Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học số 1 Cát Tài

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học số 1 Cát Tài

Tập đọc :

MÙA THẢO QUẢ

 Theo Ma Văn Kháng

 I- Mục tiêu:

 1) Đọc lưu loát và đọc diễn cảm toàn bộ bài văn .

 - Giọng đọc vui , nhẹ nhàng , thong thả; chú ý ngắt câu đúng ở những câu dài, nhiều dấu phẩy , nghỉ hơi rõ ở những câu miêu tả ngắn.

 -Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn và sự phát triển nhanh chóng của thảo quả .

 2) Hiểu các từ ngữ trong bài .

 -Thấy được cảnh rừng thảo quả khi vào mùa đầy hương thơm và sắc đẹp thật quyến rũ .

 3)GDHS biết yêu thiên nhiên và biết cảm nhận được nhiều loại trái cây quý hiếm.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn các câu dài + đoạn 1.

 

doc 39 trang Người đăng hang30 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 12 - Trường Tiểu học số 1 Cát Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ
Môn
Tên bài dạy
2
HĐTT
TĐ
Mùa thảo quả
T
Nhân một số thập phân với 10, 100 
TD
CT
(Ng-V): Mùa thảo quả
3
T
Luyện tập
LT&C
MRVT: Môi trường
KC
Kể chuyện đã nhghe, đã đọc
KH
Sắt, gang, thép
ĐĐ
Kính già, yêu trẻ
4
A.N
TĐ
Hành trình của bầy ong
T
Nhân 1 STP với 1 STP
TLV
Cấu tạo của bài văn tả người
LS
Vượt qua tình thế hiểm nghèo
5
T
Luyện tập
LT&C
Luyện tập về quan hệ từ
ĐL
Công nghiệp
TD
KH
Đồng và hợp kim của đồng
6
T
Luyện tập 
MT
TLV
Luyện tập tả người
KT
Thêu dấu nhân (t2)
SHTT
Thứ hai, ngày ../11/2006
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
------------------------------------------- 
Tập đọc :
MÙA THẢO QUẢ
 Theo Ma Văn Kháng
 I- Mục tiêu:
 1) Đọc lưu loát và đọc diễn cảm toàn bộ bài văn . 
 - Giọng đọc vui , nhẹ nhàng , thong thả; chú ý ngắt câu đúng ở những câu dài, nhiều dấu phẩy , nghỉ hơi rõ ở những câu miêu tả ngắn.
 -Đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp hấp dẫn và sự phát triển nhanh chóng của thảo quả .
 2) Hiểu các từ ngữ trong bài . 
 -Thấy được cảnh rừng thảo quả khi vào mùa đầy hương thơm và sắc đẹp thật quyến rũ .
 3)GDHS biết yêu thiên nhiên và biết cảm nhận được nhiều loại trái cây quý hiếm.
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
Bảng phụ ghi sẵn các câu dài + đoạn 1.
III- Các hoạt động dạy – học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1) Kiểm tra bài cũ:
 + Em hãy đọc thuộc lòng 8 dòng thơ đầu bài Tiếng vọng.
 + Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào ? 
 + Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt vì cái chết của chim sẻ?
GV nhận xét và ghi điểm
- HS đọc + trả lời câu hỏi.
1’
11’
9’
7’
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Mỗi miền đều có một loại trái cây nổi tiếng: như miền Nam có sầu riêng, măng cụt. Hôm nay các em sẽ được đến thăm những cảnh rừng thảo quả bạt ngàn ở Lào Cai - một tỉnh ở phía bắc nước ta. Rừng thảo quả đẹp như thế nào ? Hương thơm của thảo quả đặc biệt ra sao? Để biết được điều đó chúng ta tìm hiểu qua bài Mùa thảo quả
b) Luyện đọc
 - Gọi 1 HS giỏi đọc cả bài .
 - Cho HS đọc nối tiếp .
 GV chia đoạn : 3 đoạn 
 *Đoạn1: Từ đầu  nếp khăn 
 *Đoạn2: Thảo quả  không gian
 *Đoạn3: Còn lại 
- Luyện đọc những từ ngữ khó : lướt thướt , Chin San , Đản Khao, khép 
- Hướng dẫn HS đọc toàn bài
-1 HS đọc chú giải
- Gọi 2 HS giải nghĩa từ
- GV đọc diễn cảm toàn bài
c) Tìm hiểu bài:
*Đoạn 1: Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm đoạn.
+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào ?
+ Cách dùng từ đặt câu ở đoạn 1 có gì đáng chú ý ?
*Đoạn 2 : Cho HS đọc thành tiếng + đọc thầm
+ Chi tiết nào trong bài cho thấy câu thảo quả phát triển rất nhanh ?
*Đoạn 3: - Cho HS đọc đoạn còn lại.
+ Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ?
+ Khi thảo quả chín rừng có những nét đẹp gì ?
d) Đọc diễn cảm:
- GV đọc diễn cảm toàn bài một lần.
- Cho HS đọc
- GV đưa bảng đã chép đoạn 1 lên và hướng dẫn HS luyện đọc.
- Cho HS thi đọc
- GV nhận xét 
HS lắng nghe.
-Lớp lắng nghe
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong sgk
- HS đọc nối tiếp đoạn (2lần)
- Luyện đọc những từ ngữ khó
-3 HS đọc cả bài
- 1 HS đọc chú giải
- 2 HS giải nghĩa từ
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
+ Bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ. Mùi thơm đó rải theo triền núi: bay vào những thôn xóm, hương thơm ủ trong từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng.
+Từ hương và từ thơm được lặp lại có tác dụng nhấn mạnh hương thơm đậm, ngọt lựng, nồng nàn rất đặc sắc, lan toả rất rộng, rất mạnh, rất xa của thảo quả. Câu 2 dài có nhiều dấu phẩy; các câu 3, 4, 5 lại rất ngắn nhấn mạnh làn gió đã đưa hương thơm thảo quả bay đi khắp nơi, làm cả đất trời tràn ngập mùi hương.
- 1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm
+ Qua một năm, hạt thảo quả gieo năm trước đã lớn cao tới bụng người.
 Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm 2 nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả sầm uất từng khóm râm lan toả, vươn ngọn, xoè lá, lấn chiếm không gian.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm
+ Nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ.
+Dưới tầng đáy rừng, đột ngột bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót nhấp nháy vui mắt.
- Nhiều HS luyện đọc diễn cảm
- HS luyện đọc đoạn
- 4 HS thi đọc đoạn
- Lớp nhận xét.
2’
3) Củng cố :
+ Hãy nói cảm nghĩ của em sau khi học xong bài Mùa thảo quả?
- Đất nước ta có nhiều cây trái quý hiếm.
1’
4) Nhận xét, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm.
-Về nhà đọc trước bài: Hành trình của bầy ong 
-Lắng nghe
RKN: 
------------------------------------------------------ 
Toán :
NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000 
I– Mục tiêu :
Giúp HS : 
- Nắm được quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Củng cố kĩ năng nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000,
- Củng cố kĩ năng viết các số đo đại lượng đưới dạng số thập phân. 
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
2
10
18
2
1– Ổn định lớp : 
2– Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu qui tắc nhân 1 số TP với 1 số TN ?
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 b– Hoạt động : 
*Hình thành qui tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10, 100, 1000
* Nêu ví dụ 1 : 27,867 x 10 .
+ Gọi 1 Hs lên bảng thực hiện phép nhân, đồng thời cho cả lớp nhân trên vở nháp .
+ So sánh thừa số thứ nhất (27,867) với tích (278,670).
+ Gợi ý để HS rút ra qui tắc nhân 1 số TP với 10.
+ GV nêu lại Qtắc và gọi nhiều HS nhắc lại .
 *Ví dụ 2 : 53,286 x 100 =?
+ GV hướng dẫn HS các bước tương tự như Vdụ 1 .
- Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 10, 100, 1000
+ Gọi vài HS nhắc lại .
 * Thực hành : 
Bài 1 : GV ghi các phép tính lên bảng.
- Cho HS làm bài vào vở , sau đó đổi vở kiểm tra chéo cho nhau 
-Gọi 1 số HS nêu miệng Kquả .
 Gọi các HS khác nhận xét .
Bài 2 : Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là cm .
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài toán
- Gọi 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét , sửa chữa . 
Bài 3 : Cho HS đọc đề .
- Hướng dẫn Hs : 
+ Tính xem 10 lít dầu hoả cân nặng bao nhiêu kg ?
+ Biết can rỗng nặng 1,3 kg , từ đó tính được can dầu hoả đó nặng bao nhiêu kg .
4– Củng cố :
- Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 10,100,1000,?
5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập : 1c 
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập 
- 2 HS nêu.
- HS nghe 
- HS thực hiện.
 x 
 278,670
+ Giống : Đều gồm các chữ số 2; 7; 8; 6; 7.
+ Khác : Dấu phẩy ở tích dịch chuyển sang bên phải 1 chữ số .
*Qui tắc:
- Muốn nhân 1 số TP với 10 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số TP đó sang bên phải 1 chữ số.
+ HS nhắc lại .
+ HS thực hiện tương tự như ví dụ 1
 x 
 5328,6
*Qui tắc:
- Muốn nhân 1 số TP với 10 ,100, 1000 ta chỉ việc chuyển dấu phẩy của số đó lần lượt sang bên phải 1,2,3 chữ số .
+ Hs nhắc lại .
Bài 1
a) 1,4 x 10 = 14 ; b) 9,63 x 10 = 96,3 
 2,1 x 100 = 210 ; 25,08 x 100 = 2508 7,2 x 1000 = 7200; 5,32 x 1000 = 5320
 - HS nhận xét .
Bài 2
- HS đọc yêu cầu của bài toán
- HS làm bài .
10,4dm =104 cm; 0,856 m = 8,56cm.
12,6m = 1260 cm ; 5,75dm = 57,5 cm .
Bài 3
- HS đọc đề .
- HS làm bài :
 10 lít dầu hoả cân nặng :
 0,8 x 10 = 8 (kg) .
 Can dầu hoả đó cân nặng được là : 
 8 + 1,3 = 9,3(kg)
 ĐS: 9,3 kg.
- HS nêu .
- HS nghe .
RKN: 
--------------------------------------
CHÍNH TẢ (Nghe – viết) : 
MÙA THẢO QUẢ
( Từ “ Sự sống từ dưới đáy rừng ” )
I - Mục đích yêu cầu :
1 / Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Mùa thảo quả .
	2 / Ôn lại cách viết các từ ngữ có âm cuối t / c .
II - Đồ dùng dạy học : 
	-Bảng phụ viết sẵn bài tập 3b . 
III - Hoạt động dạy và học :
T. g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
12
16
2
1-Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS lên bảng viết: bò trườn , nồng nàn, nan giải , sang sảng .
- Nhận xét.
2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : Mùa thảo quả
b-Hướng dẫn HS nghe – viết :
-Cho HS đọc đoạn “ Sự sống từ dưới đáy rừng ” û.
+Nêu nội dung của đoạn chính tả ?
-Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai : lướt thướt , Chin San , gieo , kín đáo , lặng lẽ , chứa lửa.
-GV đọc rõ từng câu cho HS viết 
-GV đọc cả đoạn cho HS soát lỗi.
-Cho HS dùng SGK và bút chì tự rà soát lỗi.
-Chấm chữa bài :+GV chọn chấm 7 bài của HS.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
c-Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2b : 
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2b 
- GV nhắc lại yêu cầu bài tập. 
-Cho HS làm bài 
* Bài tập 3b : 
-Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3b .
-Cho HS hoạt động nhóm .
-Đại diện nhóm trình bày kết quả . 
-GV nhận xét tuyên dương .
4 / Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị tiết sau nhớ viết : Hành trình của bầy ong.
- HS lên bảng viết .
- Cả lớp viết ra nháp
-HS lắng nghe.
-HS đọc bài
+ Tả hương thơm của thảo quả và sự phát triển nhanh chóng của cây thảo quả.
-1 HS lên bảng viết , cả lớp viết giấy nháp .
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
* Bài tập 2b
-1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2b.
-Hs làm bài tập
+ bát:bát ngát, bát cơm, 
+bác: chú bác, bác học,
+mắt: đôi mắt, mắt na,
+mắc: mắc nợ, mắc áo,mắc màn,...
+tất: tất cả, tất niên,
+tấc: tấc đất, một tấc đến ... ø kim loại . Đồng- thiếc , đồng – kẽm đều là hợp kim của đồng .
 * HĐ 3 : Quan sát và thảo luận 
@Mục tiêu: - HS kể được tên một số đồ dùng bằng đồng hoặc bằng hợp kim đồng .
 - HS nêu được cách bảo quảnmột số đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng .
@Cách tiến hành: Yêu cầu HS:
+ Chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
+Kể tên những đồ dùng khác được làm bằng đồng hoặc hợp kim của đồng.
+Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đông trong gia đình.
Kết luận:
 -Đồng được sử dụng làm đồ điện, dây điện, một số bộ phận của ô tô, tàu biển 
- Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đìng như nồi, mâm, ; các nhạc cụ như kèn, cồng, chiêng, hoặc để chế tạo vũ khí , 
 -Các đồ dùng bằng đồng & hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu, vì vậy thỉnh thoảng người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi, làm cho các đồ dùng đó sáng bóng trở lại .
4 – Củng cố :
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết trang 51 SGK .
5 – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Bài sau:” Nhôm”.
- HS trả lời.
- HS nghe .
-Thảo luận nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các đoạn dây đồng được đem đến lớp và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của đoạn dây đồng.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả quan sát và thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm khác bổ sung.
-Làm việc cá nhân
- HS làm việc theo chỉ dẫn trang 50 SGK.
HS trình bày bài làm của mình. Các nhóm khác bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS chỉ và nói tên các đồ dùng bằng đồng hoặc hợp kim của đồng trong các hình trang 50, 51 SGK.
- Đồng được sử dụng làm: Đồ điện, dây điện,  Các hợp kim của đồng được dùng để làm các đồ dùng trong gia đình như nồi, mâm,
- Các đồ dùng bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị sỉn màu, vì vậy người ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho các đồ dùng đó được sáng bóng trở lại.
- HS nghe.
- HS đọc mục Bạn cần biết .
- HS lắng nghe
RKN: 
-----------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày ../11/2006
Toán :
LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu :
Giúp HS : 
- Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân
- Bước đầu sử dụng tiùnh kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. 
 II- Đồ dùng dạy học :
 -Bảng phụ kẽ sẵn bài 1a .
 III-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
2
14
7
7
1
1– Ổn định lớp : 
2– Kiểm tra bài cũ : 
+ Nêu Qtắc nhân 1 số TP với 0,1; 0,01; 0,001 ?
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 b– Hoạt động
 Bài:a)Tính rồi so sánh giá trị của (a x b)và (b x a )
-GV treo bảng phụ kẽ sẵn bảng của phần a) rồi cho HS làm bài vào vở , 1HS lên bảng điền vào bảng phụ .
-HD hs rút ra nhận xét .
-Đó chính là t/c kết hợp của phép nhân các số TP .
Ghi bảng T/C kết hợp .
 ( a x b ) x c = a x ( b x c )
+Nêu t/c kết hợp của phép tính các số TN , các PS , các STP .
*Kết luận : Phép nhân các số TN, các PS , các STP đều có t/c kết hợp.
b)Tính bằng cách thuận tiện nhất :
-Gọi 2 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở.
-Nhận xét , sửa chữa (cho HS giải thích cách làm )
Bài 2:Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài .
-Cho đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
-Cho HS nhận xét về kết quả 2 bài toán .
-Nhận xét , sửa chữa .
Bài 3: Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở .
-GV chấm 6 bài .
-Nhận xét , sửa chữa .
4– Củng cố :
-Nêu t/c kết hợp của phép cộng các số TP ?
5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau :Luyện tập chung
- HS nêu .
- HS nghe .
Bài:1a -HS làm bài .
 a b c (a x b) x c a x (b xc)
 2,5 3,1 0,6 4,65 4,65
 1,6 4 2,5 8,32 8,32
 4,8 2,5 1,3 15,6 15,6
+ Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của 2 số còn lại . 
-HS theo dõi .
-HS nêu.
-HS nghe .
Bài: 1b
*9,65 x 0,4 x 2,5 = 9,65 x (0,4 x 2,5 )
 = 9,65 x 1 = 9,65
*0,25 x 40 x 9,84 = (0,25 x 40 ) x9,84
 =10 x 9,84 = 98,4
*7,38 x 1,25 x 80 = 7,38 x (1,25 x 80 )
 = 7,38 x 100 = 738 
*34,3 x 5 x 0,4 = 34,3 x(5 x 0,4 )
 = 34,3 x 2 = 68,6 
Bài 2
-HS làm bài .
a) (28,7 + 34,5 ) x 2,4 = 63,2 x 2,4 
 = 151,68 
b)28,7 + 34,3 x 2,4 = 28,7 +82,32
 = 111,02
 -Hai kết quả khác nhau vì cách thực hiện khác nhau .
Bài 3
-HS làm bài .
 Trong 2,5 giờ người đó đi được là :
 12,5 x 2,5 = 31,25 (km)
 ĐS : 31,25 km
-HS nêu .
- HS nghe .
RKN: 
-------------------------------
MĨ THUẬT
------------------------------
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
( Quan sát và chọn lọc chi tiết )
I-Mục đích yêu cầu :
1-Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu , đặc sắc về ngoại hình , hoạt động của nhân vật qua bài văn mẫu ( Bà tôi và Người thợ rèn) .
2-Hiểu : Khi quan sát , khi viết 1 bài văn tả người , phải chọn lọc để đưa vào bài chỉ những chi tiết tiêu biểu , nổi bật , gây ấn tượng .Từ đó , biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của 1 người thường gặp .
II-Đồ dùng dạy học : 
- Bảng phụ ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà ( Bài tập 1) , những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc ( Bài tập 2)
III-Hoạt động dạy và học :
T. g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
1
15
14
3
1-Kiểm tra bài cũ : 
-Kiểm tra HS về việc hoàn chỉnh dàn ý chi tiết của tiết trước .
-Nhắc lại cấu tạo ba phần của bài văn tả người .
2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài :Khi viết 1 bài bài văn miêu tả người cần phải biết quan sát, lựa chọn những chi tiết đặc sắc để miêu tả.Bài học hôm nay sẽ giúp các em làm điều đó 
b-Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài tập 1 :
-GV cho HS đọc bài tập 1.
-Cho HS trao đổi nhóm đôi .
-GV cho HS trình bày kết quả .
-Nhận xét và chốt lại kết quả đúng đã ghi trên bảng phụ ( GV treo bảng phụ )
-GV khắc hoạ thêm những chi tiết chọn lọc .
* Bài tập 2 :
-GV cho HS đọc bài tập 2.
-Cho HS trao đổi nhóm đôi .
-GV cho HS trình bày kết quả .
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng đã ghi trên bảng phụ ( GV treo bảng phụ )
-GV tóm lại lại nghệ thuật miêu tả của tác giả đã chọn lọc chi tiết hấp dẫn , sinh động , mới lạ cả với người đã biết nghề rèn.
3-Củng cố- dặn dò :
+Nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả ?
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát 1 người em thường gặp (cô giáo , bố, mẹ, người hàng xóm )để lập được dàn ý cho bài văn tả người trong tiết TLV tới ..
-3 HS nộp bài .
-HS lắng nghe.
* Bài tập 1
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-Trao đổi , thảo luận nhóm đôi .
-HS trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét .
-HS quan sát bảng tóm tắt .
-HS lắng nghe.
Bài tập 2
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-Trao đổi , thảo luận nhóm đôi .
-HS trình bày kết quả .
-Lớp nhận xét .
-HS quan sát bảng tóm tắt .
-HS lắng nghe.
+Chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác ; bài viết sẽ hấp dẫn , không lan man , dài dòng .
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm : 
--------------------------------------
Kĩ thuật :
THÊU DẤU NHÂN (T2)
I-Mục tiêu: (Như tiết 1)
II-Đồ dùng dạy học: (Như tiết 1)
III- Các hoạt động dạy – học: tiết 1 :
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3
Kiểm tra bài cũ : 
+ Nêu các bước thêu dấu nhân ?
+ Khi thêu cần phải chú ý điều gì ?
-Nhận xét.
- 2 HS nêu miệng
1
28
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Thêu dấu nhân (tt)
b) Giảng bài:
*Thực hành
+Nhắc lại cách thêu dấu nhân ?
-Gọi 2 HS thực hiện thao tác thêu 2 mũi thêu dấu nhân.
-Nhận xét và hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
-Hướng dẫn nhanh một số thao tác trong những điểm cần chú ý khi thêu dấu nhân.
-Lưu ý: Trong thực tế, kích thước của các mũi thêu dấu nhân chỉ bằng hoặc kích thước của mũi thêu các em đã học. Do vậy, sau khi học thêu dấu nhân ở lớp, nếu thêu trang trí trên áo, túi, khăn tay, . Các em nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp.
-Gọi HS nêu các yêu cầu của sản phẩm.
-Cho HS thực hành thêu dấu nhân theo nhóm.
-Theo dõi uốn nắn cho những em còn lúng túng.
-Nêu miệng
-Thực hiện thêu.
- Lắng nghe.
- Theo dõi.
- Đọc mục III SGK
- Thực hành thêu.
2
Củng cố : 
-Gọi 2 HS nhắc lại cách thêu dấu nhân.
-Nêu miệng.
1
4) Nhận xét, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục hoàn thành sản phẩm để tiết sau trưng bày.
-Lắng nghe.
RKN: 
-------------------------------------------
SINH HOẠT
	I/Nhận xét chung:
	1/Ưu điểm:
-Học tập tốt có nhiều điểm mười để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, phát biểu xây dựng bài sôi nổi.
-Đi học đúng giờ , chuyên cần.
	-Chuẩn bị đồ dùng học tập tốt.
	-Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, sinh hoạt đầu giờ tốt.
	-Tác phong gọn gàng, vệ sinh sạch se.õ
	-Tham gia sinh hoạt Đội đều, đầy đủ.
	2/Khuyết điểm:
	-Chưa học bài cũ (Phong, Kiệt, Hằng)
	*Tuyên dương: Aùi, Khang, H Cường, Hội, Huyền, Hân, Diệu, Xăm.
	*Phê bình: Phong, Kiệt, Hằng.
	II/ Nhiệm vụ tuần đến:
	-Chấp hành tốt nội qui lớp học.
	-Oân bài cũ, xem bài cho tuần đến
	-Tiếp tục thi đua giữa các tổ. 
-Tham gia sinh hoạt đội, dự thi An toàn giao thông, thi tiếng hát hay cấp trường.
-Khắc phục những tồn tại của tuần trước
III/ Văn nghệ:
-Cho học sinh thi hát “ Xì điện” 
	----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc