Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 23)

Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 23)

1/KT, KN :

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhâ vật.

 - Hiểu nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )

2/T Đ : Khâm phục tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước của bà Nguyễn Thị Định

II.CHUẨN BỊ :

Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 

doc 21 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 844Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 31 (tiết 23)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31 
Thứ hai ngày 4 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC
CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/KT, KN :
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn phù hợp với nội dung và tính cách nhâ vật.
 - Hiểu nội dung : Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho Cách mạng. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK )
2/T Đ : Khâm phục tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước của bà Nguyễn Thị Định
II.CHUẨN BỊ :
Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
- Đọc bài Tà áo dài VN + trả lời câu hỏi
HĐ 2.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
HĐ 1:Luyện đọc : 10-12’
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc toàn bài
GV đưa tranh minh họa và giới thiệu về tranh
- HS quan sát + lắng nghe 
-GV chia 3 đoạn 
- HS đánh dấu trong SGK
- HS nối tiếp nhau đọc 
Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai 
+ HS đọc các từ ngữ khó :Truyền đơn, lính mã tà, thoát li, rủi
+ HS đọc phần chú giải
- HS đọc theo nhóm 3
- 1HS đọc cả bài
GV đọc diễn cảm toàn bài
HĐ 3:Tìm hiểu bài : 10-12’
 HS đọc thầm và TLCH
Đoạn 1 + 2: 
+ Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì?
* Rải truyền đơn
+ Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên?
* Út bồn chồn, thấp thỏm, ngủ không yên, nửa đêm dậy ngồi nghĩ cách dấu truyền đơn.
+ Chị Út đã nghĩ ra cách gì để rải hết truyền đơn?
* Ba giờ sáng, chị giả đi bán cá như mọi bận.tay bê rổ cá, bó truyền đơn giắt trên lưng quần. Chị rảo bước, truyền đơn từ từ rơi xuống đất.Gần tới chợ thì vừa hết, trời cũng sáng.
Đoạn 3: Cho HS đọc to + đọc thầm
+ Vì sao chị Ut muốn được thoát li?
* Vì Út yêu nước, ham hoạt động, muốn làm được nhiều việc cho cách mạng.
HĐ 3:Đọc diễn cảm ;7-8’
HD HS đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp đọc
Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS luyện đọc đoạn : Anh lấy từ ... biết giấy gì.
- Đọc theo hướng dẫn GV 
Cho HS thi đọc
- HS thi đọc 
Nhận xét + khen những HS đọc hay
- Lớp nhận xét 
HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại nội dung bài
TOÁN
PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU:
1/KT, KN : Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết các tính chất của phép trừ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Bài cũ : 4-5'
HĐ 2: Giới thiệu bài : 1'
HĐ 3 : Thực hành : 29-31’
 Tương tự tiết ôn tập về phép cộng. 
- 2HS làm bài 1,2
- GV hướng dẫn HS tự ôn tập những hiểu biết chung về phép trừ: tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép trừ... (như trong SGK).
Bài 1: Cho HS tự tính, thử lại rồi chữa bài (theo mẫu).
-HS tự tính, thử lại rồi chữa bài
Bài 2: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS củng cố về cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết.
-HS tự làm rồi chữa bài. 
Bài 3: Cho HS tự giải rồi chữa bài. 
Bài 3: 
Bài giải:
Diện tích đất trồng hoa là:
540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích đất trồng lúa và đất trồng hoa là:
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số: 696,1 ha
HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
Nhận xét tiết học.
- Nêu lại cách trừ phân số, số thập phân.
Đạo đức : BẢO VỆ TÀI NGUYÊN TIÊN NHIÊN (tiết 2)
Đã soan ở tiết 1
Thứ ba ngày 5 tháng 4 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/KT,KN :
- Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của người phụ nữ VN
- Hiểu ý ngĩa 3 câu tục ngữ (BT2) và đặt được một câu với một trong ba câu tục ngữ ở BT2 (BT3)
2/TĐ : Yêu thích sự phong phú của TV
II.CHUẨN BỊ :
Bút dạ và một vài tờ giấy kẻ bảng nội dung BT1a.
Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT3.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 3 HS 
Nhận xét + cho điểm
- Tìm ví dụ về cách dùng dấu phẩy 
HĐ 2.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học
- HS lắng nghe
HĐ 3. Cho HS làm BT !
- HS đọc yêu cầu BT1
- HS làm bài vào vở BT, lần lượt trả lời câu hỏib,.GV phát phiếu + bút dạ cho HS
Cho HS trình bày:
anh hùng
bất khuất
trung hậu
đảm đang
biết gánh vác, lo toan mọi việc
 có tài năng, khí phách, làm nên những việc phi thường
 không chịu khuất phục trước kẻ thù
 chân thành và tốt bụng với mọi ngưòi
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng
* Những từ ngữ chỉ phẩm chất khác của người phụ nữ VN: chăm chỉ, cần cù, nhân hậu, độ lượng, biết quan tâm đến mọi người, ...
HĐ 4. Cho HS làm BT2:
HS đọc yêu cầu BT2, suy nghĩ, phát biếu ý kiến
+ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn: Lòng thương con, đức hi sinh, nhường nhịn của me.
+ Nhà khó cậy vợ hiền, nước loạn nhờ tướng giỏi: Phụ nữ rất giỏi giang, đảm đang, là người giữ gìn hạnh phúc, giữ gìn tổ ấm gia đình.
+ Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh: Phụ nữ dũng cảm, anh hùng.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
 - HS nhẩm đọc thuộc các câu tục ngữ
HĐ 5. Cho HS làm BT3: Dành cho HSKG
- HS đọc yêu cầu BT
 HS làm bài theo nhóm 2, đặt câu có sử dụng 1 trong 3 câu tục ngữ ở BT2
- HS nối tiếp nhau trình bày . 
Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
Nhận xét tiết học. Dặn HS hiểu đúng và ghi nhớ những từ ngữ, tục ngữ vừa được cung cấp qua tiết học 
- Nhắc lại các câu tục ngữ vừa học
TOÁN 
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1/KT, KN : Biết vận dụng kỹ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết các tính chất của phép trừ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Bài cũ : 4-5'
HĐ 2. Giới thiệu bài : 1
H Đ 3. Thực hành : 30-31’
'GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài.
1HS lên làm BT3.
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
a) 
b) 
Bài 3: Cho HS tự nêu tóm tắt bài toán rồi tự giải và chữa bài. 
- Dành cho HSKG
Bài giải:
Phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng là:
 (số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là:
 (số tiền lương)
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là:
4000000 x 15 : 100 = 600000 (đồng)
Đáp số: a) 15% số tiền lương; 
 b) 600000 đồng
HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
- Xem trước bài phép nhân.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1/ KT,KN :
 - Tìm và kể được một câu chuyện một cách rõ ràng về một việc làm tốt của bạn.
 - Biết nêu cảm nghĩ về nhân vật trong chuyện.
 2/ TĐ : Học tập và làm theo những gương biết làm việc tốt
II.CHUẨN BỊ :
Bảng lớp viết đề bài của tiết Kể chuyện.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét, cho điểm
- Kể chuyện về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài 
HĐ 2.Giới thiệu bài:Nêu MĐYC tiết học: 1'
HĐ 3:Tìm hiểu yêu cầu của đề bài : 6-7’
- HS lắng nghe
Ghi đề bài lên bảng + gạch dưới những từ ngữ cần chú ý
Kể về việc làm tốt cảu bạn em.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe
- HS đọc gợi ý trong SGK:
+ Em chọn ngưòi bạn nào làm việc ... ?
+ Em kể về việc làm tốt nào cảu bạn ?
+ Bạn em đã làm việc tốt ntn ?
+ Trao đổi với các bạn cảm nghĩ ... ?
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
- Gợi ý HS gạch ý chính trên giấy nháp để khi kể có thể dựa váo các ý chính đó
HĐ 4: Hướng dẫn HS kể chuyện : 20-22’
- Nói về nhân vật trong truyện
- Gạch gợi ý
Cho HS kể trong nhóm:
Theo dõi, uốn nắn 
- Kể theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
HS thi kể chuyện:
Nhận xét + khen những HS kể hay 
- Thi kể chuyện + nêu ý nghĩa 
Lớp nhận xét 
HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
Nhận xét tiết học 
Dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết sau 
KHOA HỌC
ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I.MỤC TIÊU : Ôn tập về :
1/ KT, KN : 
Một số hoa thụ phấn ngờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.
Một số loài động vật đẻ con, một số loài động vật đẻ trứng.
Một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện. 
2/ TĐ : Yêu quý và bảo vệ động thực vật.
II. CHUẨN BỊ :
- Hình trang 124, 125, 126 SGK.
- Phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
HĐ 2 : Giới thiệu bài: 1’
HĐ 3 : Làm BT 1 : 7-8’
- 2HS đọc BT1, lớp đọc thâm
- HS làm vào phiếu
1. Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đâyphù hợp với chỗ ..... nào trong câu.
 a) Sinh dục b) Nhị 
 c) Sinh sản d) Nhuỵ
Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa. Cơ quan sinh dục đực gọi là nhị. Cơ quan sinh dục cái gọi là nhuỵ 
- 1,2 HS đọc lại BT đã điền
HĐ 4 : Làm BT 2 : 4-5’
- HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 2và TL câu hỏi 
- Nhị phù hợp với số thứ tự nào trong hình?
- Nhuỵ phù hợp với số thứ tự nào trong hình?
- Nhị phù hợp với số 2.
- Nhuỵ phù hợp với số 1.
HĐ 5 : Làm BT 3 : 4-5’
- HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 3 và TL câu hỏi 
Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng?
- Cây hoa hồng, hoa hướng dương thụ phấn nhờ côn trùng; cây ngô thụ phấn nhờ gió
HĐ 6 : Làm BT 4 : 7-8’
- HS lào bài theo nhóm 4
- HS làm vào phiếu học tập.
Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ ..... nào trong câu.
a) Trứng b) Thụ tinh c) Cơ thể mới
d) Tinh trùng e) Đực và cái
- Đa số loài vật được chia thành 2 giống: đực và cái. Con đực có cơ quan sinh dục đực tạo ra tinh trùng. Con cái có cơ quan sinh dục cái tạo ra trứng.
- Hiện tượng tinh trùng kết hợp với trứng gọi là sự thụ tinh. Hợp tử phân chia nhiều lần và phát triển thành cơ thể mới, mang những đặc tính của bố và mẹ.
- 1,2 nhóm đọc bài của mình, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HĐ 7 : Làm BT 5 : 4-5’
Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con?
- HS hoạt động cá nhân. QS hình ở BT 5 và TL câu hỏi : 
.Động vật đẻ con.hươu cao cổ và sư tử.Động vật đẻ trứng là chim cánh cụt và cá vàng.
HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài ôn tập.
- Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài học sau.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ tư ngày 6 tháng 4 năm 2011
TẬP ĐỌC
BẦM ƠI
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ KT,KN :
 - Đọc trôi trảy, lưu loát ; diễn cảm bài thơ ; ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát.
 Hiểu nội dung, ý nghĩa : Tình cảm thắm thiết, sâu nặng của người chiến sĩ với người mẹ Việt Nam.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK, học thuộc lòng bài thơ. ... , thiết thực về các sự kiện,nhân vật lịch sử ở huyện Thiệu Hóa và xã Thiệu Quang
 - Giáo dục lòng yêu hương, đất nước; biết ơn các anh hùng thương binh liệt sĩ, gia đình có công với Cách mạng
 -Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ ở địa phương
2/TĐ : Tự hào về truyền thống lịch sử huyện nhà .
II.CHUẨN BỊ : 
- Bản đồ Việt Nam
HS sưu tầm, tìm hiểu về lịch sử địa phương
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ : 4-5’
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được khởi công vào thời gian nào?
 Tác dụng của Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình?
- 2 HS đọc bài
H Đ1 : Giới thiệu bài : 1’
H Đ2 : Tìm hiếu về các anh hùng, thương binh liệt sĩ ở địa phương
* HS kể theo nhóm nghe về 2 bà mẹ liệt sĩ ở xã Thiệu Quang và những việc mình ( hoặc Đội TNTP ) đã làm để thể hiện sự quan tâm và biết ơn đối với gia đình có công với CM.
- Hoạt động 2: Tìm hiếu về các di tích lịch sử ở địa phương
- HS thảo luận nhóm 4
 Kể tên về các di tích lịch sử ở địa phương mà em biết?
- ..
- Hoạt động 3: GV đọc cho HS nghe chuyện: Bác Hồ trong tình cảm của đồng bào các dân tộc Thanh Hóa ( Giáo dục & đào tạo Thanh Hóa)
- HS lắng nghe
HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 2-3’
 Đế nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, ở địa phương ta đã làm những công việc gì ?
- Viếng nghĩa trang liệt sĩ vào các ngày lễ lớn, thăm và tặng quà các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công CM,
Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I/MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ KT,KN:
- Lập được dàn ý một bài văn miêu tả.
- Trình bày miệng bài văn dựa trên dàn ý đã lập tương đối rõ ràng.
2/TĐ : Yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên
II.CHUẨN BỊ :
Bảng lớp viết 4 đề văn. 
Một số tranh ảnh (nếu có) phục vụ yêu cầu của đề.
Bút dạ + 4 tờ giấy khổ to để HS lập dàn ý cho 4 đề.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1.Kiểm tra bài cũ : 4-5’
Kiểm tra 2 HS
Nhận xét + cho điểm
- HS trình bày dàn ý 1 bài văn tả cảnh
HĐ 2.Giới thiệu bài: Nêu MĐYC tiết học:1’
HĐ 3: Cho HS làm BT1: 7-8’
- HS lắng nghe
- GV chép 4 đề bài a, b, c lên bảng lớp
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
- HS chọn 1 trong 4 cảnh đã nêu lập dàn ý.
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà
- Hs nói tên đề bài mà mình chọn
- Cho HS lập dàn ý. GV phát giấy cho 4 HS
- Dựa theo gợi ý 1,HS viết nhanh dàn ý, 4Hs làm vào phiếu.
- HS trình bày
- Lớp nhận xét 
- Nhận xét + bổ sung, hoàn chỉnh 4 dàn ý của HS trên bảng
HĐ 4: Cho HS làm BT2: 
Cho HS đọc yêu cầu của BT 
- Hs tự sửa dàn ý bài viết của mình.
1 HS đọc to, lớp đọc thầm 
-Dựa theo dàn ý đã lập, từng hS trình bày miệng bài văn tả cảnh của mình trong nhóm 4.
- Cho HS trình bày miệng dàn ý 
Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS trao đổi, thảo luận về các vấn đề trong dàn ý 
Bình chọn người trình bày hay nhất. 
HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
Nhận xét tiết học 
Dặn những HS viết chưa đạt về viết lại để chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn trong tiết sau
TOÁN
PHÉP CHIA
I.Mục tiêu: 
1/KT, KN : Biết thực hiện phép chia các số tự nhiên, số thập phân, phân số và vận dụng trong tính nhẩm.
2/TĐ : HS yêu thích môn Toán
II. CHUẨN BỊ 
- Bảng phụ viết các tính chất của phép chia
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
Cuối năm 2005 xã Kim Đường có 7500 người. Nếu tỉ lệ tăng dân số hàng năm của xã là 1,6% thì đến hết năm 2006 xã đó có bao nhiêu người.
- Sửa bài, nhận xét việc kiểm tra bài cũ.
 - 2HSlàm bài
HĐ 2 : Giới thiệu bài mới: 1’
HĐ 3: Củng cố kiến thức về phép chia các số tự nhiên, phân số, số thập phân 5-6’
-Hs trình bày những hiểu biết về phép chia như: Tên gọi các thành phần và kết quả, dấu phép tính, một số tính chất của phép chia hết, đặc điểm của phép chia có dư.
HĐ 4 : Củng cố kĩ năng thực hành phép chia: 24-25’
Bài 1:-GV yêu cầu Hs đọc đề bài và phân tích mẫu.
-Yêu cầu Hs tính và thử lại vào vở.
-Sửa bài, nhận xét. GV dẫn dắt để Hs tự nêu nhận xét về cách tìm số bị chia trong phép chia hết và phép chia có dư (phần chú ý SGK).
-Hs đọc đề và p. tích mẫu.
-Làm bài vào vở.
-Phép chia hết a: b = c,ta có
 a = c x b ( b khác 0)
-Phép chia có dư a: b = c + r (0<r<b)
Bài 2:
-GV yêu cầu Hs làm vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. Yêu cầu Hs nêu cách chia hai Ps.
-Làm bài vào vở.2HS lên bảng chữa bài.
-Nhận xét. Nêu cách chia hai Ps.
 -Thảo luận nhóm 4.
-Đọc kết quả.
11 : 25 = 11 x 4 = 44
Bài 3: 
 -Gọi lần lượt Hs đọc kết quả theo dãy.
- Hs trao đổi nhóm 4 để làm bài.
- Hs nêu lại cách chia nhẩm cho 0,1; 0,01; ; so sánh nhân nhẩm với 10, 100, phần b, dẫn dắt để Hs tìm được mối liên hệ giữa chia cho 0,25 và nhân với 4; chia cho 0,5 và nhân với 2 để thuận tiện khi nhân nhẩm.
Bài 4 :
-GV yêu cầu Hs làm vào vở.
-Chấm, sửa bài, nhận xét. 
Bài 4 : Dành cho HDKG
HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
Yêu cầu Hs nêu tên gọi các thành phần của phép tính chia, một số tính chất của phép tính chia. 
MĨ THUẬT
Vẽ tranh: ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM
I- MỤC TIÊU
 - HS hiểu về nội dung đề tài.
 - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích.
 - HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh.
II- CHUẨN BỊ
 GV: - sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em và 1 số đề tài khác.
 - Hình gợi ý cách vẽ:
 HS: - Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em.
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu,...
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HĐ 1- Giới thiệu bài mới.
HĐ 2: Tìm và chọn nội dung đề tài
- GV treo 1 số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý.
+ Bức tranh nào có nội dung về ước mơ ?
- GV tóm tắt:
- GV y/c HS nêu ước mơ của mình.
HĐ 3:Hướng dẫn HS cách vẽ tranh
- GV y/c HS nêu các bước tiến hành vẽ tranh.
- GV hướng dẫn ở bộ ĐDDH.
HĐ 4: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu y/c vẽ bài.
- GV bao quát lớp,nhắc nhở HS chọn hình ảnh đặc trưng nhất để vẽ,...vẽ màu theo ý thích.
- GV giúp đỡ 1 số HS yếu, động viên HS khá giỏi,...
* Lưu ý: Không được dùng thước,...
HĐ 5:Nhận xét, đánh giá:
- GV chọn 4 đến5 bài(K,G, Đ,CĐ) để n.xét.
- GV gọi 2 đến 3 HS nhận xét.
- GV nhận sét bổ sung.
* HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 
- Về nhà quan sát lọ,hoa và quả,...
- Chuẩn bị mẫu vẽ cho bài sau.
- Nhớ đưa vở,bút chì, màu,.../.
- HS quan sát và trả lời:
+ Học giỏi,trở thành kỷ sư,bác sĩ,...
- HS lắng nghe.
- Trở thành nhà giáo, hoạ sĩ,...
- HS trả lời:
B1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
B2: Vẽ hình ảnh chính, hình ảnh phụ
B3: Vẽ chi tiết.
B4: Vẽ màu.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài.
- Tìm và chọn nội dung theo cảm nhận riêng.Vẽ màu theo ý thích,....
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
KHOA HỌC
MÔI TRƯỜNG
 I. MỤC TIÊU :
1/ KT, KN :
Khái niệm về môi trường
Nêu một số thành phần của môi trường địa phương.
2/ TĐ : Biết bảo vệ và giữ gìn môi trường nhà trường, nhà ở, ngày càng trong lành, sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ :
-Thông tin và hình trang 128, 129, SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
HĐ 1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
HĐ 2 : Giới thiệu bài: 1’
HĐ 3 : Quan sát và thảo luận : 14-15’
- GV giao việc
- Đọc các thông tin trên và tìm xem mỗi thông tin trong khung chữ dưới đây ứng với hình nào.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc các thông tin, quan sát hình và làm bài tập theo yêu cầu ở mục thực hành trang 128 SGK.
a) Con người, thực vật, động vật,...
- Làng xóm, đồng ruộng, công cụ làm ruộng, một số phương tiện giao thông,... 
- Nước, không khí, ánh sáng, đất,... Ứng với hình nào?
- Hình 1 – c; 
b) Con người, thực vật, động vật,...
- Nhà cửa, phố xá, nhà máy, các phương tiện giao thông,...
- Nước, không khí, ánh sáng, đất,... Ứng với hình nào?
- Hình 2 – d
c) Thực vật, động vật,... ( sống trên cạn và dưới nước )
- Nước, không khí, ánh sáng, đất,... Ứng với hình nào?
- Hình 3 – a;
d) Thực vật, động vật,...( sống dưới nước)
- Nước, không khí, ánh sáng, đất,... Ứng với hình nào?
 Hình 4 – b.
- Đại diện nhómTL, mỗi nhóm nêu 1 đáp án, các nhóm khác so sánh với kết quả của nhóm mình.
Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì?
- HS trả lời
GV Kết luận : Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta; những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này. Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt : Môi trường tự nhiên ( Mặt Trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật,...) và môi trường nhân tạo ( làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,...).
- HS trả lời
HĐ 4 : Thảo luận : 10-12’
- HS thảo luận nhóm 2
+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?
 + Hãy nêu một số thành phần của môi trương nơi bạn sống.
- 1số nhóm trả lời trước lớp.
- GV tổng hợp những yếu tố môi trường chính ở xã Sơn Thuỷ.
- 2HS đọc nội dung chính
HOAT ĐỘNG NỐI TIẾP: 1-2’
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
- GV nhận xét tiết học.
SINH HOẠT
TUẦN 31
I.MỤC TIÊU: 
 - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 31
 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
 - GD HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TUẦN 30:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ, duy trì SS lớp tốt. 
-Nề nếp lớp tương đối ổn định.
 * Học tập: - Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
 - Một số em chưa chịu khó học ở nhà.
 * Văn thể mĩ:- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc. 
 -Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
 -Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
 -Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 * Hoạt động khác:- Sinh hoạt Đội đúng quy định.
III. KẾ HOẠCH TUẦN 32:
 * Nề nếp: - Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định. 
 -Thực hiện nghiêm túc những quy định của địa phương.
 - Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 - Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập: - Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 32. 
 -Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học để thi giữa kì II đạt kết quả cao.
 - Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp. 
 -Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
 - Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
 -Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

Tài liệu đính kèm:

  • docKE HOACH BAI HOC LOP 5B TUAN 31.doc