Giáo án Tổng hợp môn khối 4 - Tuần 20

Giáo án Tổng hợp môn khối 4 - Tuần 20

 Tên bài dạy : KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Sau bài học, HS biết :

 2. Kỉ năng : Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩu (không khí bị ô nhiễm)

 3. Thái độ : Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí.

II. CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên : Hình vẽ - SGK /78,79

 - Học sinh : Sưu tầm các hình vẽ tranh ảnh về bầu không khí trong sạch và bị ô nhiễm.

 

doc 49 trang Người đăng hang30 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 4 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Khoa học (Tiết 39) 
 Tên bài dạy : KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Sau bài học, HS biết :
	2. Kỉ năng : Phân biệt không khí sạch (trong lành) và không khí bẩu (không khí bị ô nhiễm)
	3. Thái độ : Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí. 
II. CHUẨN BỊ : 
	- Giáo viên : Hình vẽ - SGK /78,79 
	- Học sinh : Sưu tầm các hình vẽ tranh ảnh về bầu không khí trong sạch và bị ô nhiễm. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Tiến trình 
dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạt động 1 : 
Bước 1 : 
Bước 2 : 
Bước 3 : 
Hoạt động 2 : 
Bước 1 : 
Bước 2 : 
Bước 3 : 
-Hoạt động 3 :
Hoạt động 4 : 
I/ Bài cũ : 
- Nêu tác hại do bão gây ra ? 
- Nêu một số cách phòng chống bão mà ở địa phương em đã áp dụng? 
- Giáo viên nhận xét cho điểm.
II/ Bài mới : 
A. Giới thiệu : 
- Mỗi người chúng ta ai cũng thích được sống trong bầu không khí trong lành, mát mẻ, nhất là ở những thành phố lớn, nơi dân cư đông đúc , Vậy nguyên nhân nào gây nhiễm bẩn bầu không khí. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.........
B. Tìm hiểu bài : 
1. Tìm hiểu về không khí ô nhiễm và không khí sạch . 
- Giáo viên yêu cầu học sinh lần lượt quan sát các hình trang 78 và 79/SGK và chỉ ra hình nào thể hiện bầu không khí bị ô nhiễm ? Tại sao ? 
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày kết quả thảo luận : 
+ H2 cho biết nơi có không khí trong sạch . Vì có cây cối xanh tươi, không gian thoáng đãng. 
+ H1, H3, H4 : cho biết nơi không khí bị ô nhiễm, vì có nhiều ống khói, đốt chất thải ở nông thôn và cảnh đường phố đông đúc , nhiều phương tiện đi lại đang xả khí thải và bụi tung. 
- Giáo viên yêu cầu HS nhắc lại một số tính chất của không khí ? 
- Vậy thế nào là bầu không khí trong sạch? 
- Khi nào thì bầu không khí bị ô nhiễm ? 
- Giáo viên kết luận, chốt ý về không khí sạch và không khí bẩn như sgk /79 . 
- Thảo luận về những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí . 
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : 
Nhóm 1 và 2 : Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm .
Nhóm 3 và 4 : Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm. 
Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc . Giáo viên đi đến các nhóm kiểm tra giúp đỡ . 
- Yêu cầu đại diện nhóm báo cáo kết quả dựa trên thực tế để phát biểu .
- Giáo viên chốt ý , kết luận. 
- Nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm .
+ Do bụi, các phương tiện ô tô thải ra, bụi tự nhiên, bụi nhà máy , bụi phóng xạ, bụi than, xi măng.. 
+ Do khí độc, khí thải của các nhà máy , khói tàu, xe , khói thuốc lá, chất ddocoj hoá học, sự lên men thối của các xác sinh vật, rác thải sinh ra.... là những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm, gây hại đến sức khoẻ của con người và các sinh vật khác. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục ‘’ Bạn cần biết ‘’/79 về nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.
- Cho Hs nêu lại nguyên nhân và tác hại của không khí bị ô nhiễm. 
- Cho các nhóm thi đua lên gắn các hình vẽ , tranh ảnh về bầu không khí trong sạch và bị ô nhiễm.
- Giáo viên hướng dẫn cho lớp nhận xét và tuyên dương bạn. 
* Cho học sinh liên hệ bản thân gia đình, việc không nên làm , tránh gây nhiễm bẩn bầu không khí. 
* Dặn dò bài sau : Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường. 
- 02 Học sinh trả lời 
- HS lắng nghe 
- Hoạt động theo cặp, quan sát thảo luận. 
- Hoạt động lớp : Đại diện một số em trả lời, lớp nhận xét bổ sung. 
- 01 em nêu 
- HS nhận xét phần so sánh. 
- Chia lớp 04 nhóm, cử thư ký ghi kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- 02 em đọc .
- Các nhóm thi đua gắn. 
 Môn : Khoa học (Tiết 40) 
 Tên bài dạy : BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM 
I. MỤC TIÊU : 
	1. Kiến thức : Sau bài học, HS biết :
	2. Kĩ năng : - Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
	3. Thái độ :- Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
	- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bầu không khí trong sạch. 
II. CHUẨN BỊ : 
	- Giáo viên : Hình vẽ - SGK /80,81 - Giấy A0, bút màu . 
	- Học sinh : Sưu tầm các tư liệu tranh ảnh về bảo vệ môi trường. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Tiến trình 
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1.Hoạtđộng 1 
Bước 1 : 
Bước 2 : 
Bước 3 :
Hoạt động 2 : 
Bước 1 : 
Bước 2 : 
Bước 3 : 
- Hoạt động 3 :
I/ Bài cũ : 
- Gọi 2 HS kiểm tra. 
HS1 : Hãy phân biệt không khí trong sạch và không khí bị ô nhiễm. 
HS2 : Nêu những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí và tác hại của nó ? 
II/ Bài mới : 
A. Giới thiệu : 
- Tiết học trước các em đã biết được những nguyên nhân gây nhiễm bẩn bầu không khí. Vậy ở tiết này , các em tiếp tục tìm hiểu những biện pháp cần làm gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
- Giáo viên ghi đề - Yêu cầu học sinh mở sgk/80
B. Bài mới : 
1. Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch . 
- Quan sát tranh : yêu cầu học sinh quan sát các hình trang 80 và 81/SGK và TLCH? 
- Nêu những việc nên và không nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành của bản thân, gia đình và địa phương em. 
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày kết quả làm việc theo cặp .
- Những việc nên làm thể hiện qua hình vẽ sgk 
+ H1 : Các bạn làm vệ sinh lớp để tránh bụi 
+ H2 : Cấm vứt rác vào thùng có nắp đậy để tránh mùi hôi thối. 
+ H3 : Nấu ăn bằng bếp cải tiến để tránh khói, khí thải, 
+ H5 : Trường học có nhà vệ sinh đúng qui cách , giúp không gây ô nhiễm môi trường.
+ H6 : Cảnh thu gom rác làm đường phố sạch đẹp, tránh ô nhiễm. 
+ H7 : Trồng cây cảnh để giữ cho bầu không khí trong sạch.
- Việc không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch được thể hiện qua (H4) vì nhóm bếp than Tổ Ong gây ra nhiều khói và khí thải độc hại.
- Giáo viên chốt ý, kết luận 
- Chống ô nhiễm không khí bằng cách : 
+ Thu gôm rác và xử lý , phân hợp lý.
+ Giảm lượng khí thải độc hại của xe có động cơ chạy bằng xăng , dầu và của nhà máy, giảm khói đun. 
+ Bảo vệ rừng và trồng nhiều cây xanh để giữ cho bầu không khí trong lành. . 
- Vẽ tranh cỗ động bảo vệ bầu không khí trong sạch .
- Giáo viên chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Yêu cầu học sinh thảo luận, tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ bầu không khí trong sạch .
- Phân công từng thành viên trong nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh. 
- Thực hành: Giáo viên đi tới các nhóm kiểm tra, giúp đỡ 
- Trình bày và đánh giá 
- Yêu cầu các nhóm treo sản phẩm của nhóm và cử đại diện nêu lên ý tưởng của bức tranh cổ động. 
- GV nhận xét, đánh giá và tuyên dương các nhóm. 
- Hoạt động củng cố dặn dò : 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại mục ‘’ Bạn cần biết’’ /81 .
* Liên hệ : Gọi vài em nêu bản thân, gia đình hay địa phương đã làm được gì để bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
- Giáo viên nhận xét tiết học - Giao việc cho các nhóm chuẩn bị đồ dùng cho bài sau :’Âm Thanh ’
- 02 Học sinh Kiểm tra 
- HS mở sgk 
- Làm việc theo cặp chỉ vào từng hình và nêu ý trả lời. 
- Làm việc cả lớp, học sinh khác nhận xét, bổ sung. 
. 
04 nhóm làm việc
- Nhóm trưởng điều khiển. 
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý. 
- 02 em đọc, lớp lắng nghe. 
 Môn : Tập đọc (Tiết 39) 
Tên bài dạy : BỐN ANH TÀI (tt) 
I. MỤC TIÊU : 
	- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài, Biết thuật lại sinh động cuộc chiến đấu của bốn anh tài chống yêu tinh. Biết đọc diễn cảm bài văn, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, hồi hộp ở đoạn đầu, gấp gáp hồi hộp ở đoạn tả cuộc chiến đấu quyết liệt chống yêu tinh, chậm rãi, khoan thai ở lời kết. Hiểu các từ mới, núc nác, núng thế, Hiểu ý nghĩa câu chuyện, ca ngợi, sức khoẻ, tài năng, tình đoàn kết chống yêu tinh của hai anh em. 
II. CHUẨN BỊ : 
	- Giáo viên : Tranh minh họa, bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn văn. 
	- Học sinh : 04 câu hỏi đã soạn. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Tiến trình 
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
I/ Bài cũ : 
II/ Bài mới : 
1. Hoạt động 1 
Hoạt động 2 : 
- Hoạt động 3 :
- Củng cố
- Dặn dò
- Gọi 03 học sinh đọc bài thơ ‘’ Chuyện cổ tích về loài người ‘’ và trả lời 04 câu hỏi ở sgk. 
- GV cho HS xem tranh ở sgk /13 để nói ngắn gọn về cuộc chiến đấu quyết liệt của bốn anh em Cẩu Khây với Yêu tinh.
- GV giới thiệu bài : Phần đầu, truyện ca ngợi sức khoẻ, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây , Phần hai này sẽ cho ta biết sự hiệp lực của bốn anh em để diệt yêu tinh (GV ghi đề)
- Bây giờ cô cần 06 em đọc thành 03 lượt, cho hai đoạn còn lại của phần hai này : Giáo viên cho 06 em đọc theo 3 lượt , 1 lượt 2 em ( giáo viên sửa lỗi cho các em ).
- Cho 1 hs đọc từ chú giải ( cả lớp đọc lướt ).
- Phân nhóm đôi đọc cặp .
- Gọi 2 hs khá nhất đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. Giáo viên nói cách thể hiện giọng đọc ( Đ1 : giọng hồi hộp - Đ2 : giọng gấp gáp dồn dập. Giáo viên cho hs nhấn giọng ở một số từ : vắng teo, lăn ra ngủ, hé cửa, thò đầu, lè lưỡi, đấm một cái, gãy gần hết, quật túi bụi, hét lên, nổi ầm ầm, tối sầm, như mưa, be bờ, tát nước ầm ầm, khoét máng, quy hàng). 
- Sau đó, Giáo viên cho hs đọc thầm để tìm hiểu bài.
- Giáo viên cho lớp nhận xét khen ngợi khi một số em thuật lại cuộc chiến đấu của 4 anh em này.
- Tiếp theo Giáo viên gợi ý trả lời câu hỏi và nêu câu hỏi bổ sung.
+ Anh em Cẩu không được ai giúp đỡ ?
+ Yêu tinh có phép thuật gì ?
+ Thuật văn tắt cuộc chiến đấu chống yêu tinh của 4 anh em
- Giáo viên hỏi tiếp : Vì sao 4 anh em thắng yêu tinh ? Ý nghĩa câu chuyện này là gì ?
(Giáo viên ghi đại ý theo SGK)
- Giáo viên nói : Cuộc chiến rất quyết liệt và để diễn tả được thì các con thi nhau chọn đoạn đọc diễn cảm nhé ! (Giáo viên hướng vào đoạn 2 - Giáo viên đưa bảng phụ viết sẵn từ “Cẩu không hé cửa .... tối sầm lại”.
- Hỏi lại ý nghĩa bài 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Dặn học sinh đọc lại - Soạn trước bài “Trống đồng Đông Sơn”.
- 03 học sinh đọc và trả lời câu hỏi. 
- 01 học sinh tả. 
- Học sinh nghe. 
- Học sinh đọc
Đ1 : 6 dòng đầu
Đ2 : Phần còn lại
Học sinh đọc : núc nác, núng thế
- Học sinh đọc cho nhau nghe
- Học sinh gạch từ ở sách
- Học sinh đọc thầm để trả lời 4 câu 
- Học sinh đại diện thuật lại
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh thuật
(1 con) 
- Học sinh trả lời
- Học sinh viết ý chính
- Học sinh có thể chọn đoạn 2
(Vì có nhiều từ khó đọc)
- Học sinh thi đọc diễn cảm 4 à 5 em
- Học sinh ghi bài
 Môn : Tập đọc (Tiết 40) 
Tên bài dạy : TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài ... ào để mỗi em đều nhau ?
- Giáo viên khẳng định cắt chia của các em (nếu học sinh làm sai) Giáo viên hướng dẫn cách chia
- Giáo viên dán phần đã chia lên bảng cái bánh. Mỗi em được bao nhiêu phần cái bánh ?
- Giáo viên : Ta viết : 3 : 4 = (cái bánh)
- Ở trường hợp này, kết quả của phép chia có phải là số tự nhiên không ? Vậy là số gì ?
- Tử số là số gì của phép chia này ?
- Mẫu số là số gì của phép chia này ?
- 8 : 4 ta viết thương dưới dạng phân số như thế nào ? 
3 : 4 = ? ; 5 : 5 = ?
Qua đó em rút ra nhận xét gì ? 
3- Thực hành : 
Bài 1 : 
Bài 2 : Giáo viên hướng dẫn một bài mẫu
Bài 3 : 
- Qua đó em rút ra nhận xét gì ?
4- Củng cố - Dặn dò :
- Thương của phép chia hai số tự nhiên có thể viết thành phân số được không ? Nếu được tử số là số gì ? mẫu số là số gì trong phép chia đó ?
- Tại sao mẫu số phải khác 0 ?
- Trò chơi đố bạn 
Một bạn học sinh A nêu phép chia thì bạn học sinh B nêu thương là phân số, sau đó học sinh B nêu phép chia đố bạn học sinh C (Hs A : 9 :15 . đố bạn thương là mấy, Hs B : Thương là . 
- GV nhân xét trò chơi 
- GV nhận xét tiết học 
- Về học thuộc phần ghi nhớ và xem bài ‘’ Phân số và phép chia số tự nhiên ‘’ (tt)/109.
- 02 hs nhắc lại đề bài : 8 : 4 =2 (quả)
- Số tự nhiên 
- Hs đưa ra. Mỗi hs thảo luận nhóm đôi tìm cách chia. 
- Lấy mỗi hình vuông gấp đôi, rồi gấp đôi lại một phần nữa. Như vậy mỗi hình vuông được chia thành bốn phần bằng nhau . Rồi cắt cho mỗi em một phần tức là ¼ cái bánh . 
- Sau ba lần chia như thế , mỗi em được 3 phần tức là ¾ cái bánh. 
- Hs thực hành chia cái bánh 
- Không phải là số tự nhiên mà là phân số . 
+ Số bị chia
+ Số chia
8 : 4 = 
3: 4 = 
5 : 5 = 
Hs nhận xét như sgk .
- HS đọc đề và nêu yêu cầu của đề. 
- Hs làm việc cá nhân 
- HS làm theo mẫu 
- HS rút ra nhận xét như sgk. 
 Môn : TOÁN (Tiết 98) 
Tên bài dạy : PHÂN SỐ VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN (tt) trang 109 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Giúp Học sinh 
	- Nhận biết được kết quả của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 có thể viết thành phân số (Trong trường hợp tử số lớn hơn mẫu số)
	- Bước đầu biết so sánh phân số với 1 
II. CHUẨN BỊ : 
	- Giáo viên : 07 hình tròn bằng nhau, tranh vẽ hình 1 và hình 2 /110 sgk , kéo
	- Học sinh : 07 hình tròn bằng nhau, kéo, tờ giấy trắng, hồ. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ : -Đọc phần nhận xét sgk /108 
- Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số : 7 :11, 8 : 13, 25 : 37 
- Đọc các phân số sau : , , 
- Nêu tử số và mẫu số của mỗi phân số 
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài : Hôm nay ta tiếp tục học bài phân số và phép chia số tự nhiên.
Ví dụ1 : Các em đem các hình tròn đã chuẩn bị ra cô kiểm tra. 
- Lấy hai hình tròn, mỗi hình tròn chia thành 4 phần bằng nhau.
- Lấy một hình tròn cắt một phần 
- Vân ăn 1 quả cam và ¼ quả cam ? 
- Viết phân số chỉ số phần của quả cam Vân đã ăn. 
Vì sao em biết Vân ăn quả cam ? 
Ví dụ 2 : Chia 03 quả cam cho 04 người. 
Các em lấy 05 hình tròn ra và suy nghi tìm cách chia. 
- Em đã chia như thế nào ?
Sau 05 lần chia như thế mỗi người được mấy phần? 
- Gv dán hình minh hoạ lên bảng để Hs đối chiếu với kết quả. 
- Vậy là kết quả của phép chia nào? 
GV ghi : 5 : 4 = (quả cam )
- quả cam gồm mấy quả cam và mấy phần quả cam. 
- quả cam nhiều hơn mộ quả cam hay ít hơn một quả cam ? 
- GV ghi : > 1
- Em hãy so sánh tử số và mẫu số của phân số , phân số đó lớn hơn hay bé hơn 1. 
- Khi nào phân số lớn hơn 1 ? 
- Em hãy tìm một số phân số lớn hơn 1 . 
GV đưa hình tròn đã gấp có bốn phần bằng nhau. Bạn Vân đã ăn nguyên 01 quả cam tức bạn ăn mấy phần của quả cam. 
- Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của phân số . 
- Phân số như thế nào so với 1. 
- GV ghi = 1 
Khi nào phân số bằng 1, Cho ví dụ, Cho ví dụ 
- Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của phân số ? 
- So sánh phân số với 1. 
- Cho ví dụ về phân số bé hơn 1 . 
3. Thực hành : 
Bài 1 : Cho hs làm bài rồi sửa 
Bài 2 : Cho hs làm bài rồi chữa. 
- Phân số chỉ phần tô màu của hình 1 
- Phân số chỉ phần tô màu của hình 2
Bài 3 : Cho Hs làm bài rồi chữa 
- Các em hãy so sánh phân số với 1 rồi dùng dấu >, <, = để ghi (VD : < 1 ) 
4. Củng cố và dặn dò 
- Kết quả của phép chí số tự nhiên (khác 0) ta có thể viết thành một phân số được không ? 
- Muốn so sánh một phân số với một ta phải làm thế nào ? 
- Trò chơi : đố bạn 
- HS A đưa ra một phân số thì HS B so sánh phân số đó với 1, Hs lại đưa ra phân số đó bạn HSc 
- GV nhận xét trò chơi, nhận xét tiết học .
- Về ôn bài , xem bài luyện tập /110 
- 03 em 
- 02 Hs đọc lại đề bài bài học . 
- Hs đem ra. 
- quả cam .
- HS giải thích như sgk . 
- HS thảo luận nhóm đôi và chia.
- Lấy mỗi quả cam chia thành 04 phần bằng nhau. Lần lượt cho mỗi người một phần, tức là ¼ của từng quả cam. 
- quả cam là kết quả của phép chia đều 05 quả cam cho 04 người. 
- Gồm 1 quả cam và quả cam. 
- Nhiều hơn một quả cam. 
- Tử số > mẫu số 
- Phân số đó lớn hơn 1
- Khi tử số lớn hơn mẫu số thì phân số >1 . 
- Hs cho ví dụ
- quả cam 
- Tử số = Mẫu số 
 = 1 
- Tử số = Mẫu số 
- Tử số > Mẫu số
 < 1. 
- Tử số < Mẫu số 
- Hs nêu. 
- HS làm việc cá nhân. 
- Hs thảo luận nhóm đôi và làm vở. 
- HS so sánh phân số với 1. 
- Cả lớp tham gia trò chơi. 
 Môn : TOÁN (Tiết 99) 
Tên bài dạy : LUYỆN TẬP (tt) 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Giúp Học sinh 
	- Củng cố một số hiểu biết ban đầu về phân số, đọc viết phân số, quan hệ giữa phép chia số tự nhiên và phân số. 
	- Bước đầu biết so sánh độ dài một đoạn thẳng bằng mấy phần độ dài một đoạn thẳng khác (trường hợp đơn giản) 
II. CHUẨN BỊ : 
	- Giáo viên : 
Học sinh :
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: 
- Hoạt động 2 : 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Muốn so sánh phân số với 1 ta làm thế nào.
- Viết hai phân số bé hơn 1,2 phân số lớn hơn 1, 2 phân số bằng 1. 
- Viết thương của mỗi phép chia sau dưới dạng phân số : 7 : 5, 6 : 5, 9 : 2. 
2. Bài mới : 
Giới thiệu bài : Luyện tập về phân số : 
Bài 1 : Cho hs đọc tiếp sức. 
- Gv có thể hỏi một số câu hỏi. 
kg có nghĩa là gì? 
m có nghĩa là gì? 
Bài 2: Gv đọc HS viết phân số 
Bài 3 : Cho Hs viết rồi chữa 
8 = , 14 = , 32 = , 0 = , 1 = 
Bài 4 : Cho HS làm bài rồi chữa. 
a/ , b/ , c/ 
- Gọi 01 số HS đọc bài làm của mình cho lớp nhận xét. 
Bài 5 : - GV hướng dẫn bài mẫu 
- Cho HS quan sát hình và thảo luận nhóm đôi để làm bài. 
- Gọi một số nhóm nêu kết quả. 
a/ CP = CD , b/ MQ = MN 
 a/ CP = CD , b/ QN = MN 
3. Củng cố và dặn dò : 
Trò chơi : Bắn tên 
- HS A yêu cầu HS B tìm phân số bé hơn 1, HS B yêu cầu HS C tìm phân số bằng 1, HS C yêu cầu HS D tìm phân số lớn hơn 1. 
- Nhận xét trò chơi, nhận xét tiết học.
- Về ôn bài và xem bài ‘’ Phân số bằng nhau’’ /111 
- 02 học sinh 
- Hs đọc tiếp sức
- Có 1kg chia ra hai phần bằng nhau, tự lấy một phần tức là kg .
- HS giải thích tương tự. 
- Hs viết 
- Hs làm vở 
- 01 Hs làm ở bảng lớp. 
Cả lớp làm vở
- 01 Hs lên bảng. 
- 01 Hs đọc 
- Lớp nhận xét . 
- HS quan sát hình thảo luận nhóm đôi và làm. 
- Cả lớp tham gia trò chơi. 
 Môn : TOÁN (Tiết 100) 
Tên bài dạy : PHÂN SỐ BẰNG NHAU 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Giúp Học sinh 
	- Bước đầu nhận xét biết tính chất cơ bản của phân số . 
	- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số. 
II. CHUẨN BỊ : 
	- Giáo viên : 02 băng giấy hình chữ nhật bằng nhau, hai băng giấy như sgk. 
- Học sinh : 02 băng giấy hình chữ nhật bằng nhau, chì màu. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 :
Hoạt động 2 : 
Hoạt động 3 
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Muốn so sánh phân số với 1 ta làm thế nào ? 
- Viết một phân số a/ bằng 1, b/ bé hơn 1, c/ lớn hơn 1 . 
- Viết phân số vào chỗ chấm : A [----------------]B
AC = ...........AB, CB = ............AB 
2. Bài mới : 
- Các em hãy đưa 2 băng giấy đã chuẩn bị ra cô kiểm tra. 
- Lấy băng giấy thứ nhất tìm cách chia thành 04 phần bằng nhau (bằng cách gấp) rồi tô màu ba phần. 
- Em hãy nêu cách chia và viết phân số , chỉ số phần đã tô màu. 
- Em hãy tìm cách chia băng giấy thứ hai thành 08 phần bằng nhau và tô màu thành 06 phần. 
- Cho HS nêu cách chia 
- Viết phân số, chỉ số phần đã tô màu. 
- Cho HS so sánh phần giấy đã tô màu của hai băng giấy rồi rút ra nhận xét.
- Như vậy có bằng không . 
- Giáo viên giới thiệu và là hai phân số bằng nhau. 
- Đó là nội dung bài học hôm nay: Phân số bằng nhau. 
Gv ghi đề bài lên bảng.
- Em hãy so sánh tử số của phân số thứ nhất với tử số của phân số thứ hai. 
- Em hãy so sánh mẫu số của phân số thứ nhất với mẫu số của phân số thứ hai. 
- Làm thế nào để từ phân số có được phân số ? 
 = = 
- Làm thế nào để từ phân số có được phân số ? 
 = = .
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số như thế nào so với phân số đã cho ?
- Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số như thế nào so với phân số đã cho ?
GV : Đó là tính chất cơ bản của phân số
Cho HS đọc tính chất đó 
3. Thực hành : 
Bài 1 : Cho HS làm rồi sửa : 
- Gọi một số HS làm bài của mình .
Bài 2 : Cho HS làm bài rồi nêu nhận xét. 
Bài 3 : Cho Hs làm bài rồi sửa : 
50 : 5 = 10 : 5 = 2 
75 : 5 = 15 : 5 = 3 
4. Củng cố và dặn dò : 
- Nêu tính chất cơ bản của phana số 
- Nêu nhận xét của bài tập 2 
- Về học thuộc tính chất cơ bản phân số và nhận xét ở bài tập 2 
- Xem bài rút gọn phân số /112 
- Nhận xét tiết học. 
- 03 học sinh 
- Hs đem ra 
- Hs chia và tô màu
- Gấp đôi băng giấy và gấp đôi lại lần nữa. 
- Hs chia và tô màu
- HS nêu cách chia . 
- HS so sánh : 
 băng giấy = băng giấy .
 = 
- HS đọc lại đề bài học 
- Tử số của phân số thứ hai gấp hai lần với tử số của phân số thứ nhất. 
- HS so sánh 
- Ta lấy tử số và mẫu số của phân số
 nhân với 2 .
- Ta lấy tử số và mẫu số của phân số
 chia cho 2.
- Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số thì bằng với phân số đã cho.
- Nếu cả tử số và mẫu số của một phân số cùng chia hết cho một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số thì bằng với phân số đã cho ? 
- Nhiều HS đọc 
- HS làm việc cá nhân 
- Lớp nhận xét : 
- HS làm vở rồi nêu nhận xét như SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan20- 20.doc