CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) CHUỖI NGỌC LAM
I/ Mục tiêu:
-Nghe và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
- Tìm được tiéng thích hợp để hoàn chỉnhmẫu tin theo yêu cầu của bài tập 3, làmđược BT2(a/b) .
II/ Đồ dùng daỵ học:
-Một số phiếu phô tô nội dung bài tập 3.
-Bảng phụ, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS viết các từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s / x hoặc vần uôt / uôc.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Tuần 14 Chiều Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009 Chính tả (nghe viết) Chuỗi ngọc lam I/ Mục tiêu: -Nghe và viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . - Tìm được tiéng thích hợp để hoàn chỉnhmẫu tin theo yêu cầu của bài tập 3, làmđược BT2(a/b) . II/ Đồ dùng daỵ học: -Một số phiếu phô tô nội dung bài tập 3. -Bảng phụ, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ. HS viết các từ ngữ chứa các tiếng có âm đầu s / x hoặc vần uôt / uôc. 2.Bài mới: 2.1.Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS nghe – viết: - GV Đọc bài. +Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? +Em có đủ tiền để mua chuỗi ngọc không? - Cho HS đọc thầm lại bài. - GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho HS viết bảng con: trầm ngâm, lúi húi, rạng rỡ, - Em hãy nêu cách trình bày bài? GV lưu ý HS cách viết câu đối thoại, câu hỏi, câu cảm... - GV đọc từng câu (ý) cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài. - GV thu một số bài để chấm. - Nhận xét chung. - HS theo dõi SGK. -Để tặng chị nhân ngày lễ Nô-en. Đó là một. -Cô bé không đủ tiền mua chuỗi ngọc. - HS viết bảng con. - HS viết bài. - HS soát bài. 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. * Bài tập 2 (136): - Mời một HS nêu yêu cầu. - GV cho HS làm bài: HS trao đổi nhanh trong nhóm: +Nhóm 1: tranh-chanh ; trưng-chưng +Nhóm 2: trúng-chúng ; trèo-chèo +Nhóm 3: báo-báu ; cao-cau +Nhóm 4: lao-lau ; mào-màu - Mời 4 nhóm lên thi tiếp sức. -Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng cuộc * Bài tập 3 (137): - Mời 1 HS đọc đề bài. - Cho HS làm vào vở bài tập. - Mời một số HS trình bày. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. *Ví dụ về lời giải: tranh ảnh-quả chanh ; tranh giành-chanh chua con báo-báu vật ; tờ báo-kho báu *Lời giải: Các tiếng cần điền lần lượt là: đảo, hào, dạo, trọng, tàu, vào, trước, trường, vào, chở, trả. 3-Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. Toán : Luyện tập chia một số thập phân cho một số tự nhiên I:Mục tiêu: Cũng cố cho học sinh về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên. - Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan. II: Các hoạt động dạy học: 1: Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh. 2: Bài mới: GTB A, Cũng cố kiến thức: Gọi một số em nêu ghi nhớ về chia một số thập phân cho một số tự nhiên. B, Luyện tập : Bài tập1: Đặt tính rồi tính: 7,44 : 6 ; 47,5 : 25 ; 0,1904 : 8 ; 20,65 : 35 + HS làm bài vào vở , 2 em làm bài ở bảng , GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài yêu cầu học sinh nhắc lại cách chia. Bài tập2: Tìm x a, X x 5 = 9,5 b, 42 x X = 15,12 - Lớp làm bài vào vở nháp, 2 em làm bài ở bảng , GV nhận xét chữa bài yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc tìm thừa số chưa biết. Bài tập3: Một người đi xe máy trong 3 giờ đi được 126,54 km .Hỏi trung bình mỗi giờ người đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét? - GV nêu câu hỏi phân tích bài toán. - Học sinh làm bài vào vở , 1 em làm bài ở bảng Gv cùng cả lớp nhận xét chữa bài. 3: Cũng cố dặn dò: Các em về nhà xem lại bài làm bài tập ở vở bài tập chuẩn bị bài của giờ sau. Thứ ba ngày 24 tháng 11 năm 2009 Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ I: Mục tiêu: Nhận biết được các cặp quan hệ từ theo yêu cầu của bài tập 1. - Biết sử dụng cặp quan hệ từ phù hợp (BT2) bước đầu nhận biết được tác dụng của quan hệ từ qua việc so sánh hai đoạn văn( BT3) II/ Đồ dùng dạy học: -Hai tờ giấy khổ to, mỗi tờ viết một đoạn văn ở bài tập 2. -Bảng phụ viết một đoạn văn ở bài tập 3b. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: - HS đọc đoạn văn đã viết của bài tập 3 tiết LTVC trước. 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài tập 1 (131): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm bài cá nhân. -Mời một số học sinh trình bày. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (131): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV: mỗi đoạn văn a và b đều gồm 2 câu. Các em có nhiệm vụ chuyển hai câu đó thành một câu. bằng cách lựa chọn các cặp quan hệ từ. -Cho HS làm bài theo nhóm 4. -Mời 2 HS chữa bài vào giấy khổ to dán trên bảng lớp. -Cả lớp và GV nhận xét. -GV chốt lại lời giải đúng. *Bài tập 3 (131): -Mời 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 3. -GV nhắc HS cần trả lời lần lượt, đúng thứ tự các câu hỏi. -GV cho HS trao đổi nhóm 2 -Mời một số HS phát biểu ý kiến. -HS khác nhận xét, bổ sung. -GV treo bảng phụ, chốt ý đúng. *Lời giải : Những cặp quan hệ từ: nhờ.mà không những.mà còn *Lời giải: -Cặp câu a: Mấy năm qua, vì chúng ta đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyềnnên ở ven biểncác tỉnh -Cặp câu b: Chẳng những ở ven biển các tỉnhđều có phong trào trồng rừng ngập mặn mà rừng ngập mặn. *Lời giải: -So với đoạn a, đoạn b có thêm một số quan hệ từ và cặp quan hệ tửơ các câu sau: Câu 6: Vì vậy, Mai Câu 7: Cũng vì vậy, cô bé Câu 8: Vì chẳng kịpnên cô bé -Đoạn a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn nặng nề. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về xem lại bài để hiểu kĩ về quan hệ từ. Kể truyện Pa-xtơ và em bé I/ Mục tiêu. Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ , kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện . - Biết trao đổi vè toàn bộ câu chuyện . II/ Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: - HS kể một việc làm tốt (hoặc một hành động dũng cảm) bảo vệ môi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến. 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. -HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK. 2.2-GV kể chuyện: -GV kể lần 1, giọng kể hồi hộp. Kể xong viết lên bảng những tên riêng, từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ. -GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 4 tranh minh hoạ. 2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu trong SGK. -Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh. a) KC theo nhóm: -Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại ) -HS kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện b) Thi KC trước lớp: -Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, đánh giá. -Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện: +Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ, day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc-xin cho Giô-dép? +Câu chuyện muốn nói điều gì ? -Cả lớp và GV bình chon bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. -HS nêu nội dung chính của từng tranh: -HS kể chuyện trong nhóm lần lượt theo từng tranh. -HS kể toàn bộ câu chuyện sau đó trao đổi với bạn trong nhóm về ý nghĩa câu chuyện. -HS thi kể từng đoạn theo tranh trước lớp. -Các HS khác NX bổ sung. -HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. -Vì Vắc-xin chữa bệnh dại đã thí nghiệm có kết quả trên loài vật, nhưng chưa lần nào -Câu chuyện ca ngợi tài năng và tấm lòng 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS phải biết yêu quí thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý -Dặn HS chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS: -Biết thực hiện phép chia số thập phân cho số tự nhiên. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Nêu cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (64): Đặt tính rồi tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. *Bài tập 3 (65): Đặt tính rồi tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS tìm cách giải. Nhắc HS như phần chú ý trong SGK. -Cho HS làm ra nháp. -Chữa bài, cho HS đọc phần chú ý trong SGK- Tr. 65. *Kết quả: 9,6 0,86 6,1 5,203 *Kết quả: 1,06 0,612 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số. Thứ tư ngày 25 tháng 11 năm 2009 Tập đọc hạt gạo làng ta I/ Mục tiêu: -Đọc lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người , là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK , thuộc lòng 2,3 khổ thơ.) II/ Đồ dùng dạy học: -Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. III/ Các hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Chuỗi ngọc lam. 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu mục đích của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: -Mời 1 HS giỏi đọc. -Chia đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc đoạn trong nhóm. -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc khổ thơ 1: +Em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì? +) Rút ý1: -Cho HS đọc khổ thơ 2: +Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? +)Rút ý 2: -Cho HS đọc khổ thơ 3: +Hạt gạo được làm ra trong h/c nào? +)Rút ý3: -Cho HS đọc khổ thơ 4,5: +Tuổi nhỏ đã góp gì để làm ra hạt gạo? +Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”? +)Rút ý 4: -Nội dung chính của bài là gì? -GV chốt ý đúng, ghi bảng. -Cho 1-2 HS đọc lại. c)Hướng dẫn đọc diễn cảm: -Mời 5 HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. -Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn trong nhóm và luyện đọc thuộc lòng. -Thi đọc diễn cảm và thuộc lòng. -Đoạn 1: Từ đầu đến đắng cay -Đoạn 2: Tiếp cho đến xuống cấy -Đoạn 3: Tiếp cho đến giao thông -Đoạn 4: Tiếp cho đến quết đất. -Đoạn 5: Đoạn còn lại -Hạt gạo được làm nên từ tinh tuý của đất. -“Giọt mồ hôi sa Mẹ em xuống cấy” -Hoàn cảnh chiến tranh chống Mĩ cứu nước. -Thiếu nhi đã thay cha anh ở chiến trường. -Vì hạt gạo rất quý. Hạt gạo làm nên nhờ -HS nêu. -HS đọc. -HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn. -HS luyện đọc. -HS thi đọc. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. Lịch sử “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước” I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: Thực dân Pháp trở lại xâm lược .Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp : + Cách mạng tháng tám thành công , nước ta dành được độc lập , nhưng thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta . + Rạng sáng ngày 19- 12 – 1946 ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến . + Cuộc ... trung tâm CN lớn của nước ta: 2.2-Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm 7) -Cho HS quan sát hình 3, 4-SGK. -Cho HS thảo luận nhóm 7 theo nội dung các câu hỏi: +Nước ta có những trung tâm công nghiệp lớn nào? +Em hãy nêu những điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước? +Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển? +Kể tên các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện lớn của nước ta? -Mời đại diện các nhóm trình bày. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV kết luận: ( SGV-Tr. 107 ) -HS chỉ trên bản đồ: +Khai thác khoáng sản: Than ở Quảng Ninh ; a-pa-tít ở Lào Cai ; dầu khí ở thềm lục địa phía Nam của nước ta. +Điện: Nhiệt điện ở Phả Lại, Bà Rịa-Vũng Tàu, ; thuỷ điện ở Hoà Bình, Y-a-li, Trị An, *Kết quả: 1 - b 2 - d 3 - a 4 - c -Các trung tâm công nghiệp lớn: Thành phố HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nghuyên, Cẩm Phả, Bà Rịa-Vũng Tàu, Biện Hoà, Đồng Nai, Thủ Dầu Một. -Đại diện các nhóm trình bày. 3-Củng cố, dặn dò:GV nhận xét giờ học. Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ. Luyện từ và câu Ôn tập về từ loại I/ Mục tiêu: Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập 1 . - Dựa vào ý khổ thơ hai trong bài “Hạt gạo làng ta “viết được đoạn văn theo yêu cầu bài tập2. II/ Đồ dùng dạy học: -Một tờ phiếu viết định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ. -Một vài tờ phiếu khổ to kẻ bảng phân loại động từ, tính từ, quan hệ từ - bài tập 1. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: HS tìm DT chung, DT riêng trong 4 câu sau: Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: -Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đó. (Danh từ chung: bé, vườn, chim, tổ ; danh từ riêng: Mai, Tâm ; đại từ: chúng, cháu) 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: Lớp 4 và lớp 5, các em đã học 5 từ loại. Chúng ta đã ôn tập về danh từ, đại từ. Trong tiết này, sẽ ôn tập 3 từ loại nữa là động từ, tính từ, quan hệ từ. 2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập. *Bài tập 1: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS trình bày những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ -GV dán tờ phiếu ghi định nghĩa động từ, tính từ, quan hệ từ, mời một HS đọc. -Cho HS làm vào vở bài tập. -GV dán 3 tờ phiếu mời 3 HS lên thi làm, sau đó trình bày kết quả phân loại. -Cả lớp và GV nhận xét. GV cho điểm. *Bài tập 2: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời một vài HS đọc thành tiếng khổ thơ 2 của bài Hạt gạo làng ta. -Cho HS làm việc cá nhân vào vở. -GV nhắc HS: dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng sáu nóng nực. Sau đó, chỉ ra một động từ, một tính từ, một quan hệ từ (Khuyến khích HS tìm được nhiều hơn). -Mời HS nối tiếp nhau đọc kết quả bài làm. -GV nhận xét, chấm điểm. -Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất, chỉ đúng tên các từ loại trong đoạn văn. *Lời giải : Động từ Tính từ Quan hệ từ Trả lơi, vịn, nhìn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ xa, vời vợi, lớn qua, ở, với -HS đọc yêu cầu. -HS đọc khổ thơ. -HS suy nghĩ và làm vào vở. -HS đọc phần bài làm của mình. -HS bình chọn. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Dặn HS về ôn lại kĩ các kiến thức vừa ôn tập. Toán chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân I/ Mục tiêu: - Giúp HS: Biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng trong giải toán có lời văn. - Bài tập cần làm BT1(a) BT2. II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: - Muốn chia một STP cho 10, 100, 1000, ta làm thế nào? 2-Bài mới: 2.1-Kiến thức: a) Ví dụ 1: -GV nêu ví dụ: 27 : 4 = ? (m) -Hướng dẫn HS: Đặt tính rồi tính. 27 4 30 6,75(m) 20 0 -Cho HS nêu lại cách chia. b) Ví dụ 2: -GV nêu ví dụ, hướng dẫn HS làm vào nháp. -Mời một HS thực hiện, GV ghi bảng. -Cho 2-3 HS nêu lại cách làm. c) Quy tắc: -Muốn chia một số thập phân cho 10, 100, 1000,ta làm thế nào? -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần quy tắc. -HS theo dõi và thực hiện phép chia ra nháp. -HS nêu. -HS thực hiện: 40,3 52 1 40 0,82 36 -HS tự nêu. -HS đọc phần quy tắc SGK-Tr.67. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (68): Đặt tính rồi tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS làm vào bảng con. -GV nhận xét. *Bài tập 2 (68): -Mời 1 HS đọc đề bài. -Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và giáo viên nhận xét. *Kết quả: a) 2,4 5,75 24,5 *Bài giải: Số vải để may một bộ quần áo là: 70 : 25 = 2,8 (m) Số vải để may sáu bộ quần áo là: 2,8 x 6 = 16,8 (m) Đáp số: 16,8 m 3-Củng cố, dặn dò:-GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học. Buổi chiều Toán: Luyện tập chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân I: Mục tiêu:Cũng cố cho học sinh các kiến thức đã học về chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thạp phân. - Vận dụng các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập có liên quan. II: Các hoạt động dạy học: 1: Bài cũ : Kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh. 2: Bài mới: GTB A, Cũng cố kiến thức: Gọi một số em nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. B, Luyện tập : Bài tập1: Đặt tính rồi tính: 74 : 5 ; 102 : 15 ; 882 : 36 ; 81 : 4 - HS làm vào bảng con GV nhận xét chữa bài . Bài tập 2: Một ô tô chạy trong 4 giờ được 143 km . Hỏi trong 6 giờ ô tô đó chạy được bao nhiêu km? - GV nêu câu hỏi phân tích bài toán , hướng dẫn HS giải vào vở , 1 em làm bài ở bảng. Bài tập3: Tính: a, 480 : 125 : 4 ; b, 2001 : 25 -1999 : 25 - HS làm bài vào vở nháp 2 em làm bài ở bảng, GV nhận xét chữa bài. 3: Cũng cố dặn dò : Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau. Chính tả( Nhớ viết) Hạt gạo làng ta I: Mục tiêu: Học sinh nhớ viết khổ thơ 3, 4 của bài “ Hạt gạo làng ta” trình bày đúng hai khổ thơ. - Làm đúng một số bài tập chính tả. II: Các hoạt động dạy học: 1: Bài cũ: kiểm tra việc chữa lỗi của học sinh. 2 : Bài mới: GTB A, hướng dẫn học sinh nghe viết: -GV đọc mẫu hai khổ thơ cần viết chính tả, gọi hai em đọc lại lớp theo dõi SGK, chú ý những từ ngữ dễ viết sai. - GV cho HS luyện viết các từ dễ viết sai vào bảng con ( tuyền tuyến, vàng, quang trành, gửi) B, HS viết bài vào vở GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS còn yếu. - Thu bài chấm nhận xét bài làm của học sinh. 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: Điền vào chổ trốngch hoặc tr: Rùa con đi ợ mùa xuân Mới đến cổng ợ bước .ân sang hè ợ đông , hoa trái bộn bề Rùa mua hạt giống đem về ồng gieo - HS làm bài vào vở một số em nêu kết quả bài tập. 4: Dặn dò: các em về nhà xem lại bài , chữa lỗi vào vở. Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009 Tập làm văn Làm biên bản cuộc họp I/ Mục tiêu: HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp ; thể thức nội dung của biên bản( nội dung nghi nhớ). - Xác định được những trường hợp cần nghi biên bản( BT1 mục III) - Biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT1 ( BT2). II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ ghi vắn tắt nội dung cần ghi nhớ của bài học: 3 phần chính của biên bản một cuộc họp. -Một tờ phiếu viết nội dung bài tập 2 (phần luyện tập). III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người em thường gặp. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2-Phần nhận xét: -Một HS đọc nội dung bài tập 1 -Một HS đọc yêu cầu của bài tập 2. -Cho HS đọc lướt biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh theo các câu hỏi: +Chi đội lớp 5A ghi biên bản để làm gì? +Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, khác cách mở đầu và kết thúc đơn? +Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản? 2.3-Phần ghi nhớ: Cho HS đọc sau đó nói lại nội dung cần ghi nhớ. 2.4-Phần luyện tập: *Bài tập 1(142): -Mời một HS đọc yêu cầu bài tập 1. -Cho HS trao đổi nhóm 2. -Mời HS phát biểu ý kiến, trao đôỉ, tranh luận. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. *Bài tập 2(142): -Mời một HS đọc yêu cầu. -Cho HS làm vào vở bài tập. -Mời một số HS phát biểu ý kiến. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. -HS đọc. -Để nhớ sự việc đã xảy ra, ý kiến của mọi người, những điều đã thống nhất -Cách mở đầu: +Giống: Có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản. +Khác: Biên bản không có tên nơi nhận, thời gian, địa điểm làm biên bản ghi ở phần ND. -Cách kết thúc: +Giống: Có tên, chữ kí của người có trách nhiệm. +Khác: Biên bản cuộc họp có hai chữ kí, không có lời cảm ơn. -Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, nội dung, chữ kí của chủ tịch và thư kí. *VD về lời giải: -Trường hợp cần ghi biên bản: (a, c, e, g) a) Đại hội chi đội. Vì cần ghi lại các ý kiến, chương trình công tác cả năm học và kết quả bầu cử để làm bằng chứng và thực hiện. - Trường hợp không cần ghi biên bản: (b, d). *VD về lời giải: -Biên bản đại hội chi đội. -Biên bản bàn giao tài sản. -Biên bản xử lí vi phạm pháp luật về GT. -Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: -Giúp HS biết chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng gải bài toán có lời văn. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (68): Tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào bảng con. - GV nhận xét. *Bài tập 3 (68): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải. -Cho HS làm vào vở. -Mời một HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4(68): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải. -Cho HS làm vào nháp. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Kết quả: 16,01 1,89 1,67 4,38 *Bài giải: Chiều rộng mảnh vườn là: 24 x 2/5 = 9,6 (m) Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là: (24 + 9,6) x 2 = 67,2 (m) Diện tích mảnh vườn là: 24 x 9,6 = 230,4 (m2) Đáp số: 67,2 và 230,4 m2 *Bài giải: Trung bình mỗi giờ xe máy đi được số km là: 93 : 3 = 31 (km) Trung bình mỗi giờ ô tô đi được số km là: 103 : 2 = 51,5 (km) Mỗi giờ ô tô đi nhiều hơn xe máy số km là: 51,5 - 31 = 20,5 (km) Đáp số: 20,5 km 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số.
Tài liệu đính kèm: