Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 25 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 25 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc

Tập đọc

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

 Đoàn Minh Tuấn

I-Mục tiêu :

 -Kĩ năng : đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng , tha thiết

-Kiến thức : Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.

-Thái độ: Giáo dục HS nhớ ơn , kính trọng tổ tiên .

II-Đồ dùng dạy học :

 -Tranh ảnh minh hoạ bài học .

III-Các hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần 25 - Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 9 tháng 3 năm 2009
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
---------------------------- 
Tập đọc
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
 Đoàn Minh Tuấn
I-Mục tiêu :
	-Kĩ năng : đọc lưu loát , diễn cảm toàn bài ; giọng đọc trang trọng , tha thiết 
-Kiến thức : Hiểu nội dung ý nghĩa của bài văn : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người đối với tổ tiên.
-Thái độ: Giáo dục HS nhớ ơn , kính trọng tổ tiên .
II-Đồ dùng dạy học :
	-Tranh ảnh minh hoạ bài học .
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1-Kiểm tra : (5 phút)
-Gọi 2 HS đọc bài Hộp thư mật và trả lời câu hỏi trong bài.
-Nhận xét +ghi điểm .
2-Bài mới : (25 phút)
a-Giới thiệu bài : (1 phút)
-Hôm nay chúng ta cùng đến thăm cảnh đẹp đền Hùng nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam .
-HS đọc bài Hộp thư mật , trả lời câu hỏi .
-Lớp nhận xét .
 -HS lắng nghe .
-HS lắng nghe .
b-Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài : (24 phút)
* Luyện đọc :
-Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài.
-Gọi 3 HS đọc tiếp nối 3 đoạn.
-Chia đoạn : 3 đoạn .
Đoạn 1 : Từ đầu đến chính giữa .
Đoạn 2 : Từ Lăng .đến xanh mát .
Đoạn 3: Còn lại .
-Luyện đọc từ khó: chót vót , uy nghiêm , vòi vọi , đỡ
-Cho HS luyện đọc theo cặp.
-Đọc mẫu toàn bài .
-Gọi HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
* Tìm hiểu bài :
Đoạn 1 : 1HS đọc đoạn + câu hỏi.
+Hãy kể những điều em biết về vua Hùng ?
-Giải nghĩa từ : Đền Thượng , Nam quốc sơn hà 
*Ý 1:Giới thiệu đền Thượng .
Đoạn 2 : Yêu cầu HS đọc lướt + câu hỏi
+Tìm những từ ngữ miêu ảt cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng ?
Giải nghĩa từ :Lăng , phong cảnh  
*Ý 2: Cảnh đẹp nơi đền Hùng .
Đoạn 3: Gọi 1HS đọc đoạn + câu hỏi
+Hãy kể tên các truyền thuyết về dựng nước ?
-Giải nghĩa từ :18 chi vua Hùng ..
*Ý3 : Miêu tả đền Thượng .
c-Đọc diễn cảm :
-Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
-Cho HS đọc diễn cảm nối tiếp đoạn: "Lăng của các vua Hùng .. đồng bằng xanh mát” .
-Cho HS đọc diễn cảm theo cặp.
-Cho HS thi đọc diễn cảm .
-1HS đọc toàn bài .
-3 HS đọc thành tiếng nối tiếp .
-Luyện đọc từ khó.
-Luyện đọc cặp.
-Lắng nghe và theo dõi SGK.
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ .
-1HS đọc đoạn + câu hỏi 
+Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang , đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ -Cách nay khoảng 4000 năm .
- Đọc lướt + câu hỏi .
+Hải đường đâm bông rực đỏ, cánh bướm dập dờn, bên trái là đỉnh Ba Vì, bên phải là dãy Tam Đảo, xa xa là Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc .. 
-1HS đọc đoạn + câu hỏi
+Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, An Dương Vương 
- Lắng nghe .
- Đọc đoạn nối tiếp .
- Đọc cho nhau nghe theo cặp .
-Thi đọc diễn cảm trước lớp .
3- Củng cố , dặn dò : (5 phút)
-Gợi ý để HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc nhiều lần, sưu tầm ảnh về đền Hùng .
-Chuẩn bị tiết sau: Cửa sông .
+Miêu tả phong cảnh đền Hùng.
-HS lắng nghe .
------------------------------------ 
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II
------------------------------- 
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
-------------------------------------------------------
Thứ 3 ngày 10 tháng 3 năm 2009
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI
I - Mục tiêu :
-Nghe – viết đúng, trình bày đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người.
-Ôn cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài, làm đúng các bài tập.
II - Đồ dùng dạy học : 
-Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
III - Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ : (5 phút)
-Đọc câu đố, gọi 2 HS lên bảng viết lời giải đố .
-Nhận xét.
2-Bài mới : (25 phút)
a-Giới thiệu bài : (1 phút)Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ viết chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài ngườ, ôn lại cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài .
- 2 HS lên bảng viết lời giải đố .
-HS lắng nghe.
b- Hướng dẫn HS nghe – viết : (14 phút)
-Đọc bài chính tả “Ai là thuỷ tổ loài người “ 
+ Bài chính tả nói điều gì ? 
-Đọc bài chính tả 1 lần trước khi viết.
-Hướng dẫn HS viết đúng những từ mà HS dễ viết sai: 
Chúa Trời, A - đam, Nữ Oa, Aán Độ, Bra - hma, Sác - lơ, Đác - uyn, XIX .
-Đọc bài cho HS viết .
-Đọc toàn bài cho HS soát lỗi .
-Chấm chữa bài : +GV chọn chấm 6 bài 
 +Cho HS đổi vở chéo nhau để chấm .
-Nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính tả cho cả lớp.
c-Hướng dẫn HS làm bài tập : (10 phút)
* Bài tập 2 :
-Gọi 1 HS đọc nội dung và yêu cầu bài tập 2 .
-Cho HS đọc chú giải.
-Cho HS đọc thầm bài: Dân chơi đồ cổ và làm bài vào vở bài tập.
-Cho HS trình bày miệng kết quả .
-Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng các tên riêng . 
-Treo bảng phụ viết sẵn viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài; gọi 2 HS đọc lại.
-Cho HS đọc thầm mẫu chuyện: Dân chơi đồ cổ và nêu tính cách của anh mê đồ cổ đó.
- Theo dõi SGK và lắng nghe.
+Truyền thuyết của 1 số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
- lắng nghe.
-1 Hs lên bảng viết, HS khác viết từ khó trên giấy nháp.
-HS viết bài chính tả.
- HS soát lỗi .
-2 HS ngồi gần nhau đổi vở chéo nhau để chấm.
-HS lắng nghe.
* Bài tập 2
-HS nêu yêu cầu nội dung , cả lớp đọc thầm SGK 
-HS đọc chú giải.
-HS đọc thầm và dùng bút chì gạch chân các từ ghi tên riêng.
-HS trình bày miệng kết quả.
-HS lắng nghe và nhận xét .
-HS theo dõi trên bảng phụ và 2 HS nhắc lại .
-HS đọc thầm và nêu suy nghĩ của mình về nhân vật mê đồ cổ 
4- Củng cố dặn dò : (5 phút)
-Nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt.
-Dặn ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa nước ngoài .
-Chuẩn bị tiết sau Nhớ – viết : “Lịch sử ngày Quốc tế lao động “
- lắng nghe.
----------------------------------------------
Toán :
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN 
 	I– Mục tiêu : Giúp HS : 
- Oân lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. 
-Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây.
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
- Gọi HS nhắc lại một số đơn vị đo thời gian đã học ở lớp 4.
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 - Bài mới : (25 phút)
 a- Giới thiệu bài : (1 phút)Bảng đơn vị đo thời gian
-Hát 
- HS nêu. 
- HS nghe .
- HS nghe .
b– Hoạt động : (24 phút)
 * Hệ thống hóa các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
@Bảng đơn vị đo thời gian
- Cho HS viết nháp tên các đơn vị đo thời gian đã học.
- Gọi vài HS đọc kết quả.
- Nhận xét.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi về thông tin trong bảng đơn vị đo thời gian.
- Gọi HS nối tiếp nhau trả lời miệng theo các câu hỏi:
+ Cho biết năm 2000 là năm nhuận thì các năm nhuận tiếp theo là năm nào ?
- Hãy nêu đặc điểm của năm nhuận ?
- Hướng dẫn HS nêu được các tháng có 30 ngày, 31 ngày, 28 (29) ngày dựa vào 2 nắm tay.
@Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi về cách đổi đơn vị đo thời gian.
- Gọi các nhóm trình bày kết quả và cách thực hiện.
 Khi chuyển từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ: ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).
- Khi chuyển từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: ta lấy số đo của đơn vị nhỏ chia cho cơ số (giữa đơn vị lớn và đơn vị nhỏ).
 * Thực hành :
Bài 1:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi vài nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc nối tiếp bài làm, giải thích cách làm.
Bài 3:
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài và giải thích cách làm.
- Nhận xét, đánh giá.
- HS viết ra nháp, đọc kết quả.
-Thảo luận. 
1 thế kỉ = 100 năm
 1 năm = 12 tháng
 1 năm = 365 ngày
 1 năm nhuận = 366 ngày
 Cứ 4 năm lại có 1 năm nhuận
 1 tuần lễ = 7 ngày
 1 ngày = 24 giờ
 1 giờ = 60 phút
 1 phút = 60 giây
+ 2004; 2008; 2012;
+ Số chỉ năm nhuận là số chia hết cho 4.
- HS thực hành theo y/ c để tìm các tháng có số ngày phù hợp (giêng, ba, năm,bảy, tám, mười, mười hai)
- HS từng nhóm làm việc.
- Các nhóm nêu kết quả và cách làm.
- Lắng nghe.
Bài 1
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày.
Bài 2
- HS làm bài.
- HS đọc bài làm.
Bài 3
- HS làm bài.
- 1 HS lên bảng giải, dưới lớp làm vào vở.
4- Củng cố : (3 phút)
- Gọi HS nêu tên các đơn vị đo thời gian và mối quan hệ giữa các dơn vị đo.
5- Nhận xét – dặn dò : (2 phút)
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Cộng số đo thời gian.
-2 HS nêu.
 Lắng nghe
--------------------------------- 
Luyện từ và câu 
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI 
BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ 
I-Mục tiêu :
	-Kiến thức : HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ .
	-Kĩ năng : Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu .
-Thái độ : Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt .
II-Đồ dùng dạy học :
	-Bảng phụ ghi câu văn ở bài tập 1 -Phần nhận xét .
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
-Gọi 2 HS trình bày bài tập 1 và 2 của tiết trước.
-Nhận xét +ghi điểm .
2-Bài mới : (25 phút)
a-Giới thiệu bài : (1phút)
-Hôm nay chúng t ... Tìm những từ ngữ chỉ Hưng Đạo vương ở trên.
-Nhậnxét, chốt ý đúng : Hưng Đạo Vương, Ông, Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người .
Bài tập 2 : 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
-Gọi một số HS nhận xét.
-Nhận xét , chốt lại ý đúng : Cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì sử dụng từ linh hoạt hơn .
* Phần ghi nhớ :
-Gợi ý để HS nêu phần ghi nhớ; ghi bảng.
c- Hướng dẫn HS làm bài tập :
*Bài 1 :
-Gọi HS đọc bài tập 1.
-Cho HS làn bài cá nhân vào vở.
-Gọi HS phát biểu.
-Gọi HS khác nhận xét.
-Nhận xét , chốt ý : 
+ Từ anh ở câu 2 thay cho từ Hai Long ởcâu 1 
+Người liên lạc (câu 4 ) thay cho người đặt hộp thư ( câu 2) .
+Từ anh ở câu 4 thay cho từ Hai Long ở câu 1 
+đó ( câu 5 ) thay cho những vật gợi ra hình chữ V .
*Bài 2 :
-Gọi HS đọc bài tập 2.
-Gọi 1 HS lên bảng trình bày.
-Nhận xét , chốt ý : 
+ nàng ( câu 2 ) thay cho vợ An Tiêm (câu 1) .
+ chồng ( câu 2 ) thay cho An Tiêm (câu 1) 
Bài tập 1
-1HS đọc cả bài tập .
-Lớp đọc thầm và phát biểu.
+Đoạn văn có 6 câu , cả 6 câu đều nói về Trần Quốc Tuấn .
Bài tập 2
- HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
-Đọc lướt so sánh với đoạn văn ở BT1và phát biểu
-Lớp nhận xét .
+ Việc thay thế các từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu được gọi là phép thay thế từ ngữ .
-2 HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK . -Lớp đọc thầm .
-1HS đọc không cần nhìn sách .
*Bài 1
-1HS đọc , nêu yêu cầu cả bài tập .
-Đánh số thứ tự câu văn, làm bài tập vào vở.
-Phát biểu ý kiến .
-Lớp nhận xét .
*Bài 2
-1HS đọc bài tập .
-Lớp đọc thầm, làm vào vở.
-Nhận xét bài làm của bạn.
-HS lắng nghe .
3- Củng cố , dặn dò : (5 phút)
-Gọi 2 HS nhắc lại ghi nhớ của bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục thực hành liên kết câu .
-Chuẩn bị tiết sau :Mở rộng vốn từ : Truyền thống .
-2 HS nhắc lại ghi nhớ của bài học.
- Lắng nghe.
------------------------------------ 
ÔN TẬP VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (T2)
----------------------------- 
Thứ sáu ngày13 tháng 3 năm 2009
Toán :
LUYỆN TẬP 
I– Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II-Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1- Ổn định lớp : (1 phút)
2- Kiểm tra bài cũ : (4 phút) 
- Gọi 2HS nêu cách đặt tính và tính cộng (trừ) số đo thời gian.
 - Nhận xét, sửa chữa .
3 - Bài mới : (25 phút)
 a- Giới thiệu bài : (1 phút) Luyện tập
- Hát
-2 HS nêu miệng. 
- HS nghe 
b– Hoạt động : (24 phút)
 *Bài 1: 
-Gọi HS đọc đề bài.
- Cho HS làm bài vào vở.
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài làm, giải thích kết quả viết.
- Gọi HS nhận xét.
+ Nêu cách chuyển đổi số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ ?
*Bài 2:
-Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
+ Hãy nêu cách cộng hai số đo thời gian? 
- Nhận xét.
*Bài 3:
-Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp làm bài vào vở.
-Gọi HS nhận xét bài của bạn.
-Nhận xét chung.
*Bài 4:
- Cho HS đọc đề toán và nêu phép tính của bài toán.
- Gọi 1 Hs lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng; đổi vở kiểm tra chéo.
- Nhận xét.
*Bài 1
-Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
-HS làm bài.
-3HS đọc bài làm, giải thích kết quả viết.
-Nhận xét.
+ Chuyển đổi số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ ta lấy số đo của đơn vị lớn nhân với hệ số giữa hai đơn vị.
*Bài 2
-Gọi HS đọc đề bài.
- HS làm bài.
- Nhận xét.
-2 HS nêu.
- Chữa bài.
*Bài 3:
- HS đọc đề bài.
-Làm bài.
-Nhận xét.
 -Kết quả:
a) 1 năm 7 tháng
b) 4 ngày 18 giờ
c) 7 giờ 38 phút.
*Bài 4:
- HS đọc đề bài.
-Làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
4- Củng cố : (3phút)
- Gọi 2 HS nhắc lại cách tính cộng (trừ) hai số đo thời gian.
5- Nhận xét – dặn dò : (2phút)
 - Nhận xét tiết học .
 - Về nhà làm bài tập .
 - Chuẩn bị bài sau : Nhân số đo thời gian.
-2 HS thực hiện yêu cầu.
- Lắng nghe.
---------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI 
I - Mục tiêu :
-Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ , biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh 1 đoạn đối thoại trong kịch.
II - Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Ổn định lớp: (1 phút)
2-Bài mới : (25hút)
a- Giới thiệu bài : (1 phút)
 - Trong tiết học này, các em sẽ học cách chuyển 1 đoạn trong tuyện Thái sư Trần Thủ Độ thành một màn kịch bằng biện pháp viết tiếp các lời đối thoại .Sau đó các em sẽ phân vai đọc lại .
- Hát
-HS lắng nghe.
b- Hướng dẫn HS luyện tập: (24hút)
* Bài tập 1
-Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 1 
-Cho HS đọc thầm trích đoạn Thái sư Trần Thủ Độ .
* Bài tập 2 :
-Gọi HS đọc nội dung của bài tập 2 .
-Lưu ý HS: 
+SGK đã gợi ý sẵn về nhân vật , cảnh trí, thời gian, lời đối thoại, đoạn đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phú nông. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh màn kịch .
+Khi viết chú ý thể hiện tính cách của 2 nhân vật, Thái sư Trần Thủ Độ và phú nông .
-Yêu cầu HS đọc lại 7 gợi ý về lời đối thoại .
-Cho HS hoạt động nhóm để hoàn chỉnh màn kịch.
 -Cho đại diện các nhóm trình bày .
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, bổ sung, tuyên dương.
*Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 3.
-Yêu cầu mỗi nhóm tự phân vai đọc lại màn kịch 
-Nhận xét , tuyên dương .
* Bài tập 1
-2 HS nối tiếp nhau đọc , cả lớp đọc thầm .
-Cả lớp đọc thầm đoạn trích .
* Bài tập 2
-HS 1 đọc yêu cầu bài tập 2, tên màn kịch ( Xin Thái sư tha cho !) và gợi ý về nhân vật , cảnh trí , thời gian .
-HS 2 đọc gợi ý và lời đối thoại .
-HS 3 đọc đoạn đối thoại .
-Cả lớp đọc thầm bài tập 2 .
-HS chú ý lắng nghe.
-2 HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp đọc thầm .
-HS hoạt động nhóm .
 -Đại diện nhóm trình bày.
-Lớp nhận xét , bổ sung .
*Bài tập 3:
-1HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-Từng nhóm phân vai và đọc lại .
3 - Củng cố dặn dò : (5phút)
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà viết lại vào vở đoạn đối thoại của nhóm mình 
-Chuẩn bị cho tiết TLV tiếp theo ( Tập viết đoạn đối thoại )
-HS lắng nghe .
-------------------------------------------------------
LỊCH SỬ:
SẤM SÉT ĐÊM GIAO THỪA
I – Mục tiêu : Học xong bài này HS biết :
 -Vào dịp Tết Mậu Thân ( 1968 ) , quân & dân miền Nam tổng tiến công & nổi dậy, 
 trong đó tiêu biểu là trận đánh vào Sứ quán Mĩ ở Sài Gòn .
 - Cuộc Tổng tiến công & nổi dậy đã gây cho địch nhiều thiệt hại , tạo thế thắng lợi 
 cho quân dân ta .
II – Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1– Ổn định lớp : (1phút)
2 – Kiểm tra bài cũ : (4phút) “ Đường Trường Sơn “
 + Mục đích ta mở đường Trường Sơn ?
 + Nêu tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước ?
 Nhận xét K.T bài cũ .
3 – Bài mới : (25phút)
 a – Giới thiệu bài : (1 phút) “ Sấm sét đêm giao thừa “
- Hát
-2 HS trả lời .
- HS nghe 
b – Hoạt động : 24phút)
 HĐ 1 : Làm việc cả lớp 
 -Kể kết hợp giải nghĩa từ khó .
 -Gọi 1 HS kể lại .
 HĐ 2 : Làm việc theo nhóm .
 + N.1 : Tết Mậu Thân năm 1968 đã diễn ra sự kiện gì ở miền Nam nước ta ?
 + N.2 : Thuật lại trận đánh tiêu biểu của bộ đội ta trong diäp Tết Mậu Thân năm 1968 ? 
 + N.3 : Sự kiện Tết Mậu Thân 1968 có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân ta ?
 HĐ 3 : Làm việc cả lớp .
 -Cho HS thảo luận về thời điểm, cách đánh , tinh thần của quân & dân ta từ đó rút ra nhận định ?
-Lắng nghe.
 - 1 HS kể lại .
 -Thảo luận và trình bày kết quả thảo luận
+ N.1 : Quân & dân miền Nam đã tổng tiến công & nổi dậy .
+ N.2 : HS dựa vào SGK để thuật lại cuộc tấn công của quân giải phóng vào Toà đại sứ Mĩ .
+ N.3 : Tấn công địch trên khắp miền Nam , khiến cho Mĩ , Nguỵ kinh hoàn. Chứng tỏ sức mạnh & thế tiến công liên tục của cách mạng miền Nam .
- HS thảo luận & trả lời :
+ Ta tiến công địch khắp miền Nam, làm cho địch hoang mang, lo sợ .
+ Sự kiện này tạo ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ , cứu nước .
4 – Củng cố : (3phút)
 + Xuân 1968 , ở miền Nam xảy ra sự kiện lịch sử nào ?
 + Nêu ý nghĩa của sự kiện xuân Mậu Thân ( 1968 ) ? 
-Gọi 2 HS đọc phần tóm tắt bài học. 
5 – Nhận xét – dặn dò : (2phút)
 - Nhận xét tiết học .
 Chuẩn bị bài sau : “ Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không “
-2 HS trả lời .
-2 HS đọc.
- HS lắng nghe .
---------------------------------------
SINH HOẠT
I/Nhận xét chung:
	1/Ưu điểm:
	-Đi học đúng giờ, chuyên cần, sinh hoạt đầu giờ tốt.
	-Chuẩn bị đồ dùng học tập tốt, xây dựng bài sôi nổi.
	-Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
	-Tác phong gọn gàng, đúng qui định, vệ sinh sạch sẽ.
	-Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ.
	- Chăm sóc bồn hoa chu đáo.
	2/Khuyết điểm:
	-Ít tập trung nghe giảng, hay làm việc riêng trong giờ học (Anh)
	*Tuyên dương: 
	Tâm , Thanh
*Phê bình: Anh
	II/ Nhiệm vụ tuần đến:
	-Chấp hành tốt nội qui lớp học.
	-Ôn bài cũ, xem bài cho tuần đến (tuần 26)
	-Ôn bài để chuản bị thi giữa kì II. 
	-Tác phong gọn gàng theo qui định, tham gia sinh hoạt Đội. 
-Khắc phục những tồn tại của tuần trước.
III/ Văn nghệ:
-Cho học sinh thi hát .
---------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25.doc