TẬP ĐỌC ÚT VỊNH
I/ Mục tiêu:Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
-Hiểu nội dung : Ca gợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II: Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.
III/ Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời các câu hỏi về bài
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
Tuần 32 Thứ hai ngày 19 tháng 4 năm 2010 Tập đọc út Vịnh I/ Mục tiêu:Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn. -Hiểu nội dung : Ca gợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II: Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời các câu hỏi về bài 2- Dạy bài mới: 2.1- Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm và nêu mục đích yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: -Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc đoạn trong nhóm. -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc đoạn 1: +Đoạn đường sắt gần nhà Ut Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? +)Rút ý 1: -Cho HS đọc đoạn 2: +Ut Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ an toàn đường sắt? +)Rút ý 2: -Cho HS đọc đoạn còn lại: +Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Ut Vịnh nhìn ra ĐS và đã thấy gì? +Ut Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu? +Em học tập được ở Ut Vịnh điều gì? +)Rút ý 3: -Nội dung chính của bài là gì? -GV chốt ý đúng, ghi bảng. -Cho 1-2 HS đọc lại. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: -Mời HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. -Cho HS luyện đọc DC đoạn từ thấy lạ, Vịnh nhìn ra đến gang tấc trong nhóm 2. -Thi đọc diễn cảm. -Cả lớp và GV nhận xét. -Đoạn 1: Từ đầu đến còn ném đá lên tàu. -Đoạn 2: Tiếp cho đến hứa không chơi dại như vậy nữa. -Đoạn 3: Tiếp cho đến tàu hoả đến !. -Đoạn 4: Phần còn lại + Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các +) Những sự cố thường xảy ra ở đoạn đường sắt gần nhà Ut Vịnh. +Vịnh đã tham gia phong trào Em yêu đường sắt quê em; nhận thuyết phục Sơn . +) Vịnh thực hiện tốt NV giữ an toàn ĐS. + Thấy Hoa , Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. + Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình, ngã lăn . + Trách nhiệm, tôn trọng quy định về an . +) Vịnh đã cứu được hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu. -HS nêu. -HS đọc. -HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn. -HS luyện đọc diễn cảm. -HS thi đọc. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: Biết thực hành phép chia . -Viết phép chia dưới dạng phân số , số thập phân . -Tìm tỷ số phần trăm của hai số . - Bài tập cần làm BT1(a,b dòng 1) BT2 ( cột 1,2 ) BT3 . II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu quy tắc chia một số tự nhiên cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001... ; nhân một số tự nhiên với 10 ; 100 ; 1000. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (164): Tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm vào nháp. Mời 3 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (164): Tính nhẩm -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Mời 1 HS nêu cách làm. -Cho HS làm bài vào bảng con. -Cả lớp và GV nhận xét. Bài tập 3 (164): Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân (theo mẫu). -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS phân tích mẫu. để HS rút ra cách thực hiện. -Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. *Kết quả: a) 2/ 17 ; 22 ; 4 b) 1,6 ; 35,2 ; 5,6 0,3 ; 32,6 ; 0,45 *Kết quả: a) 35 ; 840 ; 94 720 ; 62 ; 550 b) 24 ; 80 ; 6/7 44 ; 48 ; 60 *VD về lời giải: 7 b) 7 : 5 = = 1,4 5 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. Buổi chiều Chính tả (nhớ viết) Bầm ơi I/ Mục tiêu:Nhớ viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát. - Làm được bài tập 2,3 . II/ Đồ dùng daỵ học: -Ba tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài tập 2. -Bút dạ, bảng nhóm. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng. 2.Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2-Hướng dẫn HS nhớ viết: -Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ. -Cho HS cả lớp nhẩm lại 14 dòng thơ đầu để ghi nhớ. -GV nhắc HS chú ý những từ khó, dễ viết sai -Nêu nội dung chính của bài thơ? -GV hướng dẫn HS cách trình bày bài: +Bài viết gồm mấy khổ thơ? +Trình bày các dòng thơ như thế nào? +Những chữ nào phải viết hoa? -HS tự nhớ và viết bài. -Hết thời gian GV yêu cầu HS soát bài. -GV thu một số bài để chấm. -GV nhận xét. - HS theo dõi, ghi nhớ, bổ sung. - HS nhẩm lại bài. -HS trả lời câu hỏi để nhớ cách trình bày. - HS viết bài. - HS soát bài. - HS còn lại đổi vở soát lỗi 2.3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: * Bài tập 2: - Mời một HS đọc yêu cầu. HS làm vào VBT. - GV phát phiếu riêng cho 3 HS làm bài. - HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. GV mời 3 HS làm bài trên phiếu, dán bài trên bảng. - Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng. +Nêu cách viết hoa tên cơ quan, đơn vị? * Bài tập 3: - Mời một HS nêu yêu cầu. - GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài. - Cho HS làm bài theo nhóm 7. - Mời đại diện một số nhóm trình bày. - Cả lớp và GV NX, chốt lại ý kiến đúng. *Lời giải: a) Trường / Tiểu học / Bế Văn Đàn b) Trường / Trung học cơ sở / Đoàn Kết c) Công ti / Dầu khí / Biển Đông +Tên các cơ quan đơn vị được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Bộ phận thứ ba là các DT riêng thì ta viết hoa theo QT. *Lời giải: a) Nhà hát Tuổi trẻ b) Nhà xuất bản Giáo dục c) Trường Mầm non Sao Mai. 3-Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. Toán: Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hành phép chia ; viết kết quả phép chia dưới dạng phân số và số thập phân ; tìm tỉ số phần trăm của hai số. II: Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: kiểm tra vở bài tập về nhà của học sinh. 2. Bài mới: GTb *Bài tập1(Bài tập 4 (165): Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS nêu kết quả và giải thích tại sao lại chọn khoanh vào phương án đó. -Cả lớp và GV nhận xét. * Kết quả: Khoanh vào D Bài tập2: Tính nhẩm: 2,5 : 0,1 =. ; 4,7 : 0,1 =. ; 3,6 : 0,01 =.. 5,2 : 0,01 =.. ; 15 : 0,5 =.. ; 17 : 0,5 =.. - HS làm bài vào vở nháp, một số em nêu kết quả bài tập . Bài tập3: Viết kết quả của phép chia dưới dạng phân số và số thập phân( theo mẫu) Mẫu: 3 :4 = = 0,75 ; 7 : 2 =. ; 1 : 5 =.. ; 6 : 4 = - HS làm bài vào vở một số em làm bài ở bảng GV nhận xét chữa bài . 3: Cũng cố dặn dò : Các em về nhà xem lại bài chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 20 tháng 4 năm 2010 Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: Biết tìm tỷ số phần trăm của hai số . -Thực hiện các phép tính cộng , trừ các tỷ số phần trăm . - Giải toán liên quan đến tỷ số phần trăm . - Bài tập cần làm BT1( c,d)BT2 ; BT3 . II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (165): Tìm tỉ số phần trăm của -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Mời 1 HS nêu cách làm. -Cho HS làm bài vào bảng con. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (165): Tính -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm vào nháp. Mời 3 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (165): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Cho HS phân tích đề bài để tìm lời giải. -Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. *Kết quả: 40 % 66,66 % 80 % 225 % *Kết quả: 12, 84 % 22,65 % 29,5 % *Bài giải: a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là: 480 : 320 = 1,5 1,5 = 150 % b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là: 320 : 480 = 0,6666 0,6666 = 66,66% Đáp số: a) 150% ; b) 66,66% 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn kĩ các kiến thức vừa ôn tập. Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu(Dấu phẩy) I/ Mục tiêu:Sử dụng đúng dấu chấm, dấu phẩy trong câu văn , đoạn văn ( BT1 ) - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi và nêu được tác dụng của dấu phẩy ( Bt2 ) II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng nhóm, bút dạ. -Hai tờ giấy khổ to kẻ bảng để HS làm BT 2. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: GV cho HS nêu tác dụng của dấu phẩy. 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài tập 1 (138): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi. -GV mời 1 HS đọc bức thư đầu. +Bức thư đầu là của ai? -GV mời 1 HS đọc bức thư thứ hai. +Bức thư thứ hai là của ai? -Cho HS làm việc theo nhóm 4, ghi kết quả vào bảng nhóm. -Mời một số nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2 (138): -Mời 1 HS đọc ND BT 2, cả lớp theo dõi. -HS viết đoạn văn của mình trên nháp. -GV chia lớp thành 7 nhóm, phát phiếu và hướng dẫn HS làm bài: +Nghe từng bạn đọc đoạn văn của mình, góp ý cho bạn. +Chọn một đoạn văn đáp ứng tốt nhất yêu cầu của bài tập, viết đoạn văn ấy vào giấy khổ to. +Trao đổi trong nhóm về tác dụng của từng dấu phẩy trong đoạn văn -Đại diện một số nhóm trình bày kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, khen những nhóm làm bài tốt. *Lời giải : Bức thư 1: “ Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một sáng tác mới của tôi. Vì viết vội, tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.” Bức thư 2: “ Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sãn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì, gửi đến cho tôi. Chào anh.” -HS làm việc cá nhân. -HS làm bài theo nhóm, theo sự hướng dẫn của GV. -HS trình bày. -HS nhận xét. 3-Củng cố, dặn dò: -HS nhắc lại 3 tác dụng của dấu phẩy. -GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Chiều thứ tư ngày 21 tháng 4 năm 2010 kĩ thuật lắp rô-bốt ( tiết 3) I.Mục tiêu:HS cần phải : - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô-bốt. - Lắp được rô- bốt đúng kĩ thuật, đúng quy định, rô - bốt lắp tương đối chắc chắn . - Rèn luyện tính khéo léo và kiên nhẫn khi thực hành. II.Đồ dùng dạ ... -HS nghe. -HS trao đổi, thảo luận. -HS viết lại đoạn văn mà các em thấy chưa hài lòng. -Một số HS trình bày. 3- Củng cố - dặn dò: GV nhận xét giờ học, tuyên dương những HS viết bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Hát nhạc : ( Dạy bù bài sáng thứ sáu - Đ/C Thái Hằng dạy) Thứ năm ngày 22 tháng 4 năm 2010 Địa lí : Địa lí địa phương I/ Mục tiêu: Học xong bài này, HS: -Biết dựa vào bản đồ nêu được vị trí địa lí, giới hạn, đất đai của xã Nam Nghĩa II: Đồ dùng dạy học : Bản đồ hành chính xã nam nghĩa . III: Các hoạt động dạy học:1.Bài cũ: Nêu nội dung của tiết trước. 2. Bài mới: GTB A, Vị trí địa lý: xã Nam Nghĩa nằm ở phía tây của huyện Nam Đàn , xã nam Nghĩa nằm lọt giữa bốn bề là núi , phía tây Nam Nghĩa tiếp giáp xã Nam Hưng, phía tây - tây nam tiếp giáp với xã Nam Thái , phía nam giáp với xã Vân Diên , phía đông giáp xã Nam Thanh, phái bắc và tây bắc Nam Nghĩa bị ngăn cách bởi dãy núi Thần Tuy( tiếng địa phương gọi là rú nậy) + Địa hình: Nam Nghĩa là một trong những xã có địa hình khá phức tạp và đa dạng của huyện Nam Đàn nhìn từ trên cao xuống trông giống như một hình chữ nhật kéo dài , bị chia cắt bởi nhiều đồi níu bát úp , khe suối , dòng chảy và cả gò, bãi , đồng ruộng bậc thang nhỏ hẹp . B: Đất đai khí hậu và thời tiết : -Diện tích đất tự nhiên của xã có 1236,32 ha được chia ra các loại như sau: + Diện tích đất nông- lâm nghiệp: 842,62ha. Trong đó : - Diện tích sản xuất nông nghiệp : 348,25ha -Đất haivụ lúa 151,51ha - Đất màu : 69,49ha - Đất vườn ở : 100,25ha + Diện tích đất lâm nghiệp: 492,60ha -Diện tích đất ao hồ phục vụ dân sinh : 1,77ha -Diện tích đất phi nông nghiệp: 165,35ha -Diện tích đất chưa sử dụng : 227,55ha. + Chịu ảnh hưởng chung của của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa. 3. Cũng cố dặn dò: về nhà xem lại bài và tìm hiểi thêm về địa lí xã Nam Nghĩa. Toán Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình I/ Mục tiêu: Thuộc công thức tính chu vi , diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán. - Bài tập cần làm Bt1 ; Bt3 . II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại bài tập 1 tiết trước. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Kiến thức: Ôn tập về tính chu vi và diện tích các hình: -GV cho HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình bình hành, hình thoi, hình tròn. -GV ghi bảng. -HS nêu -HS ghi vào vở. 2.3-Luyện tập: *Bài tập 1 (166): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Mời 1 HS nêu cách làm. -Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (167): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài giải: a) Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là: 120 x 2/3 = 80 (m) Chu vi khu vườn hình chữ nhật là: (120 + 80 ) x 2 = 400 (m) b) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là: 120 x 80 = 9600 (m2) 9600 m2 = 0,96 ha Đáp số: a) 400m b) 9600 m2 ; 0,96 ha. *Bài giải: a) Diện tích hình vuông ABCD là: (4 x 4 : 2) x 4 = 32 (cm2) b) Diện tích hình tròn là: 4 x 4 x 3,14 = 50,24 (cm2) Diện tích phần tô màu của hình tròn là: 50,24 - 32 = 18,24 (cm2) Đáp số: a) 32 cm2 ; b) 18,24 cm2. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. Luyện từ và câu Ôn tập về dấu câu(Dấu hai chấm) I/ Mục tiêu:Hiểu tác dụng của dấu hai chấm ( BT1) - Biết sử dụng đúng dấu hai chấm ( BT2, 3) II/ Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm -Phiếu học tập. Bảng nhóm, bút dạ. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Kiểm tra bài cũ: GV cho HS làm lại BT 2 tiết LTVC trước. 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập: *Bài tập 1 (143): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. Cả lớp theo dõi. -Mời HS nêu nội dung ghi nhớ về dấu hai chấm. -GV treo bảng phụ viết nội dung cần ghi nhớ về dấu hai chấm, mời một số HS đọc lại. -Cho HS suy nghĩ, phát biểu. -Cả lớp và GV nhận xét, chốt lời giải đúng. *Bài tập 2 (143): -Mời 3 HS đọc nối tiếp nội dung bài tập 2, cả lớp theo dõi. -GV hướng dẫn: Các em đọc thầm từng khổ thơ, câu văn, xác định chỗ dẫn lời trực tiếp hoặc báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích để đặt dấu hai chấm. -Cho HS trao đổi nhóm 2. -Mời một số HS trình bày kết quả. -HS khác nhận xét, bổ sung. -GV chốt lại lời giải đúng. *Bài tập 3 (144): -Mời 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. -GV đọc thầm lại mẩu chuyện vui. -Cho HS làm bài theo nhóm 7. -Mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV chốt lại lời giải đúng. *Lời giải : Câu văn Tác dụng của dấu hai chấm Câu a -Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Câu b -Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. *Lời giải: a) Nhăn nhó kêu rối rít: -Đồng ý là tao chết - Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât. b) khi tha thiết cầu xin: “Bay đi, diều ơi ! Bay đi ! -Dấu hai chấm dẫn lời nói trực tiếp của nhân vât. c) thiên nhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn trùng -Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. *Lời giải: -Người bán hàng hiểu lầm ý khách nên ghi trên dải băng tang: Kính viếng bác X. Nếu còn chỗ, linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. (hiểu nếu còn chỗ trên thiên đàng). -Để người bán hàng khỏi hiểu lầm thì cần ghi như sau : Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng. 3-Củng cố, dặn dò: -HS nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm. -GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Buổi chiều Toán Luyện tập( dạy bài sáng thứ sáu) I/ Mục tiêu: Biết tính chu vi diện tích các hình đã học . -Biết giải các bàitoán liên quan đến tỷ lệ . - Bài tập cần làm BT1 ; BT2 ; BT4 . II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học. 2-Bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2.2-Luyện tập: *Bài tập 1 (167): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Mời 1 HS nêu cách làm. -Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (167): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 4 (167): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm bài theo nhóm 2. -Mời đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài . -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài giải: a) Chiều dài sân bóng là: 11 x 1000 = 11000 (cm) 11000cm = 110m Chiều rộng sân bóng là: 9 x 1000 = 9000 (cm) 9000cm = 90m Chu vi sân bóng là: (110 + 90) x 2 = 400 (m) b) Diện tích sân bóng là: 110 x 90 = 9900 (m2) Đáp số: a) 400m ; b) 9900 m2. *Bài giải: Cạnh sân gạch hình vuông là: 48 : 4 = 12 (m) Diện tích sân gạch hình vuông là: 12 x 12 = 144 (m2) Đáp số: 144 m2 *Bài giải: Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là: 10 x 10 = 100 (cm2) Trung bình cộng hai đáy hình thang là: (12 + 8) : 2 = 10 (cm) Chiều cao hình thang là: 100 : 10 = 10 (cm) Đáp số: 10 cm. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. Tập làm văn tả cảnh (Kiểm tra viết) – dạy bài sáng thứ sáu I/ Mục tiêu:HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng ; đủ ý ; dùng từ, đặt câu đúng. II/ Đồ dùng dạy học: -Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra. -Giấy kiểm tra. III/ Các hoạt động dạy học: 1-Giới thiệu bài: Bốn đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh hôm nay cũng là 4 đề của tiết ôn tập về tả cảnh cuối tuần 31. Trong tiết học ở tuần trước, mỗi em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả cảnh theo dàn ý. Tiết học này các em sẽ viết hoàn chỉnh bài văn. 2-Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra: -Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK. -Cả lớp đọc thầm lại đề văn. -GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào? -GV nhắc HS : +Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước. +Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn. 3-HS làm bài kiểm tra: -HS viết bài vào giấy kiểm tra. -GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc. -Hết thời gian GV thu bài. -HS nối tiếp đọc đề bài. -HS trình bày. -HS chú ý lắng nghe. -HS viết bài. -Thu bài. 4-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết làm bài. -Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31. Kể chuyện Nhà vô địch I/ Mục tiêu.Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp . - Biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện . II/ Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. III/ Các hoạt động dạy học 1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS kể lại việc làm tốt của một người bạn. 2- Dạy bài mới: 2.1-Giới thiệu bài: -GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học. -HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK. 2.2-GV kể chuyện: -GV kể lần 1 và giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện ; giải nghĩa một số từ khó -GV kể lần 2, Kết hợp chỉ tranh minh hoạ. 2.3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. a) Yêu cầu 1: -Một HS đọc lại yêu cầu 1. -Cho HS quan sát lần lượt từng tranh minh hoạ truyện, kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể 2 tranh, sau đó đổi lại ) -Mời HS lần lượt kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. -GV bổ sung, góp ý nhanh. b) Yêu cầu 2, 3: -Một HS đọc lại yêu cầu 2,3. -GV nhắc HS kể lại câu chuyện theo lời nhân vật các em cần xưng “tôi” kể theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật. -HS nhập vai nhân vật kể toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trong nhóm 2. -Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi đối thoại với bạn về ý nghĩa câu chuyện. -Cả lớp và GV nhận xét, đánh giá, bình chọn +Người kể chuyện nhập vai đúng và hay nhất. +Người hiểu truyện, trả lời câu hỏi đúng nhất. -HS kể chuyện trong nhóm lần lượt theo từng tranh. -HS kể từng đoạn trước lớp. -HS nhập vai kể chuyện trong nhóm 2. -HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. 3-Củng cố, dặn dò:-HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. -GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. -Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 23tháng 4 năm 2010 ( Nghỉ ngày lễ giổ tổ Hùng Vương)
Tài liệu đính kèm: