Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 14 - Trường Tiểu học số 1 Cát Tài

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 14 - Trường Tiểu học số 1 Cát Tài

CHUỖI NGỌC LAM

 Phun-tơn O-xlơ

 (Nguyễn Hiến Lê dịch)

I- Mục tiêu:

 1)Đọc lưu loát và biết đọc diễn cảm toàn bài.

 - Đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (Pi-e, Gioan, người thiếu nữ)

 - Giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả tâm trạng của bé Gioan trước vẻ đẹp của chuỗi ngọc lam.

 2) Hiểu được các từ ngữ trong bài:

 -Hiểu được nội dung chính của bài: Ca ngợi tình cảm gắn bó giữa chị em bé Gioan và tấm lòng biết trân trọng tình cảm của Pi-e.

 3)GDHS phải có tình cảm yêu thương, gắn bó với nhau đối với chị em trong gia đình.

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách gk

 

doc 41 trang Người đăng hang30 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 14 - Trường Tiểu học số 1 Cát Tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ
Môn
Tên bài dạy
2
HĐTT
TĐ
Chuỗi ngọc lam
T
Chia 1 STN cho 1 STN mà thương tìm được là 1 STP
TD
CT
(Ngh-v): Chuỗi ngọc lam
3
T
Luyện tập
LT&C
Oân tập về từ loại
KC
Pa-xtơ và em bé
KH
Gốm xây dựng: gạch, ngói
ĐĐ
Tôn trọng phụ nữ
4
A.N
TĐ
Hạt gạo làng ta
T
Chia 1 STN cho 1 STP
TLV
Làm biên bản cuộc họp
LS
Thu- đông năm 1947. Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp
5
T
Luyện tập
LT&C
Oân tập về từ loại
ĐL
Giao thông vận tải
TD
KH
Xi măng
6
T
Chia 1 STP cho 1 STP
MT
TLV
Luyện tập làm biên bản cuộc họp
KT
Cắt, khâu, thêu túi xách đơn giản
SHTT
Thứ hai, ngày ../12/2006
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
-------------------------------------------
Tập đọc :
CHUỖI NGỌC LAM
 Phun-tơn O-xlơ
 (Nguyễn Hiến Lê dịch)
I- Mục tiêu:
 1)Đọc lưu loát và biết đọc diễn cảm toàn bài.
 - Đọc phân biệt được lời dẫn chuyện và lời các nhân vật (Pi-e, Gioan, người thiếu nữ)
 - Giọng đọc nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả tâm trạng của bé Gioan trước vẻ đẹp của chuỗi ngọc lam.
 2) Hiểu được các từ ngữ trong bài:
 -Hiểu được nội dung chính của bài: Ca ngợi tình cảm gắn bó giữa chị em bé Gioan và tấm lòng biết trân trọng tình cảm của Pi-e.
 3)GDHS phải có tình cảm yêu thương, gắn bó với nhau đối với chị em trong gia đình.
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong sách gk
III- Các hoạt động dạy – học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4
Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 HS lần lượt đọc bài: Trồng rừng ngập mặn và trả lời câu hỏi sau:
+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn ?
+ Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi ?
+ Nêu nội dung bài ?
-GV nhận xét cho điểm
-Lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi.
-Các HS khác theo dõi và nhận xét.
1
11
9
7
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ được học bài Chuôõi ngọc lam. Đây là một câu chuyện rất cảm động, đề cao tình cảm của con người. Tình cảm đó như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài văn này.
b) Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS giỏi đọc cả bài
GV chia đoạn:
* Đoạn 1: Từ đầu đến “cướp mất người anh yêu quí”
* Đoạn 2: Tiếp đến hết bài.
- Cho HS đọc đoạn nối tiếp
- Luyện đọc từ ngữ : áp trán, kiếm, chuỗi, Nô-en, Gioan, Pi-e, rạng rỡ
-Cho HS đọc theo cặp.
- HS đọc chú giải
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
c) Tìm hiểu bài:
*Đoạn 1: 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để làm gì ? 
+ Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc lam không? Chi tiết nào cho biết điều đó? 
*Đoạn 2: 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì ?
+ Vì sao Pi-e nói rằng em bé đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc ?
+ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này ?
d) Đọc diễn cảm: 
-Cho HS đọc diễn cảm
- Hướng dẫn HS đọc
- HS thi đọc đoạn phân vai
- GV nhận xét .
-HS lắng nghe
- 1HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
- HS dùng bút chì đánh dấu đoạn
- HS đọc đoạn nối tiếp (2 lượt bài)
- HS đọc từ ngữ
-Đọc theo cặp
- 2 HS đọc chú giải
- Cả lớp lắng nghe
1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm
+ Cô bé mua chuỗi ngọc để tặng chị gái nhân ngày Nô-en. Mẹ mất, chị đã thay mẹ nuôi cô bé.
- Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc. Thể hiện qua chi tiết “Cô bé mở khăn ra, đổ lên bàn một nắm tiền xu” ; Pi-e trầm ngâm nhìn cô bé rồi lúi húi gở mảnh giấy ghi giá tiền ra”
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
+ Chị gặp Pi-e để xem có đúng em gái mình đã mua chuỗi ngọc ở tiệm của Pi-e không. Chị biết em không có nhiều tiền.
+Vì Pi-e thấy tấm lòng của em đối với chị gái: em bé đã mua chuỗi ngọc với tất cả số tiền mà em đã dành dụm được.
+ Vì Pi-e là người rất trân trọng tình cảm.
+Rất yêu quí và cảm động trước tình cảm của ba nhân vật.
* Bé Gioan yêu thương, kính trọng, biết ơn chị, vì chị đã thay mẹ nuôi mình.
* Chị gái bé Gioan : thật thà, trung thực.
*Pi-e: nhân hậu , quí trọng tình cảm.
- HS luyện đọc đoạn
- HS thi đọc theo nhóm
- Lớp nhận xét
3
3)Củng cố : 
+ Bài văn ca ngợi điều gì ?
+ Ca ngợi những nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, thương yêu người khác, biết đem lại niềm hạnh phúc, niềm vui cho người khác.
1
4) Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọcvà xem bài Hạt gạo làng ta
RKN: 
----------------------------------
Toán :
CHIA MỘT SỐ TỰ NHIÊN CHO MỘT SỐ TỰ NHIÊN MÀ
THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ MỘT SỐ THẬP PHÂN 
I– Mục tiêu :
Giúp HS : 
-Hiểu được qui tắc chia 1 số TN cho 1 số TN mà thương tìm được là 1 số TP .
-Bước đầu thực hiện được phép chia 1 số TN cho 1 số TN mà thương tìm được là 1 số TP .
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1
3
15
1– Ổn định lớp : 
2– Kiểm tra bài cũ : 
+Nêu qui tắc chia 1 số TP cho 10, 100, 1000?
 - Nhận xét .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 b– Hoạt động : 
 *Ví dụ:
-Gọi 1 HS đọc đề toán ở ví dụ 1 SGK
+Muốn biết cạnh của sân dài bao nhiêu mét ta làm thế nào ?
-Ghi phép chia lên bảng :
 27 : 4 = ? (m)
-HD HS thực hiện phép chia.
 27 4
 30 6,75 (m)
 20
 0
*Lấy 27 chia cho 4, được 6, viết 6; 6 nhân 4 bằng 24 ; 27 trừ 24 bằng 3 , viết 3 .
*Để chia tiếp, ta viết dấu phẩy vào bên phải 6 và viết thêm chữ số 0 vào bên phải 3 được 30 ; 30 chia 4 được 7, viết 7 ; 7 nhân 4 bằng 28 ; 30 trừ 28 bằng 2 , viết 2.
*Viết thêm chữ số 0 vào bên phải 2 được 20; 20 chia 4 được 5, viết 5; 5 nhân 4 bằng 20; 20 trừ 20 bằng 0 ; viết 0 .
-Gọi vài HS nêu kết quả .
 Vậy: 27 : 4 = 6,75 (m)
-Viết ví dụ 2 lên bảng : 43 : 52 = ? 
+Phép chia này có thực hiện tương tự như phép chia 27 :4 được không ? Tại sao ?
-HD HS thực hiện phép chia bằng cách chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển phép chia 43 : 52 thành phép chia 43,0 :52 
+Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép chia , cả lớp làm vào giấy nháp .
-Gọi vài HS nêu miệng kết quả.
+Nêu qui tắc chia 1 STN cho 1 STN mà thương tìm được là 1 STP ?
-Ghi bảng qui tắc, gọi vài HS nhắc lại .
 * Thực hành :
*Bài 1:Đặt tính rồi tính :
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép chia 12:5 và 23:4 , cả lớp làm vào vở .
-Nhận xét ,sửa chữa .
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện 2 phép chia 882:36 và 15 :8 ,cả lớp làm vào vở .
-Nhận xét , sửa chữa .
-Làm tương tự đối với 2 phép chia còn lại .
*Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề, GV tóm tắt bài toán lên bảng .
Tóm tắt : 25bộ hết : 70m
 6 bộ hết :m?
-Gọi 1 HS lên bảng giải , cả lớp giải vào vở .
-Nhận xét , sửa chữa .
4– Củng cố :
+Nêu qui tắc chia 1 STN cho 1 STN thương tìm được là 1 STP ?
5– Nhận xét – dặn dò : 
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà làm bài tập bài 3.
-Chuẩn bị bài sau :Luyện tập 
-2 HS nêu.
-HS nghe .
-1HS đọc ví dụ 1, cả lớp đọc thầm .
+Lấy chu vi chia cho 4 .
-HS thực hiện trên giấy nháp .
-HS vừa theo dõi vừa thực hiện chia trên giấy nháp.
+HS nêu kết quả .
27 : 4 = 6,75 (m)
-Theo dõi .
+Không thực hiện được vì số bị chia 43 bé hơn số chia 52.
+HS theo dõi .
-1 HS thực hiện trên bảng, lớp làm vào nháp.
 43,0 52
 1 40 0,82
 36
 43 : 52 = 0,82
-HS nêu như SGK .
HS lần lượt nhắc lại qui tắc.
*Bài 1:
-HS làm bài .
 12 5 23 4
 20 2,4 30 5,75
20
 0
-HS làm bài .
 882 36 15 8
 162 24,5 70 1,875
60
40
 0
-HS làm bài .
*Bài 2:
-HS đọc đề .
-Theo dõi .
Giải 
 Số vải để may 1 bộ quần áo là :
 70 : 25 = 2,8 (m)
 Số vải may 6 bộ quần áo là :
 2,8 x 6 = 26,8 (m)
 ĐS :16,8 m .
-2 HS nêu .
-HS nghe .
RKN: 
-----------------------------------------
THỂ DỤC
---------------------------------
CHÍNH TẢ Nghe - viết : 
CHUỖI NGỌC LAM
( Từ Pi – e ngạc nhiên  đến cô bé mỉm cười rạng rỡ , chạy vụt đi )
I - Mục đích yêu cầu :
1 / Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng một đoạn trong bài Chuỗi ngọc lam .
	2 / Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có vần dễ lẫn ao / au .
II- Hoạt động dạy và học :
T. g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3
1
19
10
2
1-Kiểm tra bài cũ : 
-Gọi 2 HS lên bảng viết :việc làm , Việt Bắc , lần lượt , cái lược .
- Nhận xét sửa chữa.
2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài : “ Chuỗi ngọc lam”
b-Hướng dẫn HS nghe – viết :
-Cho HS đọc đoạn sẽ viết trong bài Chuỗi ngọc lam.
+ Nêu nội dung của đoạn đối thoại ?
-Cho HS đọc thầm, chú ý cách viết các câu đối thoại, các câu hỏi, câu cảm, các từ ngữ dễ viết sai .
-Hướng dẫn HS viết những từ mà HS dễ viết sai :trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ, Gioan, Nô-en, Pi-e.
-Đọc rõ từng câu cho HS viết.
-Nhắc nhở tư thế ngồi của HS.
-Đọc toàn bài cho HS soát lỗi:
+ Cho HS dùng SGK và bút chì tự rà soát lỗi .
-Chấm chữa bài :+GV chọn chấm 8 bài.
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm 
-GV rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp .
c-Hướng dẫn HS làm bài tập :
* Bài tập 2b : 
-Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 2b.
-Nhắc lại yêu cầu bài tập. 
-Cho HS làm bài tập theo nhóm. 
-Chấm chữa bài.
* Bài tập 3b : 
-Cho HS nêu yêu cầu của bài tập 3b .
-Cho HS đọc thầm mẫu tin“ Nhà môi trường 14 tuổi”
-Cho HS làm bài tập vào vở.
+Điền vào để hoàn chỉnh mẫu tin. 
- Cho HS trình bày kết quả.
-Chấm và chữa bài.
- Thứ tự các từ cần điền: đảo, hào, đảo, trọng, tàu, vào, trước, trường, vào, chở, trả
4-Củng cố dặn dò : 
-Nhận xét tiết học.
-Nhớ cách viết chính tả những từ đã luyện tập ở lớp .
-Chuẩn bị tiết sau nghe viết : Buôn Chư Lênh đón cô g ...  tầng, các công trình thuỷ điện .
4 – Củng cố : 
-Gọi 3 HS đọc tiếp nối ghi nhớ của bài.
+Xi măng thường được dùng để làm gì ?
5 – Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 Bài sau : “ Thuỷ tinh”.
- HS trả lời.
- HS nghe.
+ Xi măng được dùng để trộn vữa xây nhà.
+ Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Bút Sơn,
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
- Đại diện của nhóm trình bày một trong các câu hỏi trong SGK.các nhóm khác bổ sung.
+ Xi măng được làm từ đất sét, đá vôi và một số chất khác.
- HS nghe .
-Đọc ghi nhớ.
- HS trả lời.
- HS nghe .
RKN: 
--------------------------------------------
Thứ sáu, ngày ../12/2006
Toán :
CHIA MỘT SỐ THẬP PHÂN CHO MỘT SỐ THẬP PHÂN
I– Mục tiêu :
Giúp HS : 
- Thực hiện phép chia 1 số TP cho 1 số TP .
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số TP cho số TP.
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1
3
12
17
2
1
1– Ổn định lớp : 
2– Kiểm tra bài cũ : 2 em
+ Nêu Qtắc chia 1 số TN cho 1 số TP .
+Khi chia 1 số cho 0,5; 0,2 và 0,25 ta làm thế nào? 
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 – Bài mới : 
 a– Giới thiệu bài : 
 b– Hoạt động : 
 * Hình thành Qtắc chia 1 số TP cho 1 số TP.
- Gọi 1 HS đọc bài toán của Vdụ 1 SGK .
+ Muốn biết 1 dm của thanh sắt đó cân nặng bao nhiêu kg ta làm thế nào ? 
-Ghi phép chia lên bảng: 23,56 : 6,2 = ? (kg) 
- Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số TP cho số TN rồi thực hiện phép chia .
+Nêu cách thực hiện phép chia: 23,56 : 6,2 
- Hướng dẫn HS đặt tính để thực hiện phép chia 23,56 : 6,2 .
* Phần TP của số 6,2 có 1 chữ số . 
* Chuyển dấu phẩy của số 23,56 sang bên phải 1 chữ số được 235,6; bỏ dấu phẩy ở số 6,2 được 62 .
* Thực hiện phép chia như chia số thập phân cho STN.
 -Vậy 23,56 : 6,2 = 3,8 (kg) 
* Lưu ý : Để thực hiện phép tính này đòi hỏi phải xác định được số các chữ số ở phần TP của số chia (chứ không phải ở số bị chia) 
* Ví dụ 2 : 82,55 : 1,27 = ? 
- Cho Hs vận dụng cách làm ở Vdụ 1 để thực hiện phép chia .
+Thực hiện phép chia này gồm mấy bước ? 
- Nêu Qtắc chia 1 số TP cho 1 số TP ?
- GV nhận xét , bổ sung, ghi bảng qui tắc.
- Gọi vài HS nhắc lại .
 * Thực hành : 
*Bài 1 : Đặt tính rồi tính .
- Ghi 2 phép tính a, b lên bảng .
- Gọi 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở .
- Nhận xét, sửa chữa .
- Viết tiếp 2 phép tính c, d lên bảng .
+ Nhận xét phần TP ở số chia câu (d): 17,4: 1,45 .
+ Ta dịch chuyển dấu phẩy của số bị chia (17,4) như thế nào ? 
- Cho HS làm vào vở, gọi 2 HS nêu miệng Kquả .
- Nhận xét , sửa chữa .
*Bài 2 : 
- Gọi 1 HS đọc đề .
- GV tóm tắt bài toán lên bảng . 
- Tóm tắt :
 4,5 lít : 3,42 kg .
 8 lít :  kg ? .
- Gọi 1 HS lên bảng , cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét, sửa chữa . 
*Bài 3 : 
- Cho HS làm bài vào vở rồi nêu mệng Kquả.
- Nhận xét, sửa chữa .
4– Củng cố :
+ Nêu Qtắc chia 1 số TP cho 1 số TP ? 
5– Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
- Chuẩn bị bài sau :Luyện tập.
- HS nêu .
- HS nêu .
- HS nghe .
- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm .
+ Ta lấy 23,56 chia cho 6,2 .
-Thực hiện phép chia theo hướng dẫn của giáo viên.
*23,56 : 6,2 = (23,56 x 10) : (6,2 x 10) = 235,6 : 62 = 3,8.
+ Ta chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia 235,6 : 62 bằng cách nhân số bị và số chia và số chia với cùng 1 số sao cho số chia (6,2) trở thành số TN (62) .
+ HS thực hiện .
23,5,6 6,2 
 496 3,8 (kg) 
 0 
- HS nghe .
-1 HS lên bảng, lớp làm vào nháp.
+ 82,55 1,27 .
 635 65
 0
+ Gồm 2 bước : 
* Đếm chữ số ở phần TP của số chia có bao nhiêu chữ số rồi dịch chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải bấy nhiêu chữ số .
*Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiện phép chia .
- Hs nêu qui tắc như SGK.
- HS theo dõi .
- Vài HS nhắc lại . 
*Bài 1
- HS làm bài.
a) 19,7,2 5,8 b) 8,2,16 5,2
 2 3 2 3,4 3 0 1 1,58
 00 416 
 00
+Số chữ số ở phần thập phân của số chia nhiều hơn số chữ số ở phần thập phân của số bị chia .
+Thêm 1 chữ số 0 vào bên phải số 17,4 ta được 17,40 rồi dịch chuyển dấu phẩy sang phải 2 chữ số .
+HS làm bài .
Kết quả: c) 51,52 d) 12
*Bài 2
-1 HS đọc đề .
-Theo dõi .
-HS làm bài .
 1 lít dầu hoả cân nặng là: 
 3,42 : 4,5 = 0,76 (kg)
 8 lít dầu hoả cân nặng là : 
 0,76 x 8 = 6,08 (kg)
 ĐS: 6,08 kg .
*Bài 3
-HS làm bài .
Giải :
Ta có : 429,5 : 2,8 = 153 (dư 1,1).
Vậy 429,5m vải may được nhiều nhất là 153 bộ quần áo và còn thừa 1,1m vải.
 ĐS: 153 bộ quần áo; thừa 1,1m.
-HS nêu .
-HS nghe .
MĨ THUẬT 
----------------------------- 
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I - Mục đích yêu cầu : 
 -Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, học sinh biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
II - Đồ dùng dạy học : 
-Bảng phụ ghi gợi ý 1.
-Bảng phụ viết dàn ý 3 phần của 1 biên bản cuộc họp .	 
III - Hoạt động dạy và học :
T. g
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4 
1 
28
2
1-Kiểm tra bài cũ : 
 -Goi 2 HS nhắc lại nội dung biên bản.
-Goi HS khác nhận xét, bổ sung.
2-Bài mới :
a-Giới thiệu bài :
 -Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập ghi biên bản 1 cuộc họp của tổ, lớp hoặc của chi đội em .
b- Hướng dẫn HS làm bài tập:
-Cho HS đọc yêu cầu của đề .
-Gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài:Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội .
-Cho HS đọc gợi ý trong SGK.
-Cho HS đọc 3 phần chính của biên bản cuộc họp 
- GV treo bảng phụ 
-Cho HS làm bài theo nhóm 4.
-Cho đại diêïn các nhóm trình bày kết quả .
-Nhận xét và ghi điểm những biên bản viết tốt (đúng thể thức,viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh).
3-Củng cố- dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà sửa lại biên bản vừa lập ở lớp cho hoàn chỉnh; quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của 1 người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết tập làm văn tới.
-2 HS lần lượt nhắc lại nội dung biên bản .
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm SGK .
-Chú ý các từ gạch chân .
-1 HS đọc, lớp theo dõi SGK.
- HS làm bài theo nhóm 4.
-HS trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét , bổ sung .
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm : 
------------------------- 
KĨ THUẬT:
CẮT, KHÂU, THÊU TÚI XÁCH TAY ĐƠN GIẢN (Tiết 1)
I-Mục tiêu: HS cần phải:
	- Biết cách cắt, khâu, thêu trang trí túi xách tay đơn giản.
	-Cắt, khâu, thêu trang trí được túi xách tay đơn giản.
-Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và khả năng sáng tạo. HS yêu thích, tự hào với sản phẩm do mình làm được.
II-Đồ dùng dạy học: 
 - Mẫu thêu túi xách tay bằng vải có hình thêu trang trí ở mặt túi.
 	- Một số mẫu theo đơn giản.
 - Một mảnh vải trắng, kích thước 50cm x 70cm.
 	 -Khung thêu cầm tay.
 	- Kim khâu, Chỉ khâu các màu. 
III- Các hoạt động dạy – học: 
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2
1) Kiểm tra bài cũ : (Không)
1’
12
17
2) Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
b) Giảng bài:
HĐ1: Quan sát, nhận xét mẫu:
-Giới thiệu mẫu túi xách tay.
+Tả hình dạng túi xách tay ? 
+Túi được khâu bằng những mũi khâu nào ?
+Túi được trang trí ở những mặt nào ?
HĐ2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật:
-Giải thích một số điểm cần chú ý khi thực hành:
+Thêu trang trí trước khi khâu túi xách, bố trí hình thêu cho cân đối trên một mảnh vải.
+Khâu miệng túi trước rồi mới khâu thân túi. Gấp mép và khâu lược để cố định đường gấp mép ở mặt trái mảnh vải. Sau đó lật vải sang mặt phải để khâu viền đường gấp mép.
+Gấp đôi mảnh vải để thêu phần thân túi (mặt phải úp vào, mặt trái ra ngoài).Khâu lần lượt từng đường thân túi bằng mũi khâu thường hay khâu đột. (Nên bắt đầu khâu từ phía miệng túi).
+Đính quai túi ở mặt trái của túi. Nên khâu nhiều đường để quai túi được chắc.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu các yêu cầu, thời gian thực hành
-Cho HS thực hành đo, cắt vải theo nhóm.
-Theo dõi và giúp đỡ.
-Quan sát.
+Túi hình chữ nhật, bao gồm thân túi và quai túi. Quai túi được đính vào hai bên miệng túi.
+Túi được khâu bằng mũi khâu thường.
+Một mặt của thân túi có hình thêu trang trí.
-Lắng nghe.
-Để đồ dùng chuẩn bị lên bàn.
- Thực hành theo nhóm.
2
3) Củng cố : 
-Nhắc lại một số điểm cần chú ý khi thực hành cắt, khâu, thêu túi xách tay.
-Lắng nghe.
1
4) Nhận xét, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau thực hành.
RKN: 
----------------------------------------
SINH HOẠT
	I/Nhận xét chung:
	1/Ưu điểm:
	-Sinh hoạt đầu giờ tốt.
-Đi học đều, đúng giờ , chuyên cần.
	-Chuẩn bị đồ dùng học tập tốt, xây dựng bài sôi nổi.
	-Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
	-Tác phong gọn gàng, vệ sinh sạch se.õ
	-Tham gia sinh hoạt đội đầy đủ.
	2/Tồn tại:
	-Hay mất trật tự vào đầu buổi học.
-Làm việc riêng trong giờ học ( Kiệt, Hải)
	-Trực nhật còn chậm (Chi, Lâm)
	-Quên đồ dùng học tập (Phong)
	*Tuyên dương: Aùi, Khang, H Cường, Hội, Huyền, Q Cường. 
	*Phê bình: Lâm, Chi, Kiệt.
	II/ Nhiệm vụ tuần đến:
-Tăng cường truy bài những bạn yếu như: Xăm, Đào, Diệu, Chi, Hằng, Phong, Lâm.
	-Đọc báo 15 phút đầu giờ.
-Tham gia sinh hoạt Đội. 
-Khắc phục những tồn tại của tuần trước.
-Tiếp tục thi đua lập thành tích chàomừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
-Duy trì nề nếp của lớp.
III/ Văn nghệ:
-Cho học sinh thi kể chuyện.
-------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc