Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 04

Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 04

TẬP ĐỌC NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I/ Mục tiêu:

- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa -da -cô Xa - xa -ki, Hi -rô -si - ma; Na -ga - da -ki ).

- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn .

 2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.( Trả lời được câu hỏi 1 ,2 ,3),

II/ Đồ dùng dạy - học:

Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh dạy đọc diễn cảm.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

Hai nhóm học sinh đọc phân vai vở kịch “Lòng dân” và trả lời câu hỏi về nội dung ý nghĩa của vở kịch .

2. Bài mới:

- Giáo viên giới thiệu tranh 2.1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:

minh hoạ chủ điểm: “ Cánh chim hoà bình” và nội dung các bài học trong chủ điểm: bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.

- Giới thiệu bài đoc: “ Những con số bằng giấy”: kể về một bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân của chiến tranh và bom nguyên tử.

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp môn khối 5 - Tuần dạy 04", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4: 
 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tập đọc Những con sếu bằng giấy
I/ Mục tiêu: 
- Đọc đúng các tên người, tên địa lý nước ngoài (Xa -da -cô Xa - xa -ki, Hi -rô -si - ma; Na -ga - da -ki ).
- Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn .
 2. Hiểu ý chính của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.( Trả lời được câu hỏi 1 ,2 ,3),
II/ Đồ dùng dạy - học:
Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần hướng dẫn học sinh dạy đọc diễn cảm.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Hai nhóm học sinh đọc phân vai vở kịch “Lòng dân” và trả lời câu hỏi về nội dung ý nghĩa của vở kịch .
2. Bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu tranh 2.1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
minh hoạ chủ điểm: “ Cánh chim hoà bình” và nội dung các bài học trong chủ điểm: bảo vệ hoà bình, vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Giới thiệu bài đoc: “ Những con số bằng giấy”: kể về một bạn nhỏ người Nhật là nạn nhân của chiến tranh và bom nguyên tử.
2.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu: 
- Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ. 
- Cho học sinh nối tiếp đọc đoạn.
- Giáo viên kết hợp sửa lỗi cho học sinh và giúp học sinh tìm hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài. 
b. Tìm hiểu bài:
- Xa - da - cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào? 
- Cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa da- cô?
- Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
- Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa - da - cô?
Học sinh nối tiếp đọc đoạn.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Học sinh đọc cả bài.
- Từ khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
Cô hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp Sếu
- Các bạn trên khắp thế giới đã gấp những con Sếu bằng giấy gửi tới cho Xa - da - cô.
- Khi Xa - da - cô chết các bạn đã góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân
- Chúng tôi căm ghét chiến tranh
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? 
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-GV đọc diễn cảm đoạn 3 và hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
-Tồ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
-Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn HS đọc hay nhất.
* ý bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Đại diện 3 tổ lên thi đọc diễn cảm.
3- Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau:
Toán Ôn tập và bổ sung về giải toán
I/ Mục tiêu: 
- Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( Đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỷ lệ bằng 1 trong 2 cách" rút về đơn vị " hoặc " Tìm tỉ số".
- Bài tập cần làm BT1 .
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới.
a. Ví dụ:
-GV nêu ví dụ.
-Cho HS tự tìm quãng đường đi được trong 1 giờ, 2giờ, 3 giờ.
-Gọi HS lần lượt điền kết quả vào bảng ( GV kẻ sẵn trên bảng.
-Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai đại lượng: thời gian đi và quãng đường được?
b. Bài toán:
-GV nêu bài toán.
-Cho HS tự giải bài toán theo cách rút về đơn vị đã biết ở lớp 3.
-GV gợi ý để dẫn ra cách 2 “tìm tỉ số”:
+4 giờ gấp mấy lần 2 giờ?
+Quãng đường đi được sẽ gấp lên mấy lần?
c. Thực hành:
*Bài 1: GV gợi ý để HS giải bằng cách rút về đơn vị:
-Tìm số tiền mua 1 mét vải.
-Tìm số tiền mua 7mét vải.
-HS tìm quãng đường đi được trong các khoảng thời gian đã cho.
-HS lần lượt điền kết quả vào bảng.
-Nhận xét: SGK- tr.18.
 Tóm tắt:
 2 giờ: 90 km.
 4 giờ:.km?
 Bài giải:
*Cách 1: “Rút về đơn vị”.
 Trong 1 giờ ô tô đi được là:
 90 : 2 = 45 (km) (*)
 Trong 4 giờ ô tô đi được là:
 45 x 4 = 180 (km)
 Đáp số: 180 km.
Cách 2: “ Tìm tỉ số”.
 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
 4: 2 = 2 (lần)
 Trong 4 giờ ô tô đi được là:
 90 x 2 = 180 (km)
 Đáp số: 180 km.
 Tóm tắt:
 5m: 80000 đồng.
 7m:đồng?
 Số tiền mua 1 mét vải là:
 80000 : 5 = 16000 (đồng)
 Mua 7 mét vải hết số tiền là:
 16000 x 7 = 112000 (đồng)
 Đáp số: 112000 đồng.
 .
3. Củng cố dặn dò: -Bài tập về nhà: BT2 tr.19.
 -GV nhận xét giờ học.
Đạo đức Có trách nhiệm về việc làm của mình (tiết 2 ) 
I/ Mục tiêu.
 - HS biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
- Không Tán thành những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ.
 -Bạn Đức đã gây ra chuyện gì?
 -Theo em, bạn Đức nên giải quyết việc đó thế nào cho tốt? Vì sao?
 2.Bài mới:
 2.1 Hoạt động 1:
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
* Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 4 nhóm và giao mỗi nhóm xử lý một tình huống trong bài tập 3.
-GV kết luận: Mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết. Người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
- HS thảo luận nhóm.
- HS các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận dưới hình thức đóng vai.
-Cả lớp trao đổi, bổ sung.
2.2. Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân.
*Mục tiêu: mỗi HS có thể tự liên hệ, kể về một viêc làm của mình( dù rất nhỏ) và tự rút ra bài học.
*Cách tiến hành.
- GV gợi ý để mỗi HS nhớ lại một việc làm( dù rất nhỏ) chứng tỏ rằng mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
+ Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- GV yêu cầu HS trình bày câu chuyện của HS. Và gợi ý cho các em tự rút ra bài học.
- HS trao đổi vối bạn bên cạnh về câu chuyên của mình.
-Một số HS trình bày trước lớp, rút ra bài học.
-GV kết luận:
+ Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. và ngược lại.
+ Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp; Khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm.
3.Củng cố và dặn dò: 
 -Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
-GV nhận xét giờ học.
 Buổi chiều :
Chính tả. (Nghe- viết) Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ.
I/ Muc tiêu:
 1- Nghe viết đúng chính tả Anh bồ đội Cụ Hồ gốc Bỉ trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia, iê, ( BT 2, 3).
 II/ Đồ dùng dạy học.
 - Bút dạ, một vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần để GV kiểm tra bài cũ và hướng dẫn HS làm BT 2.
III/ Các hoạt động dạy- học.
	1-Kiểm tra bài cũ 
-HS viết vần của các tiếng chúng- tôi- mong- thế- giới- này- mãi- mãi-hoà- bình vào mô hình cấu tạo vần; sau đó nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng.
2- Dạy bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
 2.2. Hướng dẫn học sinh nghe- viết.
-GV đọc bài.
-Phrăng Đơ Bô- en là một người lính như thế nào? Tại sao ông lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta.
-GV đọc những từ khó: Phrăng Đơ Bô-en, chiến tranh, phục kích, khuất phục.
-Nêu cách trình bày bài? 
-GV đọc.
-GV đọc lại toàn bài.
-GV chấm bài tổ hai.
-GV nhận xét chung. 
- HS theo dõi SGK.
-Ông là người lính biết chiến đấu về chính nghĩa. Ông chạy sang hàng ngũ quân đội Việt Nam là vì Ông nhận thấy tính chất phi nghĩa của cuộc chiến.
-HS viết vào nháp
-HS viết vào vở.
-HS tự soát lỗi.
-Hai tổ còn lại đổi vở cho nhau soát lỗi.
	2.3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
*Bài tập 2:
- Cho HS đọc bài tập.
- Mời 2 HS lên bảng làm bài trên phiếu.
-Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa 2 tiếng “nghĩa, chiến”.
*Bài tập 3:
-GV hướng dẫn HS thực hiện theo quy trình đã hướng dẫn.
-Quy tắc:+ trong tiếng nghĩa( không có âm cuối):đặt dấu thanh ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
-Trong tiếng chiến( có âm cuối): đặt dấu thanh ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
+ Giống nhau: hai tiêng đều có âm chính gồm 2 chữ cái( GV nói: Đó là cácc nguyên âm đôi).
+ Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có .
	3-Củng cố dặn dò: Nhận xét chung giờ học.
Toán : Luyện tập về giải toán
I : Mục tiêu : Cũng cố cho học sinh cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ .
-Vận dụng các kiến thức đã học , làm tốt các bài tập . 
II : Các hoạt động dạy học : 
1 . Bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh .
2 : Bài mới : Giới thiệu bài 
A . C ũng cố kiến thức : GV yêu cầu HS nhắc cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ .
B : Luyện tập cũng cố :
Bài tập 1 : Trong khu vườn có 490 cây ăn quả và cây lấy gỗ , số cây lấy gỗ bằng số cây ăn quả . Tính số cây mỗi loại .
-GV nêu câu hỏi phân tích bài toán.
- HS làm bài vào vở nháp ,một em làm ở bảng .
- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài 
Bài tập 2 : Một mảnh,vườn hình chữ nhật vó chu vi 200m chiều rộng bằng chiều dài . Tính diện tích mảnh vườn đó .
-Yêu cầu hai em nhắc lại quy tắc tính diện tích hình chữ nhật .
- HS làm bài vào vở nháp , giọi một số em nêu kết quả bài tập , GV nhận xétchữa bài .
Bài tập 3 :Cứ năm ô tô vận tải như nhau chở được 15 tấn hàng có 2 đoàn xe vận tảI có sức chở như thế đoàn một có 12 chiếc đoàn hai có 18 chiếc . Hỏi cả hai đoàn xe có bao nhiêu tấn hàng ? 
-GV nêu câu hỏi phân tích bài toán .
- HS giải vào vở , một em giải ở bảng
- GV nhận xét chữa bài 
3 : Cũng cố - Dặn dò : Về nhà xem lại bài làm bài tập trong vở bài tập . 
 Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Luyện từ và câu: Từ trái nghĩa.
I/Mục tiêu:
-Bước đầu hiểuthế nào là từ trái nghĩa , tác dụng của những từ trái nghĩa khi đặt cạnh nhau ( ND ghi nhớ ) 
-Nhận biết được cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ tục ngữ ( BT1 ). Biết tìm từ trái nghĩa với từ cho trước ( BT2 , BT3 ) 
III/ Các hoạt động dạy- học:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
 2.1. Giới thiệu bài:
 2.2. Phần nhận xét:
*Bài tập1:
-Một HS đọc trước lớp yêu cầu BT.
-GVmời 1 HS đọc những từ in đậm có trong đoạn văn: chính nghĩa, phi nghĩa.
-GV cho HS giải nghĩa hai từ trên.
-“phi nghĩa,chính nghĩa” là hai từ có nghĩa như thế nào với nhau?
*Bài tập 2:
-Cho 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Cho HS thảo luận theo nhóm 2.
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
 *Bài 3: (Qui trình tương tự BT2 ; GV cho HS thảo luận nhóm 4).
-Phi nghĩa: Trái với đạo lý. Cuộc chiến tranh phi nghĩa là cuộc chiến tranh có mục đích xấu xa, không được những người có lương tri ủng hộ.
-Chính nghĩa:Đúng với đạo lý.chiến đấu vì chính nghĩa là chiến đấu vì lẽ phải, chống lại cái xấu, chống lại áp bức, bất công
-Là hai từ có nghĩa trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa ... ặn dò:
 - Nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán : Luyện tập về giải toán
I : Mục tiêu : C ũng cố cho HS cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ .- Vận dụng các kiến thức đã học , học sinh làm tố bài tập .
II : Các hoạt động dạy học : 
1 Bài cũ : kiểm tra vở bài tập của HS 
2: Luyện tập : 
Bài tập 1 : Một đội công nhân 8 người sửa xong một đoạn trong 12 ngày. Biết mức làm của mỗi người như nhau . Hỏi:
a, Nếu đội công nhân có 12 ngườithì sửa xong đoạn đường đó trong mấy ngày ? 
b, Muốn sửa xong đoạn đườngđó trong 6ngày thì cần bao nhiêu công nhân ? 
- GV nêu câu hỏi phân tích bài toán 
- HS làm bài vào vử nháp một em làm bài ở bảng
-GV nhận xét chữa bài 
Bài tập 2 : Trung bình cứ 2 con gà máI thì đẻ được 35 quả trứng trong 1 tháng . Đàn gà nhà Lâm có 62 con . Hỏi trong một tháng nhà Lâm thu hoạch được bao nhiêu quả trứng ? 
- HS giải vào vở , 1 em làm bài ở bảng
- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài 
Bài 3 : Mẹ có một số tiền , nếu mua táo với giá 8000 đồng 1kg thì mua được 3kg .H ỏi nếu mua mận với giá 6000 đồng 1kg thì mua được mấy kg?
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở 1 em làm bài ở bảng 
-GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài 
3 : Cũng cố - Dặn dò : Các em về nhà xem lại bài làm bài tập ở vở BT . 
 Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2009.
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ trái nghĩa.
I/ Mục tiêu :
-T ìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1 , BT2 ( 3 trong số 4 câu ) , BT3 .
-Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của bài tập 4 chọn hai hoặc ba trong số 4 ý : a,b, c,d đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở bài tập 4 , BT5 . 
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Bài tập 1:
-GV và HS nhận xét và chốt lời giải đúng.
-GV yêu cầu HS học thuộc 4 thành ngữ, tục ngữ.
*Bài tập 2: 
-GV hướng dẫn HS làm bài và chữa bài.
*Bài tập 3: Tìm từ trái nghĩa thích hợp với mỗi ô trống:
* Bài 4: GV gợi ý: Những từ trái nghĩa có cấu tạo giống nhau sẽ tạo ra những cặp đối ứng đẹp hơn.
- GV chữa bài chấm điểm.
* Bài tập 5:
- GVgiải thích có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa; Có thể đặt 2 câu mỗi câu chứa 1 từ.
- GV nhận xét .
-HS đọc yêu cầu bài tập 1.
-HS làm bài vào vở .
-3 HS lên bảng thi làm bài.
-1,2 HS đọc lại .
-Các từ trái nghĩa với từ in đậm : lớn, già, dưới, sống.
-HS làm bài vào vở: nhỏ, vụng khuya.
-HS học thuộc 3 thành ngữ, tục ngữ.
- HS làm bài.
-Ví dụ: Cao/ thấp ;to/ bé; khóc/ cười; buồn/ vui;
- HS đọc câu mình đặt.
- HS làm bài vào vở.
-Ví dụ.
+ Trường hợp mỗi câu chứa một từ trái nhĩa chú chó Cún nhà em béo mút. Chú Vàng Hương thì gầy nhom.
+Trường hợp một câu chứa một hoặc nhiều cặp từ trái nghĩa: Đáng quý nhất là chung thực, còn dối trá thì chẳng ai ưa.
3,Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét tiết học, nhắc HS học thuộc các thành ngữ tục ngữ ở bài tập 1,3.
 Toán: Luyện tập
I/ Mục Tiêu:Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách ( Rút về đơn vị ) hoặc ( tìm tỉ số ) . 
-Bài tập cần làm BT1; Bt2 .
 II / Các hoạt động dạy học chủ yếu
* Bài tập 1 :
Yêu cầu HS tóm tắt rồi giải bài toán theo cách “tìm tỷ số”.
Chữa bài:
* Bài 2:
GV gợi ý:
 Trước tiên tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng khi có thêm 1 con
Sau đó tìm số tiền thu nhập bình quân hàng tháng bị giảm đi bao nhiêu.
* Bài tập 3:
Một HS đoc yêu cầu.
Yêu cầu HS tự tìm hiểu, tóm tắt rồi làm bài tập vào vở.
Chữa bài tập
 Tóm tắt
 3000 đồng / 1quyển: quyển 
 1500 đồng/ 1quyển :. quyển?
 Bài giải
 3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
 3000: 1500= 2( lần)
 Nếu mua vở với giá 1500 một quyển thì mua được số quyển vở là: 
 25 x 2= 50 (quyển)
 Đáp số 50 quyển vở. 
 Tóm tắt
 10 người: 35 m
 30 người:m?
 Bài giải
 30 người gấp 10 người lần là :
 30: 10 = 3 (lần)
 30 người cùng đào trong 1ngày được số mét mương là:
 35x 3 =105 (m)
 Đáp số: 105 m
3-Củng cố dặn dò: Về nhà xem lại bài.
Buổi chiều:
Toán : Luyện tập chung
I :Mục tiêu : Cũng cố cho HS cách giải bài toán có lên quan đến tỉ lệ
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan
II: Các hoạt động dạy học:
1: Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của học sinh 
2 : Bài mới : Giới thiệu bài
3 : Luyện tập : 
Bài tập1: Một thúng đựng trứng gà và trứng vịtcó tất cả 116 quả. Số trứng gà bằng số trứng vịt .Hỏi trong thúng có bao nhiêu quả trứng gà? Bao nhiêu quả trứng vịt?
- Gv nêu câu hỏi phân tích bài toán 
- HS làm bài vào vở giáo viên nhận xét chữa bài
Bài tập 2: Vườn hoa của nhà trường llà hình chữ nhật có chu vi 160m và chiều rộng bằng chiếu dài .
a. Tính chiều dài, chiều rộng của vườn hoa đó.
b. Người ta để diện tích vườn hoa để làm lối đi. Hỏi diện tích lối đi bằng bao nhiêu mét vuông ?
- HS làm bài vào vở , một em làm bài ở bảng
- GV nhận xét chỡa bài .
Bài tập 3 : Có 100 cáI bánh dẻo chia đều vào 25 hộp bánh . Hỏi 6 hộp bánh dẻo như thế thì có bao nhiêu bánh dẻo ? 
- HS làm bài vào vở , 1em làm bài ở bảng 
- GV nhận xét chữa bài .
4 : Cũng cố - Dặn dò : GV nhắc lại nội dung bài học , về nhà xem lại bài làm BTVBT.
Chính tả ( NV ) : Bài ca về trái đất
I: Mục tiêu :HS nghe viết đúng trình bày đúng khổ thơ 1 và 2 của bài.
- Làm đúng BT để cũng cố quy tắc đánh dấu thanh .
II: Các hoạt động dạy học : 
1: Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của HS .
2: Bài mới : GT bài 
a. Hướng dẫn HS nghe viết : GV đọc 1lần bài viết HS nghe
- HS đọc thầm bài viết , nhắc HS quan sát trình bày bài thơ
b. GV đọc bài cho học sinh viết
- GV đọc cho HS khảo lại bài .
c. GV thu bài chấm ,nhận xét chữa bài .
3 : Bài tập : Hãy nêu quy tắc ghi dấu thanh cho các tiếng: hoàng , đến , rắc , bầu , trời .
- GV gọi một số em nêu kết quả BT , GV nhận xét chữa bài 
4 : Cũng cố - Dặn dò : Về nhà xem lại bài , chữa bài vào vở . 
 Thứ sáu, ngày 11 tháng 9 năm 2009
Tập làm văn: Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I/ Mục tiêu:
- Viết được bài văn miêu tả hoàn chỉnh có đủ ba phần ( mở bài , thân bài kết bài ) thể hiện rõ sự quan sát về chọn lọc chi tiết miêu tả .
- Diễn đạt từthành câu , bước đầu biết dùng từ ngữ , hình ảnh gợi tả trong bài văn . 
II/ Đồ dùng dạy học:
-Giấy kiểm tra.
-Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh.
III/ Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài:
Ra đề:
Em hãy tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong 1 vườn cây( hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy).
Củng cố dặn dò.
Dặn đọc trước nội dung tiết tập làm văn tuần 5, nhớ lại những điểm số em có trong tháng để làm tốt bài tập thống kê
Toán. Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:- Biết giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách ( rút về đơn vị ) hoặc ( tìm tỉ số ) . 
- Bài tập cần làm BT1;BT2;BT3 .
II/ Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
*Bài 1:
-Mời 1HS nêu yêu cầu.
-Bài toán hỏi gì?
-Bài toán thuộc dạng nào?
-Muốn tìm được số HS nữ, HS nam ta phải làm gì?
-Cho HS giải vào vở rồi chữa bài.
*Bài 2:
 (Qui trình thực hiện tương tự bài 1).
*Bài 3:
-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Cho HS tự lựa chọn phương pháp giải và giải bài toán.
- Chữa bài:
 Đáp số: 8 HS nam 
 20 HS nữ.
 Đáp số: 90 m 
 Tóm tắt: 
 100km: 12L xăng
 50km:.L xăng?
Bài giải:
 1000km gấp 50km số lần là:
 100: 50= 2( lần).
 Ô tô đi 50km tiêu thụ số lít xăng là 
 12: 2= 6 ( L)
 Đáp số 6 L
3.Củng cố dặn dò: 
GV nhận xét chung giờ học.
BT về nhà: Bài 4 cách 2.
Buổi chiều
Luyện từ và câu : Ôn từ trái nghĩa
I : Mục tiêu :Cũng cố cho HS về từ trái nghĩa .
- Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các BT có liên quan .
II: các hoạt động dạy học : Bài cũ : Kiểm tra vở BT của HS
2 : Bài mới : GT bài 
3 : Luyện tập : 
A : Cũng cố kiến thức : Gọi HS nêunghi nhớ về từ trái nghĩa
Bài tập 1 : Tìm các từ trái trong các câu thơ sau :
a, Sáng ra bờ suối tối vào hang 
 Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
b, Sao đang vui vẻ ra buồn bã 
 Vừa mới quen nhau đã lạ lùng.
c. Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
 Ra sông nhớ suối có ngày nhớ đêm
 Đời ta gương vỡ lại lành
 Cây khô cây lại đâm cành nở hoa 
Bài tập 2 : Điền các cặp từ trái nghĩa thích hợp vào chổ trống để có câu tục ngữ thành ngữ hoàn chỉnh :
a, Lá..đùm lá..
b, Việc nhàthì..., việc chú bác thì.
c, Sáng...chiều.
d, Nóiquên.
e, Trước...sau...
Bài tập 3 : Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau :
- Cứng cỏi , hiền lành , cẩn thận , vui vẻ , thuận lợi .
- HS làm bài vào vở ,một số em nêu kết quả BT giáo viên nhận xét chữa bài .
4 : Cũng cố -Dặn dò : Về nhà xem lại bài .
Toán : Luyện tập chung 
I:Mục tiêu : Cũng cố cho HS cách giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ
-Vận dụng các kiến thức đã học làm tốt các bài tập có liên quan 
II : Các hoạt động dạy học : 
1: Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập của HS 
2: Luyện tập :
Bài tập 1 : Minh mua 20 quyển vở hết 40000đồng . HỏiBìnhmua 21 quyển vở loại đó hết bao nhiêu tiền? 
-GVnêu câu hỏi phân tích bài toán
-HS làm bài vào vở ,1 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài
Bài tập 2 : Cửa hàng để bảng giá 1 tá bút chì là 15000đồng . Bạn An muốn mua 6 cái bút chì loại đó thì phảI trả người bán hàng bao nhiêu tiền?
- HS làm bài vào vở nháp ,1 em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài 
Bài tập3 : Mua 6m vải hết 90000đồng. Hỏi mua 10m vảI như thế hết bao nhiêu tiền ? 
- HS làm bài vào vở , 1em làm bài ở bảng giáo viên nhận xét chữa bài .
3 :Cũng cố - Dặn dò : Về nhà xem lại bài , làm bài tập ở vở BT .
Tập làm văn : Luyện tập tả cảnh 
I :Mục tiêu : Cũng cố cho HS về văn tả cảnh.
- Rèn luyện kỹ năng tìm ý lập dàn ý cho một bài vsăn cụ thể .
II : Các hoạt động dạy học : 
1 Bài cũ : kiểm tra vở bài tập của HS 
2: Bài mới : GT bài 
A, GV ghi đề bài lên bảng
Đề bài : Em hãy tả quang cảnh trường em giờ tan học .
- Gọi một số em đọc lại đề bài .
2 Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài 
- Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề bài .
- GV gạch chân các từ tả quang cảnh trường giờ tan học 
3 : Hướng dẫn lập dàn ý :
? Nêu cấu tạo của bài vân tả cảnh ?
-HS nêu GV bổ sung 
- GV gợi ý hướng dẫn HS tìmý lập dàn bài 
- Mở bài : Giới thiệu quang cảnh trường em trước giờ tan học .
- Thân bài : Cảnh tượng sân trường lúc tan học .
- Cảnh sân trường lúc có tiếng trống báo hiệu giờ tan học 
- Cảnh HS xếp hàng ra về 
- Cảnh sân trường lúc tất cả HS các lớp lần lượt ra cổng trường.
- Kết bài : Nêu cảm nghĩ của em sau giờ tan học ..
4 : HS làm bài vào vở : Gọi một số em trình bày trước lớp , GV cùng cả lớp nhận xét bổ sung
- 3-4 em nhắc lại dàn bài 
5 : Cũng cố - Dặn dò : Các em về nhà xem lại bài . 

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong tuan 4 09-10.doc