Bài ôn tập môn Toán học

Bài ôn tập môn Toán học

1. Hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp nhau. Hòa tan 0,37 gam hỗn hợp A trong nước dư, thu được dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch HCl 0,4M vào dung dịch X, được dung dịch Y. Để trung hòa vừa đủ lượng axit còn dư trong dung dịch Y, cần thêm tiếp dung dịch NaOH có chứa 0,01 mol NaOH. Hai kim loại kiềm trên là:

A. Li-Na

B. Na-K

C. K-Rb

D. Rb-Cs

2. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al , Fe vào 300 cm3 dung dịch HNO31M thì thu được dung dịch A và 1,12 lít khí (đktc) không màu, dễ hoá nâu ngoài không khí . Để trung hoàdung dịch A cần bao nhiêulít dung dịch B chứa hỗn hợp NaOH 0,01M và Ba(OH)2 0,02M.? ( Biết phản ứng không tạo ra NH4NO3).

A. 2,4lit.

B. 4 lit.

C. 1,8 lit.

D. 2 lit .

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài ôn tập môn Toán học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Hỗn hợp A gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ liên tiếp nhau. Hòa tan 0,37 gam hỗn hợp A trong nước dư, thu được dung dịch X. Cho 100 ml dung dịch HCl 0,4M vào dung dịch X, được dung dịch Y. Để trung hòa vừa đủ lượng axit còn dư trong dung dịch Y, cần thêm tiếp dung dịch NaOH có chứa 0,01 mol NaOH. Hai kim loại kiềm trên là:
A. Li-Na 
B. Na-K 
C. K-Rb 
D. Rb-Cs 
2. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Al , Fe vào 300 cm3 dung dịch HNO31M thì thu được dung dịch A và 1,12 lít khí (đktc) không màu, dễ hoá nâu ngoài không khí . Để trung hoàdung dịch A cần bao nhiêulít dung dịch B chứa hỗn hợp NaOH 0,01M và Ba(OH)2 0,02M.? ( Biết phản ứng không tạo ra NH4NO3).
A. 2,4lit. 
B. 4 lit. 
C. 1,8 lit. 
D. 2 lit . 
3. A là một chất bột màu lục, thực tế không tan trong dung dịch loãng của axit và kiềm. Khi nấu chảy với K2CO3 có mặt không khí thì chuyển thành chất B có màu vàng ( dễ tan trong nước). Cho chất B tác dụng với dung dịch axit H2SO4 tạo ra chất C có màu đỏ cam. Chất C khi tác dụng với axit HCl đặc tạo ra khí màu vàng lục . CTPT của các chất A, B, C lần lượt là :
A. Cr2O3 , K2Cr2O7 , K2CrO4 . 
B. CrO3 , K2CrO4 , K2Cr2O7 . 
C. Cr2O3 , K2CrO4 , K2Cr2O7.
D. CrO , K2CrO4 , K2Cr2O7 
4. Hỗn hợp X gồm Fe , Cu có khối lượng 6 gam . Tỷ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7: 8. Cho lượng X trên vào một lượng dung dịch HNO3, khuấy đều cho phản ứng xẩy ra hoàn toàn thì được một chất rắn Y nặng 4,32 gam , dung dịch Z và khí NO. Khối lượng chất tan trong dung dịch Z là: 
A. 5,4 gam 
B. 8,1 gam 
C. 2,7 gam 
D. 10,8 gam
5. Đốt cháy hoàn toàn 4 gam hơi của một hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 12,8 gam oxi thấy thể tích CO2 sinh ra bằng 3 lần thế tích hiđrocacbon. Giả sử phản ứng được tiến hành trong bình kín dung tích 1 lít. Sau phản ứng đưa bình về 27,3oC, áp suất trong bình sau phản ứng là:
A. 7,392 atm
B. 12,320 atm 
C. 7,239 atm 
D. 12,230 atm 
6. Cho isopren phản ứng với Br2 theo tỷ lệ mol 1 : 1. Số đồng phân đibrom thu được là :
A. 2.
B. 3 . 
C. 4. 
D. 5. 
7. Hỗn hợp A có thể tích 896 cm3 chứa một ankan, một anken và hiđro. Cho A qua xúc tác Ni nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp B có thể tích 784 cm3. Cho B qua bình đựng dung dịch brom dư thấy dung dịch brom bị nhạt màu một phần và khối lượng của nó tăng 0,28 gam. Khí còn lại có thể tích 560 cm3 và có tỉ khối hơi so với hiđro là 9,4. Chất khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Công thức của hai hiđrocacbon là
A. C2H6 và C2H4 
B. C3H8 và C3H6 
C. CH4 và C2H4 
D. C4H10 và C4H8 
8. Hiđrocacbon A có Công thức Phân tử là C7H14 Oxi hóa A bằng dung dịch KMnO4/H2SO4 tạo ra 2 chất là CH3CH2COCH3 và CH3CH2COOH. Tên gọi của A là :
A. 2 - Metyl hexen - 2
B. 2 - Metyl hexen - 3 
C. 3 - Metyl hexen - 2 
D. 3 - Metyl hexen - 3 
9. Cho 2,7 gam Al vào 100 ml dung dịch NaOH 1,2M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch A. Cho 100 ml dung dịch HCl 1,8M vào dung dịch A, thu được m gam kết tủa. Trị số của m là:
A. 7,8 gam 
B. 5,72 gam 
C. 6,24 gam 
D. 3,9 gam 
10. Có 3 dung dịch hỗn hợp: (NaHCO3 và Na2CO3); (NaHCO3 và Na2SO4); (Na2CO3 và Na2SO4). Chỉ dùng thêm một cặp chất trng số các cặp chất cho dưới đây để nhận biêt? 
A. Dung dịch NaOH và dung dịch NaCl
B. Dung dịch HNO3 và dung dịch Ba(NO3)2
C. Dung dịch NH3 và dung dịch NH4Cl 
D. Dung dịch HCl và dung dịch NaCl 
11. Hỗn hợp A gồm một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn A cần 0,3675 mol oxi. Sản phẩm cháy cho qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy sinh ra 23 gam kết tủa. Biết số nguyên tử cacbon trong ankan gấp 2 lần số nguyên tử cacbon trong anken và số mol ankan nhiều hơn số mol anken. Công thức của hai hiđrocacbon là
A. C3H6 và C6H14 
B. C3H6 và C3H8 
C. C2H4 và C3H8
D. C2H4 và C4H10 
12. Hiđro hóa Vinyl Benzen theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được Hirocacbon X. Khi Brom hóa một đồng phân Y của X với xúc tác bột Fe theo tỉ lệ mol 1:1 thu được một sản phẩm duy nhất. Y có tên gọi là :
A. Etyl Benzen 
B. Strizen 
C. (p) - Xilen 
D. 2,2 - đimeltyl Benzen 
13. Hòa tan hoàn toàn 49,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí SO2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch Y bằng:
A - 120 gam 
B - 140 gam 
C - 160 gam 
D - 200 gam 
14. Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 vào dung dịch chứa a mol Ca(HSO4)2. Hiện tượng quan sát được là: 
A - Sủi bọt khí
B - Vẩn đục 
C - Sủi bọt khí và vẩn đục 
D - Vẩn đục, sau đó trong trở lại 
15. Đốt cháy 5,6 bột sắt trong bình oxy thu được 7,36 (g) hỗn hợp A gồm Fe2O3 và Fe3O4, và 1 phần sắt còn lại. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V (l) hỗn hợp khí B gồm NO2, NO có tỉ khối hơi so với H2 = 19. Tính V: 
A - 6,72 lít 
B - 0,896 lít 
C - 8,96 lít 
D - Một kết quả khác 
16. Hỗn hợp X gồm ba hiđrocacbon (trong phân tử có số nguyên tử cacbon lần lượt là 4, 5, 6 trong đó hiđrocacbon có số nguyên tử cacbon là 4 và 6 có số mol bằng nhau) có tỉ khối khối hơi so với hiđro là 35. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng CO2 và H2O thu được là
A. 31 gam 
B. 25,5 gam 
C. 52,5 gam
D. 55,2 gam 
17. Chọn mệnh đề sai trong các mệnh đề sau đây: 
A. Xiclopropan là hiđrocabon không no vì nó có phản ứng cộng.
B. Khi đun nóng mạnh, propan có thể bị tách H2 chuyển thành xiclopropan. 
C. Propan không làm mất màu dung dịch KMnO4. 
D. Xiclopropan làm mất màu dung dịch KMnO4.
18. Đem nung m gam hỗn hợp A chứa hai muối cacbonat của hai kim loại đều thuộc phân nhóm chính nhóm II trong bảng hệ thống tuần hoàn, thu được x gam hỗn hợp B gồm các chất rắn và có 5,152 lít CO2 thoát ra. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Đem hòa tan hết x gam hỗn hợp B bằng dung dịch HCl thì có 1,568 lít khí CO2 thoát ra nữa và thu được dung dịch D. Đem cô cạn dung dịch D thì thu được 30,1 gam hỗn hợp hai muối khan. Trị số của m là:
A. 26,80 gam 
B. 27,57 gam
C. 30,36 gam 
D. 27,02 gam
19. Chỉ dùng nước có thể phân biệt được 3 chất rắn mất nhãn nào dưới đây? 
A - Na, Ba, Ca. 
B - Zn, Al, Fe. 
C - Na, Fe, Cu. 
D - Na, Al, Fe 
20. Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác nhau. Tên gọi của X là
A. but-1-en.
B. xiclopropan. 
C. but-2-en. 
D. propilen. 
21. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 3,24 gam Al và m gam Fe3O4. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch Ba(OH)2 có dư thì không thấy chất khí tạo ra và cuối cùng còn lại 15,68 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:
A. 18,56 gam 
B. 10,44 gam 
C. 8,12 gam 
D. 116,00 gam 
22. Cho một Hiđocacbon A tác dụng với Brom, người ta chỉ thu được một dẫn xuất B có tỉ khối hơi dB/kk = 5,207. Gọi C và D là hai đồng phân vị trí của B. Đun nóng mỗi chất B, C, D với dung dịc đậm đặc KOH/C2H5OH thì thấy B không thay đổi trong khi C và D lại cho cùng một sản phẩm. Tên gọi của B là :
A. 2-Brom-2-Metyl propan 
B. 2,3-đibrom-2-Metyl Butan 
C. 3-Brom-2-Metyl Butan 
D. 1-Brom-2,2-đimetyl propan 
23. Cho NaHCO3 tác dụng với nước vôi trong có dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn, tổng hệ số nguyên nhỏ nhất đứng trước các chất để phản ứng này để có sự cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là:
A. 7
B. 10 
C. 5 
D. 6 
24. Cho 42 gam hỗn hợp muối MgCO3, CuCO3, ZnCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 0,25 mol CO2, dung dịch A và chất rắn B. Cô cạn dung dịch A, thu được 38,1 gam muối khan. Đem nung lượng chất rắn B trên cho đến khối lượng không đổi thì thu được 0,12 mol CO2 và còn lại các chất rắn B’. Khối luợng của B và B’ là:
A. 10,36 gam; 5,08 gam 
B. 12,90 gam; 7,62 gam 
C. 15, 63 gam; 10,35 gam 
D. 16,50 gam; 11,22 gam
25. Hiđrocacbon A có CTPT là C8H8. Biết 3,12 gam A phản ứng hết với 4,8 gam Br2 và phản ứng tối đa với 2,688 lít H2 (ở đktc). Tên gọi của A là :
A. Etyl Benzen 
B. Vinyl Benzen 
C. Strilen 
D.Phenyl Benzen 
26. Nạp 10,15 gam một ankan X vào bình chứa khí clo (vừa đủ), đưa ra ánh sáng khuếch tán để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dẫn sản phẩm qua dung dịch AgNO3 dư thu được 50,225 gam kết tủa trắng. Công thức phân tử của ankan là chất nào sau đây? 
A. C2H 6
B. C3H8 
C. CH4 
D. C4H10
27. Người ta tiến hành 2 hai thí nghiệm sau: 
- Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch HNO3 0,6M, thu được V lít NO (đktc)
- Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,6M – H2SO4 0,1M, thu được V’ lít NO (đktc).
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi H2SO4 loãng phân ly hoàn toàn tạo 2H+ và SO42-. 
Vậy :
A. V = V’ = 0,672 lít 
B. V = 0,672 lít; V’ = 0,896 lít 
C. Hai thể tích khí trên bằng nhau, nhưng khác với kết quả câu (a) 
D. Tất cả đều không phù hợp
28. Sắp theo thứ tự pH tăng dần các dung dịch muối có cùng nồng độ mol/l: 
(I): KCl; (II): FeCl2; (III): FeCl3; (IV): K2CO3 
A. (III) < (II) < (I) < (IV)
B. (I) < (II) < (III) < (IV) 
C. (IV) < (III) < (II) < (I)
D. (II) < (III) < (I) < (IV) 
29. Hỗn hợp khí X gồm H2 và một anken có khả năng cộng HBr cho sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tỉ khối của X so với H2 bằng 9,1. Đun nóng X có xúc tác Ni, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y không làm mất màu nước brom; tỉ khối của Y so với H2 bằng 13. Công thức cấu tạo của anken là 
A. CH2=C(CH3)2. 
B. CH2=CH2. 
C. CH2=CH-CH2-CH3. 
D. CH3-CH=CH-CH3. 
30. Hỗn hợp A gồm các khí: CO, CO2 và H2 được tạo ra do hơi nước tác dụng với than (gồm Cacbon và có lẫn 4% tạp chất trơ) nóng đỏ ở nhiệt độ cao. Cho V lít hỗn hợp A (đktc) tác dụng hoàn toàn với ZnO lượng dư, đun nóng. Thu được hỗn hợp chất rắn B và hỗn hợp khí hơi K. Hòa tan hết hỗn hợp B bằng dung dịch HNO3 đậm đặc thì thu được 8,8 lít khí NO2 duy nhất (đo ở 27,3˚C; 1,4 atm). Khối lượng than đã dùng để tạo được V lít hỗn hợp A (đktc) là (biết rằng các phản ứng tạo hỗn hợp A có hiệu suất 80%) 
A. 1,953 gam 
B. 1,25 gam 
C. 1,152 gam 
D. 1,8 gam

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi dai hoc de thi thu hoatong hop.doc