giờ học.
Thứ Hai, ngày 13 tháng 10 năm 2008
Buổi chiều:
Luyện đọc – Luyện viết
Bài 30: ua ưa.
I Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn kĩ năng đọc, viết: ua ưa; tiếng; từ ngữ ứng dụng; câu ứng dụng.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng.
HĐ 1: Luyện đọc:
- HS luyện đọc lại các âm, tiếng, từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng bài 30.
+ Đối với HS yếu: HS đánh vần đọc đúng: ua ưa, cua bể, ngựa gỗ, từ ngữ ứng dụng, câu ứng dụng.
+ Đối với HS khá giỏi: GV khuyến khích HS đánh vần thầm và đọc trơn thành tiếng.
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
HĐ 2: Luyện viết: Rèn kĩ năng viết đúng cỡ chữ, viết đẹp cho HS.
- HS luyện viết vào vở ô li.
+ Đối với HS yếu viết: ua, cua, ưa, ngựa, cua bể, ngựa gỗ.
+ Đối với HS TB, khá viết: cà chua, nô đùa,xưa kia.
+ Đối với HS giỏi viết: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
- GV quan sát, uốn nắn để HS viết đúng, viết đẹp.
HĐ 3: Làm bài tập
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Nối.
- GV hướng dẫn HS nối để có câu đúng.
Bài 2: Điền ua hay ưa ?
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và điền đúng .
Bài 3: Viết.
- HS viết vào vở bài tập.
- GV quan sát, uốn nắn giúp đỡ HS viết đúng, đẹp.
2. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Thứ Hai, ngày 13 tháng 10 năm 2008
Luyện Đạo đức
Gia đình em
I. Mục tiêu : Giúp HS biết được :
- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương chăm sóc.
- Trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ và anh chị.
2. HS biết: Yêu quý gia đình của mình.
- Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
- Quý trọng những bạn biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học:
Dạy bài mới : cả lớp hát bài” Cả nhà thương nhau”
HĐ1: Liên hệ bản thân
- GV yêu cầu HS tự liên hệ xem mình đã thực hiện việc lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ như thế nào
VD:
+ Em lễ phép vâng lời ai ?
+ Trong tình huống nào ? Khi đó, ông (bà, cha, mẹ) dạy bảo em điều gì ?
+ Em đã làm gì khi đó ?
+ Tại sao em lại làm như vậy ?
+ Kết quả ra sao ? Ông (bà, cha, mẹ) đã tỏ thái độ, nói gì với em ?
- HS trình bày trước lớp.
GVnhận xét chung, khen ngợi những em biết lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ.
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
HĐ2: Thực hiện bài tập 3
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm giải quyết một tình huống trong tranh (2, 3, 4)
+ Bạn nhỏ sẽ phải làm gì ? ai sẽ đóng từng vai đó ? cần có những dụng cụ , đồ vật gì để sắm vai ?
- HS 3 nhóm thảo luận và chuẩn bị sắm vai.
- Đại diện các nhóm lần lượt thực hiện trò chơi sắm vai. Sau từng lần sắm vai, GV giúp HS phân tích:
+ Bạn nhỏ đã lễ phép, vâng lời chưa ? Vì sao ?
+ Khi đó, bà và những người khác trong gia đình có hài lòng với bạn đó không ? Vì sao em lại nghĩ vậy ?
- GV nhận xét chung và khen ngợi các nhóm đóng tình huống hay nhất và có cách giải quyết hợp lí nhất.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Thứ Ba, ngày 14 tháng 10 năm 2008.
Buổi sáng
Tiếng Việt
Bài 31: ôn tập 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học trong tuần: ia, ua, ưa.
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể Khỉ và Rùa.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng ôn.
- Tranh minh hoạ cho truyện kể Khỉ và Rùa .
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kĩ năng đọc, viết:ua ưa, các từ ngữ khoá cua bể, ngựa gỗ.
- HS viết bảng và đọc các từ ngữ ứng dụng: cà chua, nô đùa, tre nứa, xưa kia.
- 2 HS đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía,  ... 
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kĩ năng đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
- GV gọi HS đọc. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng.
HĐ 1: Làm bài tập.
Bài 1: a. Điền số để củng cố phép cộng trong phạm vi 5.
- HS làm cá nhân bài vào VBT. GV giúp đỡ HS yếu. GV tổ chức cho HS đọc kết quả. 
Bài 2: Rèn kĩ năng cộng dọc.
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- GV quan sát, uốn nắn giúp đỡ HS yếu.
- GV tổ chức cho HS chữa bài. GV nhận xét.
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
Bài 3: Củng cố bảng cộng trong phạm vi 5. 
- HS làm bài cá nhân vào VBT.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
- GV tổ chức cho HS chữa bài và nêu cách làm. GV nhận xét. 
Bài 4: Rèn kĩ năng so sánh.
- GV nêu yêu cầu và hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài vào VBT. GV giúp đỡ HS yếu.
Bài 5: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính.
- GV cho HS thảo luận theo cặp và làm bài tập.
- GV tổ chức cho HS nêu cách làm. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Thứ Năm, ngày 16 tháng 10 năm 2008
Luyện Mĩ thuật
Ôn Vẽ hình vuông và hình chữ nhật.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Vẽ được các dạng hình vuông, hình chữ nhật vào hình có sẵn và vẽ màu theo ý thích.
II. Đồ dùng dạy học:
-Vở thực hành Mĩ thuật.
- Bút chì, bút dạ, sáp màu...
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng.
HĐ1: Nhắc lại cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
- HS nhắc lại cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật. HS và GV nhận xét bổ sung.
HĐ2: HS thực hành.
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
+ Với HS yếu: Hướng dẫn các em tìm và vẽ các nét ngang, nét dọc như yêu cầu và gợi ý cách vẽ màu mái nhà, tường, cửa...
+ Đối với HS khá, giỏi: Hướng dẫn các em vẽ thêm hình và gợi ý cách vẽ màu theo ý thích.
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
HĐ3: Đánh giá sản phẩm
- GV cho HS xem các bài vẽ đẹp và tuyên dương một số HS làm bài tốt.
- HS tự nhận xét về các bài vẽ.
2. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Thứ Sáu, ngày 17 tháng 10ăm 2008
Buổi sáng
Tiếng Việt
Bài 34: ui ưi
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- HS đọc và viết được: ui, ưi, đồi núi, gửi thư.
- Đọc được câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề : Đồi núi. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kĩ năng đọc câu ứng dụng.
- 2 HS đọc câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
- GV cùng HS nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và ghi bảng.
HĐ 1: Dạy vần. 
ui
a. Nhận diện vần.
- Vần ui được tạo nên từ: u và i. 
- So sánh ui với i.
+ Giống nhau: i.
+ Khác nhau: có thêm u.
b. Đánh vần.
- GV hướng dẫn cho HS đánh vần: u – i – ui.
- Phân tích vần: ui.
- GV hướng dẫn HS ghép vần ui trên bộ đồ dùng.
- HS đọc trơn vần: ui (cá nhân, nhóm, dãy bàn, đồng thanh). 
- HS trả lời về vị trí của các chữ và vần trong tiếng khoá núi.( n đứng trước, ui đứng sau, dấu sắc trên ui)
- Phân tích tiếng khoá, từ khoá.
- GV hướng dẫn HS đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khoá:
 u – i – ui
 nờ – ui – sắc – núi.
 đồi núi
- HS luyện đọc cá nhân theo trật tự thuận của bài: vần – tiếng – từ khoá.
- HS luyện đọc nhóm theo trật tự ngược của bài: từ khoá - tiếng – vần.
Nghỉ giữa tiết:5 phút.
ưi ( Qui trình tương tự ui)
c. Hướng dẫn viết chữ.
+ Vần đứng riêng.
- GV viết mẫu lên bảng chữ ui.Vừa viết, GV vừa hướng dẫn quy trình. 
- HS viết trên không trung rồi viết vào bảng con.
- GV viết mẫu lên bảng chữ ưi.Vừa viết, GV vừa hướng dẫn quy trình. 
- HS viết trên không trung rồi viết vào bảng con.
+ Viết tiếng và từ ngữ .
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: núi.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con: gửi.
- GV nhận xét và chữa lỗi cho HS.
d. Đọc từ ngữ ứng dụng.
- 2 HS đọc các từ ngữ ứng dụng. GV giải thích các từ ngữ ứng dụng.
- GV đọc mẫu.
Tiết 2:
HĐ 1: Luyện tập.
a. Luyện đọc: Luyện đọc lại các vần ở tiết 1
- HS lần lượt phát âm: ui, núi, đồi núi và ưi, gửi, gửi thư. GV sửa phát âm.
- HS đọc các từ, tiếng ứng dụng (theo: nhóm, bàn, cá nhân).
Đọc câu ứng dụng: HS thảo luận nhóm về tranh minh hoạ của câu ứng dụng.
- GV nêu nhận xét chung và cho HS đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, bàn, lớp.
- GV nhận xét và chỉnh sửa phát âm cho HS.
- GV đọc mẫu câu ứng dụng. HS đọc câu ứng dụng.
b. Luyện viết: HS tập viết ui ưi đồi núi gửi thư trong vở Tập viết .
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
c. Luyện nói: HS đọc tên bài Luyện nói: Đồi núi.
- GV nêu câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Đồi núi thường có ở đâu ? Em biết tên vùng nào có đồi núi ?
+ Trên đồi núi thường có gì ?
3. Củng cố, dặn dò: GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc theo.
Thứ Sáu, ngày 17 tháng 10 năm 2008
Toán
số 0 trong phép cộng.
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Bước đầu nắm được: Phép cộng một số với 0 cho kết quả chính là số đó; và biết thực hành tính trong trường hợp này.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra kĩ năng đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 5.
- GV gọi HS đọc. GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng.
HĐ 1: Giới thiệu phép cộng một số với 0
a. Giới thiệu các phép cộng 3+0=3, 0+3=3.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thứ nhất trong bài học và nêu bài toán: “ Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai có 0 con chim. Hỏi cả hai lồng có mấy con chim ?”.
- GV gợi ý để HS nêu: “3 con chim thêm 0 con chim là 3 con chim”; “3 cộng 0 bằng 3”.
- GV viết bảng: 3+0=3 rồi gọi HS đọc (ba cộng không bằng ba).
-Giới thiệu phép cộng 0+3=3: Tiến hành tương tự như phép cộng 3+0=3.
-Cho HS xem hình vẽ cuối cùng trong phần bài học, nêu các câu hỏi để HS nhận biết 3+0=3, 0+3=3 tức là 3+0 = 0+3 = 3.
-GV yêu cầu HS nói miệng kết quả: 1+0=?, 2+0=?, 4+0=?, 5+0=?.
-GV giúp HS nhận xét: “Một số cộng với 0 bằng chính số đó”;”0 cộng với một số bằng chính số đó”.
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
HĐ 2: Thực hành
Bài 1: HS làm trên bảng tay: 
VD: 
1+0=... 5+0=...
- GV hướng dẫn nhận xét kết quả.
Bài 2: Rèn kĩ năng cộng theo cột dọc.
 5 3 0
+ + +
 0 0 2 
- HS làm vào vở ô li; GV quan sát, giúp đỡ HS yếu.
Bài 3: Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
... + 3 = 3 1 + ... = 1
- GV gọi HS nêu yêu cầu và làm bài cá nhân vào vở ô li
- HS nêu kết quả. GV nhận xét.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
- GV yêu cầu HS quan tranh SGK và nêu bài toán .
- HS thảo luận và nêu phép tính biểu thị cho tình huống trong tranh.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Thứ Sáu, ngày 17 tháng 10ăm 2008
Thủ công
Xé, dán hình cây đỏn giản (tiết 1). 
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách xé, dán hình cây đơn giản.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Bài xé dán mẫu, hai tờ giấy khác màu .
HS: Giấy thủ công, giấy ô li, vở thủ công.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra đồ dùng của HS: GV kiểm tra và nhận xét.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài và ghi bảng
HĐ 1: Quan sát, nhận xét
- GV cho HS xem bài mẫu, HS nêu về đặc điểm của cây mà các em đã nhìn thấy ?(tán lá cây có màu sắc khác nhau: màu xanh đậm, xanh nhạt, màu vàng, màu nâu...). Vì vậy khi xé, dán tán cây, em có thể chọn màu mà em biết, em thích.
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
HĐ 2: Hướng dẫn mẫu.
- GV hướng dẫn:
a. Xé hình tán lá cây.
* Xé tán lá cây tròn: GV lấy tờ giấy màu xanh lá cây, xé một hình vuông ra khỏi tờ giấy màu. Từ hình vuông, xé 4 góc. Xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây.
* Xé tán lá cây dài: GV lấy tờ giấy màu xanh đậm, xé một hình chữ nhật. Từ hình chữ nhật, xé 4 góc. Xé chỉnh, sửa cho giống hình tán lá cây dài.
b. Xé hình thân cây: GV lấy tờ giấy màu nâu, xé hình chữ nhật Sau đó, xé tiếp một hình chữ nhật khác Hướng dẫn dán hình.
- Sau khi xé xong hình tán lá và thân cây, GV làm thao tác bôi hồ và lần lượt dán ghép hình thân cây, tán lá.
+ Dán phần thân ngắn với tán lá tròn.
+ Dán phần thân dài với tán lá dài.
- GV cho HS quan sát hình hai cây đã dán xong.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học.
- Về nhà chuẩn bị giấy màu có kẻ ô, giấy màu, bút chì, hồ dán cho tiết sau thực hành.
Thứ Sáu, ngày 17 tháng 10ăm 2008
Buổi chiều:
Luyện viết:
bài: ui ưi, ôi, ơi
I Mục tiêu:
- Rèn kĩ năngviết: ui ưi, ôi, ơi; tiếng; từ ngữ ứng dụng; câu ứng dụng.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng.
 HĐ 1: Luyện viết: Rèn kĩ năng viết đúng cỡ chữ, viết đẹp cho HS.
- HS luyện viết vào vở ô li. Tuỳ vào đối tượng HS để GV giao bài phù hợp.
+ Đối với HS yếu viết: ui, ưi, ôi, ơi, núi, gửi, đồi núi, gửi thư.
+ Đối với HS TB, khá viết: cái túi, vui vẻ, gửi quà, ngửi mùi.
+ Đối với HS giỏi viết: dì na vừa gửi thư về cả nhà vui quá.
- GV quan sát, uốn nắn để HS viết đúng, viết đẹp.
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
HĐ 2: Làm bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: Nối.
- GV hướng dẫn HS nối tranh hợp với từ ngữ.
Bài 2: Nối.
- GV hướng dẫn HS nối để có câu đúng.
Bài 3: Viết.
- HS viết vào vở bài tập.
- GV quan sát, uốn nắn giúp đỡ HS viết đúng, đẹp.
2. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
Luyện Toán
Ôn số 0 trong phép cộng
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Bước đầu nắm được: Phép cộng một số với 0 cho kết quả chính là số đó; và biết thực hành tính trong trường hợp này.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
II. Hoạt động dạy học :
1.Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học và ghi bảng.
2. Luyện tập
Bài 1: a. Củng cố phép cộng một số với 0.
- HS làm bài cá nhân vào VBT. GV tổ chức cho HS đọc kết quả. 
b. Củng cố phép cộng một số với 0 theo cột dọc.
- HS làm bài cá nhân vào VBT. GV giúp đỡ HS yếu. GV tổ chức cho HS đọc kết quả.
Bài 2: Rèn kĩ năng viết số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu và làm bài cá nhân.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS yếu.
- GV tổ chức cho HS nêu phép tính và kết quả. GV nhận xét.
Nghỉ giữa tiết: 5 phút.
Bài 3: Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
- HS nêu yêu cầu và thảo luận theo cặp bài 3.
- HS làm bài vào VBT.
- GV tổ chức cho HS chữa bài và nêu cách làm. GV nhận xét. 
Bài 4: Nối phép tính với số thích hợp.
- GV nêu yêu cầu của bài tập và hướng dẫn HS cách làm.
- HS làm bài vào VBT. GV giúp đỡ HS yếu.
- 1 HS chữa bài. GV và HS nhận xét.
2. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docga lop 1 tan tuan 8tanquangthinhtp.doc